Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 648
Truy cập hôm nay: 4,154
Lượt truy cập: 10,289,903
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Đi thi

ĐI THI

Ở nước ta, sớm dùng cách chọn người bằng thi cử. Lệ chung là tất cả mọi người đều được thi như nhau. Chỉ có một số ít người không qua thi cử, đó là các "ấm tử" con các quan có công to. Nhưng dù được "làm tắt", các người ấy vẫn phải đủ sức giữ chức vụ, nếu không thì bị chê cười, rồi bị bỏ. ở nước ta các người được "phong tước" Công, Hầu, Bá, Từ, Nam, không được truyền tước cho con. Thi cử gần như là con đường độc nhất để ra "làm quan".

Từ đời Lê trở lên, Thǎng Long là nơi tổ chức các kỳ thi lớn. Từ khi Hà Nội chỉ còn là một tỉnh lị, thì ba nǎm một lần cũng có thi Hương. Trường thi Hà Nội gọi là "Trường Hà".

Vua Lý dựng Vǎn Miếu, mở trường Thái Học. Nǎm l075, kỳ thi "Đại Khoa" đầu tiên, đỗ đầu là Lê Vǎn Thịnh. Trạng Nguyên thứ hai, đỗ nǎm l086 là Mạc Hiển Tích, tổ của Mạc Đĩnh Chi. Trước, sau có 56 trạng nguyên, thì tỉnh Hà Bắc có 17 người, Hải Dương 15, Hà Đông 6, Nam Định 5, Hà Nội l, Thái Bình 2, Vĩnh Phú 2, Quảng Ninh l, Thanh Hóa 2, Hưng Yên l .

Thi "Đại Khoa", từ Lê về trước, đỗ đầu là Trạng nguyên, thứ hai là Hoàng Giáp, thứ ba là Thám Hoa. Còn thì là tiến sỹ. Gọi chung là "ông nghè". Đời Lê , khi đỗ ông nghè thì được dự ǎn "yến" ở triều đình, đi chơi vườn Thượng Uyển (cung vua), rồi đi "du nhai", tức là chơi phố. Sau đó, dân hàng tổng lên tận kinh kỳ đón quan nghè "tân khoa" về "vinh quy, bái tổ". Trong đám rước, ông nghè cưỡi ngựa đi trước, bà nghè, ngồi võng đi sau. Nhà nước cho rước cả bà nghè để tỏ ý biết công người phụ nữ "gánh gạo nuôi chồng".

Về đến quê, ông nghè được chọn một chỗ, để hàng tổng làm nhà cho. Vì thế mới có câu "chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng".

Ở ta xưa, mỗi tỉnh vǎn học có khác. Hai tỉnh có nhiều tiến sỹ nhất là Kinh Bắc ( Hà Bắc) và Hải Đông (Hải Hưng). Từ Lê về trước, tỉnh Bắc có 17 trạng nguyên và 622 tiến sỹ. Huyện có nhiều ông nghè nhất là huyện nghèo Lang Tài. Một độ, triều đình có 6 Thượng thư (Bộ trương), thì 4 ông là người Lang Tài, rồi đến Thuận Thành. Huyện Võ Giàng có làng Dủi, có 40 tiến sỹ. Tiên Du có làng Hương Mặc, có 20 trạng nguyên và tiến sỹ. Hai Đông ( Hải Dương) có 15 trạng nguyên và 572 tiến sỹ. Làng Mộ Trạch nổi tiếng là "Lò tiến sỹ". Lương Ngọc có nhiều danh sỹ. Kiệt Đặc có "bà tiến sỹ" Nguyễn Thị Duệ. Bà đã "giả trai" đi thi. Cả nước có 2.99l tiến sỹ và 56 trạng nguyên.

Thời Nguyễn, việc học và thi cử như sau :

Khoảng 1840, trong 3 l tỉnh có 21 viên "Đốc học"hàm bậc 5 trở lên (Quan giai có 9 bậc); 90 phủ, có 63 "giáo thụ", quan bậc 7 trở lên; 270 huyện, có 94 "huấn đạo" quan bậc 8. Thời ấy một phủ gồm mấy huyện.

Ở phủ, huyện, mỗi nǎm có hai kì thi "khảo khóa".Trúng tuyển được gọi là "Khóa sinh", thầy khóa.

Ba nǎm một lần, 4 tháng trước kỳ thi "Hương", ở các tỉnh lớn, mở kỳ "Sát hạch", để chọn người di thi. Ai đỗ đầu kỳ thi này, dù không được danh vị gì, trong làng nho vẫn gọi là "đầu xứ". Ví dụ : ông xứ Lê, ông xứ Nhu.

