Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Đặng - Vũ Phả Ký

ĐẶNG-VŨ PHẢ KÝ

Đặng Phương-Nghi

(Centre International d'Etudes Vietnamiennes, 6 Rue Augustin Thierry, Paris 75019, France, 1989)

Phần này đã được Webmaster xin phép Tác-giả.

Prolégomènes à la généalogie des Đặng-Vũ

Parmi les deux cents et quelques groupes de familles (họ) qui contituent la population vietnamienne, les Đặng-Vũ occupent une position tout-à-fait part. Ce sont les seuls qui peuvent se targuer d'appartenir à la même gens, d'être tous apparentés les uns aux autres. Pourquoi cette particularité et surtout pourquoi cette foi quasi mystique dans leur propre valeur qui anime la plupart d'entre eux, c'est ce que cette étude essaie d'élucider en retracant l'historique de la 'famille.'

Les Đặng-Vũ proprement dit ne remontent qu'à la fin du XVIIIe siècle, en 1765 exactement, date à laquelle Vũ Thiện Thể, marié à Đặng Thị Từ Giảng, prend le nom de famille de son beau-père et 'inscrit sur le registre communal du village de Giao Thủy (devenu Hành Thiện en 1823, arrondissement de Xuân Trường, province de Nam Định, aujourd'hui Hà Nam Ninh) sous le nom de Đặng-Vũ Thiện Thể, inaugurant ainsi une lignée nouvelle à double patronyme. C'est cette apparition conjuguée avec une notoriété précoce (laquelle dissuade les autres Đặng de donner le mot Vũ comme nom intermédiaire à leurs enfants pour eviter les quiproquos)(1) qui explique les liens de parenté entre tous les Đặng -Vũ.

Cependant, par leur ancêtre Vũ Thiện Thể les Đặng-Vũ se réclament descendants de Vũ Hồn, généralissime des Tang et vice-roi d'Annam de 841 à 843, marié à une Vietnamienne et installé au Vietnam après son mandat au village de Mộ Trạch (arrondissement de Bình Giảng, province de Hải Dương, aujourd'hui Hải Hưng). Etant donné le nombre important de personnes portant le même patronyme au Vietnam et le fait que les Vũ forment la 5-ème population du pays, rien, en l'absence de toute tradition orale ou écrite, ne permet à ceux qui ont pour nom de famille Vũ de se rattacher aux Vũ de Mộ Trạch, l'une des plus grandes (sinon la plus) familles du Vietnam par le nombre de ses lettrés et de ses mandarins.

Il est à rappeler qu'il n'existe pas de noblesse héréditaire au Vietnam bien que des titres de noblesse puissent être décernés par le souverain en récompnse de bons et loyaux services. Titres et fonctions mandarinales ne sont pas transmis aux enfants, mais entrainent des privilèges plus ou moins grands accordés aux enfants jusqu'à la 5-ème génération au plus. Même les membres de la famille royale qui bénéficient de privilèges plus grands à savoir des titres de noblesse degressifs, finissent en principe par devenir simples sujets à la 6-ème génération. A defaut d'une noblesse de sang s'est constituée au Vietnam une sorte d'aristocratie de l'esprit basée sur la pérennité des reussites scolaires et sociales de ses membres. Elle exige une longue tradition d'études et d'éducation rigoureuse que peu de familles arrivent à maintenir.

Nous ne savons rien des descendants de Vũ Hồn du IXe au XIIIe sièclẹ Mais du début du XIVe à la fin du XVIIIe siècle, les Vũ de Mộ Trạch se font remarquer non seulement par le nombre exceptionel de leurs lauréats aux concours littéraires mais aussi par la personnalité et la véracité des talents de leurs membres. Vũ Quỳnh (1452-1516), par ailleurs ministre de la guerre et accdémicien, est reconnu comme le plus grand lettré du début de la dynastie des Lê, auteur d'une monumentale histoire du Vietnam mais aussi d'un traité de mathématiques. A ce propos, il partage avec son cousin Vũ Hữu (1443-1530), premier ministre, l'honneur d'être l'un des quatre plus grands mathématiciens du Vietnam sous le régime monarchique. Un frère de Vũ Hữu était champion de lutte, et la renommée de leur cousin Vũ Huyên dans le jeu d'échec etait si grande qu'elle a donné lieu à l'expression populaire: 'Alcool de Kẻ Mơ, échec de Mộ Trạch'.

Lettrés de pères en fils, les Vũ de Mộ Trạch remplissaient des fonctions mandarinales qui allaient du post de pemier ministre au modeste exercice de chef de village, ou la charge plus simple mais plus respectée de maitre d'école. Le taux de réussite des Vũ aux concours de doctorat tout au long des siècles etait si grand qu'à la lecture de la liste des docteurs du royaume , le roi Tự Đức des Nguyễn nota en marge des resultats du concours de 1856 où sur six recus trois provenaient des Vũ de Mộ Trạch: 'Une famille (qui vaut) la moitié de ce qui se trouve le ciel '. Un tel succès dans tous les domaines ne pouvait qu'exciter la jalousie de leurs contemporains. Au XVIIIe siècle, devant les premiers prix de composition littéraire et de calligrphie remportés par les Vũ de Mộ Trạch, un mandarin dépité déclara: ' De nos jours sur trois laureats du meilleur style, Mộ Trạch mporte déjà deux places, un seul meilleur calligraphe est choisi et c'est encore Mộ Trạch qui excelle; s'il existe un championat pour les voleurs, ce sera peut être encore Mộ Trạch qui triomphera'.

Établie à Hành Thiện, la branch Đặng-Vũ des Vũ se monstra digne de ses ancêtres. Aubout de deux générations les Đặng-Vũ commencèrent à rivaliser en études avec les deux 'familles' notables de la région, les Nguyễn et les Đặng. Si aucun Đặng-Vũ n'a atteint le grade de doctorat sino-vietnamien (par manque de moyen financier leur permettant de séjourner dans la capitale où se deroule le concours)(2), bacheliers et licencié sino-vietnamiens Đặng-Vũ étaient légion, et proportionnellement au nombre de ses mmbres, la famille Đặng-Vũ finit par totaliser plus de lauréats que ses rivales.

