Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > ĐỊA DANH LỊCH SỬ

 

Văn Miếu Bắc Ninh là một trong những di tích còn khá nguyên vẹn, với 11 bia đá ghi tên 645 vị khoa bảng của tỉnh, nơi có số người đỗ tiến sĩ nhiều nhất trong nước.

Bắc Ninh - Địa danh nổi tiếng đã sản sinh ra “Một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng Nguyên, một thuyền Bảng Nhãn”.

Trong lịch sử Hán học dưới chế độ phong kiến kéo dài 845 năm (1075-1919) nước ta đã có 18 khoa thi đại khoa đã được chọn 2.991 tiến sĩ thì Bắc Ninh đã đỗ 645 tiến sĩ (Chiếm 1/4). Trong đó số người đỗ tam khôi (Trạng Nguyên) là 47 thì Bắc Ninh chiếm 17 người (1/3). Người đỗ “Thủ khoa” của khoa thi đầu tiên ở Đại Việt vào thời Lý (1075) là Lê Văn Thịnh (quê ở Đông Cứu – Gia Bình) từng làm tới Thái Sư, Tể tướng, được coi là “ông trạng Khai khoa”.

Chi tiết

 

Từ năm 1070, nhà Lý cho dựng văn miếu ở Thăng Long. ở các địa phương cũng dựng văn miếu, văn chỉ. Lúc đầu văn chỉ không có mái (theo từ điển Đào Duy Anh, thì văn chỉ là nền tế thánh, tế Khổng Tử ở các hương thôn lập nên) chỉ là một nền đất phẳng có 3 hoặc 4 bệ thờ. Đến thế kỷ 19, một số nơi xây từ đường khang trang sạch đẹp. Văn chỉ tổng Đỗ Xá (nay thuộc thị xã Bắc Ninh) được xây hồi đó. Tổng Đỗ Xá xưa gồm 8 xã: Đại Tráng; Phương Vĩ; Thanh Sơn; Đáp Cầu; Thị Cầu; Cổ Mễ; Y Na; Đọ Xá.

 
Chi tiết

 

Theo "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, dưới thời phong kiến Việt nam ta có cả thảy 125 khoa thi với 127 đình nguyên và từ 127 đình nguyên này thì chỉ chọn có 47 Trạng nguyên, còn lại đều là bảng nhãn trở xuống.

 

Trong 47 vị được chọn đỗ trạng nguyên thì có 8 vị là người Hải Dương, gồm:

Chi tiết

 

Đinh từ tự điển viết bằng chữ Hán, do Nho sinh Vũ Tông Hải, tự là Bao Như trước thuật xong vào ngày tốt tháng 2 mùa Xuân năm Cảnh Hưng thứ 31 (1780). Lang Trung Vũ Lan Am (Vũ Phương Lan) đề tựa. Tiến sĩ, cống bộ Phó sứ, Đông các đại học sĩ, Hồng Trạch Bá Vũ Di Hiên (Vũ Huy Đĩnh) xem lại. Nhóm tác giả này đều là anh em con cháu họ Vũ ở làng Mộ Trạch.

Đinh từ tự điển hiện nay lưu ở Ban quản lý di tích Mộ Trạch có lẽ là bản sao, không rõ thuộc thế hệ thứ mấy? Sách gồm 47 trang, giấy cũ, khổ 14x27cm. Chữ Hán chân phương, mỗi trang 8 dòng, dòng nhiều nhất 23 chữ, dòng ít nhất 3 chữ; tổng cộng khoảng gần 6000 chữ.

Chi tiết

 

1.     PHÁI GIÁP:

Không phải phái này là con trưởng hay đàn anh bảng phái sau đâu! Theo ý kiến riêng, có lẽ Cụ Tổ mở đầu của phái Giáp đã xuất hiện sớm nhất? So với 7 cụ khởi Tổ 7 phái tiếp theo chăng? Không biết Ngài tên gì cả! Chỉ chép là Vũ Công = (ông họ Vũ) có tên hiệu là Chân Nhân. Đây là cụ khởi Tổ của phái giáp.

-         Có lẽ cụ Tổ Chân Nhân này sinh vào khoảng những năm 1425 – 1430? Vì con trai cụ là ông Hoàng Giáp Tiến sĩ Vũ Quỳnh (sinh năm Quí Dậu 1453) đời vua Nhân Tông. Thì Cha là cụ Chân Nhân được triều đình Lê Thánh Tông tặng cho chức Tham Chính (lúc đó cụ đã mất lâu rồi) vì ông Quỳnh đỗ Tiến sĩ năm 1478 (sau ông Vũ Hữu 15 năm) đã ra làm quan. Nên biết: đời xưa, lúc còn sống, vua ban cho chức tước thì gọi là Phong. Lúc chết, vua cho chức tước thì gọi là Tặng. Bởi thế mới có thành ngữ cổ: Sinh phong, Tử tặng (sống được phong chức, chết được tặng chức).

Chi tiết

Kể ra trong họ Vũ làng Mộ Trạch, huyện Đường an này (nay thuộc tỉnh Hải dương), gia đình Phương quận công thuộc vào chi có thế lực và danh tiếng nhất, mà Phương quận công lại là vai tộc trưởng. Thực ra, cụ là con thứ ba. Hai người anh đầu mất, cụ Vũ Duy Chí trở thành bậc tôn trưởng của họ Vũ, đồng thời cũng là vị Tể tướng trong triều. Lúc này, nước ta ở dưới triều Lê Gia Tông và Tây đô Vương Trịnh Tạc. Cầm đầu các bộ là những viên quan mẫn cán đắc lực, có đức độ cao, được quan lại và nhân dân kính trọng như các ông Phạm Công Trứ, Trần Đăng Tuyển, Nguyễn Mậu Tài v.v. Vũ Duy Chí là một vị Tham tụng có uy tín lớn trong số này. Cụ đã trải qua nhiều chức: Binh bộ Thượng thư năm 1664, Lễ bộ Thượng thư năm 1669. Hiện cụ đang phải giúp chúa Trịnh kiêm quản nhiều việc, vì ông Phạm Công Trứ đã về trí sĩ, dự vào hàng quốc lão, thỉnh thoảng chúa mới vời vào hỏi han. Ông Trần Đăng Tuyển cũng vừa mới mất (1673). Còn ông Thượng thư bộ Hình là Lê Hiếu thì lại bị bãi chức. Lớp quan lại kế cận có tài năng như Hồ Sĩ Dương, Đào Công Chính, Đặng Công Chất v.v. thì chưa được đứng vào hàng Tham tụng.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10« Back · Next »