Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 78
Truy cập hôm nay: 3,269
Lượt truy cập: 10,294,311
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Các Khoa Thi Nho Học Thời Xưa

Các Khoa Thi Nho Học Thời Xưa


Kỳ I: Sự hình thành hai cấp thi và ba khoa thi chính quy về Nho học

Nước ta bắt đầu có thi Nho học từ năm 1075 d­ới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt thi Nho học vào năm 1919 đời vua Khải Định nhà Nguyễn. Trong 845 năm đó, đã có nhiều loại khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau, song trong các đời Lý, Trần, Hồ có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi.

Đời Lý mới bắt đầu có thi Nho học, quy chế thi thế nào nay không có điều kiện biết rõ, như­ng nói chung có lẽ các chế định còn sơ sài, chư­a thành nếp rõ rệt, ngư­ời ta tùy theo nhu cầu tuyển lựa quan lại của từng thời kỳ mà tổ chức thi và căn cứ theo nội dung thi, đối t­ợng dự thi, tuyển chọn mà đặt tên khoa thi như­: thi Nho học tam trư­ờng, thi tuyển ng­ười có văn học sung vào viện Hàn Lâm, thi tuyển ngư­ời vào hầu vua, hầu đông cung Thái tử học...

Trong đời Trần, chỉ có hai loại khoa thi là thi Thái học sinh và thi Đại tỷ. Thi Thái học sinh, như­ tên gọi của nó đã chỉ rõ, là khoa thi mà đối t­ượng dự thi là các Thái học sinh, tức là các học sinh ở nhà Thái học, cũng gọi là nhà Quốc học, nói cách khác là sinh viên ở trư­ờng đại học quốc gia duy nhất của thời đó. Người thi đỗ các khoa thi này gọi là đỗ Thái học sinh. Thi Đại tỷ còn gọi là Đại tỷ thủ sĩ (Đại tỷ có sách phiên: Đại tỷ) đ­ược tổ chức cho 5 loại đối t­ượng sau đư­ợc phép dự thi: Thuộc quan ở Tam quán, thái học sinh, thị thần học sinh, tướng phủ học sinh, ng­ười làm quan có t­ước phẩm. Thuộc quan ở Tam quán là con cái các quan được lấy vào vừa làm việc vừa học tập ở ba "quán" (ngày nay là viện) nh­ư Sùng văn quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục. Thị thần học sinh là con cái các quan được lấy vào vừa làm việc vừa học tập ở 6 cục Ngự tiền cận thị chi hậu, ở Trung th­ giám. Tư­ớng phủ học sinh là con cái của các thân vư­ơng, thân công, hoàng tử, công chúa, các tư­ớng công hầu bá thuộc họ hàng thân thích của nhà vua đư­ợc nhà n­ước cử học quan đến dạy tại phủ đệ của họ.

Các khoa thi Đại tỷ đư­ợc mở xen lẫn với các khoa thi Thái học sinh. Theo ghi chép của Phan Huy Chú và của sử sách đời Trần có 7 khoa thi Đại tỷ mở vào các năm 1246, 1247, 1256, 1266, 1275, 1304, 1374. Tất cả các khoa này đều có lấy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) nên Đại Việt Sử ký Toàn thư­ và Kiến Văn tiểu học còn gọi là thi Trạng nguyên. Việc chọn lấy Tam khôi được thực hiện qua một kỳ thi Đình, nên Việt sử Thông giám c­ương mục gọi là thi Đình. Như­ vậy từ năm 1246, 1247 trở đi đã xuất hiện thi Đình, nh­ưng thi Đình lúc này còn là kỳ thi cuối cùng của khoa thi Đại tỷ, do triều đình tổ chức, chư­a tách ra thành một khoa thi riêng. Năm 1304, Nguyễn Trung Ngạn thi khoa Đại tỷ đỗ Hoàng giáp (mới có danh hiệu Hoàng giáp vào năm này), lúc đó ông mới 16 tuổi. Năm 1374, trong khoa thi Đại tỷ cuối cùng, đỗ đầu là Trạng nguyên Đào S­ Tích. Ông đ­ược các sách chép về khoa cử x­a ghi rõ: "Từ thi Hương đến thi Đình đều đỗ đầu". Ng­ười đỗ các khoa thi Đại tỷ, trừ Tam khôi, còn đều gọi là đỗ Thái học sinh. Từ đó, có thể nói: Trư­ớc khoa thi Đại tỷ năm 1374 thực tế đã xuất hiện thi H­ương và khoa thi này có thể coi là một b­ước thí điểm để tiến tới phân ra 2 cấp thi và 3 khoa thi vào năm 1396.

Năm 1396 đời Trần Thuận Tông có chiếu của vua ban xuống quy định cách thức thi chọn nhân tài bằng thể văn 4 kỳ, bãi bỏ phép ám tả cổ văn và định rõ: "Cứ năm trư­ớc thi H­ương thì năm sau thi Hội, ngư­ời đỗ thì vua ra một bài văn sách để xếp bục" (trích Đại Việt sử ký toàn th­ư). Tuy chiếu ban ra là của vua Trần, song đây thực chất là t­ư tư­ởng của Hồ Quý Ly vì từ khi Nghệ Tông mất (tháng 1-1395) ông đã là Phụ chính đại thần cai giáo Hoàng đế (dạy dỗ Hoàng đế) có toàn quyền quyết định mọi việc.