De même que leurs ancêtres ont fait le renom de Mộ Trạch, les Đặng-Vũ ont contribué, sous l'ancien régime monarchique, à faire de l'ancien petit village perdu dans les marais un célèbre centre culturel où de la fin du XIXe au début du XXe siècles s'empressaient les jeunes lettré à la quête de maitres et conseillers. A tel point qu'un adage est venue consacrer cette notoriété: ' Cổ Am au Nord, Hành Thiện au Sud'.

Les Vũ de Mộ Trạch comme les Đặng-Vũ attribuent la prospérité de leur 'famille' à l'influence bienheureuse de l'emplacement sacré de la tombe de leur premier ancêtre Vũ Hồn. Ce dernier, comme un bon nombre des lettrés des Tang, était tres versé dans la géomanciẹ Lors de son séjour officiel au Vietnam il eut le loisir de visiter tout le pays et fut séduit par un territoire entouré de fleuves par ses quatre côtés qu'il baptisa Đường An (La Paix des Tang).

Mais ce qui attirait son attention dans cette région était un terrain aux particularités géomantiques rarissimes, une parfaite configuration de l'astre Or censée apporter bonheur et prospérité éternelle (donc supérieure même au site promettant la souveraineté car la portée du pouvoir bénéfique de ce dernier est toujours limitée) aux descendants de la personne qui y est enterrée, à condition que soient respectées des règles très compliquées d'inhumation.

Plus que toute autre considération, ce terrain incita Vũ Hồn, Chinois originaire de la province de Fujian, à rester au Vietnam et à construire sa résidence dans cette contrée de Đường An, appellée par lui Khả Mộ (lieu qui mérite d'être aimé), nom qui fut changé plus tard en Mộ Trạch. Avant de mourir, il prit toutes dispositions nécessaires pour être enterré selon les règles de la géomancie au site convoité.

Ce tombeau, très impressionnant parait-il, restauré au moins une fois au XVIIe siècle (à la demande d'ailleurs des cousins de Chine, très en vue aussi dans leur pays) est tombée en ruine sous l'empereur Thành Thái des Nguyễn.

Ceux qui se gaussent de la géomancie imputent tout simplement la prospérité intellectuelle (accssoirement sociale) des Vũ et des Đặng-Vũ à une forte tradition lettrée que confortent les supertitions au sujet du tombeau ancestral. Cette tradition comporte certes une passion, excitée et entretenue, pour tous les aspects de la connaissance, mais en même temps et surtout une exaltation des cinq vertus ( générosité, justice, bienséance, conscience et loyauté).

C'est par leur integrité morale qu'un grand nombre de Vũ et de Đặng-Vũ ont pu, à travers les siecles, conserver leur respect d'eux-mêmes et par la même occasion gagner l'adhésion de leurs desendants à leurs valeurs spirituelles. Naturellement, la plupart des 'vertueux' se conduisaient de facon plutôt conformiste mais beaucoup de Vũ et de Đặng-Vũ se signalaient (et se signalent) par leur anticonformisme allant jusqu'à l'excentricité. Prompts à se rebeller devant l'injustice comme à la fin du XVIIIe, les ministres Vũ Duy Đoán et Vũ Công Đạo qui ne pouvaient s'empêcher de contredire leur souverain et furent destitués à cause de leur franc parler, certains eurent le courage de passer aux actes en prenant la tête des insurgés ou en participant aux révoltes contre le pouvoir honni, risquant non seulement leur vie mais aussi celle de tous leurs proches en conséquence de la notion de responsibilité collective dans le droit vietnmien. Tel fut par exemple le cas de Vũ Trác Oánh qui tint tête aux armées royales de 1739 à 1741.

Avec le XIXe siècle et l'avènement de la dynastie des Nguyễn se termine la splendeur des Vũ de Mộ Trạch décimés par les querelles intestines entre les diverses factions dans lesquelles ils prenaient une part active. Considérés comme éléments subversifs par les nouveaux maitres du royaume, et par suite interdits de concours et donc d'exercice de la fonction publique, beaucoup choisirent de quitter le village de leurs ancêtres pour d'autres lieux plus cléments. Cependant l'émigation des Vũ hors de Mộ Trạch ne date pas de cette époquẹ Dès le prmier millénaire, à la suite des divers mouvements de popultion vers le Sud, une partie d'entre eux est allée s'installer dans les lieux de plus en plus éloignés de leur terre d'originẹ Au milieu du XVIIIe siècle, l'établissement de Vũ Pháp Huy, père de Đặng-Vũ Thiện Thể, dans les environs du futur village de Hành Thiện relève-t-il de cette émigration économique ou selon certaines versions, d'une cause politique -- ce lettré voulait soustraire sa famille à l'application d'une sentence de mort concernant trois générations de sa lignée, suite à un acte de rébellion perpétré par lui-même ou par un membre de sa famille propre...(?)

Une question analogue peut se poser aux Đặng-Vũ qui ont émigré un peut partout dans le monde depuis 1975. Quelqu'en soit le motif, s'ils savent perpétuer les enseignements de leurs ancêtres en faisant preuve de leur aptitude à apprendre et à se rendre utile, tout comme leurs pères ont repris le flambeau des Vũ de Mộ Trạch en s'imposant à Hành Thiện, géomancie ou pas, les vertus bénéfiques que l'aieul Vũ Hồn continueront d'étendre leur influence sur eux.

-----------

(1) Le nom d'un Vietnmien se ompose d'ordinaire d'un patronyme, d'un nom intermédiaire facultatif et d'un prénom parfois double.

(2) Depuis l'introduction du système moderne d'enseignement, une certaine aisance matérielle aidant, docteurs et ingénieurs Đặng-Vũ ne se comptent pas

Đặng-Vũ Phả Ký

Đương lúc lúng túng vì mất tin tuyệt đối vào khả năng cải thiện của khoa học kỹ thuật, cũng như bỡ ngỡ trước các xáo trộn chính trị liên miên, con người của cuối thế kỷ XX hướng về thế giới siêu hình để tìm niềm an ủi hay lối thoát là lẽ đương nhiên.