Nǎm 1807, nhà Nguyễn mới mở kỳ thi Hương. Cả đời vua Gia Long, chưa mở thi Hội. Vua Minh Mạng có nói: "lối thi không tốt", nhưng vẫn không thấy cải cách gì cả. Các vua nhà Nguyễn hay lo xa, "ngại" không lấy trạng nguyên, trong cung không đặt hoàng hậu.

Trước khi thi, "thí sinh" phải làm tờ "cung khai tam đại" kê ba đời trước làm gì. Nguyên tắc là con nhà nào cũng phải được thi cả. Thậm chí có người là con nhà "mõ ", không biết. cả họ mình là gì, mà cũng thi đỗ, rồi làm đến tổng đốc. Nhưng lại không cho con nhà hàng cơm và phường chèo đi thi, vì cho là trong hai nghề ấy hay "trái đạo ". Rồi mua "giấy thi", là một thứ giấy bản tốt, rộng, đóng "quyển", viết tên thí sinh, có kèm tên xã, rồi nộp lên.

Thi "Hương" vào cuối nǎm, nên gọi là "Thu bảng". Đi thi, không hạn chế tuổi. Đời Lê, loại trên gọi là ông "cống", loại dưới gọi là "sinh đồ". Đời Nguyễn, thì gọi là "cử nhân" và "tú tài", ông cử ông tú. Đỗ tú tài thì được thi lại mãi. Đỗ hai lần, gọi là ông "kép", ba lần là "mền", bốn là "đụp". Vì tuổi không hạn chế, mà xảy ra một chuyện: Con đã đỗ, đi chấm trường rồi mà ông bố vẫn đi thi. Thi xong về, cụ hỏi: "Khoa này, có gì lạ khộng?" Con thưa: "Có một bài viết lạ quá. Thí sinh viết: "Vǎn vương chi hóa tự Tây Đông Nam Bắc vô tư bất phục" không ra nghĩa gì bị đánh hỏng" . Ông bố lấy gậy đánh cho một trận, trách: "Mày dốt làm oan người ta! Tao viết thế đấy"' Thì ra: bài không bao giờ chấm câu. Ông cụ định viết "Vǎn hóa của vua Vǎn Vương đến từ phương Tây, (phẩy), Đ ô ng, Nam, Bắc không đâu là không phục! " Ô ng con đành chịu đòn.

* **

Nǎm 1876, có sáu trường thi Hương: Huế, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định và Hà Nội. Ngoài lệ thường ba nǎm một khoa, khi có việc vui lớn, thì nhà vua mở "ân khoa". Khi vua Kiến Phúc lên ngôi, triều đình mở "ân khoa, Giáp Thân" ở Thanh Hóa 1884.

Thi vào tháng l l, Trường Hà Nội, khoa 1876, thi ngày l- l l- 1876, có 4500 sỹ tử, lấy đỗ 25 cử nhân và 50 tú tài. Thi làm 4 kỳ, rải trong l tháng :

Kỳ l : Thi kinh nghĩa, giải nghĩa sách, thể vǎn 8 vế.

Kỳ 2: Thơ và phú.

Kỳ 3 : Sách vấn. Thường hỏ i về chính sách.

Kỳ 4 : Sát hạch.

Những sĩ tử chỉ vào được kỳ thứ 3 thôi rồi hỏng, khi về cũng được bà con gọi là ông "tam trường".

Phố Tràng Thi, ở chỗ nay là thư viện trung ương, nǎm 1886 là Trường thi Hà Nội. Đời Lê thì Trường thi Hương ở Quảng Bá. Trường thi Hà Nội là một khu đất dài 200m, rộng l00m. Xung quanh có tường bao. Trong trường ngǎn ra làm hai phần. Phần tây có 21 nếp nhà gạch, để các quan trường ở và làm việc. Phần đông to hơn để đất trồng. Có hai đường cắt nhau ở giữa, chia đất thành 4 "vi". Đấy là " Đường thập đạo". ở chỗ giữa có cái chòi cao, từ trên ấy, quan "Đề điệư" đứng coi thi.

Trong một thành phố dưới l0 vạn người, mà có hơn 5 nghìn sỹ tử đến, các quan trường và tùy tùng, hơn trǎm người, thì rậm rịch cả lên. Bà con, nhất là các học trò rủ nhau đi xem "các quan tiến trường". Các quan đi "võng trần". Quan "chủ khảo" che 4 lọng, các vị khác 2 lọng. Những vị có tuổi đem theo một chú bé. Các quan võ đem gươm ngồi ngựa .