Quy định này đã xác định rõ hệ thống thi cử có 3 khoa thi Hương, thi Hội, thi Đình, gọi tên các kỳ thi do triều đình trực tiếp tổ chức là thi Hội (Trước ch­a quy định tên này) và tách thi Đình thành một khoa thi riêng (thi Hội xong lấy người đỗ thi Hội rồi mới cho thi Đình) không coi nó là kỳ thi cuối cùng của "thi Hội" nữa. Đồng thời, với việc đặt tên khoa thi đầu tiên này là thi Hương, quy định này cũng khẳng định đây là khoa thi tổ chức ở các địa pHương trong nước, vì Hương là từ chỉ các vùng không phải là quốc đô, là các địa pHương không phải là Kinh s­. Và Như vậy cũng hình thành hai cấp thi: thi ở địa pHương và thi ở trung ­ơng.

Trong đời Trần, ngoài các trường học ở Kinh đô, nhà nước chỉ mở trường học công lập ở Phù Thiên trường, nơi được coi là kinh đô "phụ" vì nơi đó có Thượng hoàng ở và làm việc, quyết định các vấn đề trọng đại nhất của đất nước, và cũng đến năm 1281 mới mở trường ở đây.

Trong đời Trần đã có 2 nhà giáo có tiếng mở trường tư­ dạy học sinh nhiều người thành đạt, có người giữ chức vụ cao trong triều. Đó là Nguyễn Sĩ Cố và Chu Văn An, sống vào cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV. Vì thế Trước khoa thi Đại tỷ năm 1374 có thi Hương là điều hoàn toàn có thể xảy ra, ít nhất là ở phủ Thiên trường quê Hương của Đào S­ Tích (xã Cổ Lễ, nay thuộc Nam Trực, Nam Định). Để thực hiện chủ trương mở thi Hương, các địa pHương cần được mở trường, đặt học quan, cấp học điền để có thể hoạt động được. Hồ Quý Ly đã làm việc này vào năm 1397.

Năm 1404 Hồ Hán Thương lại chủ trương: thi Hương, thi Lễ bộ cử nhân, thi Hội nhưng chỉ 3 năm sau nhà Hồ mất, cải cách thi cử không thực hiện được.

Từ năm 1396 đến hết đời Hồ (1407) không có khoa thi Đại tỷ nào chỉ có thi Thái học sinh. Rồi đất nước bị nhà Minh xâm lược. Năm 1428 Lê Thái Tổ giành lại được độc lập, ch­a có điều kiện thi Tiến sĩ. Vì vậy đến năm 1442 trong khoa thi Tiến sĩ đầu tiên chủ trương 2 cấp thi và 3 khoa thi mới được thực hiện đầy đủ. Cũng từ đây thi Hương, thi Hội, thi Đình mới trở thành các khoa thi chính quy, thường xuyên (gọi là chính khoa hay nh­ Trung Quốc gọi là thường khoa) của thi cử Nho học ở nước ta, duy trì được 478 năm mới bị bãi bỏ.

Kỳ 2: Thi Hương và Khảo hạch

Thi Hương là khoa thi được tổ chức cho sĩ tử ở một khu vực trong nước, có thể là một trấn hoặc tỉnh trực thuộc trung ­ương, có thể là một số trấn, tỉnh gần nhau. Trong đời Lê Sơ, tất cả các trấn (trừ Quảng Nam) và phủ Phụng Thiên đều được triều đình giao cho trách nhiệm tổ chức thi Hương theo quy chế chung. Sang đời Lê Trung Hưng các trấn ít thí sinh quá phải thi chung với các trấn đông thí sinh. Triều đình chỉ cử quan đi giám sát, hoặc một số ít người đi tham gia chấm thi ở 5 trường thi của khu vực Bắc Bộ là Phủ Phụng Thiên, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, Sơn Nam. Hai trấn xa xôi là Thanh Hóa, Nghệ An không cử người đến được. Phía Nam sông Gianh thuộc chúa Nguyễn cai quản theo chế độ thi cử khác, cao nhất cũng chỉ tương đương thi Hương. Trong đời Nguyễn, đất nước rộng gấp hơn hai lần đời Lê Trung Hưng mà khi đầy đủ nhất cũng chỉ có 7 trường thi là Hà Nội, Nam Định (Bắc Bộ), Thanh Hóa (và Ninh Bình), Nghệ An (và Hà Tĩnh), Thừa Thiên (từ Quảng Bình đến Quảng Nam), Bình Định (từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận) và Gia Định (Nam Bộ). Năm 1918, trong khoa thi Hương cuối cùng chỉ còn 3 trường: Thừa Thiên, Bình Định và Nghệ An (có trường Thanh Hóa thi chung).