Trong bối cảnh đó, phong trào trở về cội nguồn được dịp phát huy. Đặc biệt đối với những dân di tản như người Việt Nam hải ngoại, vì thời cuộc hay hoàn cảnh, phải tha hương cầu thực, bị dằn vặt bởi áp lực đồng hóa của dân bản xứ, sự chắp lại mối giây liên lạc với tổ tiên, cha ông, trở thành một nhu cầu cho phép họ giữ được hằng tính

Nhiều người khi ở Việt Nam chẳng đoái hoài gì đến bà con thân thích, hay chỉ tiếp xúc với rất ít người trong họ, ra tới nước ngoài nhận họ nhận hàng một cách tự nhiên. Trong xu hướng trở về cội rễ, người Đặng-Vũ đã đứng lên lập hội sát cánh lại với nhau. Phần lớn có ý niệm rất lờ mờ về tông tích của mình, nhưng vẫn nuôi dưỡng một niềm hãnh diện thần bí về uy thế hay phẩm gía của dòng họ mặc dầu sử sách Việt nam chẳng nhắc tới một nhân vật danh tiếng nào mang họ Đặng-Vũ. Người Đặng-Vũ có một truyền thống tự tin mãnh liệt nhưng nếu bị gạn hỏi tại sao lại có tư tưởng sùng tín như vậy về họ mình, chẳng mấy ai có thể trả lời hữu lý.

Để giải đáp thắc mắc của chính chúng tôi khi được chú bác kể nhiều truyền thuyết trái ngược nhau về họ mình, cũng nhu để xác định những dữ kiện đã bị méo mó bởi truyền khẩu, chúng tôi xin đóng góp bản phả ký này vào sự tìm hiểu gốc gác của họ Đặng-Vũ. Vì tài liệu khiếm khuyết, còn nhiều nghi vấn chưa được giải quyết, nhưng chúng tôi không bỏ hy vọng có thể bổ túc những thiếu sót trong một ấn bản mới.

Phả ký là gì? Nguyên nghĩa phả ký là những điều ghi chép trong sổ. Đó là danh từ chỉ phần đầu của cá bộ gia phả trong đó được ghi chép những sự việc liên qun dến công nghiẹp tổ tiên, trước phần tộc hệ ghi tên tuổi của người trong họ. Văy Đặng-Vũ phả ký chính là một tập bàn về tổ tiên của họ Đặng-Vũ.

Tên Họ

Ngay hồi sơ khai loài người đã biết dùng tên để phân biệt người này với người kia. Nhưng thoạt tiên tên chỉ là một từ ngữ nêu đặc điểm của người được đặt tên, ví như anh Thọt, chị Lé, không liên quan tới gốc tích cua người đó, Vả lại, đối với những cộng đồng thu hẹp theo mẫu hệ, quây quần quanh một bà tổ mẫu, sự chỉ họ không cần thiết.

Sự phân biệt người bằng cả tên riêng lẫn tên họ là một phát minh của xã hội phụ hệ, xuất hiện với chế độ sở hữu ruộng đất. Trong xã hội phụ hệ, liên hệ máu mủ không hiển nhiên như tại các cộng đồng mẫu hệ; lại nữa, xã hội phụ quyền có khuynh hướng bành trướng với sự cần thiết ấn định liên hệ gia tộc để sự phân chia tài sản và trách nhiệm giữa các tộc và trong nội bộ mỗi tộc đươc rõ ràng, không gặp tranh chấp. Tuy nhiên, vì ý thức rằng dòng họ theo phụ hệ không mấy đương nhiên, sự đặt tên theo họ gặp rất nhiều khó khăn tại phần đông các quốc gia.

Tại Nhật Bản trước năm 1870 chỉ những người thuộc giới quí phái trưởng giả mới có tên họ, còn thường dân chỉ có tên cúng cơm. Ngay bên Âu châu tới tận cuối thời Trung cổ (thế kỷ XIV) chứng khoán thường chỉ nêu tên riêng thay vì tên họ của các đương sự, và sự chỉ định công dân bởi một tên họ và một tên riêng chỉ thành bó buộc từ thời Nã Phá Luân. Tại Na-Uy cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, tên họ chỉ được chính thức đặt từ năm 1923.

Theo Eugène Vronen (Encyclopedie des noms de personnes: étude par groupes linguistiques..., Paris, Ed. Universitaire, 1973, tr. 573) thì có thể người Việt Nam là dân tộc đầu tiên có một hệ thống tên họ qui củ. Phải chăng chính vì bị qui định sớm mà số tên họ của người Việt rất ít, chỉ có hơn 200 họ(1). Đã thế, tinh thần phù thịnh (lấy họ kẻ mạnh: gia nô nhà quyền quí thường lấy họ của chủ) và đố kỵ (muốn làm tuyệt họ kẻ địch, như nhà Trần, viện cớ 'Lý' là tên húy của một vị tổ vua Trần, ép người họ Lý phải đổi ra họ Nguyễn) khiến phần lớn đinh số trong nước thuộc khoảng chục họ, trong đó họ Nguyễn (chiếm 37% đinh số tại Băc Việt), Trần, Lê, Phạm, đông đinh nhất.

Với số ít họ như vậy, theo thời gian, trên nguyên tắc người Việt Nam nào cũng phải có họ với nhau, và chữ đồng bào mà người Việt dùng để gọi chung nhau không phải là sáo ngữ. Song le, theo phong tục và luật pháp thì chỉ được coi là có họ những người cùng một tộc tức thờ chung một tổ, tổ nội dĩ nhiên, vì chế độ phụ quyền coi nhẹ phụ nữ, họ ngoại không đáng kể. Vị tổ đó phải có bài vị đàng hoàng để con cháu cúng giỗ, và các tộc trưởng có phận sự ghi chép gia phả để tránh sự quên lãng, lầm lẫn, giúp việc tế tự được nghiêm chỉnh.

