Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 71
Truy cập hôm nay: 4,811
Lượt truy cập: 10,290,560
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > GIA PHẢ

    Tộc Võ ấp Phú Bình xã An Phú huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh xin trình bày tóm tắt về thân thế và sự nghiệp của tổ phụ chúng tôi như sau:...

Chi tiết

Vũ thị gia phả này do cụ Vũ Huy Quang (1828-1883) thuộc đời thứ 9, soạn ra khá công phu và rất chi tiết... 

Chi tiết

   Sáng Chủ nhật, 14/4/2013 TT. Nghiên cứu & Thực hành Gia phả TP. HCM đã tổ chức lễ tổng kết năm 2012 của TT...

Chi tiết

Cụ PHÚC NHẪN, họ VŨ là đời thứ 9 của phái GIÁP (甲派) mà Khởi tổ phái này là cụ VŨ Công hiệu CHÂN NHÂN, sinh ra ông Nghè VŨ QUỲNH (1453 – 1516), đậu Hoàng giáp Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478), ông giữ chức: Binh bộ Thượng thư kiêm Tổng tài Sử quán triều vua LÊ THÁNH TÔNG

Chi tiết

 

1.     PHÁI GIÁP:

Không phải phái này là con trưởng hay đàn anh bảng phái sau đâu! Theo ý kiến riêng, có lẽ Cụ Tổ mở đầu của phái Giáp đã xuất hiện sớm nhất? So với 7 cụ khởi Tổ 7 phái tiếp theo chăng? Không biết Ngài tên gì cả! Chỉ chép là Vũ Công = (ông họ Vũ) có tên hiệu là Chân Nhân. Đây là cụ khởi Tổ của phái giáp.

-         Có lẽ cụ Tổ Chân Nhân này sinh vào khoảng những năm 1425 – 1430? Vì con trai cụ là ông Hoàng Giáp Tiến sĩ Vũ Quỳnh (sinh năm Quí Dậu 1453) đời vua Nhân Tông. Thì Cha là cụ Chân Nhân được triều đình Lê Thánh Tông tặng cho chức Tham Chính (lúc đó cụ đã mất lâu rồi) vì ông Quỳnh đỗ Tiến sĩ năm 1478 (sau ông Vũ Hữu 15 năm) đã ra làm quan. Nên biết: đời xưa, lúc còn sống, vua ban cho chức tước thì gọi là Phong. Lúc chết, vua cho chức tước thì gọi là Tặng. Bởi thế mới có thành ngữ cổ: Sinh phong, Tử tặng (sống được phong chức, chết được tặng chức).

Chi tiết

 

Riêng chi thứ Ba, thì ngay ông khởi Tổ Chi Ba là Hoàng Giáp Vũ Hữu (1441 – 1511) đã đỗ Tiến sĩ từ năm 1463 (đỗ trước Chi 5 hơn 200 năm) và người cháu xa đời (cháu chắt 6 đời) là Tiến sĩ Vũ Đình Ân (1680 – 1747) đỗ Tiến sĩ cuối cùng của Chi Ba năm 1712. Như thế chi này có đại khoa trong 250 năm (1463 – 1712). Chi Ba truyền đến nay được khoảng 20 thế hệ, tính từ cụ Nghè Vũ Hữu tới đầu thế kỷ 21 (1441 – 2001) tức 560 năm.

Vì thế, chúng tôi chọn Chi Ba họ Vũ đại tộc ở làng Mộ Trạch để lược khảo và giới thiệu với bà con họ Vũ, Võ và coi  như đây là một chi họ Vũ tiêu biểu có truyền thống hiếu học, đóng góp nhiều cho đất nước và xóm làng Mộ Trạch nhiều tài năng văn hóa, chính trị suốt 5 thế kỷ rưỡi. Độc giả  cả nước, nếu có quan tâm đến ngành Gia Phả Học Việt Nam, thì bản lược khảo về chi Họ Vũ này cũng phản ánh phần nào sự phát triển giáo dục, truyền thống đạo đức về  gia đình và gia tộc cả một quãng dài hơn nửa thiên niên kỷ thăng trầm và vững bền.