Các quan vào rồi thì cửa trường đóng lại. Niêm phong. Không ai được ra vào nữa. Mỗi ngày, lương thực đưa đến cửa .

Trước hôm thi, cửa trường yết bảng "Trường quy" và bảng các tên "húy" của nhà vua, phải tránh khô ng được dùng, hay phải viết sai đi. Thí sinh xúm lại ghi kĩ. Việc này hệ trọng lắm. "Phạm húy" thì bị đánh hỏng. Phạm húy nặng, có khi bị tội .

Hôm thi, tiếng loa gọi. Quan Đề điệu đứng trên chòi nhìn chòng chọc. Sỹ tử xách lều chõng vào , đóng ở cái "vi" dành cho địa phương mình. Mỗi người một lều. Học trò nghèo chỉ đem cái chõng, vài cái cọc, trên là chiếc chiếu. Con nhà các gia đình hay có người đi thi, thì có lều làm sẵn. Mộ t cái đế gỗ gập đôi, mở ra. Mấy cái nẹ p đã có lỗ để cắm cọc. Các cọc phía trên chụm vào một cái suốt có ống tre để cắm. Phủ bằng tấm giấy sơn. Có cả lá tiền và lá hậu. Thật là một cái nhà xinh. Nếu không có tráp, thì phục xuống sàn mà viết.

Đeo "ống quyển" vào, lên xin lại quyển thi đã nộp trước.

Về lều làm bài. Đến bữa, giở cơm nắm ra ǎn. Nước uống đựng trong quả bầu lọ. Đến giờ "ngọ ", giữa trưa, phải đem quyển lên đóng dấu "Nhật trung". Quan trường nhìn dấu thi biết rằng đến trưa làm bài đến đâu.

Đến chiều, cho bài vào ống quyển và thu lều chõng.

* *  *

"Lễ sinh" rọc "phách", tức là "rọc"tên, cất đi, cho quan trường không biết là bài của ai.

Đứng đầu quan trường, là quan "chủ khảo " thường là một vị có tiếng về đạo đức, vǎn chương. Quan "sơ khảo" chấm lần thứ nhất. Quan "phúc khảo" chấm lần thứ hai. Các bài hỏng còn được quan "phân khảo" chấm lại. Ông "chủ khảo " thường xem lại một lượt, có khi vớt được những người hỏng oan.

Người ta rỉ tai kể rằng, khi các quan trường chấm, thì có các oan hồn" đến run rủi, không để cho con bọn tàn ác đỗ ! Có người bảo là có thật đấy!

Sau ba kỳ, là các bài chính đã xong. Kỳ 4 là kỳ "sát hạch" thường ra một bài luận để xem có thật tài không và để xếp thứ tự. Thường lấy một cử nhân thì hai hay ba tú tài.

Hôm cuối làm lễ "xướng danh", gọi tên các người đỗ.

Trước trường dựng một cái đài lớn. Các quan trường ngồi trên những "ghế chéo". Ghế mặt hình quả trám. Khi ngồi thì mỗi chân để một bên cái góc phía trước. Sau ghế, có chỗ tựa . Ngồi ghế này dễ ngay ngắn.

Lễ sinh gọi tên các người đỗ cử nhân. Đến tên ai thì người ấy "dạ" mộ t tiếng to , thật sung sướng. Yết bảng tên các người đỗ tú tài. Các "ông cử mới" được ban cho mỗi người một áo thụng xanh và một cái mũ "vǎn mạo ". M ặc vào, sắp hàng, lạy tạ các quan trường. Từ đây, gọi quan trường đã chấm, lấy mình đỗ là thầy, là "phòng sư".

Ở khóa 1886, các ông cử ức lắm, vì trên bục có cả mấy người nước ngoài. Sau này, ở trường Nam, vì có mấy bài thi mới, lại có mấy "tham biện" chấm thi. Vì cớ này mà nhiều sỹ tử bỏ không thi nữa.

Qua một khoa thi, thầy khóa đã một bước lên "quan". Đỗ cử nhân có thể đi làm Tri huyện hay Huấn đạo. Đỗ Tú Tài, cũng vinh hiển, nhưng cái kiếp "đi thi" vẫn còn chưa hết. Tú tài cũng có thể làm Huấn đạo ở các miền Trung du.