Thật ra thói chép gia phả tại Việt Nam không biết có từ bao giờ; chỉ biết bộ gia phả đầu tiên được sử nhắc tới là Ngọc phả của hoàng tôc nhà Lý. Hiện nay rất ít tộc có gia phả chép được quá mười đời, phần vì người Việt không có truyền thống bảo vệ văn khố, phần vì loạn ly làm thất lạc những gia phả cũ, và người soạn lại chỉ nhớ được vài đời gần thôi. Thêm vào đó, theo ông Vương Hồng Sển nói với ông Nguyễn Đức Dụ (Gia phả, khảo luận và thực hành, Sàigòn, tác giả, 1972, tr. 9): Nhiều người Việt sống ở đất Mên Mọi sợ gia đình bị yểm nếu để lộ danh tính của tổ tiên cho người ngoài biết; nên có ghi gia phả, cũng chỉ ghi sơ tông chi, tông đồ, đủ dùng trong việc phân chia gia sản và thuế má.

Nhưng theo chúng tôi, lý do lớn khiến người Việt xưa ít lùi quá xa khi chép gia phả là phong tục nội hôn của dân Việt, quen gả con cái cho người cùng làng, cùng họ, trái với luật lệ ngoại hôn, cấm người cùng họ lấy nhau do nho gia chủ trương. Luật ngoại hôn không phải chỉ có từ thời Gia Long như nhiều người lầm tưởng, mà đã được ban bố từ thời Lê Thánh Tôn. Luật Quang Thuận thứ 4 (1463), rồi luật Hồng Đức thứ 5 (1474), không chỉ cấm những người thuộc 5 bậc tang phục (tức chung tổ tam đại) mà cả những người họ xa cùng tên họ (đồng tính) lấy nhau; những người cùng họ lấy nhau bị coi như kẻ phi loại (nghĩa là kẻ không dáng làm người) và bị khép vào tội gian dâm (cuôc hôn nhân bị hủy, và tội nhân bị phạt từ 80 trượng đến xử tử tùy theo liên hệ họ hàng giữa hai bên)(2).

Luật Gia Long tương đối khoan hồng hơn vì điều 100 có phụ câu 'nếu vợ chồng đồng tính nhưng không đồng tộc, điều này không áp dụng'(3). Nhưng người Việt Nam xưa gắn bó du dú với làng mạc, chỉ muốn con cái lập gia thất gần nhà, lại đòi thông gia với nhà môn đăng hộ đối; trong khi đó trong làng chỉ có vài họ, nên dễ vấp phải sự ngăn cấm của luật pháp. Muốn tránh hình phạt, các cụ hoặc không ghi quá vài đời khi chép gia phả, hoặc chia tộc ra nhiều nhánh (chi, phái) thờ tổ khác nhau để có thể gả con cái cho nhau mà không mắc phải tội cho người cùng họ lấy nhau. Kết quả là không có gia phả xác định. Những người cùng tên họ không chắc gì có họ với nhau. Nhắc tới ai phải chú thêm nguyên quán mới rõ được gia thế người đó. Ví dụ họ Bùi gốc làng Định Công, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, khác với họ Bùi gốc Kinh Lũ, Đông Quan, Thái Bình, khác họ Bùi gốc An Đồng, La Sơn, Hà Tĩnh, v.v...

Nhiều họ, tuy không chép tên của tất cả các tổ liên tục, vẫn truyền lại cho con cháu danh tính của vị thủy tổ hay của vài vị tổ có công trạng. Đó là trường hợp của họ Đặng-Vũ, trong gia phả chỉ chép tới ông Vũ Pháp Huy (đầu thế kỷ XVIII), nhưng vẫn dạy con cháu thủy tổ chính là Vũ Hồn (thế kỷ IX). Nhờ đặc đìểm là một họ tương đối mới vì xuất hiện năm 1765 khi ông Vũ Thiện Thể nhập tịch làng Giao Thủy -- sau đổi là Hành Thiện phủ Xuân Trường, Nam Định, nay là Hà Nam Ninh -- dưới tên là Đặng-Vũ Thiện Thể, lại sớm phát (đời thứ ba đã có khoa bảng), khiến người họ Đặng khác tránh lấy chữ Vũ làm tên đệm cho con cái để khỏi có ngộ nhận; ngày nay họ Đặng-Vũ là họ độc nhất gồm những người cùng một tộc, mọi người mang họ Đặng-Vũ đều có họ với nhau. Đồng thời, vì được truyền dạy chính gốc là họ Vũ làng Mộ Trạch (tỉnh Hải Dương, nay gọi là Hải Hưng) những người họ Đặng-Vũ có danh nghĩa khi cho mình là hậu duệ Vũ Hồn hơn những người họ Vũ không có gia phả bảo chứng.

----------

(1) Theo p. Gourou trong Les noms de familles ou Ho chez les Anamites du delta tonkinois (được in lại trong Les paysans du delta tonkinois, Paris, BEFEO, 1932, t. 32, tr. 481-495), tại Bắc Việt vào năm 1930 có tất cả 202 họ.

(2) Xem Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Hình luật chí, Hà nội, Sử học, 1961, tr. 122, và Deloustal, La Justice dans l'Ancien Annam, Hà nội, Ideo, 1911, tr. 263.

(3) Xem Philastre, Le Code annamite, Paris, Leroux, 1876, tr. 514.

Vũ Hồn

Vũ Hồn là ai mà được con cháu nhắc nhở tới như một nhân vật thần thoại. Thủa nhỏ chúng tôi được nghe kể nhiều giai thoại huyền hoặc về Vũ Hồn: Khi thì ông là một đứa trẻ mồ côi, được một người Tàu dem về dạy dỗ, và đã trở thành một người thông học, giỏi khoa địa lý, thấy đất Mộ Trạch đẹp, nên đem chôn hài cốt cha mẹ ở đó. Khi thì ông có người mẹ khôn ngoan, lựa được một thày địa lý Tàu tài giỏi, chôn được hài cốt cha ông vào một huyệt tuyệt đẹp tại Mộ Trạch. Một gỉa thuyết hay hay về Vũ Hồn dã được ông bác chúng tôi, là ông Đặng Tử Khiêm, ghi lại kỹ càng; chúng tôi xin chép lại trong phần phụ lục ở dưới.