Trong đời Lê mỗi khoa thi Hương có 4 kỳ (x­a gọi là 4 trường) kéo dài khoảng 1 tháng, nội dung thi cơ bản như sau: Kỳ I: Kinh nghĩa, th­ư nghĩa; Kỳ II: chiếu, chế, biểu; Kỳ III: Thơ phú; Kỳ IV: Văn sách. Thi xong kỳ nào chấm bài kỳ ấy, ai đỗ vào thi tiếp kỳ sau, ai tr­ợt thì có thể về. Thi đỗ kỳ III, vào kỳ IV không đỗ thì được nhận học vị Sinh đồ, đỗ cả 4 kỳ được nhận học vị Hương cống. Hương cống và sinh đồ là tên gọi do vua Lê Thánh Tông đặt năm 1466. Đến năm 1928 vua Minh Mạng mới đổi gọi là cử nhân, tú tài.

Trong đời Nguyễn lúc đầu nội dung thi cũng giống đời Lê. Năm 1834 vua Minh Mạng đã cải tiến cho thi 3 kỳ cho đỡ nặng nề, bỏ không thi chế, chiếu, biểu. Năm 1850 thấy nội dung 3 kỳ thi quá sơ sài, vua Tự Đức lại cho thi 4 kỳ, nội dung như sau: Kỳ I thi kinh nghĩa, th­ nghĩa; Kỳ II thi văn sách; Kỳ III thi chiếu, chế, biểu; Kỳ IV thi thơ phú. Nhà vua thi sĩ coi trọng thơ phú đã để thi cuối cùng chăng?

Về chấm thi, cho đến khoa Âất Dậu (1825) người ta vẫn chấm theo cách của đời Lê, thi kỳ nào chấm ngay kỳ đó, ai đỗ mới được vào thi kỳ sau. Năm 1825 vua Minh Mạng cho mỗi thí sinh đều được thi 4 kỳ, mỗi kỳ cách nhau 3 ngày. Khi chấm xong kỳ thứ IV đem quyển thi của 4 kỳ của từng thí sinh cộng các xếp loại để sắp xếp hơn kém: ai được 4 ­u là tột bậc, 3 ­u và 1 bình là thứ hoặc 2 ­u, 2 thứ là thấp hơn nữa v.v... cứ thế mà suy ra. Tuy vẫn coi trọng kỳ thi sau hơn kỳ thi Trước nhưng việc chấm theo cách này làm cho cả 4 bài đều tham gia vào việc xét đỗ xếp loại, khác với Trước. Cách chấm này gọi là chấm theo lối quán quyển (quán = một xâu).

Các quan chức làm việc thi cử: Trong đời Lê, lãnh đạo khoa thi có đề điệu và giám thí. Chấm thi là nhiệm vụ của đồng khảo (chấm lần đầu) và giám khảo (chấm lần hai). Kiểm tra lại là nhiệm vụ của phúc khảo. Công việc hành chính thi cử có các chức di phong (dán tên học sinh ở quyển thi) soạn từ hiệu (viết chữ và số hiệu của quyển thi và quyển sao cho thống nhất, chỉ đem quyển sao chép đi chấm để không nhận được dấu hiệu, mặt chữ...) đằng tả (sao chép quyển thi) đối độc (đối chiếu quyển thi với quyển sao chép đảm bảo đúng nguyên văn, không chép sai sót, không chép khác bản chính). Công việc bảo vệ an toàn cho kỳ thi được giao cho các viên tuần x­ớc, thể xát, mật xát... ngày đêm tuần tra, canh gác, theo dõi sát sao. Từ năm 1828 nhà Nguyễn có một số sửa đổi, cơ bản là: đặt chức chánh phó chủ khảo thay cho đề điệu, giám thị. Đặt chức đề điệu (mới) chuyên chỉ đạo công tác hành chính thi cử, chức giám sát phân khảo làm nhiệm vụ tương tự nh­ư tổ tr­ởng chấm thi ngày nay, chức phúc khảo chấm bài thi lần thứ hai và chức sơ khảo chấm bài thi lần đầu. Các việc khác nói chung nh­ cũ.

Số Hương cống hoặc cử nhân mỗi trư­ờng thi được lấy đỗ từng khoa do triều đình quy định căn cứ vào phong trào học tập trung của khu vực, của số sĩ tử dự thi. Trong đời Lê, cứ lấy đỗ một Hương cống được lấy đỗ 9 hoặc 10 sinh đồ. Trong đời Nguyễn, cứ lấy đỗ một cử nhân được lấy đỗ 2 tú tài (sau cho thêm 1 là 3).

Khảo hạch: Muốn dự thi H­ương phải có hai điều kiện:

Một là: phải có đạo đức tốt và lý lịch trong sạch: thí sinh phải là ng­ười có đức hạnh và có lý lịch ba đời trong sạch mới đ­ược dự thi. Những người bất hiếu, bất mục, loạn luân, điêu toa, những người đang có đại tang, những người là nghịch đảng, những ng­ười làm nghề hát x­ướng thì bản thân và con cháu họ đều không đư­ợc đi thi. Bản khai lý lịch tam đại này phải đư­ợc xã trư­ởng và quan địa phương xác nhận.

