Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 37
Truy cập hôm nay: 5,120
Lượt truy cập: 10,290,869
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Hệ phả họ Vũ - Võ

HỆ PHẢ HỌ VŨ-VÕ

 (Trích trong sách “Đặng Vũ Phả ký” của Đặng Phương Nghi)

1. Các chi phái họ Vũ-Võ ở Việt Nam

1.1. Chi họ Vũ Ba động

Trong khi văn nghiệp của họ Vũ phát triển rực rõ trên khắp nước qua nhiều thời đại, Vua biết mặt, Chúa biết tên, thì một chi thuộc của dòng họ Vũ Hồn thiên cư sang Huyện Gia lộc lại tạo ra một sự nghiệp mà không mấy ai trong chúng ta có thể đánh gía chính xác được vai trò và vị trí của nó trong lịch sử nước ta. Thật vậy, đó là một sự nghiệp " Phi Đế, Phi Bá". Tuy không quyền khuynh thiên hạ, nhưng chi họ Vũ này cũng đã nắm trong tay non một nửa cõi sơn hà, phụ truyền tử kế, song hành với triều Mạc, và cũng bền bỉ không thua kém sự nghiệp của họ Trịnh bao nhiêu.

Hồi ấy quyền thần Trịnh Duy Sản giết Vua Lê Tương Dực để lập Quang Tri, con của Mạc Ý Vương và mới 6 tuổi, lên làm vua. Rồi anh của Trịnh Duy Sản là Trịnh Duy Đại lại bắt Quang Trị vào Tây Kinh và giết đi.

Triều đình khi ấy vắng ngôi vua, nên dân tình rối loạn. Nguyễn Hoàng Dụ, lúc đó đóng quân ở Bồ Đề, được tin Duy Sản giết vua, bèn đem quân về đốt phá kinh thành. Trịnh Duy Sản đem người con của Cẩm Giang Vương tên là Ý, 14 tuổi, chạy về Tây Đô và lập lên làm vua, tức là Vua Lê Chiêu Tôn.

Đông Đô bỏ trống. Thừa cơ hội đó, Trần Cao đang làm loạn ở vùng Hải Dương, bề kéo quân về kinh thành và tự xưng làm vua.

Đình thần nhà Lê là Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoàng Dụ, Trịnh Tuy, Trần Chân cùng hội binh ra đánh Trần Cao, rồi sửa sang lại kinh thành. Khi tuần tiễu giặc ở vùng Lạng Nguyên, Trịnh Duy Sản vì khinh địch nên bị giặc giết. Sau khi giặc tan rã, Nguyễn Hoàng Dụ và Trịnh Tuy kéo quân về, nhưng lại đóng quân ở ngoài thành và khởi sự đánh nhau. Triều đình can ngăn không được. Trịnh Duy Đại lại có ý mưư phản, nhưng âm mưư bị tiết lộ, và Duy Đại bị giết. - bên ngoài, Trần Chân bênh Trịnh Tuy, cùng đêm quân sang đánh Nguyễn Hoàng Dụ. Yếu thế, Nguyễn Hoàng Dụ rút về Thanh Hóa. Vua được tin Trần Chân mưu phản, bề cho triệu vào thành rối giết đi. Bộ tướng của Trần Chân là bọn Hoàng Văn Nhạc, Nguyễn Kính, Nguyễn Áng đem quân ra đánh phá kinh thành, đòi giết bọn hoạn quan sàm tấu. Triều đình phải trao mấy cận thần cho chúng, nhưng chúng vẫn không bãi binh. Vua phải chạy sang vùng Gia Lâm lánh nạn và cho triệu Nguyễn Hoàng Dụ về bảo gía, nhưng Nguyễn Hoàng Dụ không ra. Vua phải gọi đến Mạc Đăng Dung, khi ấy đang ở quê nhà - Làng Cổ Trai, Huyện Bình Hà, Trấn Hải Dương (nay là Huyện Nghi Dương, Tỉnh Kiến An). Mạc Đăng Dung bề truyền hịch đi khắp nơi để tuyển mộ anh hùng, hào kiệt ra giúp nước.

