Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 77
Truy cập hôm nay: 3,419
Lượt truy cập: 10,294,461
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
MỘT PHÁT HIỆN GIỮA HỌ BÊN NGOẠI của: phái ẤT và họ NỘI của phu nhân ông TỔ VŨ NHỮ MAI cùng một ông Thủy Tổ (có trước dòng cụ VŨ NẠP) CỰ VŨ –VŨ HIỆP(sưu khảo)

 

MỘT PHÁT HIỆN GIỮA HỌ BÊN NGOẠI của: phái ẤT và họ NỘI của phu nhân ông TỔ VŨ NHỮ MAI: Bà Vũ Thị Tất Giới (mẹ ông BÁ KHIÊM) cùng chung một ông Thủy Tổ (có trước dòng cụ VŨ NẠP) và cần giới thiệu một số danh nhân Mộ Trạch khác, ngoài 33 Tiến Sĩ.

 

CỰ VŨ –VŨ HIỆP(sưu khảo)

Tôi tin rằng dịch giả Vũ Thế Khôi, và người hiệu đính Nguyễn Văn Nguyên khi ấn hành bộ cổ phả Mộ Trạch VŨ TỘC Thế Hệ Sự Tích có lẽ không thấy được một chi tiết thú vị trong đó? Vì quá dày, chép một “đại gia tính” gồm Ngũ Chi Bát Phái họ VŨ của LÀNG MỘ TRẠCH đã ghi chép trong mấy trăm trang sách. Vả lại 2 ông trên chỉ dịch thuật, chú giải và hiệu đính, chứ có chuyên khảo đâu mà để tâm làm gì các chi tiết, tiểu tiết nội dung những câu chữ, mẩu chuyện lý thú trong các nhân vật, thành viên của dòng họ VŨ đông đúc to lớn ấy? Dù đã phát hành hơn 4 năm, ít ai để ý các chi tiết đó. Tình cờ tôi tra cứu (cũng đã 3 năm dài và hàng tháng đều sử dụng: đọc và trích dẫn vào hàng chục bài biên khảo của tôi về dòng họ Vũ Mộ Trạch, còn không nhìn ra điều lý thú về phái Ất khi khảo đến nhân vật Vũ Tảo (đời thứ 6), Vũ Trác Lạc, Tiến Sĩ Bính Thân (1656) đời 9; Vũ Trác Kỳ, Trác Việt, Trác Oánh (đời 10) là 3 con trai ông Nghè Trác Lạc. Và bà Vũ Thị Liễn, em gái ông Nghè Lạc (đều là con cụ Vũ Tuấn, có ông cố nội là cụ Tảo) lại lấy Hương Cống Vũ Duy Trì, con Hoàng Giáp Vũ Bạt Tụy (1654). Bà Liễn (vợ Duy Thì) gọi mẹ chồng Thị Minh bằng cô, và chị em cô cậu lấy nhau. Rắc rối và thú vị như thế? Nhưng ly kỳ ở chỗ mở đầu phái Ất, có cụ khởi Tổ là Vũ Công (có lẽ sinh vào thời Minh thuộc và Bình Định Vương Lê Lợi đang kháng chiến (1418 – 1427) không nhớ tên là gì? Cụ Vũ Công sinh ra 4 con: 3 trai là Nhân Trung (sinh ra Quang Lộc), Thế Mãn (sinh ra Hoàng giáp Tiến Sĩ Vũ Cán), Thế Hảo (sinh 3 gái) và 1 gái là Vũ Thị Quý (gái út). Rồi Cổ Phả chép thêm 1 đoạn về vợ của ngài Vũ Công là VŨ THỊ MỤ (đẻ ra 4 ông bà vừa kể) rằng:

“XÉT THEO PHẢ HỆ ĐỒ BÊN NGOẠI TỔ: CỤ VŨ LAO (chính là VŨ MẬU viết tháu (ngoáy) đọc thành LAO nên phiên âm sai) sinh Thị VIỆT, Việt sinh thị HIỆN, HIỆN sinh VŨ ÂN, ÂN sinh VŨ CHINH, CHINH cưới THỊ PHỤNG sinh NGUYÊN TRỪNG, TRỪNG sinh THỊ MỤ”. Mà thị Mụ là vợ ngài VŨ CÔNG (ông họ VŨ). [ xem bản chữ Hán, phái Ất, tờ  8b, trang 684. Bản dịch của Vũ Thế Khôi, trang 274] Cái sai ở đây là chữ THỊ nghĩa đen là HỌ, nhưng người không biết chữ Hán hiểu sai là phái nữ, đàn bà. Chữ Thị ở đoạn này là chữ Vũ, viết phải 8 nét, người chép thuê ở Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) đã viết tắt bằng chữ có 4 nét để bớt thời giờ? Nếu hiểu nhầm tưởng 2 đời: Thị Việt, thị HIỆN là đàn bà không có chồng đẻ ra con cháu ư?

Điều tôi thắc mắc chỗ này thấy hơi vô lý? Chợt nhớ ở phần đầu bộ Gia Phả Ngũ Chi (từ trang 99 trở đi, tới trang 101, 102) ĐỜI THỨ BA: 1/ VŨ NHỮ MAI ở tờ 18b, phần PHỤ, phụ lục: phả hệ họ Ngoại (tr.102) có viết về Bà phu nhân của cụ Vũ Như Mai tên là bà VŨ THỊ TẤT GIỚI như sau:

“-Thủy tổ (của Bà Tất Giới) là cụ VŨ MÂU, giỏi về âm luật, từng làm chức QUẢN GIÁP (cai quản đội ca múa nhạc triều đình trong cung Vua nhà Lý đời Lý Anh Tông và Cao Tông 1138 – 1210?) Cụ Vũ chú giải). Cụ MÂU sinh ra VŨ VIỆT, VIỆT sinh VŨ HIỆN, HIỆN sinh VŨ ÂN, ÂN sinh VŨ CHINH. CHINH lấy bà thị PHỤNG sinh ra con gái tên TẤT GIỚI gả cho ông NHỮ MAI.

Xem 2 đoạn gia phả phụ lục họ Ngoại của Khởi Tổ phái Ất và Tổ của Bà Vũ Thị Tất Giới (cháu dâu trưởng cụ Vũ Nạp, đời Trần), giống y hết nhau, đều có Tổ 5 đời và 6 đời trước giống nhau về tên các cụ Tổ. Chỉ có chữ Mậu viết sai thành LAO (cái chuồng trâu bò) nên phiên âm vô tình nhầm lẫn, và chữ VŨ viết thành chữ THỊ. Còn lại tên các tổ tiên các đời hoàn toàn như nhau. Và biết thêm Bà Vũ Thị Tất Giới là chị hay em gái ông Vũ Nguyên Trừng (cả 2 là con ông Vũ Chinh + bà Thị Phụng). Và rõ ràng bà THỊ MỤ là con gái ông Nguyên Trừng, phải gọi bà Tất Giới bằng cô ruột. Nghĩa là ông Vũ Công (Tổ đầu phái Ất) là cháu rể Bà, tức con rể nhà anh em ruột Bà Giới (Nhữ Mai Phu Nhân). Và ông Vũ Bá Khiêm là anh em con cô cậu ruột với bà VŨ THỊ MỤ (vợ VŨ CÔNG). Ba anh em ông Bá Khiêm, Trọng Phục, Quý Tế (là con ông bà Nhữ Mai + Tất Giới) gọi cụ Vũ Nguyên Trừng bằng cậu ruột. Và cụ Vũ Như Mai và Vũ Công đều là con rể và cháu rể của cụ Vũ CHINH + Thị Phụng. Đã chên lệch một bậc (cụ Mai là chú rể bà Thị Mụ vợ ông Vũ Công). Thật là GIÂY MƠ RỄ MÁ 2 chi, phái như thế đó.

Vậy ở xã MỘ TRẠCH từ triều Trần (1225) trở về trước đã có vài dòng họ Vũ song hành phát triển. Không phải chỉ có 1 dòng họ cụ Vũ Nạp! Vì Tổ 5 đời Bà Tất Giới, ông Nguyên Trừng (bố vợ ông Vũ Công phái Ất) còn sống trước cụ Vũ Nạp đến 2 thế hệ. Và tất cả đều là dòng dõi xa đời Thủy Tổ Vũ Hồn (804 – 853), ít nhất trên dưới 400 năm (804 – 1225), tương đương từ 16 đến 18 thế hệ? Tính đến cụ Vũ Nạp và cụ Vũ Ân là ngang vai nhau (vì bà Tất Giới gọi là ông Nội chồng và ông Nội Bà). Trên cụ Ân còn 3 thế hệ: Vũ Mậu, Vũ Việt và Vũ Hiện). Và nếu cụ Vũ Vị (Phụ) là ông nội của tổ Vũ Nạp, thì ông cụ Vũ Mậu còn sống trước một thế hệ.

