Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 40
Truy cập hôm nay: 5,694
Lượt truy cập: 10,319,272
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > KHOA BẢNG

Vũ Quỳnh (武瓊, 1453-1516) là một vị quan nhà Lê sơ, đồng thời cũng là nhà Sử học xếp hàng thứ 4 ở Việt Nam, sau 3 nhà Sử học Lê Văn Hưu  tác giả Đại Việt sử ký (1272), Phan Phù Tiên tác giả Đại Việt sử ký tục biên (1455) và Ngô Sỹ Liên tác giả Đại Việt sử ký toàn thư (1479).

 

Chi tiết

Miếu được xây dựng vào năm Giáp Tý (1864) và hoàn thành cuối năm Bính Dần (1866) đời Tự Đức 19, sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông, các sĩ phu yêu nước lui về các tỉnh phía Tây Nam Kỳ tiếp tục kháng Pháp .

Hơn một thế kỷ qua, miếu được tu sửa nhiều lần cho đến ngày nay kiến trúc vẫn còn tương đối uy nghi và cổ kính. Trước khi và miếu qua một cổng Tam quan sừng sững. Theo con đường rợp bóng mát của hai hàng cổ thụ sẽ gặp một văn bia bằng đá do chính Phan Thanh Giản trước tác khắc bằng chữ Hán vào năm Tự Đức thứ 20 (1867).

Chi tiết

Công trình Văn Thánh miếu khởi công vào ngày 10 tháng 10 năm Giáp Tý 1864 (đời Tự Đức thứ XVII), hoàn thành cuối năm Bính Dần 1866. Cổng tam quan với ba tầng mái ngói dẫn vào bên trong di tích là con đường có hai hàng sao thẳng tắp. Trên con đường này trước gian chánh điện có bia đá tạc bài văn của cụ Phan Thanh Giản trước tác. Công trình Văn Thánh Miếu Vĩnh Long gồm có Văn Miếu và Văn Xương Các. Bên trong Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử, Tứ Phối, Thập Nhị Triết (những người học trò xuất sắc của Khổng Tử). Tả Vu, Hữu Vu thờ Thất Thập Nhị Hiền.

Chi tiết

 

Văn Miếu Hưng Yên là Văn Miếu hàng tỉnh, còn gọi là Văn Miếu Xích Đằng, xây dựng năm Minh Mạng thứ 20 (1839), tọa trên một khu đất cao rộng gần 4.000m2, thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên.

Hiện vật quý nhất của Văn Miếu là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học, trong đó có 21 vị nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (Phủ Tiên Hưng của Hưng Yên ngày đó sau thuộc Thái Bình).

Chi tiết

 

Cho đến hôm nay, vẫn có hai dòng ý kiến về thời gian ra đời của Văn miếu Trấn Biên (VMTB). Một dòng cho rằng VMTB được xây dựng từ khá sớm, năm 1715. Dòng thứ hai cho rằng mãi 60 năm sau, tức năm 1775, VMTB mới được ra đời.

Vì sao có sự chênh lệch khá lớn về thời gian xuất hiện VMTB trong các ý kiến trên? Sách Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu, quyển I (Trấn Biên cổ kính, 1972) có viết: "ở Biên Trấn, "Văn miếu" được xây cất tại thôn Tân Lại (Tân Thành), huyện Phước Chính (Đức Tu), cách trấn thành 2 dặm (ngàn thước) về phía Tây Bắc. Địa điểm này do quan Trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức lựa đất, năm ất Mùi (1775) đời Duệ Tông hoàng đế Phúc Thuần" (trang 65). Có lẽ đây là điểm xuất phát của những ý kiến cho rằng VMTB xuất hiện năm 1775, vì trước ông Lương Văn Lựu, không ai xác định VMTB ra đời năm 1775 cả. Điều đáng lưu ý là các sách xưa (Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức và Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn) khi ghi chép các sự kiện đã dùng âm lịch. Vì thế, các sách trên khi nói về thời điểm ra đời của VMTB chỉ ghi là "năm ất Mùi". Các năm 1715 và 1775, theo âm lịch, đều là ất Mùi.

Chi tiết

 

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một công trình kiến trúc cổ, xây dựng tương đối quy mô còn lại được đến ngày nay ở thủ đô Hà Nội.

Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Toàn khu khá rộng, có ngót 1km tường gạch bao xung quanh.

Chi tiết

Năm 1253, vua Trần Thánh Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học viện, đồng thời lấy đây làm nơi giảng dạy cho con em vua quan và những người học giỏi trong cả nước. Dưới triều Trần, trường quốc học Giám được nâng dần tới mức đại học và chính thức được đặt tên là Thái Học viện. Suốt ba thế kỷ Triều Lê, trường Quốc học không hề đổi chỗ, hằng năm đón học sinh khắp nơi vào học. Và cứ mỗi khoa thi, cửa nhà Thái Học lại treo bảng ghi tên những người đậu tiến sĩ. Sau đó, các vị tân khoa, trước khi về vinh quy bái tổ đều được dự nghi lễ bái yết ở Văn Miếu do triều đình tổ chức. Từ năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu. Tấm bia đầu tiên khắc tên các vị tiến sĩ tiến sĩ khoa thi năm Nhâm Tuất (1442). Các đời vua sau tiếp tục dựng bia. Tấm bia cuối cùng dựng năm 1780 khắc tên các tiến sĩ đỗ khoa thi năm Kỷ hợi (1779). Từ năm 1442 đến 1779, nếu tính đủ phải có 117 khoa thi và theo đúng thể lệ triều Lê phải lập đủ 117 tấm bia tiến sĩ. Thế nhưng trải bao cơn binh lửa, loạn ly, số bia ở Văn miếu chỉ còn 82 tấm. Cuối năm 1976, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một con rùa đế bia chìm dưới lòng hồ cạnh khuê Văn Các. Thân bia chưa tìm thấy song con rùa đế bia đã nâng số bia tiến sĩ lên 83.

Chi tiết

Văn miếu Mao Điền thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang trấn Hải Dương, hiện nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng. Văn miếu là một công trình bề thế, phần chính gồm hai toà nhà lớn, mỗi toà bảy gian áp mái sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Các tài liệu nghiên cứu và sử sách cho biết văn miếu Hải Dương trước thuộc xã Vĩnh Lợi, huyện Bình Giang sát sông Kẻ Sặt, đến thời vua Quang Trung mới được rời về Mao Điền. Năm Gia Long thứ 9 (1810) Văn Miếu được trùng tu, xây dựng thêm nhà khải các khúc văn, hai nhà giải vũ, hai lầu chuông...

Chi tiết

Hải Dương là vùng đất văn hiến, giàu di sản văn hoá, hội tụ nhiều truyền thống quý báu. Người Hải Dương nổi tiếng tôn sư trọng đạo và hiếu học. Đây là vùng quê đã sinh ra, nuôi dưỡng và đào luyện nên nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Chỉ tính những người đỗ đại khoa trong 185 kỳ thi, từ 1057 đến 1919, cả nước có 2898 tiến sỹ, thì Hải Dương, tính theo địa bàn hiện nay đã có gần 500 vị, chiếm 1/6 của cả nước; trong số 47 trạng nguyên, Hải Dương có 12 người.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9« Back · Next »