Nhân dịp này, tại Làng ba Động, Huyện Gia Phúc (nay là Huyện Gia Lộc) cùng trong Trấn, có người tên là Vũ Văn Uyên cũng đứng lên chiêu mộ quân Cần Vương. Vũ Văn Uyên vũ dũng hơn người, nhiều mưu lược, luyện quân có phép tắc; nên đám quân tỳ hổ của ông dù chỉ có mấy ngàn người cũng đủ làm xiêu rừng, bạt núi.

Mạc Đăng Dung sai người mời ông đến tương hội, rồi cử ông làm tướng tiên phong, chọn ngày ra quân phò vua, giúp nước.

Cuối niên hiệu Quang Thiệu (1522), ông tới triều bái Vua và được Vua phong làm Phó Tướng. Mạc Đăng Dung tự cầm quân chống nhau với Trịnh Tuy, và sai ông đánh bọn Nguyễn Kính và Nguyễn Áng. Ông lập được nhiều công trận, nhưng bốn phương không thể một sớm, một chiều mà trừ ngay được giặc. Sau đó phía bên địch liên kết với nhau và lập Lê Đô lên làm vua; nhờ vậy thanh thế củ họ lại khá vững mạnh. Một lần nữa Vua phải vời Nguyễn Hoàng Dụ ra đánh giúp, nhưng Hoàng Dụ thua, nên dẫn quân về Thanh Hóa.

Sau quân của Mạc Đăng Dung và Vũ Văn Uyên đánh tan được cánh quân Trịnh Tuy, giết được Nguyễn Sư và Lê Đô, rồi lại cả phá cánh quân của Hoàng Duy Nhạc, Nguyễn Kính, Nguyễn Áng. Ba tên này phải xin về hàng, và Đăng Dung kết nạp họ làm bọn tâm phúc.

Vũ Văn Uyên có công lớn được phong chuc Đô Thóng Sứ tự Đông Thóng Binh Sứ, và tước Hầu.

Việc vừa yên, Mạc Đăng Dung cậy công chuyên quyền. Vũ Văn Uyên bèn tìm kế dời xa họ Mạc. Nhân đất Tuyên Quang có nhiều giặc cỏ nổi lên, ông bèn xin đi đánh dẹp, nhung rồi ở lại đó và xây dựng một bờ cõi riêng của mình.

Tuyên Quang xưa là đất thuộc Bô Văn Lang. Đời hậu Lê gọi là Tuyên Hóa Phủ. Đời Lê Uy Mục lại đổi tên là Minh Quang Phủ (1509)

Đất Tuyên Hóa hay Minh Quang hồi ấy gồm các khu vực Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu ngày nay, và mộ phần đất mà ngày nay đã mất về Vân Nam. Không kể phần đất đã mất về Trung Hoa, diện tích khu này cộng chung là 59,947 km2, so với diện tích 115,800km2 của toàn khu vực Bắc Việt, từ Ninh Bình trở ra. Như vậy, phần đất đai thuôc họ Vũ còn to rộng hơn phần đất đai thuộc nhà Mạc. Nhưng dân số dưới quyền cai trị của Họ Mạc có thể đông gấp 20 lần dân số dưới quyền cai trị của họ Vũ.

Tuy vậy, nếu có đánh nhau, vì đất Tuyên Hóa hiểm trở và lại rộng lớn quân Mạc không biết tìm đâu ra địch mà đánh; còn như đóng quân lại để thủ giữ, thì phần không hợp thủy thổ, phần khác lại bị tập kích bất thần, cho nên thường thì quân Mạc bị thua; vì thế hai nhà chống giữ nhau hơn 100 năm, không bên nào xâm phạm bờ cõi của bên kia được.

Trong khi họ Mạc Tiếm ngôi Nhà Lê để lập nên Nhà Mạc, thì ở Tuyên Hưng, họ Vũ cũng xây dựng một biên cương tự chủ. Mới đầu, họ Mạc có gởi Sứ Thần đến phong cho Ông Vũ văn Uyên chức Trấn Thủ, tước Quốc Công, nhưng ông không nhận. Từ đấy đôi bên trở thành thù nghịch, nhưng chưa đánh nhau ngay vì cả hai bên đều phải lo củng cố thế lực.