Hai là: phải có trình độ học lực: trình độ học lực lúc đầu được kiểm tra bằng một kỳ thi liền với kỳ thi Hương nhưng không tính vào nội dung thi Hương 4 kỳ trên. Đây là kỳ thi ám tả cổ văn (chép một đoạn trong Tứ thư­ ngũ kinh, không được mở sách, không có người đọc cho chép) ai đỗ kỳ này mới được vào thi Hương. Về sau người ta tách kỳ kiểm tra này ra, đ­a về cho quan huyện làm khi lập danh sách thi Hương. Rồi thấy chỉ kiểm tra bằng ám tả thôi thì không đủ, người ta cho kiểm tra nhiều nội dung hơn, cuối cùng kiểm tra toàn bộ văn thể 4 kỳ thi Hương, và giao cho quan cấp trấn hoặc tỉnh đứng ra tổ chức kiểm tra vài tháng Trước khi thi. Đây là kỳ thi sát hạch, không phải là kỳ thi. Đỗ kỳ này chẳng có học vị gì, cả tỉnh cùng dự thi, ai đỗ kỳ này cũng đã vinh dự lắm, nhất là đỗ đầu. Có thời gian trấn đã được gọi là xứ (Trước khi gọi là trấn) người đỗ đầu cả trấn được tặng danh hiệu đầu xứ (về sau đỗ đầu tỉnh cũng được gọi là đầu xứ) gọi tắt là ông xứ, như­: xứ Nhu (Nguyễn Khắc Nhu), xứ Tố (Ngô Tất Tố). Ông xứ Tố chỉ đỗ đầu xứ thôi, chẳng có học vị gì, nhưng thật là một nhà Nho uyên thâm.

Kỳ 3: Thi Hội và Thi Đình

Thi Hội là khoa thi ở cấp Trung ­ương do triều đình mà trực tiếp là Bộ Lễ tổ chức. Cũng nh­ thi Hương, thi Hội được tổ chức 3 năm một lần. Theo quy định của Trung Quốc cũng nh­ư của ta (áp dụng từ đời Lê Thánh Tông) thi Hương được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì năm sau Sửu, Mùi, Thìn, Tuất, thi Hội. Khoa thi này được gọi là "Hội thi cử nhân", "Hội thi cống sĩ" (các cử nhân, cống sĩ ở các địa pHương tụ hội lại ở kinh đô để thi) do đó gọi là thi Hội. Người dự thi đúng như­ tên gọi chỉ có các cống sĩ hoặc cử nhân.

Thi Hội bắt đầu thực hiện từ đời Lê Thái Tông. Nội dung thi được quy định vào năm 1434, dự tính đến năm 1439 thì thi khoa đầu tiên, nhưng thực tế đến năm 1442 mới thi được. Theo quy định của năm 1434, cũng nh­ thi Hương, thi Hội có 4 kỳ. Kỳ I: Kinh nghĩa, th­ nghĩa; Kỳ II: chiếu, chế, biểu; Kỳ III: Thơ phú; Kỳ IV: văn sách. Nội dung thi này là cơ bản, sự sắp xếp thứ tự các kỳ có tính hợp lý, điển hình suốt thời gian thi Nho học đều thực hiện, có lúc nào đó thay đổi khác đi thì chỉ ít lâu sau lại trở lại nội dung và sự sắp xếp thứ tự này.

Về cách chấm thi và lấy đỗ: trong đời Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và đầu đời Nguyễn cách chấm thi Hội cũng giống nh­ thi Hương, chấm theo thang đánh giá 4 bậc (­u, bình, thứ, liệt) thực chất là xếp loại thành 4 loại, ai xếp loại liệt là bị hỏng, không được đỗ và thi kỳ sau. Ai đỗ cả 4 kỳ được công nhận là trúng cách thi Hội, không có học vị gì. Nếu không tiếp tục thi Đình hoặc vì lý do gì đó không được thi Đình thì vẫn chỉ có học vị Hương cống hoặc cử nhân. Chỉ sau khi thi Đình, người trúng cách thi Hội mới được xếp loại đỗ và mới được công nhận là có học vị tiến sĩ các loại.

Năm 1829 vua Minh Mạng chủ trương lấy thêm học vị phó bảng để có sự phân biệt với cử nhân, có thể bổ dụng Trước. Từ năm này các thí sinh đỗ thi Hội được chia làm hai bảng theo số điểm bài thi: chánh bảng và phó bảng. Chánh bảng là đỗ chính thức, phó bảng là bảng phụ, lấy đỗ thêm. Cũng năm 1829 nhà Nguyễn chủ trương thay đổi cách chấm thi Hội, chấm theo phân số từ 1 phân đến 10 phân, thêm một bậc d­ới 1 phân (không gọi là không điểm) thành 11 bậc nh­ cách cho điểm trên 10 ngày nay. Thang đánh giá mới này nhiều bậc hơn, đánh giá chính xác hơn bài thi của thí sinh. Chỉ riêng thi Hội, thi Đình chấm theo phân số, thi Hương vẫn chấm theo xếp loại 4 bậc. Theo cách chấm mới, mỗi thí sinh đều được cộng điểm của 4 bài thi lại.

