Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 104
Truy cập hôm nay: 7,935
Lượt truy cập: 10,333,539
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Tiến Sĩ, Cử Nhân ở Việt Nam ngày xưa phải chăng là quan chức?

TIẾN SĨ, CỬ NHÂN Ở VIỆT NAM NGÀY XƯA PHẢI CHĂNG LÀ QUAN CHỨC?
 

(Dương Thành Long, Westminster)
 

HỎI: Phải chăng hồi xưa ở Việt Nam thi đậu bằng tiến sĩ, cử nhân, được ra làm quan phải không? Học vị này có từ thời nào?
ĐÁP: Hai danh hiệu trên đều xuất phát từ Trung Quốc, tước vị này có từ thời nhà Chu (thế kỷ 12 trước Công Nguyên). Vào thời kỳ này chưa có thi cử, những người học giỏi trong trường hương học được chọn đưa lên làm quan Tư Đồ, gọi là Tuyển Sĩ. Quan Tư Đồ chọn những người học giỏi trong hàng Tuyển Sĩ gọi là Tuấn Sĩ. Những Tuấn Sĩ giỏi được chọn vào trường Quốc Học gọi là Tạo Sĩ. Cuối cùng những Tạo Sĩ học giỏi nhất được chọn thành Tiến Sĩ. Đến đời nhà Tùy (thế kỷ 6 – thế kỷ 7) mới đặt khoa thi Tiến Sĩ.
Ở Việt Nam, danh hiệu Tiến Sĩ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1374, đời Trần Duệ Tông (trước đó gọi là Thái Học Sinh). Bia Tiến Sĩ có từ năm 1442.
Danh hiệu cử nhân xuất hiện ở Trung Quốc từ đời Hán (thế kỷ 3 trước Công nguyên – thế kỷ 3 CN), cũng qua hình thức tiến cử. Ở Việt Nam, danh hiệu cử nhân xuất hiện lần đầu vào năm 1306, đời vua Trần Thuận Tông, lấy những người đỗ có điểm cao nhất trong kỳ thi Hương (Việt Nam thời đó có ba loại trường thi: Thi Hương chọn những người Tú Tài, Thi Hội chọn những người Cử Nhân và thi Đình chọn những người Tiến Sĩ). Nói chung, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Tàu về văn hóa do thời gian dài bị đô hộ, do đó chuyện thi cử, chuyện quan trường, phần lớn có nhiều điểm giống tổ chức của người Trung Hoa, từ đó thành phần trí thức khoa bảng luôn được trọng dụng và khi bổ dụng quan chức, triều đình thường căn cứ theo bằng cấp, học vị.


Sưu tầm từ internet

Người đăng: admin