Khi Vũ Văn Uyên mất, quyền về tay người em là Vũ Văn Mật ( khoảng cuối đời Mạc Đăng Doanh qua đời Mạc Phúc Hải). Trước kia Vũ Văn Uyên chỉ mới lãnh của nhà Lê có phần đất Tuyên Quang, nhưng đến đời Vũ Văn Mật bờ cõi được mở rộng thêm, lấn chiếm cả phần đất Hưng Hóa. Cả hai khu hợp lại gọi là đất Đại Đồng và họ Vũ đóng dinh tại thành Nghị Lang (Thành Nghị Lang về sau đã mất vào Vân Nam).

Khi nghe tin Vua Trang Tôn được Nguyễn Kim phù tá, khởi lên làm việc trung hưng ở Thanh Hóa, Vũ Văn Mật bèn sai người đến chỗ hành tại dâng lễ vật và sớ văn xin được vì Nhà Lê trừ Họ Mạc. Vua Lê bèn phong cho Vũ Văn Mật làm Tây An Vương, cho con cháu được tập tước, và văn thư của triều đình ban xuộng đễu gọi là Tây An Vương một cách trịnh trọng.

Vũ Văn Mật đem sắc phong ấy hiểu dụ các "đỗng". Các Đỗng Chúa ở các Châu Trung Đăng, Lệ Toàn, Hoàng Nham, Tuy Phụ, Hợp Phù, Khiêm Châu, Lai Châu, Tuần Châu, Mai Sơn, và các Mãnh, trước kia còn lánh mặt, chưa phục, thì lúc này đều xin về quy thuận cả (một số trong các Châu này ngày nay đã mất về Trung Hoa). Danh tiếng Vũ Văn Mật khi ấy lẫy lừng, và chốn biên thùy được Nhà Thanh kiêng nể, còn họ Mạc thì ngày đêm lo tính việc tảo trừ.

Đã mấy lần Vua Mạc sai binh tướng đi đánh Tuyên Quang, chính Mạc Kính Điển cũng một lần thân chinh, nhưng đều bị thất bại. Lai gặp khi phải chống với Nhà Lê ở Miền Nam, nên Nhà Mạc đành phải gác bỏ việc chinh chiến với họ Vũ ở Miền Tây Bắc. Ngược lại, Tây An Vương cũng mấy lần đông chinh đánh Sơn Tây (nay là khu vực Phú Thọ, Vĩnh Yên, Sơn Tây). Quân Nhà Mạc cố thủ, chỉ ra giao tranh khi nhận thấy quân bên ngoài tỏ dấu mệt mỏi. Do thế, cả hai bên đều không làm gì được nhau và đành đứng ở thế cầm cự, kéo dài cả hơn 100 năm; khi Nhà Lê trung hưng, cả đôi bên đều bị tiêu diệt.

Vũ Văn Mật mất, con là Vũ Công Kỷ tập tước Nhân Quốc Công (ngang đời Mạc Phúc Nguyên). Vũ Công Kỷ mất, con là Vũ Đức Cung tập tước Hòa Quốc Công ( ngang đời Mạc Mậu Hợp). Vũ Đức Cung mất, con là Vũ Công Ứng lên thay, tập tước Thụy Quận Công (ngang đời Mạc Mâu Hợp và Mạc Kính Cung). Vũ Công Ứng mất, con là Vũ Công Sực tập tước Tống Quận Công (ngang đời Mạc Kính Khoan). Vũ Công Sực bị kẻ bộ tướng là Ma Phúc Tường giết và cướp quyền (ngang đời Mạc Kính Vũ). Sau đó các bộ lạc lại nổi lên giết Ma Phúc Tường để trả lại quyền cho con Vũ Công Sực là Vũ Công Tuấn. Theo lệ thường, Công Tuấn lại sai người về Đông Đô tr4iều cống và cầu phong.

Lúc này họ Trịnh đã diệt xong họ Mạc ở Cao Bằng, nên cũng không muốn trong nước còn một Chúa thứ hai. Họ Trịnh bèn triệu Vũ Công Tuấn về Kinh, phong cho làm Khoan Quận Vương, và giữ luôn ở đó. Sau đó bày mưu cho người rủ Công Tuấn đi Quảng Nam, rồi phao vu cho là tìm lối sang hàng Nhà Thanh và giết đi. Chúa Trịnh còn vu cho Vũ Công Sực trước đã đem 3 động Phổ Viên, Ngưu Dương, Hồ Diệp trả cho Trung Quốc. Thật ra, những đất này đã do Thổ Mục Nùng Văn Chung đem dâng Nhà Thanh vào Năm Thuận Trị thứ 17 (1660), đúng vào lúc Vũ Công Sực bị Ma Phúc Tường ám hại.