Giai thoại nào cũng nhắc tới làng Mộ Trạch và một người Tàu, nhưng giai thoại nào cũng bảo Vũ Hồn là người Việt Nam. Thật ra Vũ Hồn là người Trung Hoa, một nhân vật có tên trong sử sách cả Hoa lẫn Việt, đồng thời ông cũng là một người tinh thông địa lý. Sự phân đôi ông thành một nhà địa lý Tàu và một người Việt lanh lợi, bởi chính con cháu ông, thể hiện hiềm khích lớn lao trong quá khứ giữa hai nòi giống Hoa và Việt. Vì mặc cảm đối kháng Trung Hoa, các cụ xưa muốn phủ nhận cái gốc Tàu xa lắc của mình, nhưng khó chống lại các sử kiện.

Sự tích Vũ Hồn được ghi trong truyền kỳ và gia phả xưa của họ Vũ làng Mộ Trạch, còn lưu truyền tới ngày nay, và hiện được lưu trữ tại Viện sử học Hà nội. Thư viện trường Viễn Á Pháp có giữ bản vi phim của một số tập, như:

- Mộ Trạch Vũ tộc thế sự tích (Mic, I.409),

- Mộ Trạch Vũ tộc tính thiện đường phả ký (Mic. I.191),

- Mộ Trạch Vũ thị thế trạch đường gia phả (Mic. I.171),

- Mộ Trạch Vũ tộc ngũ chi phả (Mic. I.223),

- Mộ Trạch Vũ tộc bát phái phả (Mic. I.565).

Toàn bộ này do một số nho sĩ nhà họ Vũ (Vũ Phương Lan, Vũ Thế Nho, Vũ Tông Hải, Vũ Huy Đỉnh,...) bắt đầu soạn từ năm 1717, đến năm 1769 mới hoàn thành, dựa theo tài liệu gia truyền và bi ký trong từ đường, và được chép tới thời Tự Đức.

Ngoài ra vì họ Vũ là một thế gia thời Lê, Vũ Hồn cũng được nhắc tới trong một số sách đề cập tới dòng họ ông: Công dư tiệp ký do hậu duệ ông là Vũ Phương Đề viết năm 1755 nhắc nhiều tới ông cũng dễ hiểu, nhưng Đăng khoa lục sưu giảng (cũng có bản nhan đề là Lịch đại danh hiền phổ) của Trần Tiến (sinh năm 1706) cũng dành cả trang cho gia tộc ông (1).

Các bộ chính sử đều đề cập đến ông tuy chỉ sơ qua. Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô sĩ Liên soạn năm 1479 (Hà nội, Khoa học xã hội, 1967, tập I, tr. 134), chép theo Tân đường thư, ghi rằng:

"Tân dậu (841) -- Đường Vũ Tôn Viêm, Hội Xương năm thứ nhất -- Nhà vua xuống chiếu lấy Vũ Hồn làm kinh lược sứ thay Hàn Ước.

Qúy hợi (843) -- Đường, Hội Xương năm thứ 3 -- Kinh lược sứ Vũ Hồn bắt tướng sĩ đắp phủ thành, tướng sĩ làm loạn, đốt lầu của thành, cướp kho phủ. Hồn chạy về Quảng Châu. Giám quân là Đoàn Sĩ Tắc dụ yên được bọn làm loạn."

Trước đó Việt sử lược, soạn khoảng 1377, chỉ ghi tên ông trong danh sách những quan cai trị Việt Nam thời Đường thuộc. Lê Tắc trong An Nam chí lược (viết xong năm 1335, Huế, Viện đại học, 1961, tr. 167), cũng trong danh sách quan lại nhà Đường, ghi có một câu về Vũ Hồn: "Vũ Hồn: Làm An Nam kinh lược, năm Hội Xương thứ 3 (843) bi loạn quân đuổi đi ".

Như vậy theo lịch sử, Vũ Hồn là một vị quan do vua Đường gửi sang cai trị Việt Nam năm 841-843. Theo từ điển Từ Hải, chức kinh lược được nhà Đường đặt ra năm 628 tại các nơi biên thùy trọng yếu để lo việc phòng thủ quân sự, thường do một tiết độ sứ (một chức tướng) đảm nhiệm. Tại ba quận Giao Ái Hoan (An Nam), quyền cai trị thoạt đầu do một đô đốc nắm giữ; năm 679 chức đô-đốc bị đổi thành đô-hộ, nhưng năm 768 đô-hộ lại về chức đô-đốc; vào niên hiệu Thái Hòa (827-835) chức đô-đốc bị bỏ hẳn và các châu (do thứ-sử cai trị) thuộc cả vào đô-hộ-phủ; người đầu tiên giữ chức đô hộ phủ lần này chính là Hàn Ước.

Nếu Vũ Hồn được cử làm kinh-lược thay thế Hàn Ước, có thể suy được rằng thời ông kinh-lược-sứ kiêm luôn chức đô-hộ vì bấy giờ dân Giao Chỉ cứng đầu nổi loạn thường xuyên, trọng trách của quan cai trị là việc binh bị do kinh-lược-sứ đốc xuất.

Theo gia phả của họ Vũ làng Mộ Trạch thì Vũ Hồn có mặt tại Việt Nam trước năm 841; năm đầu Bửu Lịch Đường Kính Tông (825) ông đã làm thứ-sử Giao Châu thay thế Hàn Thiếu (?), đến năm Hội Xương thứ 3 Đường văn Tông, ông mới được thăng Đô-hộ-sứ. Thuyết này không trái với sử liệu tuy không nhắc tới sự năm 841 ông được thăng kinh-lược-sứ. Con cháu ông không đả động tới sự ông không dẹp được loạn phải chạy trốn về Quảng Châu, chỉ nói được ít lâu ông cáo tuổi già, bệnh tật, xin về hưu, nhưng ông không về Trung Hoa, mà ở lại Việt Nam với một người vợ Việt (rất tiéc tên bà không được chép lại) vì thích cảnh đẹp của phong thủy nước ta.

Tương truyền ông chia số con sinh được với bà vợ Việt ra làm hai, một phần ở lại với cha mẹ, một phần cho đưa về Tàu để lập tông chi tại quê hương ông ở huyện Long Khê, tỉnh Phúc Kiến. Theo Vũ Phương Đề cũng như Trần Tiên thì dòng họ Vũ ở Phúc Kiến vẫn ghi nhớ danh tính ông, và hễ có dịp là thăm hỏi bà con bên Việt Nam.