Đấy là chưa kể đến cụ Vũ Tư là Đại Ngu xử sĩ Chính Trưởng là bố vợ ông Lê Nhữ Du, tức ông ngoại của ngài Lê Cảnh Tuân (1350 – 1412). Và 1 cụ nữa là Vũ tướng công, đỗ đại khoa, đời Trần Minh Tông 1314 – 1329, làm chức Nhập Nội Hành Khiển (được sách Đinh Từ Tự Điển ghi nhớ là vị “hoàng bảng = bảng vàng”, hàng thứ tư (sau 3 cụ: Hằn Bị, Tạ Tướng công và Nghiêu Tá đều đã đỗ Thái Học Sinh triều Trần) cùng được tôn thờ ở Đình Cả và Văn Chỉ làng Mộ Trạch xưa nay mà rất nhiều người làng Mộ Trạch ngày nay không biết, do không đọc được Đinh Từ Tự Điển (Sách Điển Lệ qui định về thờ phụng các vị Khoa Bảng, Tiên Nho có công phát triển, bảo tồn Nho học và văn hóa, giáo dục ở làng này). Người ta chỉ quan tâm và hãnh diện về anh em cụ Thái Học Sinh Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi (Vũ Nông) thôi. Vì thấy quốc sử và gia phả cổ của dòng họ cụ Vũ Nạp có công bố. Nhưng đã không biết rằng: trong Sách Thờ của làng Mộ Trạch xưa (Xuân Diên và Đinh Từ Tự Điển) còn nêu cao thêm hai Ngài Thái Học Sinh nữa là TẠ Tướng CÔng và VŨ Tướng Công đều làm quan chức rất lớn. Cụ họ TẠ đứng vị trí thứ nhì, sau cụ Vũ Hán Bi (chức Nhập Nội Hành Khiển, Thượng Thư, Tả Thị Lang, Đồng Trung Thư Môn Hạ, tặng Tả Bộc Xạ, như Phó Tể Tướng nên cụ Hán Bi được thờ ở vị trí thứ tự cao nhất. Cụ họ TẠ thứ hai cũng các chức đó được Tam phẩm và về trí sĩ. Hơn cụ Nghiêu Tá một bậc mà cụ TÁ tuy cùng có chức phẩm đó nhưng không có Tam phẩm và Tả Bộc Xạ nên được thờ ơ vị trí thứ ba thôi. Con cụ Vũ tướng công không rõ tên gì, thờ ơ vị trí thứ tư, chỉ có chức “Nhập Nội Hành Khiển “ thôi).