Điểm đặc biệt nhất của thi Hội là thí sinh đỗ chính thức xong không có học vị, phải qua thi Đình mới được xếp loại đỗ và mới được nhận học vị tiến sĩ. Cho nên đó là một khoa thi ch­a hoàn chỉnh, là phần đầu của khoa thi tiến sĩ, nó phải được hoàn chỉnh bằng khoa thi Đình. Tư cách ch­a hoàn chỉnh này chỉ đến năm 1442 mới có. Nhưng nó vẫn là khoa thi riêng và từ 1442 trở đi mới có hội nguyên.

Thi Đình là khoa thi do Triều đình trực tiếp là vua, có một số đại thần giúp việc đứng ra tổ chức chỉ đạo chấm thi, xếp loại đỗ... khoa thi Đình là khoa thi tiếp nối của thi Hội. Theo quy định nó được tổ chức sau khi kết thúc thi Hội một tháng, thông thường thì khoảng hơn 1 tháng, có khi 2 - 3 tháng hoặc lâu hơn mới thi được. Có khi thi Hội xong vào tháng một tháng chạp năm Trước mà đến tháng hai, tháng ba, tháng t­ năm sau mới thi Đình được. Tuy thế người ta vẫn lấy năm thi Hội để gọi tên khoa thi tiến sĩ. Điều đó cũng chứng tỏ khoa thi Đình là nửa cuối của khoa thi tiến sĩ. Nhiệm vụ của thi Đình không phải là lấy đỗ thí sinh mà chỉ là xếp loại để cho người đủ đỗ thi Hội. Thi Đình có một hệ máy lãnh đạo riêng. Thời Lê là các chức đề điệu, giám thí. Người chấm về nguyên tắc là vua. Để giúp vua chấm Trước, có nhận xét và dự kiến điểm rồi báo cáo vua để vua xét và đọc một số quyển cần thiết là chức Độc quyển (đọc quyển thi) đây là chức quan đặc biệt chỉ thi Đình mới có. Bộ phận làm hành chính thi cử có các chức di phong, soạn tư­ liệu, đằng lục, đối độc với số người rất ít. Trong đời Nguyễn quan chức làm thi Đình còn ít hơn. Vua đã trực tiếp chỉ đạo thi thì chức chánh phó chủ khảo không cần có, chỉ có mấy viên độc quyển, thu quyển, duyệt quyển và một số thư­ lại giúp việc. Việc chấm thi Đình hoàn toàn giống thi Hội. Từ đời Lê dùng thang đánh giá 4 bậc, đến 1829 dùng thang đánh giá 10 phân nh­ thi Hội, căn cứ vào điểm thi mà xếp loại các bậc Tam khôi, Hoàng giáp, Tiến sĩ và phó bảng (xem chi tiết ở bài sau).

Điểm đặc biệt của thi Đình từ sau 1442 là: Thi Đình vừa là khoa thi riêng (tách khỏi thi Hội, có quan chức làm thi riêng, đối t­ợng dự thi riêng...) lại vừa là kỳ thi cuối cùng của thi Hội, hoàn chỉnh công việc của khoa thi tiến sĩ.

Tư cách hai mang và nhiêu khê này của thi Đình bắt nguồn từ một sự việc cụ thể đời Tống ở Trung Quốc. Năm 975 đời Tống Thái Tổ, Hàn lâm viện học sĩ Lý PHương lấy đỗ đánh hỏng không công bằng, sĩ tử tố cáo với vua và xin vua cho phúc thí. Nhà vua đã tổ chức thi lại tiện điện của hoàng đế, thân ra đề thi phúc khảo để trừ bỏ tệ lậu. Năm 977 ông lại tổ chức phúc thí lần thứ hai. Về sau cách làm này được định chế hóa, thành một kỳ thi riêng.

Sự nhiêu khê này được nhà vua chấp nhận là điều dễ hiểu. Nó chính là một dịp để nhà vua khẳng định vị trí tối cao và quyền uy tối Thượng của mình, đề cao hoàng quyền, lấn át t­ớng quyền, để nhà vua hiểu biết tài năng, tư cách của những đại trí thức chỉ ít năm nữa sẽ là cận thần của mình, sẽ là người phò tá tự v­ơng sau này. Song sĩ tử cũng rất vui lòng chấp nhận sự nhiêu khê này, vì đây là dịp để các học trò chân trắng chỉ một b­ớc đã được "vua biết mặt, chúa biết tên", có lợi cho con đ­ờng sĩ hoạn của mình về sau, là dịp để tỏ rõ vị trí của kẻ sĩ đối với toàn xã hội, là người đứng đầu tứ dân (sĩ, nông, công, Thương).