Để viết được bài biên khảo này, tôi căn cứ vào cổ phả: Mộ trạch Vũ tộc thế hệ sự tích của cụ Vũ Phương Lan và ba nho gia nữa: Thế nho, Tông Hải và Tiến sĩ Huy Đĩnh (soạn xong năm 1769 ở làng Chằm)và bản phả tục biên Chi Ba do cụ Vũ Đình Điềm và con thứ là ông Vũ Đình Triều thực hiện, viết nối tiếp bản cũ (thế kỷ 18). Đấy là tư liệu căn bản và chính xác nhất, tin cậy hơn cả.

Chi tiết

 

Gia phả cổ đã xác nhận chi họ Vũ-Phong Lâm thuộc phái Bính Mộ Trạch huyện Đường An (Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Nhưng cụ thể thế nào thì chưa được rõ. Trong họ có thờ bậc danh thần của phái Bính là Tiến sĩ Vũ Tĩnh đời Mạc (đỗ năm 1562), nên nhiều vị  lại hiểu rằng Tiến sĩ Vũ Tĩnh là khởi tổ phái Bính! Theo phả cổ Mộ Trạch, thì Tiến sĩ Vũ Tĩnh là đời thứ ba của phái Bính ở Mộ Trạch.

Theo gia phả Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích  đã được xuất bản năm 2004 và 2005 thì khởi tổ phái Bính Mộ Trạch là ông nội của Tiến sĩ Vũ Tĩnh (không biết tên thật) chỉ gọi là “Vũ Công” tức là  “ông họ Vũ”. Còn cha của ông Nghè Tĩnh có tên là Bô              (còn đọc âm: Phô như phả ở An Trường đã dịch) .

Chi tiết

Trong lúc trò chuyện với anh Căn là người phái Kỷ, như a.Thuận, chị Xa, cụ Phú…có bà con xa gần trong dòng TÍCH THIỆN ĐƯỜNG với nhau. Tôi mới biết ở làng Mộ Trạch nay, số nhân khẩu có tới ngàn người, gồm 80 % là họ Vũ, còn lại là họ LÊ, NGUYỄN, TẠ, NHỮ, LƯƠNG…Đặc biệt, bà con họ Vũ thuộc dòng Tích Thiện chiếm đông đảo hơn cả, có tới tỉ lệ 20% dân làng ?

Vì thế, tôi quan tâm tìm hiểu phái KỶ đầu tiên. Tôi có hỏi anh Thuận: “-phái Kỷ có mấy vị Tiến sĩ đời xưa?”, đáp: “-có hai ông là Vũ Công Bình và Vũ Huy Đĩnh”. Thú thật, tôi không hiểu nhiều về phái Kỷ, và nói chung là trước đây, tôi chỉ quan tâm đến NGŨ CHI, nên biết rõ và nhiều hơn Bát phái! Trong chuyến du khảo này, tôi mới rõ hơn về phái Kỷ và phái Bính phái Giáp. Vì trong 3 phái trên, có anh Thuận, a.Căn, cụ Phú, chị Xa là người ở phái Kỷ, tôi đã tiếp xúc. Phái Bính, có một chi phái thiên cư về làng Trắm ở Gia Lộc, tức dòng họ Vũ nhà ô. Nhiễu, Trầm, Thạch. Tôi có biên khảo rồi, còn Quang Trạch Đường là phái Giáp nhà a.Xuân Hịch ở Mộ Trạch có họ xa với a.Chính.

 

Chi tiết

Tôi tin rằng dịch giả Vũ Thế Khôi, và người hiệu đính Nguyễn Văn Nguyên khi ấn hành bộ cổ phả Mộ Trạch VŨ TỘC Thế Hệ Sự Tích có lẽ không thấy được một chi tiết thú vị trong đó? Vì quá dày, chép một “đại gia tính” gồm Ngũ Chi Bát Phái họ VŨ của LÀNG MỘ TRẠCH đã ghi chép trong mấy trăm trang sách. Vả lại 2 ông trên chỉ dịch thuật, chú giải và hiệu đính, chứ có chuyên khảo đâu mà để tâm làm gì các chi tiết, tiểu tiết nội dung những câu chữ, mẩu chuyện lý thú trong các nhân vật, thành viên của dòng họ VŨ đông đúc to lớn ấy?

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7« Back · Next »