- Nên lưu ý, chức Nhập Nội Hành Khiển đời Trần không phải là Tể Tướng như hai ông Vũ Huy Phú và Vũ Thúy hiểu sai quốc sử và suy diễn nhầm (cố ý tâng bốc Tiền Tổ xưa). Trong thực tế, vị Tể Tướng duy nhất xưa của Mộ Trạch chỉ có ông Vũ Duy Chí (1605 – 1679), thuộc đời thứ 10 ở Chi Năm, dòng Ngài Vũ Phong. Mà sự chính xác , cụ Duy Chí chỉ là THAM TỤNG coi như Tể Tướng, được Chúa Trịnh Tạc, thay Vua Lê Gia Tông (1672 – 1675) và Vua Lê Hi Tông (1675 – 1705) vinh phong cho. Nhưng vì cụ DUY CHÍ chỉ đỗ Khoa Thư Toán (1 kỳ thi Trung cấp chuyên nghiệp) chưa đỗ Hương khoa (Hương Cống, Sinh Đồ). Nhưng là thân cận Nhà Chúa và có công lớn quân sự, chính trị, giúp cho “Chúa Tây” (Tây Vương Trịnh Tạc 1657 – 1682) rất đắc lực gần 50 năm, từ lúc Chúa này còn là Thế Tử mà thành danh phận cao: Bồi Tụng, Thượng Thư Bộ Binh (quốc phòng), tước Phương Quận Công, còn lên Thượng Thư Bộ LÊ, Bộ Hộ và Thượng Thư Bộ Lại, QUốc Lão, Thiếu phó và Tham Tụng (ngang Tể Tướng). Rồi còn là Trí SĨ (về hưu rất danh dự). Lúc mất (18 tháng Mười, năm Kỷ Mùi 1679) lại được phong truy tặng tước THÁI BẢO, được ban tên Thụy là VĨ ĐỘ (đức độ lớn lao) vô cùng vinh hiển. Thế mà, cụ Tể Tướng Duy Chí chỉ được dân làng xếp hạng được thờ ở Đình Làng trong vị trí TRUYỀN ĐẠO, TRUYỀN GIÁO HỮU CÔNG, thứ 77 trong 181 cụ có công dạy học con (đỗ Tiến sĩ: Vũ Duy Hài 1659) và truyền bá Nho học của xã Mộ Trạch. Vị trí được thờ đã ở dưới 33 ông đỗ Đại Khoa và 76 ông Truyền Giáo Hữu Công trước cụ Tể Tướng. Đấy là phong tục điển lễ Nho học đặc biệt rất có tính chất văn hóa, trọng khoa bảng, chứ không trọng chức tước. Mà trong hàng Khoa Bảng cũng phải có thứ tự đỗ đạt “vinh quy bái tổ” (Thần Tổ, Thủy Tổ, Gia Tổ) theo niên đại trước sau. Như cụ Trạng Nguyên Lê Nại (đỗ 1505) có học vị cao nhất Làng Chằm Thượng (Mộ Trạch) xưa. Cũng chỉ là được xếp thờ sau 8 cụ Đại Khoa họ Vũ, họ Tạ, ở vị trí thứ 9. Mà cũng hơi kỳ lạ, tuy đỗ cao tột đỉnh nhưng chức tước thuộc trung cấp ở triều đình chỉ được phong là Hộ Bộ Hữu Thị Lang, tặng tước Đạo Trạch Bá rất bình thường.

Vì thế, ngày nay, hậu thế nên tham khảo kỹ bộ Gia tộc phả: “Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích” (soạn xong năm 1769) và 2 sách điển lễ của “Làng Cổ Khoa Bảng Nho Học” này, là Đinh Từ Tự Điển và Xuân Diên Tự Điển (phải hiểu chữ Tự Điển          ở đây là sách qui chế về thờ phụng, tế lễ, chứ đừng hiểu sai là: sách tra chữ nghĩa = Dictionary) sẽ thấy được nhiều chi tiết tiểu sử, tiểu truyện các danh nhân và các nhân vật hay, lạ, thú vị, ly kỳ đã làm nên phong hóa đặc biệt của Làng cổ Mộ Trạch. Chứ đừng quá chú trọng về 33 vị Đại Khoa thôi.

Là người chuyên khảo các dòng họ ở VN xưa, nhất là đặc khảo về các Làng HỌ VŨ nổi danh cũ trong nhiều năm qua. CHúng tôi mạn phép nhắc nhở (khéo) một số bà con họ Vũ Làng Mộ Trạch nay trong tinh thần khách quan và văn hóa rằng:

Để làm nên danh tiếng cho MỘ TRẠCH ngày xưa, không chỉ có 29 ông Nghè và 4 cụ Thái Học Sinh đời Trần. Mà còn vài trăm các vị Nho học, có khoa cử Hương Tiến, Hương Cống, Giám Sinh, Sinh Đồ, Tú Tài, Cử Nhân và cả các vị xuất thân khoa Thư Toán, làm Đô Lại, Thư Lại, Duyện Lại…Cũng như các ông Võ quan, Lương y (thầy thuốc) và Thầy Giáo (tôn sư, giáo sư, hương sư) và các Bà Mẹ, Bà Vợ của các dòng họ VŨ, LÊ, NHỮ, TẠ, NGUYỄN…v.v trong Làng Mộ Trạch này. Rất nhiều công đức, tài năng trong mấy trăm năm lịch sử qua đã sinh thành, giáo dục và đào tạo được bao nhiêu nhân tài cho dân tộc và đất nước trải dài nhiều thế hệ của nhiều thời đại Nho học xưa. Như các vị: Vũ Nhữ Tiếp, Vũ Bá Khiêm, Vũ Thị Nương, Vũ Thị Vàng, Vũ Huyên (Trạng Cờ), Vũ Chính Gián, Lê Cảnh Tuân, Lê Nhữ Huy, Nhữ Du, Vũ Hữu (con cụ Vũ Tấn, cháu cụ Vũ Hữu Tiến Sĩ), Vũ Dương (Phú Xuân), Vũ Đăng Hiển, Vũ Đăng Xu (Khu), Tả Đô Đốc: Vũ Dự (cuối thế kỷ 15 đầu 16), Tráng Tiết Tướng Quân Võ Úy: Vũ Tiệm (thời Mạc), Vũ Tế, Vũ Chỉ, Vũ Thoan, Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Vũ Tảo (thời Mạc), Tham Tán Quân Vụ: Vũ Nghi (thế kỷ 17), Vũ Đăng Doanh và Bà Vũ Thị Hinh (rất đức hạnh). Ông Đồng Tri Chỉ Huy Sứ: Vũ Đình Lý, ông Đường Am Tam Hổ nhất danh: Vũ Đình Phúc và ông Sĩ Vọng Vũ Minh Tá. Ông Vũ Đình Hiệu nổi tiếng giỏi văn chương và liêm khiết 1 thời (đầu thế kỷ 18). Bà Nhữ Thị Thuận là Hậu Thần Mộ Trạch, Quế Lâm Quận Phu Nhân. Bà giáo Lê Thị Oanh (vợ ông Tham Nghị Vũ Công Tương: 1645 – 1697) vừa xinh đẹp, quý phái, uyên thông kinh sử, mở trường dạy học, giỏi thơ Quốc Âm, có hàng trăm học trò, đỗ Tiến Sĩ, Hương Cống nhiều. Ông Vũ Công Tạo, hay chữ và dạy học nổi tiếng. Vệ Úy Vũ Lệnh Dự có tài văn võ. Quan Chiêu Thảo Sứ Triều Ngọc Hầu: Vũ Công Tính. Lễ Bộ Thượng Thư, Thiếu Bảo, Lộc Quận Công là VŨ DỤ, thầy dạy Chúa Trịnh Căn lúc trẻ, nửa đầu thế kỷ 17 (1610 – 1650), cha Tiến Sĩ Đăng Long. VŨ TRUYỀN (Phó), thần đồng, học giỏi, đậu cao, chỉ là thầy giáo. Con là Duy Hỉ, học giỏi hay chữ, làm quan lớn, dạy Chúa Trịnh học. Hai ông ở phái Kỷ: Vũ Phúc Khang, Vũ Trà đều làm võ tướng Nhà Mạc và Nhà Hậu Lê, rất đạo đức, yêu xóm làng Mộ Trạch xưa. Rồi có ông Vũ Trọng Phái (1689 – 1774) vừa học giỏi, làm quan có đạo đức, lại thọ 86 tuổi, đông con nhiều cháu. Cùng em ruột là Trọng Nhuận (1704 – 1780?) chỉ học đỗ Sinh Đồ thôi.Góa vợ sớm, ở nhà dạy con đỗ Tiến Sĩ là Vũ Huy Đĩnh (đỗ 1754) và có con gái gả cho 1 ông đỗ Hoành Từ họ Phạm Hoàng (Thường) quê ở Huyện bên cạnh (Đường Hào). Đến cháu nội ông Nhuận là Giải Nguyên Vũ Huy Tấn (1745 – 1796) ra phó tá việc ngoại giao cho Vua Quang Trung và Cảnh Thịnh (2 lần đi sứ Nhà Thanh). Có tài văn bút và văn chương lỗi lạc. Có để lại vài chục bài thơ hay. Làm đến chức Thượng Thư, Dực Vận Công Thần, Thị Trung Đãi Chiếu, Hạo Trạch Hầu, hiệu là Nhất Thủy Tiên Sinh (vì phò Tây Sơn nên hơn 150 năm Nhà Nguyễn (1802 – 1954) đã bị lãng quên. Mãi 1955 – 2005, người ta mới ca ngợi tôn vinh ông khi nhắc đến công trạng của Quang Trung Hoàng Đế và hai Tiến Sĩ Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích là bạn học của ông Huy Tấn. Ngoài ra còn có các ông ở phái Canh, như Vũ Liệt, Vũ Thạc là 2 cha con tài hoa dưới thời nhà Mạc nổi tiếng về thơ, phú và ngang tàng có tiểu truyện khá vui trong Cổ phả. Đời thứ 8 của phái Canh còn có bà Vũ Thị Dung, giỏi hát xướng làm cung tần ở Điện Càn Thọ của Vua Lê, được Vua yêu mến. Bà là con ông Công Triếp (Thâu). Đời 9 có ông Vũ Xuân Nhai (1674 – 1740) làm quan nghiêm túc, được gọi là Long Thần” có tài làm thơ. Về sau, nhiều ông ở phái Canh sang ở rể Mạc Xá (tức làng bên Trạch Xá). Còn trong phái Tân, phải kể đến ông Nhật Quyện (đời 3) là 1 người đặc biệt có đạo đức, công đức với làng này, thọ 94 tuổi. Từng làm thông gia với Tể Tướng Vũ Duy Chí. Đời 5 có ông Đình Thụy là cháu nội cụ Nhật Quyện, cũng có công danh và tính phóng khoáng, là con rể Tiến Sĩ Vũ Đình Hương.