Kỳ 4: Việc xếp loại đỗ đại khoa Trước năm 1472. Tam giáp, tam khôi

Thông thường người ta gọi những người đỗ các khoa thi do triều đình tổ chức là đỗ đại khoa để phân biệt với đỗ thi Hương ch­a phải là đại khoa. Khác với học vị thi Hương, nhằm bổ dụng người làm quan ở các địa pHương, chỉ bao gồm 2 loại: bậc cao là Hương cống, cử nhân, bậc thấp là sinh đồ, tú tài, học vị cấp cho người thi đỗ đại khoa bao gồm nhiều loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng hơn cho bộ máy hành chính cấp Trung ­ơng ngày càng phức tạp hơn.

Trong đời Lý, sử sách chép 9 khoa thì chỉ có 1 khoa thi con em tam giáo năm 1196 (nội dung thi: chép thơ cổ, toán, thơ phú, kinh nghĩa) là có sự phân loại thành cập đệ và xuất thân.

Trong đời Trần có 17 khoa (7 khoa thi Thái học sinh, 7 khoa thi Đại tỷ, 3 khoa thi khác lấy người hầu vua học, hầu Thái tử học và lấy người vào quán, các làm việc) thì ngay từ khoa thi đầu tiên năm 1232 đã phân loại đỗ thành 3 loại (Tam giáp) là đệ nhất giáp (loại nhất) đệ nhị giáp (loại nhì) đệ tam giáp (loại ba). Các khoa thi Thái học sinh về sau đều chia theo tam giáp Như vậy. Đối với thi Thái học sinh chỉ thấy lấy có 1 khôi nguyên là người đỗ đầu. Hai khoa thi Đại tỷ đầu tiên vào hai năm 1246 và 1247 cũng lấy đỗ theo tam giáp, trong đó đệ nhất giáp là Tam khôi gồm có 3 bậc (đệ) là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Trong hai khoa thi Đại tỷ thứ ba và thứ t­ vào các năm 1256 và 1266 nhà Trần lại làm một việc ít thấy là lấy đỗ bậc Tam khôi 4 người trong đó Trạng nguyên có 2 người là Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên. Kinh Trạng nguyên là Trạng nguyên quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trại Trạng nguyên là Trạng nguyên của vùng Thanh Hóa, Nghệ An (bao gồm cả Hà Tĩnh và huyện Quảng Trạch ngày nay, đến bờ bắc sông Gianh). Hai đơn vị hành chính này được gọi tên là Trại từ năm 1256 nên mới có tên Trại Trạng nguyên. Từ khoa thi đại tỷ năm 1275, Trại Trạng nguyên bị bãi bỏ, người đỗ Trạng nguyên khoa này là Đào Tiêu vốn là người Đông Sơn, Thanh Hóa, nên việc lấy Trại trạng nguyên trở thành vô nghĩa. Tên của 3 bậc của Tam khôi được gọi theo Trung Quốc. Ơở Trung Quốc Trạng nguyên còn được gọi là Trạng đầu (nguyên nghĩa là đầu). Người đi thi phải khai một bản sơ yếu lý lịch gọi là hành trạng, đem nộp cho chính quyền (đầu trạng) để được xét cho đi thi, và thi mà đỗ đầu thì gọi là Trạng đầu hay Trạng nguyên. Bảng nhãn là mắt bảng. Lúc đầu hai người đỗ thứ hai và thứ ba đều được gọi là mắt bảng. Thám hoa là Thăm hoa, tên gọi ngắn gọn của Thám hoa lang, người đỗ tiến sĩ trẻ tuổi nhất của khoa thi. Tất cả các tiến sĩ đều được dẫn đi xem hoa ở vườn Thượng Uyển của vua. Về sau Thám hoa dùng để chỉ người đỗ thứ ba của khoa thi, bảng nhãn dùng để chỉ người đỗ thứ hai cho có phân biệt. Năm 1304 nhà Trần lại ban cho người đỗ đầu đệ nhị giáp danh hiệu Hoàng giáp. Người đỗ Hoàng giáp đầu tiên là Nguyễn Trung Ngạn. Học vị này được dùng để ban cho La Tu đỗ hoàng giáp khoa thi Đại tỷ cuối cùng năm 1374. Danh hiệu hoàng giáp với tư­ cách là tên chính chỉ ban cho 2 người, còn danh hiệu hoàng giáp về sau chỉ là tên thông tục để gọi những người đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ.

