Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > PHONG TỤC, TẬP QUÁN

Nằm tại km số 8, trên đoạn đường Hà Nội - Hoà Bình, làng Triều Khúc còn có tên gọi là Kẻ Đơ, nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kẻ Đơ xưa vốn đã là một vùng quê nổi tiếng với nghề làm nón quai thao, vì thế, làng còn được gọi là làng Đơ Thao. Ngoài quai thao, làng còn nổi tiếng bởi nghề thêu may những đồ thờ như: lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía.

Chi tiết

Đình Thọ Chương là một ngôi đình lớn ở xã Đức Lý, huyện Lý Nhân (xưa kia là đình thôn Hạ, xã Vũ Xá, tổng Ngu Nhuế, huyện Nam Xang). Đình thờ ông Vũ Lang Nữu, quê ở Thọ Chương, là người có công dẹp giặc, được nhà vua miễn trừ sưu thuế tạp dịch cho dân làng.

Chi tiết

Có thể nói công lao lớn nhất của Ðức thần Tổ, vị Thành hoàng làng Mộ Trạch: Vũ Hồn, là mở nền văn, gây dựng đức tính hiếu học cho các thế hệ con cháu. Từ mái trường đầu tiên của thầy Vũ Hồn, các sĩ tử Mộ Trạch kế tiếp nhau lưu danh vào bảng vàng bia đá.

Chi tiết

Khi cha mẹ hấp hối thì phải khiêng ra giữa nhà để tỏ rằng cha mẹ chết một cách quang minh chính đáng. Lúc này phải đặt tên hiệu, tên thụy, còn gọi là tên cúng cơm, rồi thưa cho cha mẹ biết để sau này mỗi khi cúng giỗ, nghe con cháu khấn tên thì cha mẹ về dự lễ. Lại lấy một miếng lụa trắng dài đặt lên mặt, có người nói đặt lên ngực (1) để hồn người sắp chết nhập vào, rồi kết thành hình người, gọi là hồn bạch.

Chi tiết

Nho giáo là hệ tư tưởng được triều đình sử dụng để cai quản đất nước. Song, việc thâm nhập của Nho giáo vào làng xã không phải không có rào cản lớn, bởi làng xã người Việt cổ truyền là cụm dân cư khép kín với phong tục tập quán riêng, được bao bọc bởi luỹ tre làng, với các hoạt động kinh tế cơ bản là tự cung tự cấp, có bộ máy lí dịch điều hành riêng, nên thường được gọi là “tiểu triều đình” đối diện với nhà nước phong kiến. Tuy nhiên, quá trình san định và thực thi hương ước do các Nho sĩ đảm trách là cầu nối cho sự thâm nhập của Nho giáo với làng xã.

Chi tiết

Từ xưa, nhân dân ta chịu ảnh hưởng lễ nghi của người Trung Hoa, cho nên lễ tang được cử hành trong khuôn khổ đó, tuy vậy cũng có khác đi nhiều chỗ. Mọi sự tế lễ của ta căn cứ theo "Thọ Mai Gia Lễ" và "Gia Lễ Chỉ Nam". Thọ Mai cư sĩ, tên chính là Hồ Gia Tân, sinh sống vào thời hậu Lê, đã soạn cuốn gia lễ thành sách, có nhiều chỗ đã phỏng theo nghi thức của Chu Văn Công tức Chu Hi, còn gọi là Chu Tử, đời Nam Tống đặt ra và Thọ Mai cư sĩ cũng đã có sửa đổi ít nhiều.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6« Back · Next »