Như vậy, từ Vũ Văn Uyên đến Vũ Công Tuấn cộng là 7 đời, cai trị Miền Tây Bắc nước ta được 134 năm, cũng ngang với thời gian họ Họ Mạc cai trị Miền Đông Bắc, từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Kính Vũ, gồm 8 đời, cộng chung là 133 năm. Chỉ tiếc rằng lúc đó, Nhà Mạc xưng là Bắc Triều, và lại có Nhà Lê là Nam Triều, nên công nghiệp mở mang Miền Tây Bắc của họ Vũ bị lu mờ, đưọc ít người nhắc tới. Hơn nữa, có lẽ cũng vì họ Vũ đã xưng thần với Nhà Lê, nên sử gia cũng không muốn lập thêm một triều đại nữa. Phương Đình Địa Dư Chí - đã có bản dịch - có ghi chép về Họ Vũ trong phần Tuyên Quang; con cháu họ Vũ nên đọc,

1.2. Chi họ Vũ Hoa Đường

Tự thuở ban đầu Làng Hoa Đường có tên là Thôn Bông, rồi với đà phát triển nhanh, Thôn Bông được nâng lên thành Làng Hoa Đường, và sau đó lần lượt được cải danh là Xã Lương Đường rồi Làng Lương Ngọc.

Từ đất sáng lập là Thôn Khả Mộ. Họ Vũ đã như vết dầu loang lan dần đến các thôn và xã trong vùng, như Bi Đồ, Bỉnh Đê, Châu Khê, Dữ Xá, Đào Xá, Đình Tổ, Đơn Luân, Hoàng Trạch, Hương Giản,Hương Uyên, Lỗ Dương, Lôi Khê, Mỹ Dạ, Ngọc Cục, Phù Vân, Phước Khê, Tuấn Kiệt, Tuy Lai, Thới Cử, Trâm Khê, triển Đông, v.v.. Tất cả các làng này đều thuộc Huyện Đường An.

Sau đó việc di tản tiếp tục đến một số làng thuộc nhiều huyện khác trong Trấn Hải Dương rồi sang các trấn Nam Đoài, bắc của toàn Hạt Bắc Hà, cũng gọi là Đàng Ngoài. Và đến thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, họ Vũ bắt đầu di nhập Miền Nam, cũng gọi là Đàng Trong. Lần di nhập Đàng Trong dầu tiên xảy ra thời Chúa Hiền, Nguyễn Phúc Tần; lần thừ nhì vào đời Chúa Đảnh ( Đỉnh Quốc Công),Nguyễn Phúc Trú.

Những làng vừa kể trên có thể kể là một số trong những làng đưọc thành lập trước tiên ở nước ta. Trước thời ấy, dân ta cũng đã quy tụ thành chùm, đúm, nhưng chưa có ý niệm về làngvà tên làng; các Chùm và đúm nếu có tên, thì thường chỉ là các tên tạm bợ, có tính cách tiện dụng, như Xóm Trên, Xóm Dưới, ấp Giữa, „p Đồng, Thôn Gò, Thôn Vạc, v.v., mà thôi.

Sau khi có Thôn Khả Mộ của Tổ Vũ Hồn, họ Khúc dấy nghiệp thành công, và mở đầu công cuộc cải cách để biến nước ta thành một nước tự chủ. Căn bản của công cuộc đó là việc xây dựng làng, xóm, châu, huyện, để thục hiện việc cai trị trong dân gian. Họ Khúc là người quận Hồng Châu, tức Hải Dương, lẽ tất nhiên việc tổ chức phải bắt đầu từ vùng quê hương của mình trước. Do đó, những làng vừa nêu trên - có trước thời Đinh và Tiền Lê - phải được kể là nhũng làng nguyên thủy trên đất Việt.