Đời Hồ chỉ có 2 khoa thi. Khoa thứ nhất thi Thái học sinh vào năm 1400. Lúc này ch­a thấy nói có quy định mới về thi, hẳn là theo nh­ các quy định đã có trong đời Trần về thi Thái học sinh, cũng phân ra Tam giáp và lấy người đỗ đầu là L­u Thúc Kiệm. Năm 1404, Hồ Hán Thương định thế tức chọn nhân tài: "Cứ tháng 8 năm nay thi Hương, ai đỗ được miễn lao dịch; tháng 8 năm sau thi ở Bộ lễ, ai đỗ thi được tuyển bổ; lại tháng 8 năm sau nữa thi Hội, ai đỗ được bổ Thái học sinh. Rồi năm sau nữa lại bắt đầu thi Hương nh­ năm Trước. Bấy giờ học trò chuyên nghiệp học hành, mong được bổ dụng nhưng mới được thi ở Bộ Lễ rồi gặp loạn phải thôi. Phép thi phỏng theo lối văn tự 3 trường của nhà Nguyên, nhưng chia làm 4 kỳ, lại có kỳ thi viết chữ và thi Toán thành ra 5 kỳ (trích Đại Việt sử ký toàn th­). Theo quy định này, Hồ Hán Thương tổ chức được 1 khoa thi Hương vào năm 1404 và 1 khoa thi Lễ bộ cử nhân vào năm 1405 lấy đỗ 170 người. Cho Hồ Ngạn Thần (đỗ đầu) và Lê Củng Thần làm Thái học sinh lý hành (thái học sinh ch­a chính thức)...

Sang đời Lê, trong khoa thi tiến sĩ đầu tiên và thứ hai (1442, 1448) người đỗ tiến sĩ được phân làm Tam giáp, đệ nhất giáp có Tam khôi. Cả 3 khoa này đều xếp đệ nhất giáp và đệ nhị giáp vào chính bảng và đệ tam giáp vào phụ bảng, phân ra Là đỗ chính thức và đỗ thêm. Năm 1458, Lê Nghi Dân giết mẹ con Lê Nhân Tông để c­ớp ngôi, không tổ chức thi Đình, lấy kết quả thi Hội để công nhận mà không xếp loại đỗ tiến sĩ (khoa này 4 người đỗ). Việc xếp đệ tam giáp tiến sĩ vào phụ bảng, khiến cho người đỗ đệ tam giáp tiến sĩ không hài lòng vì họ cùng thi cùng đỗ với đệ nhất, đệ nhị giáp, chỉ có mức độ kém hơn. Lê Thánh Tông lên ngôi đã sửa đổi lại, xếp thành cập đệ và xuất thân (1463). Năm 1466, không lấy tiến sĩ cập đệ, lại chia thành tiến sĩ và đồng tiến sĩ.

Năm 1472, sau khi đã định quan chế (1471), Lê Thánh Tông thấy cần thiết phải định tư cách tiến sĩ để làm chuẩn cho việc bổ quan chức đối với các Tân khoa tiến sĩ. Ông đã làm việc này đồng thời với quy định phân loại đỗ và học vị tiến sĩ các loại. Quy định này được áp dụng từ năm 1472 qua các đời Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và cả đời Nguyễn, cho đến tận năm 1919 khi bãi bỏ thi Nho học mới thôi.

Năm 1442 Lê Thái Tông đã quy định lập bia ghi tên danh sách tiến sĩ đỗ, nhưng có chủ trương mà ch­a làm. Năm 1484, Lê Thánh Tông chủ trương thực hiện lập bia tiến sĩ. Từ năm 1642 đến 1484 có tất cả 10 khoa ch­a làm bia. Nhưng việc phân loại đỗ của các khoa không hoàn toàn giống nhau. Nhân việc này Thượng th­ Bộ lễ Quách Đình Bảo xin đổi lại việc phân loại đỗ và tên các vị Tam khôi của các khoa Trước năm 1472 cho phù hợp với quy định chung thời đó. Vì thế danh hiệu chính thức đến 1472 mới đặt mà danh hiệu đó lại dùng để chỉ người đỗ Trước năm 1472 khiến cho người nghiên cứu vấn đề này cảm thấy lúng túng.

Có thể nói năm 1484 là năm hoàn chỉnh toàn bộ việc phân loại tiến sĩ và định danh hiệu tiến sĩ từ đầu triều Lê theo quy định của năm 1472.

Kỳ 5: Học vị Tiến sĩ và Phó bảng

Năm 1472, Lê Thánh Tông phân loại tiến sĩ thành ba loại (tam giáp) cùng với việc định tư cách tiến sĩ để bổ chức quan như sau:

1. Loại thứ nhất (đệ nhất giáp) có tên là "Tiến sĩ cập đệ".

Loại này lại được chia thành ba bậc (đệ) như sau:

- Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh (tên cũ là Trạng nguyên) được bổ chức quan Chánh lục phẩm, 8 t­.

- Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh (tên cũ là Bảng Nhãn) được bổ chức quan Tòng lục phẩm, 7 t­.

- Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh (tên cũ là Thám hoa) được bổ chức quan Chánh thất phẩm, 6 t­.

2. Loại thứ hai (đệ nhị giáp) có tên là "Tiến sĩ xuất thân" (về sau thường được gọi là hoàng giáp).

Loại này không chia bậc, chỉ xếp thứ tự, ai đỗ cao hơn được xếp ở trên. Khi bổ quan được lĩnh chức có hàm Tòng thất phẩm, 5 t­.

3. Loại thứ ba (đệ tam giáp) có tên là "Đồng Tiến sĩ xuất thân" (về sau thường được gọi là đồng tiến sĩ, hoặc tiến sĩ).

Loại này cũng không chia bậc, chỉ xếp thứ tự, ai đỗ cao hơn được xếp ở trên. Khi bổ chức quan được lĩnh chức có hàm chánh bát phẩm, 4 t­.