Vũ Hồn vốn là người tinh thông địa lý, sang Việt Nam trước Cao Biền (864-868), nên có dịp ngao du sơn thủy, xem xét huyệt mạch ở Việt Nam trước khi những huyệt ấy bị Cao Biền yểm trù, trấn áp (theo dã sử). Ông đặc biệt để ý đến hai ngôi đất kỳ lạ tại một vùng đất có sông giáp bốn mặt ở địa phận Hải Dương bây giờ, và nẩy ra ý định chiếm nơi đó là cơ bản phúc ấm cho con cháụ Ông liền đến đãy lập ấp, đặt tên ấp là Khả Mộ thôn, tức là thôn đáng mến, lại đặt vùng đất chung quanh làm huyện Đường An, ý mong mong sự thái bình cho nhà Đường.

Khả Mộ sau đó được đổi tên là Mộ Trạch, do sự sát nhập với thôn Trầm Thạch hay Lạp Thạch (vì dân thôn này có nghề làm nón lá hay lạp) kế bên. Liên hệ giữa Vũ Hồn và huyện Đường An được các sử sách công nhận, duy có Phạm đình Hổ, một tác giả thời đầu nhà Nguyễn (Vũ trung tuỳ bút, Paris, Đông Nam Á, 1985, tr. 123-124) dù không phủ nhận việc Vũ Hồn có công dựng làng Mộ Trạch, cho rằng tên huyện Đường An tuy có từ đời nhà Đường, nhưng không chắc do Vũ Hồn đặt ra mà có thể được định trước thời ông; Ông Hổ vịn vào lý lẽ tên Đường An được ban cho một vị công chúa đời Đường Đức Tông (742-805), mà theo tục lệ nhà Đường tên công chúa phải là tên một phủ huyện, trong khi tại nội địa Trung Hoa không có phủ huyện nào có tên là Đường An, tức Đường An phải là một phủ huyện ở thuộc địa, bên Giao Chỉ chăng.

Dưới đời Trần, huyện Đường An thuộc về đất Hồng châu; đời Minh cho thuộc về phủ Lạng Giang trong Thượng Hồng châu; Đời Lê đặt thừa tuyên Nam Sách, sau đổi thành trấn Hải Dương trong đó huyện Đường An thuộc phủ Thượng Hồng; Đời Nguyễn huyện Đường An bị đổi là Năng An -- được cho gồm 10 tổng, xã Mộ Trạch ở trong tổng Tuyển Cử -- và phủ Thượng Hồng trở thành phủ Bình Giảng thuộc tỉnh Hải Dương.

Dinh cơ hay dương phần ông được xây trên một ngôi đất hình xoắn (loa tràng), có ngũ khí bao quanh, là đất đời đời phát kẻ tài danh -- sau này được mệnh danh là tiến sĩ sào (ổ tiến sĩ) -- và theo ông, qúy hơn cả đất Đế đất Vương. Ngôi đất thứ hai ông nhắm, được dùng làm âm phần hay mộ phần, là một cái gò lớn ở ngay bắc thôn Khả Mộ, có hình kim tinh, thuộc loại kỳ hình quái huyệt, đại phát nếu biết cách táng. Cho nên ngay trước khi ông mất, vào đầu nhà Tống (khoảng năm 860), ông đốc xuất việc xây mộ cho mình, đồng thời căn dặn con cháu cách thức mai táng: "Phải táng theo lối táng treo: đào tung hình kim tinh ra, chôn bốn cột sắt, dùng xích sắt treo quan tài ở trong, đậy ván gỗ, rồi lấp đất lên trên ".

Con cháu Vũ Hồn bên Trung Hoa cũng được di chúc căn dặn về phép táng bởi, theo Trần Tiên, vào thời Lê trung hưng, họ có gởi thư nhờ sứ giả Việt Nam mang về cho người họ Vũ ở làng Mộ Trạch, nhắc nhở việc tu sửa ngôi mộ đúng theo họa đồ đính kèm.

Ngôi mộ cổ sớm đổ nát và được xây lại nhiều lần; như thời Vũ Phương Đề ngôi mộ chỉ còn là một nấm đất trơ trọi, nhưng theo gia phả thì ngôi mộ xua rất uy nghi, có quan chầu phía trước, có quỷ chầu phía sau, bên phải có hai tráng sĩ dắt ngựa theo hầu, bên trái có bảy ngôi sao túc trực.

Ngày nay không biết tình trạng của ngôi mộ ra sao; chúng tôi được các cụ kể lại rằng ngôi mộ bị sụp đổ vào thời Thành Thái, nhưng không được phép xây lại; vào khoảng hơn 10 năm về trước chúng tôi có thấy một quyển sách (không nhớ tên -- Vị nào biết, xin chỉ giáo dùm), một tấm hình mộ Vũ Hồn coi rất sơ sài, tuy đồ sộ (do mối đùn lên, tức có "phát" theo tín ngưỡng về phong thủy).

Trong Vương Đức Huân dịa lý chân truyền (Đài Bắc, Vũ lăng, 1983, tr. 12), Trần Phồn Phú khi bàn về huyệt kim tinh cũng có nói nếu táng phải đào đúng đầu mạch rồng, nông sâu không cần lắm, nhưng phải chôn lưng chừng bốn thước dưới đất; ngoài ra, muốn huyệt đại phát, mộ phải có kim ngư, tức một gò hay tảng đá, nằm trên suối nước án khí, nếu không huyệt chỉ phát có 23 đời thành đạt và không phát phúc.

Không hiểu mộ phần của Vũ Hồn có đúng kiểu đất cửu thập bát tú triều dương (98 ngôi sao chầu về mặt trời) như các nhà địa lý sau này tán dương không, nhưng chắc chắn nó được coi là thần lăng vì Vũ Hồn sớm được các triều đại phong làm phúc thần.

Không hiểu các tước hiệu của ông trước thời Lê Trung hưng ra sao, nhung kể từ 1737, cứ cách khoảng 20-30 năm lại có sắc mệnh khen tặng ông như một vị thần rất linh hiển. Và tới năm Tự Đức thứ 12 (1860), ông được phong Vương, hiệu là Tối Linh Sất Vận Đại Vương (Đại Vương Đòn Xóc Tói Linh). Vì tin ông linh thiêng, nên dân Mộ Trạch lập đền thờ vợ chồng ông, trước tại đầu thôn, sau tại ngay giữa thôn, hàng năm tổ chức yến vũ linh đình.