Khoa thi cuối cùng ở trường Hà, có một chuyện cảm động. Chập tối, mà còn một lều. Đề điệu đến xem, thì thấy thí sinh đã chết rồi, mà ống quyển đã treo vào cổ. Thày khóa đã viết xong, định đi nộp thì chết. Quan trường quyết định cứ xếp quyển của anh ta vào hòm bài. Sau khi chấm, bài ấy được xếp vào loại đỗ tú tài. Vinh dự muộn mằn đến với tang gia. Đó là nho sinh người họ Phạm, làng Lương Ngọc.

Ở miền Bắc và miền Nam, thi Hương, đỗ đầu, gọi là "Thủ khoa". ở Trung, gọi là "Giải nguyên".

* *   *

Khoa 1886, khoảng 5 nghìn sỹ tử đến Hà Nội. Việc "Hà Thành thất thủ"' như nhát dao mang trong lòng đang rỉ máu. Dù sao , đến Hà Nội, thì cũng đi "chơi phố". Các thầy không còn nhỏ gì nữa, nhưng cái nghề "nhất quỷ, nhì ma, . . . " các thí sinh vẫn cứ bồ ng bột, trong bụng lại có một "quan cử tương lai". Hàng Khay có cô bé bán hàng, khá là "chanh chua" . Khi biết rằng đó là con gái bang Kim, người hay thì thọt nhà Tây, thì học trò cơn giận nổi lên đùng đùng, phá tan cửa hàng, đập vào cả trong nhà.

Tây biết ngay ý nghĩa của việc này. Sau khoa ấy, trường Hà bị bỏ, chuyển sang "Hà-Nam hợp thí" Và rồi mỗi khi thi ở trường Nam - chỗ sau ga Nam Định bây giờ - thì pháo, thuyền vào sông Vị Hoàng, chõ nòng súng vào trường thi.

* *  *

Nǎm trước có thi Hương, thì liền nǎm sau có thi Hội. Có nhiều ông cử cứng, đỗ mùa đông, mùa xuân đi thi Hội ngay.

Phần nhiều các ông cử tự học thêm. Nhưng cũng có những ông vào làm "Giám Sinh", tức là học trường "Quốc Tử Giám" . Nhà Lý đặt trường Thái Học, sau thành Quố c

Tử Giám. Trường ở phía sau Vǎn Miếu, nay còn khu đất, có tường bao, ở sau điện Đại Thành, có cổng riêng mở ra phố Vǎn Miếu (phố Cao Đắc Minh và Cổ Giám cũ).

* *  *

Trường có hai giảng đường và 150 phòng cho 300 giám sinh ở. Học trò có bốn loại: "Tôn sinh" là con vua; "ấm sinh" là con các quan, được tập ấm; "C ống sinh" là các học trò mà các tỉnh đặc biệt giới thiệu đến; đến "Giám sinh" là số đông nhất, là ông Cống (ông cử) đến học để thi Hội.

Giám sinh thì chia làm ba "xá", xá l, mỗi người được lĩnh một quan tiền đen (kẽm) mỗi tháng; Xá 2, tám tiền; Xá 3, sáu tiền. Mỗi "tiền" là 60 đồng kẽm. Một quan có mười tiền.

Hiệu trưởng gọi là "Quốc Tử Giám tế tửu", giáo sư là "Tư nghiệp". Các ông đều là những người đạo đức, vǎn chương cự phách. Đời Trần, thầy Chu Vǎn An cũng đã dạy ở Giám.

Lệ nhà nước định rằng: Mỗi kỳ giảng, Thái Tử phải đến nghe. Các quan to được đến nghe giảng, coi là vinh dự. Mỗi nǎm, Giám mở một tiệc: đánh cá Vǎn hồ (ở trước Vǎn Miếu) làm một bữa mời tất cả thầy, trò, quan khách dự.

Đời Nguyền đã đe m Quốc từ Giám vào Huế .

* * *

Thi "Hội" mở ở kinh đô, vào mùa xuân, gọi là "Xuân bảng". Muốn dự thi phải đỗ cử nhân. Nói về vǎn, ở khoa thi này có các thể vǎn: Biểu, Chiếu, Chế, tức là thư dâng lên cho vua, và chỉ thị từ vua xuống. Trong thể vǎn này, mỗi chữ là quan trọng, phải được dùng thật "đắc thể", nghĩa là đúng chỗ , đúng cách.