Trong những làng cổ đó chúng ta phải chú trọng đến Làng Ngọc Cục. Đó là quê hương cũ của họ Vũ trong các thời Đinh, Tiền Lê, Lý. Đến khoảng đầu thời Trần, đất Ngọc Cục đã trở nên thịnh vượng, dân cư chen chúc, nên việc di dân lại, hêm một lần nữa, trở nên thiết yếu. Sau thời Mông Cổ xâm lăng, có một nhóm người họ Vũ và họ Phạm rời bỏ lũy tre làng để tới lập nghiệp trên một cùng đất chỉ gồm toàn gò và đống. Họ khởi công khai khẩn đất hoang thành ruộng, rẫy. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ đó mọc lên một thôn ấp có ao, vườn, nhà cửa với giàn hoa và cây cảnh, lộ ra vẻ phong lưu và lạc thú. Do cảnh vật mà thành tên: người trong vùng bèn gọi xóm nhỏ đó là Thôn Bông.

Thôn Bông vẫn giữ nguyên tên ấy và nếp sinh sống đặc trưng của mình - làm ruộng, nuôi tằm, trồng hoa, đọc sách - trong 173 năm thời Nhà Trần, 7 năm thời Nhà Hồ, 15 năm lệ thuộc Nhà Minh bên Tàu, 100 năm đầu thời Nhà Hậu Lê, và 50 đầu thời Nhà Mạc. Mãi đến niên hiệu Diên Thành năm đầu đời Vua Mạc Mậu Hợp (1578), Thôn Bông được nâng cấp thành một xã gọi là Xã Hoa Đường.

Đến Đời Minh Mạng, vì việc kiêng húy của Hoàng Hậu, chánh cung của nhà Vua tên là Hồ Thị Hoa, nên tên Hoa Đường phải đổi thành Lương Đường. Cũng khi ấy làng Hoa Cầu thuộc huyện Gia Lâm, Bắc Ninh, phải đổi thành Xuân cầu, và Cầu Hoa ở Gia Định phải đổi thành Cầu Bông...

Đến đời Đồng Khánh, tên Đường lại phạm Húy vì tên của Vua Đồng Khánh là Ưng Đường. Vì thế tên Lương Đường lại bị đổi thành Lương Ngọc, cũng như tên Đường An phải đổi thành Năng An - chữ Đường trong Đường An viết khác nhưng trùng âm - và đây cũng là trường hợp của Huyện Thủy Đường phải đổi thành Huyện Thủy Nguyên, huyện này xưa thuộc Hải Dương nhưng nay lại thuộc Kiến An.

Kể từ khi Thôn Bông được lập thành xã Hoa Đường (1578) cho đến nay (1996), 418 năm đã trôi qua.

Vị Khởi Tổ của chi họ Vũ tới định cư ở Làng Ngọc Cục có thể là vào khoảng thời Nhà Đinh hay Nhà Tiền Lê. Nhiều đời con cháu nối nhau sinh trưởng ở đó suốt qua đời Nhà Lý và đầu Nhà Trần. Thời gian này dài khoảng chừng 300 năm, lẻ tất nhiên đã có chừng hơn 10 thế hệ họ Vũ sinh sống trên đất Ngọc Cục.

Sau loạn Mông Cổ, một phái họ Vũ ra biệt lập ở Thôn Bông. Và Từ đó cho đến niên hiệu Diên Khánh (1578-1585) đời Vua Mạc Mậu Hợp - khi Thôn Bông được nâng lên thành Làng Hoa Đường - cũng lại là một thời gian dài khoảng 300 năm với 10 thế hệ nữa.

Từ Thôn Bông trở thành xã cho đến đời Vua Lê Duy Phương (1729-1732) là một thời gian dài khoảng 150 năm. Họ Vũ ở đây cũng tồn tại song song với họ Vũ ở Mộ Trạch, và cũng đã hoàn thành cuốn gia phả đầu tiên, do Tiến Sĩ Vũ Đình lân biên soạn. Rất tiếc đến nay, do đã trải qua nhiều biến động của lịch sử, bản gia phả gốc đã không còn nữa. Nhưng chi nhánh họ Vũ ở Hoa Đường vẫn phát triển ở địa phương và đồng thời cũng đã di cư đến nhiều nơi khác trên đất Việt nam.