Thêm nữa, trong Ngũ chi, Bát Phái họ Vũ Mộ Trạch xã, có nhiều bà lấy chồng danh giá ở các thôn, xã huyện, trấn khác. Là phu nhân của các Tiến Sĩ, Thượng Thư, Quận Công, Thái Bảo, Bồi Tụng, Tham Tụng nổi tiếng như: 2 bà con gái ông Vũ Phương Đẩu (Thông Chính Sứ, Hương Cống triều Hậu Lê) và bà Nhữ Thị Nhuận (Quận phu nhân) gồm: Vũ Thị Vực gả cho Tạo sĩ, Trấn Thủ, Đại Tướng Quân Phạm Ngô Cầu và Thị Diễm lấy ông Hội Nguyên, Tiến Sĩ, làm quan Đông Các Đại Học Sĩ, ở làng Xuân Lau (Lang Tài) tên: Vũ Miên (1718 – 1792). Và còn rất nhiều bà họ Vũ làng Mộ Trạch lấy chồng làm quan chức lớn, còn là Mẹ các Tiến Sĩ, Hương Cống, Thượng Thư, Quận Công của họ khác, làng khác.

Nên đời nay không thể không nhắc đến các tiền nhân họ Vũ là Nam hay Nữ giới, từng làm vẻ vang cho làng Mộ Trạch xưa. Cùng 33 Vị Đại Khoa, vài trăm Trung Khoa họ Vũ, Lê, Tạ, Nhữ, Nguyễn và Các bà Mẹ, ông Bố của các danh nhân Mộ Trạch, đã có công ơn nuôi dạy con thành tài và còn là Phúc Đức tại Mẫu nữa.

Đáng kể và lý thú, là các tiểu truyện vui, lạ về các cụ các ông, các bà xưa được ghi lại trong 2 bộ cổ phả họ Vũ và họ Lê, còn tàng trữ ở Kho sách Hán Nôm (Hà Nội) và ở trong làng Mộ Trạch. Chúng tôi không thể thuật lại tất cả các nhân vật có tài, có đức, có cá tính đặc biệt ở làng cổ này. Nhưng không thể bỏ qua 1 số danh nhân “thầm lặng” đó được khi bàn về làng Mộ Trạch mà tôi giới thiệu ở trên.

Rất mong các ông Vũ Huy Căn (trưởng Thôn kiêm Ban Di Tích Mộ Trạch) ông Vũ Quốc Ái (phụ trách quản lý di tích thôn) và ông Vũ Huy Thuận (Người đang quan tâm tha thiết đến văn hóa thôn này)… đều là còn tương đối trẻ (hơn 50 tuổi) hãy khai thác, giới thiệu vấn đề này. Sẽ có 1 bộ sách “Xã Sử Mộ Trạch giai thoại” giới thiệu cho bà con họ Vũ bốn phương và độc giả cả nước./.

Cự Vũ, 2008

(Sưu tầm).

 

 

Người đăng: huythuan