Để rồi đi thi Hội, các ông cử của Hà Nội thường chỉ đọc vǎn cũ, học lấy thôi. Đi thi Hội là cả một chuyện. Đi bộ , ít ra cũng mất 25 ngày, thi cử một tháng, rồi về 25 ngày nữa. Tiền lộ phí, tiền trọ, nhiều lắm. Thường thì các ông cử nghèo, được họ hàng, làng nước giúp, nhưng sao mà đủ được . Nếu yếu sức mà phải đi cáng thì còn nhiều lắm. Thắt lưng trong, mỗi thày có một sợi dây chuỗi xâu tiền, rút ra dần mà tiêu. Phần lớn, ai đi thi như một cuộc "chơi xa", ǎn uố ng đạm bạc, vài chén rượu mỗi chỗ có phong cảnh đẹp, lại dừng lại ngâm thơ. Mãi sau này khi có tầu thủy Hải Phòng vào Đà Nẵng, mới dễ dàng đôi chút.

Có một điểm là: đi thi, không học "gạo ". Học phải thấm vào. Không có thì đi đường quên hết.

Thi vào tháng 3. Thường có 200 thí sinh.

Các quyển thi nộ p lên, người ta cũng "rọc phách", rồi trao cho các "ông nghè bút thiếp ", chép lại bằng chữ "son". Ô ng nghè đây không phải là tiến sỹ; thư ký các viện gọi là ông nghè. Ô ng nghè "bút thiếp" là người đã thi đô kỳ thi chứ tốt. ờ Hàng Than, trước đây, có "ông nghè Dụ".

Quan trường chấm, chỉ chấm bản son thôi. Đôi khi chính ông được trao cho đề thi lại nói lộ ra. Ví dụ nói cho con của thầy học mình, hay con của thủ trưởng mà mình kính phục. Nhưng không phải là ai được giúp cũng chịu nghe cả đâu. Ông Nguyễn Thượng Hiền được một người làm với bố ông giúp như vậy. Ông đã không nhận thư, và bỏ đi trọ chỗ khác.

Thi "Hội" có ba kỳ. Số điểm cho từ l đến l0. ở một kỳ mà không được 4 điểm trở lên, thì không được vào kỳ sau. Sau 3 kỳ, mà điểm đều từ 4 trở lên, thì xếp loại đỗ "tiến sỹ". Được vào kỳ 3, mà không đỗ, thì xếp vào loại "phó bảng". Phó bảng cũng là "tiến sỹ", nhưng ở bảng "phó"

Sau thi Hội, có thi "Đình", tức là thi ở trong triều đình. Phép là vua coi việc thi và ra đầu bài. Thường thì vua ủy cho một viên quan to làm. Đầu bài hay hỏi về một vấn đề lý luận cao, hay một việc thời sự, một chính sách. Thí sinh trả lời, gọi là "đình đối", nghĩa là trả lời triều đình.

Dự thi gồm các người đã được xếp đỗ tiến sỹ và một phó bảng xuất sắc.

Xếp hạng như sau:

10 điểm, đỗ trạng nguyên

9 điểm, đỗ bảng nhỡn

8 điểm, đỗ thám hoa

Ba loại trên này đều cũng gọi là tiến sỹ, nhưng gọi là "Tiến sỹ Đệ Nhất Giáp".

Được 6 hay 7 điểm, đỗ "Nhị giáp tiến sỹ"

5 điểm trở xuống là "Tam giáp tiến sỹ"

Trung bình mỗi khoa có 200 thí sinh, có 6 hay 7 tiến sỹ. Triều nhà Nguyễn chưa bao giờ lấy "Trạng nguyên". Trong giới vǎn học thì người ta gọi người thi hội đỗ đầu là "Hội nguyên", đỗ đầu thi Đình là "Đình nguyên", ví dụ: ông Đình nguyên Đào Nguyên Phổ. Đỗ đầu cả thi hương, Hội và Đình, gọi là "Tam Nguyên", ví dụ hai ông tam nguyên: Trần Bích San (1840-1878) và Nguyễn Khuyến (1835-1909). Võ phạm Hàm đỗ Thám hoa, Nguyễn Thượng Hiền ( 1868- 1925) đỗ Hoàng giáp. Khi vào thi, vua ban cho bánh kẹo. Phải lạy tạ, nhưng không ǎn, để đem về làm quà cho bố mẹ...

Đỗ Tiến sỹ đi làm, có thể bổ Tri phủ. Phó bảng làm Đồng tri phủ.

* **

Trên đây là một số ý thức và hình thức cũ về khoa cử mang một số ý nghĩa. Các hình thức ấy cũng biểu hiện: trao một danh vị vǎn học cho một người là đồng thời trao cho một trách nhiệm về đạo đức.

 

Sưu tầm từ hanoi.vnn.vn

Người đăng: admin