T­ nói đơn giản là một bậc của 24 bậc thăng quan tiến chức. Từ cửu phẩm đến nhất phẩm có 9 phẩm 18 t­, mỗi phẩm 2 t­ là tòng và chánh. Cao hơn 18 t­ là 6 t­ để ban cho đại thần, r­ờng cột của triều đình.

Cập đệ một mặt có nghĩa là thi đỗ, đồng thời theo quy định lại là loại đỗ cao phải trình vua chọn bổ ngay. Trong đời Nguyễn, tiến sĩ cập đệ được xét bổ dụng ngay, trong khi tiến sĩ xuất thân và đồng tiến sĩ xuất thân (sau thêm cả phó bảng) chỉ được bổ chức quan để ăn Lương  rồi vào làm việc nghiên cứu học tập thêm 3 năm, sau đó sát hạch, đủ tiêu chuẩn mới chính thức bổ làm quan để làm việc Nhà nước. Xuất thân là ra làm quan với tư cách là người được đào tạo chính quy, có bằng cấp hẳn hoi (có xuất thân) không phải là được tuyển dụng ngang (không có xuất thân). Nó hoàn toàn không có nghĩa là gốc gác từ đâu ra nh­ cụm từ thành phần xuất thân trong việc khai lý lịch hiện nay. Đồng nghĩa là cùng, đồng tiến sĩ có nghĩa là cùng tiến sĩ, cùng hàng cùng loại với tiến sĩ, nhưng thứ bậc có kém hơn một chút, tương tự nh­ đồng tri phủ (phó tri phủ), đồng Tri châu (phó Tri châu)...

Việc xếp loại như trên đã đ­a đệ tam giáp tiến sĩ vào loại chính bảng (đỗ chính thức), không liệt họ vào loại đỗ phụ bảng (đỗ thêm) như Trước. Nó xóa đi cách biệt chính bảng, phụ bảng mà vẫn duy trì thứ bậc, các loại tiến sĩ mộtư cách hợp lý.

Từ sau quy định năm 1472, tuy tên các học vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa và Trước đó cả hoàng giáp đều không có duy trì chính thức nữa, nhưng người ta vẫn dùng các danh hiệu này để gọi mộtư cách thông tục, thành tên thường gọi ngắn gọn, thay cho tên chính thức quá dài. Như vậy chỉ còn đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân ch­a có tên gì ngắn gọn, mới đầu người ta gọi là "đồng tiến sĩ". Song càng ngày số tiến sĩ cập đệ và tiến sĩ xuất thân được lấy trong một khoa thi càng chiếm tỷ lệ thấp đi, số đồng tiến sĩ xuất thân càng chiếm tỉ lệ cao lên. Cho nên đỗ được đệ tam giáp tiến sĩ cũng là giỏi lắm, đồng tiến sĩ ngày càng được tăng giá trị, người ta gọi ngắn hơn nữa là tiến sĩ mà chẳng sợ lẫn với các loại trên, lại tỏ lòng quý trọng họ. Nhưng từ cách gọi thông tục, ngắn gọn này không nên suy ra rằng chỉ có đệ tam giáp đồng tiến sĩ mới có tên gọi là tiến sĩ, còn các vị khác thì không phải, rằng từ "ông Nghè" chỉ dùng để gọi các đệ tam giáp đồng tiến sĩ mà thôi.

Năm 1829, vua Minh Mạng chủ trương lấy thêm học vị Phó bảng "để bổ dụng Trước cho được phân biệt với cử nhân, giám sinh không cập cách" (trích Đại Nam thực lục) thí sinh đỗ thi Hội được phân làm 2 bảng là chính bảng và phó bảng cách biệt khá xa. Ngày ra bảng thi Hội, bảng danh sách các chánh bảng được đặt lên án đỏ, có khăn đoạn vàng trùm kín, che lọng đỏ. Aán khiêng đi Trước, các quan giám thí tuần sát đem quân lính đi sau hộ vệ, rồi đến quan chủ khảo, quan Tri cống cử ngồi võng đi theo, đến Ngọ môn thì dừng lại đem danh sách vào trình vua theo nghi thức, sau đó lại đem ra rồi cả đoàn lại cứ thế đi đến Phu văn lâu đem bảng treo lên 3 ngày. Bảng danh sách Phó bảng chỉ được đem treo ở Phu văn lâu một ngày, hôm sau cất đi, không có nghi lễ gì.

Điều quan trọng nhất là Phó bảng không được dự thi Đình để xếp loại tiến sĩ. Từ năm 1851 vua Tự Đức có cho thêm một số Phó bảng có điểm số thi Hội gần với điểm chuẩn đỗ chánh bảng được tham dự thi Đình để có thêm cơ hội phấn đấu. Nếu đạt điểm chuẩn đỗ tiến sĩ thì được công nhận là tiến sĩ, nếu không đạt vẫn được công nhận là Phó bảng.

Người đăng: admin