1.3. Chi Họ Vũ Làng hành Thiện, Huyện Xuân Trường, Nam Định

Tới Làng hành Thiện, Phủ Xuân Trường, Nam Định có dòng họ Đặng-Vũ, nguyên là một chi họ Vũ đã cải tính và truyền dòng ở đây được 9-10 đời, bắt đầu từ cuối đời Hậu Lê (sau 1740).

Vị Khởi Tổ ở đây có thể bắt nguồn từ Tiến Sĩ Vũ Trác Oánh. Tiến Sĩ Vũ Trác Oánh đã cùng hai Ông Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ lãnh đạo phong trào nông dân chống lại Chúa Trịnh. Vì sức yếu và tổ chức chưa đủ chặt chẽ, nên chỉ sau ba năm (1739-1741) đã bị quân đội của Chúa Trịnh dẹp tan. Nguyễn Tuyển tử trận, Nguyễn Cừ bị bắt rồi bị xử tử; còn Vũ Trác Oánh có thể đã chạy sang vùng Nam Định, lập nên chi họ Vũ (tức là dòng Đặng Vũ) Làng Hành Thiện ngày nay.

Theo câu đối treo tại nhà thờ họ Đặng Vũ làng Hành Thiện, thì mãi 3 đời sau Chi họ Vũ ở đây mới đổi sang họ Đặng-Vũ, tức là cải tính vào khoảng đời Minh Mang. Đến đời Tự Đức, họ Đặng-Vũ đã sản sinh được nhiều nhà khoa bảng. Có khoa thi hương, một nhà có 5 anh-em dự thi, thì 4 người đậu Cử Nhân; sụ kiện này kể cũng là hy hữu. Chính 5 vị này đã lập ra Từ Đường họ ĐặngVũ và để lại đôi câu đối ghi niêm như sau

Nguyên Vũ Thi bách niên tiền, Đông Thổ, Đường An cố quận;

Cải Đặng Tính tam thế hậu, Nam Châu Hành Thiện chi từ.

1.4 Chi Họ Vũ Làng Mỗ (sẽ tục biên khi có thêm tư liệu và tài liệu)

 7.2 Các Chi Phái họ Vũ-Võ Trên Thế Giới

(sẽ khai triển trong tương lai khi có tư liệu và tài liệu)

7.3 Sự Đổi Họ Từ Họ Vũ Sang Các Họ Khác

- Các trường hợp đổi từ họ Vũ Sang Họ Trần (sẽ được tục biên khi có tư liệu hoặc tài liệu)

- Các trường hợp đổi từ họ Vũ Sang Họ Mạc (sẽ được tục biên khi có tư liệu hoặc tài liệu)

- Các trường hợp đổi từ họ Vũ Sang Họ Nguyễn (sẽ được tục biên khi có tư liệu hoặc tài liệu)

- Các trường hợp đổi từ họ Vũ Sang Họ Lê (sẽ được tục biên khi có tư liệu hoặc tài liệu)

- Các trường hợp đổi từ họ Vũ Sang Họ Đặng (sẽ được tục biên khi có tư liệu hoặc tài liệu)

4.     Bảng Danh Mục Các Tên Đệm

(ghi theo gia phả các chi , các phái)

Số Thứ tự

Tên họ và đệm

Số Thứ tự

Tên họ và đệm

Số Thứ tự

Vũ Xuân

1

Vũ Anh

27

Vũ Hằng

53

Vũ Xuân

2

Vũ Bá

28

Vũ Hoàng

54

Vũ Xuân

3

Vũ Bat

29

Vũ Huy

55

Vũ Xuân

4

Vũ Bằng

30

Vũ Hữu

56

Vũ Xuân

5

Vũ Cảnh

31

Vũ Khắc

57

Vũ Xuân

6

Vũ Câng

32

Vũ Kim

58

Vũ Xuân

7

Vũ Câu

33

Vũ Kiếm

59

Vũ Xuân

8

Vũ Chi

34

Vũ Kiên

60

Vũ Xuân

9

Vũ Chính

35

Vũ Tâm

61

Vũ Xuân

10

Vũ Công

36

Vũ Long

62

Vũ Xuân

11

Vũ Cơ

37

Vũ Lương

63

Vũ Xuân

12

Vũ Cư

38

Vũ Manh

64

Vũ Xuân

13

Vũ Cương

39

Vũ Minh

 

 

Người đăng: admin