Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 70
Truy cập hôm nay: 3,300
Lượt truy cập: 10,294,342
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Làng cử nhân - Linh Khê

LÀNG CỬ NHÂN - LINH KHÊ

-THANH QUANG-NAM SÁCH-HẢI DƯƠNG

Thật khó có thể tìm được một làng quê có vẻn vẹn 1075 nhân khẩu, với 300 hộ gia đình, mà trong đó có đến 150 cử nhân các ngành, 7 thạc sĩ, hơn 80 giáo viên các cấp, 50 sinh viên đại học, 1 tiến sĩ tương lai đang làm luận án tại Nhật Bản. Đó là thôn Linh Khê, xã Thanh Quang (Nam Sách-Hải Dương).

Linh Khê, một làng quê bé nhỏ nằm nép mình bên dòng sông Kinh Thầy, nơi cách đây mấy chục nǎm đã ghi nhận sự trưởng thành của thần đồng thơ Trần Đǎng Khoa; và cách xa hơn 7 thế kỷ là sự xuất hiện lừng lẫy của Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.

Cạnh tấm bia cổ của di tích, ông Đỗ Minh Hoàng, một nhà giáo về hưu không khỏi bồi hồi xúc động kể về truyền thống hiếu học của người dân làng mình. Theo ông, từ xa xưa dân làng Linh Khê đã có ước muốn được đem cái chữ, kiến thức của đạo làm người dạy bảo học sinh. Chính vì thế, hết thế hệ này nối tiếp thế hệ kia mà đến nay trong cả thôn đã có tổng cộng 85 người làm nghề dạy học ở mọi cấp, mọi nơi. Từ mầm non cho đến đại học; từ trường làng cho đến các mái trường xã xôi ở mọi miền tổ quốc. Có một điều mà nhân dân xa gần đều khâm phục đối với những người làm nghề dạy học nơi đây. Dù trong hoàn cảnh khó khǎn đến đâu thì ai nấy đều hết lòng yêu và say với nghề. Nhớ lại hơn chục nǎm trước khi mà đồng lương của người giáo viên thấp, cảnh chạy ǎn từng bữa là chuyện bình thường, đã có rất nhiều người bỏ nghề để tìm cho mình một cách làm kinh tế giúp thu nhập cao hơn thì những thầy cô giáo ở mảnh đất này vẫn đặt trọn niềm tin lên từng nét phấn để truyền đạt kiến thức cho thế hệ quê nhà, mong sao sớm có ngày quê hương giàu mạnh để thoả lòng ước ao, và truyền thống hiếu học từ bao đời nay ở quê hương này. Lướt nhanh ngón tay, nhà giáo Đỗ Minh Hoàng đã bấm được sơ sơ gần chục gia đình có tới ba đời làm nghề dạy hoc như gia đình cụ Lương Quang Diễn, những gia đình có từ hai giáo viên trở lên thì không thể nhớ hết.... Cá biệt có gia đình cụ Đỗ Vǎn Dần có tổng cộng 10 người làm nhà giáo.

Đấy là đang nói chuyện người làng mình đi dậy cái chữ ở các nơi. Vậy con em làng mình thì học hành thế nào. Nói đến đây, nhà giáo Đỗ Minh Hoàng (người đã có thâm niên 36 nǎm trong nghề dạy học) trầm tư một chút rồi khẳng định với vẻ rất tự hào. Liên tục hàng chục nǎm qua, các cháu học sinh của thôn nhà thi cử bao giờ cũng đỗ đạt cao nhất xã, nhất là kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Riêng nǎm nay, cả thôn có hơn mười cháu đi thi thì có tới 7 cháu đỗ đại học với số điểm cao vào các trường mà các cháu nói là rất "rắn" như: ĐH Bách Khoa, ĐH Xây Dựng, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền,... . Thấy thôn Linh Khê đỗ nhiều như vậy thì người ta cho rằng nhờ hưởng "lộc" của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi nên mới đỗ cao đến vậy. Thực ra nói như thế thì đúng quá chứ còn gì. Nhờ có truyền thống hiếu học, lại có cả di tích cổ nói trên nên các cháu càng phải chứng minh bản lĩnh của mình hơn. Cứ nhà ai có con cháu đi học là được cả họ quan tâm. Cả thôn đến nay đã có 6 chi hội khuyến học của 6 dòng họ, 1 chi hội của thôn. Riêng phong trào thành lập quỹ khuyến học của làng thì hào hứng lắm.