Đền thờ ông được xây đi xây lại nhiều lần, đặc biệt một cách tráng lệ vào năm 1757 nhờ sự lạc quyên của bà Vũ Phương Đề, nhũ danh Nhữ Thị Nhuận. Trong từ đường họ Vũ làng Mộ Trạch còn ghi lại một số văn thơ biểu dương công đức của ông, đặc biệt có câu của chấp sự Văn Đức tử được truyền tụng nhiều cho con cháu:

Vị tử tôn lập vạn đại cơ, khanh tướng công hầu vô trị loạn.

Dữ thiên địa đồng nhất nguyên khí, đế hoàng vương bá hữu long ô.

Có nghĩa là:

"Vì con cháu lập dinh cơ muôn thủa, (để con cháu) thời trị hay thời loạn vẫn là khanh tướng, công hầu.

Với trời đất cùng một nguyên khí, những dòng Đế, Hoàng, Vương, Bá, khi thịnh khi suy (không vững bằng dòng họ ông) ".

Xét qua lối chọn đất của Vũ Hồn, mong cái bền bỉ, trọng sự cao sang hơn quyền lực tuyệt đối nhưng mỏng manh, đủ thấy ông là một hiền triết, không phải là một người chỉ biết háo danh.

Nhưng ông cũng không phải là người nhu nhược như sự ông chạy trốn về Tàu khi loạn quân phá thành có thể chứng tỏ; và ông cũng không thể là một vị quan tham nhũng như Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái suy đoán trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Hà nội, Sông Nhị, 1949, quyển 1, tr. 89) :

"Nhũng quan lại gặp Vũ Hồn

Thành lâu lửa cháy, dinh đồn quân reo ".

Bởi nếu ông bị dân ghét và bỏ trốn vì sợ hãi, thì khó hiểu sự định cư sau đó của ông tại Giao Chỉ. Thời ông, dân Việt Nam đã có tinh thần độc lập mạnh mẽ. Giặc giã hay nghĩa quân nổi dậy khắp nơi; một viên cựu tướng Tàu ở giữa người Việt khó thoát khỏi sự thích khách. Thái độ của ông chỉ có thể được giải thích bởi sự mến chuộng dân bản xứ, không muốn bắt buộc phải tàn sát dân nổi loạn như các đô-hộ-sứ khác; cho nên, cơn nguy qua, ông vội xin từ chức để được sống yên bình với dân Việt.

Và dân Việt chắc cũng cảm kích tình ông, nên không những không động tới gia đình ông nhân các biến cố kháng Hoa (như năm 858), mà lại còn thờ phụng ông sau này. Ông muốn lưu lại Giao Chỉ cũng có phần vì ngao ngán cảnh tranh chấp nội bộ tại triều đình nhà Đường, lúc đó đang lâm vào thảm trạng suy vong. Thêm vào, ông còn là một nhà đạo đức vì ông dạy bảo cho con cháu phải biêt tôn trọng lễ nghĩa, khiến truyền thống của dòng họ Vũ rồi Đặng-Vũ xưa nay vẫn là hành thiện.

Cho nên năm 1712 trong thơ vịnh họ Vũ, tiến sĩ Vũ Thành nhập đề như sau:

"Bát bách niên tiền đạo mạch trường" (tám trăm năm trường truyền nguồn đạo đức). Trùng hợp thay, khi con cháu Vũ Hồn đi xa lập nghiệp, có người chọn đúng một nơi có tên là Hành Thiện.

----------

(1) Xin xem phần phụ lục.

Họ Vũ Làng Mộ Trạch

Nếu kể từ cuối nhà Trần, sử sách nhắc nhiều tới họ Vũ làng Mộ Trạch, nhưng trước đó không một người nào trong tông tộc Vũ Hồn để lại tên dù trong gia phả. Cho rằng sự hiển đạt của họ Vũ phát tích từ sự linh ứng của phong thủy, không ai giải thích được tại sao mộ huyệt lại phát chậm như vậy -- những hơn ba thế kỷ sau. Suy ra thì, như hầu hết quan lại nhà Đường, Vũ Hồn là một nho gia, chắc hẳn ông dạy bảo con cháu đạo thực tiễn hướng về sự học hỏi kinh sách và sự hợp thiên lý.

Tinh thần nho gia đối nghịch với những tư tưởng siêu hình, đặc biệt đối nghịch với Phật Giáo, vì Đạo Khổng coi những chuyện qủy thần huyền bí như những đìều mê tín huyễn hoặc lòng người. Bởi Nho Giáo, nhất là kể từ đời Đường, tôn trọng sự học hành, nên Đạo Khổng chỉ thịnh hành trong giới quan liêu trưởng giả. Nhưng các nhà vua thuộc hai triều đại lớn của Việt Nam trước nhà Lê là Lý và Trần, vì xuất thân từ những gia đình thuộc giới bình dân và cũng vì một lý tưởng bài Hoa (1), không mấy ưa Nho Giáo hay nho gia, nên dành thiện cảm cho Phật giáo -- theo họ gần với quần chúng hơn.