Theo chân ông Vũ Vǎn Hùng- thành viên trong hội khuyến học dòng họ Vũ, chúng tôi được dự một buổi trao tặng phần thưởng cho các em học sinh có thành tích học tập xuất sắc. Thật bất ngờ, với vẻn vẹn 7 hộ gia đình đang sinh sống trên mảnh đất Linh Khê này không hề biết có chung cụ tổ họ Vũ hay không, nhưng trong làng có 7 hộ gia đình mang họ Vũ thế là họp nhau lại thành lập họ Vũ làng Linh Khê. Và quỹ khuyến học của dòng họ cũng được vận động thành lập rất nhanh trong vòng có vài ngày. Sau phần trao quà cho các cháu, cầm một triệu đồng tiền quỹ của dòng họ trên tay, ông Vũ Vǎn Hùng không biết phải "xử lý" ra sao khi trong họ nhà nào cũng khó khǎn, cũng phải nuôi các cháu đang ǎn học. Không ai bảo ai, mọi người đều muốn dành số quỹ nhỏ đó để cho nhà chị Mùi vay nuôi các cháu đi học. Hoá ra, trong họ vũ có 7 nóc nhà thì cả 7 hộ đều rơi vào cảnh thu không đủ chi khi tiền ǎn học của các con lớn quá. Như gia đình ông Vũ Vǎn Tự, hai vợ chồng làm nông nghiệp mà suốt mười mấy nǎm qua nuôi hết người con này học đại học ra trường, thì lại có cậu con khác thi đỗ. Dù có quay vòng 7 sào ruộng, một cái ao cá nhanh như chong chóng cũng chẳng thể đủ tiền chu cấp tối thiểu cho các con. Việc phải vay mượn nuôi con cái ǎn học ở làng quê này vì thế cũng không còn là hiếm. Nhưng lá rách ít đùm lá rách nhiều. Chỉ có một triệu đồng tiền quỹ trên mà nhất định không nhà ai nỡ nhận về phần mình, cả bảy gia đình cứ nhường nhau. Chị Mùi thì đưa ra ý kiến hay là chia đều ra cho ba gia đình. Nói đến đây thì mọi người phản đối ngay, nếu để cả một triệu thì còn ra tấm ra món, mới có thể dùng làm được nhiều việc. Còn xé nhỏ ra vài ba trǎm ngàn đồng thì họ ta thành lập quỹ khuyến học còn đâu là tác dụng nữa. Đành rằng phải động viên lẫn nhau bằng tình cảm là quan trọng, nhưng cũng không vì thế mà có chút quỹ như trên không ai "nỡ" nhận về mình. Thế là chị Mùi "đành" phải theo mong muốn của họ tộc cầm một triệu về để có chút vốn làm ǎn nuôi các con tiếp tục ǎn học trong sự cảm thông của mọi người.

Cứ như thế, có mặt tại làng quê này trong một thời gian ngắn mà chúng tôi đã ghi nhận được rất nhiều câu chuyện cảm động đến chảy cả nước mắt về các gia đình nuôi con học đại học. Nào thì nhà bán ruộng, bán đất; nào thì nhà bố mẹ làm lụng vất vả, bữa cơm chỉ có quả trứng bát canh để còn dành dụm từng đồng, tháng tháng gửi cho các con; có nhà thì ông bố sẵn sàng đi đào cả mộ thuê vào dịp cuối nǎm cũng chỉ với một mục đích duy nhất là để kiếm tiền cho con ǎn học.

Khó khǎn là vậy, nhưng dân làng Linh khê cũng vì thế mà ngày càng toả sáng hơn với thế hệ trẻ hôm nay. Những tấm bằng kĩ sư, cử nhân mà con em quê hương đạt được ngày một nhiều . Chắc chắn túng đói sẽ đi vào dĩ vãng và phải nhường bước cho một tương lai tươi sáng mà lớp trẻ làng Linh Khê đang tao dựng. Và sự thực là tiếng tǎm của một làng cử nhân, một làng nhà giáo đã lan rộng vô cùng. Để rồi một lúc nào đó mọi người sống trên mảnh đất này đều thấy tự hào vì mình đã giữ vững và phát huy được truyền thống hiếu học từ xa xưa, nơi có ngôi trường quốc học đầu tiên của phủ Nam Sách- đó là Trạng Nguyên Cổ Đường.

Vũ Vǎn Tiến

Người đăng: admin