Dưới triều Lý và Trần, Phật Giáo được nhà vua sùng kính tột độ. Ngoài các viên tôn thất, những người có ảnh hưởng đến triều đình phần kớn là thiền tăng. Các nhà nho, không có cơ hội tiến thủ, bất mãn trước sự thắng thế của Phật Giáo cũng như trước sự 'vô luân' của triều đình, -- thể hiện qua những việc loạn luân trong vuơng tộc -- đâm chán nản, nên chăm sống ẩn dật ở thôn quê. Gia tộc Vũ Hồn chắc cũng không thoát cảnh đó,

Tuy nhiên, vì cần người phụ tá biết chữ nghĩa và hiểu rộng, các vua Lý, Trần, phải lo việc lập khoa thi cử để tuyển chọn quan viên. Nhờ vậy giới sĩ tử và nho gia mạnh dần; vào cuối đời Trần, trước sự lũng đoạn xã hội của Phật Giáo, họ đã có phản ứng rắn rỏi để khôi phục ưu vị cho Nho Giáo. Nghe Nguyễn Dữ (thế kỷ XV) kể trong Truyền Kỳ Mạn Lục (bản dịch của Ngô Văn Triển, ?, Tân Việt, ?, Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào) thì 'Đời Trần, tục tin thần qủy, thần từ, phật tự, chẳng đâu không có...; những người cắt tóc làm tăng, làm ni, nhiều hầu bằng nửa số dân thường '. Cho nên năm 1354, Trương Hán Siêu bất đắc dĩ phải soạn văn bia cho chùa Quan Nghiêm ở Bắc Giang, đã than như sau: 'Chùa bỏ, lại dựng, chẳng phải ý ta; bia dựng mà khắc, ta biết nói gì? Hiện nay thánh triều muốn truyền phong hóa nhà vua để chữa phong tục đồi bại; dị đoan đang truất bỏ, thánh đạo nên phục hưng. Làm kẻ sĩ đại phu, không phải đạo Nghiêu Thuấn bày tỏ, không phải Đạo Khổng, Mạnh, không trước thuật. Thế mà cứ bô-bô lải nhải chuyện Phật, ta định lừa ai? (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Hà nội, Khoa học xã hội, 1967, tập 2, tr. 141).

Kể từ thế kỷ XIV, ưu thế của Nho Giáo khuyến khích người họ Vũ làng Mộ Trạch tham gia việc nước. Người con cháu Vũ Hồn đầu tiên được sử sách nhắc đến là hai anh em ông Vũ Nghiêu Tá và Vũ Nông, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (đã dẫn, tập II, tr. 122) và Công Dư Tiệp Ký (đã dẫn, tập I, tr. 1) đều đỗ đạt -- chắc hẳn đậu Thái học sinh cùng khoa với Mạc Đĩnh Chi vào năm 1304 -- và có tiếng là người văn học. Cả hai đều làm Đại Học Sĩ, tức những quan lo tu soạn văn thư cho triều đình. Riêng Vũ Nghiêu Tá làm đến Hành-Khiển-Đồng-Tri Khu-Mật-Viện Sứ, rồi thăng Nội-Hành-Khiển Môn-Hạ-Hữu-Ty Lang Trung, là những chức then chốt về chính sự, chỉ đứng sau tể tướng, và trước thời Trần Thánh Tông chỉ giao cho nội quan (hoạn quan) hay thân vương giữ.

Đối với dòng họ, hai ông có thành tích ' đổi lại họ hàng, xếp thành chi thứ, khoa danh và phẩm trật được ghi chú phân minh (Công Dư Tiệp Ký) . Kể từ hai ông, họ Vũ làng Mộ Trạch được chia ra 8 phái và 5 chi; giữa phái và chi thường có có sự thông gia với nhau. Sự phân chia người trong họ ra làm nhiều chi phái cho thấy con cháu Vũ Hồn sinh sản quá nhiều.

Mảnh đất nhỏ vùng Hải Dương chắc chắn không đủ nuôi sông một dân số càng ngày càng gia tăng, nên trải qua các thế kỷ, nhiều người họ Vũ gốc Mộ Trạch, vì sinh kế, đã phải di tản khắp châu thổ Việt Nam. Với thời gian, con cháu họ quên mất gốc tích, nhưng cũng còn có một số nhớ đến nguyên quán như họ Vũ làng Vĩnh Chụ, tổng Công Xá, phủ Lý Nhân, Hà Nam, được Pierre Gourou nhắc tới trong Les Paysans Du Delta Tonkinois (2) .

Có thể nhiều họ Vũ ở những làng khác Mộ Trạch đã xuất phát từ một người trong dòng họ Vũ Hồn, nhưng không có gia phả chứng nhận; sự liên hệ của họ với Vũ Hồn chỉ là ước đoán; nhung có nhiều xác xuất nguyên quán của những người họ Vũ ở những làng quanh địa phận Đường An chính là Mộ Trạch. Chúng tôi từng được nghe các cụ, chẳng hiểu căn bản ở đâu, cứ quả quyết rằng tổ tiên của Võ Tánh, người Gò Công, vị tướng tài ba của Nguyễn Ánh, chính gốc Mộ Trạch.

Vì thuộc dòng dõi nho gia, những người họ Vũ thường chọn con đường khoa hoạn; sự thịnh đạt của họ Vũ phần nhiều do cử nghiệp mà nên; nó song song với sự bành trướng của khoa cử như một phương cách chọn nhân tài. Kể từ hai ông Nghiêu Tá và Nông, bảng vàng các kỳ thi đại khoa hay có tên người họ Vũ làng Mộ Trạch; số đậu các kỳ thi hương, thi hội đời nào cũng có rất nhiều, nên không đáng kể nữa.

Tính theo Đại Việt Lịch Triều Đăng Khoa Lục (Sàigòn, Bộ quốc gia giáo dục, 1962-68, hai quyển) và Quốc Triều Đăng Khoa Lục (Sàigòn, Bộ quốc gia giáo dục, 1962) thì từ năm 1075 (năm đầu tiên có khoa thi) đến năm 1919 (khoa thi cuối cùng) có ít nhất -- vì danh sách những người trúng tuyển không được đày đủ, nhất là trước thế kỷ XV -- 126 người họ Vũ thi đậu tiến sĩ, trong đó có 26 người chính thức là người họ Vũ làng Mộ Trạch:

1. Vũ Đức Lâm, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Mậu thìn, 1448 -- đời nhà Lê, những người trúng tuyển tiến sĩ được chia làm ba cấp: đệ nhất , đệ nhị, và đệ tam giáp.

2. Vũ Hữu, Tiến sĩ đệ nhất giáp, khoa Quý mùi, 1463, khi 20 tuổi.

3. Vũ Ứng Khương, Tiến sĩ đệ nhị giáp, khoa Nhâm thìn, 1472.

4. Vũ Quỳnh, Tiến sĩ đệ nhị giáp, khoa Mậu tuất, 1478, khi 27 tuổi.

5. Vũ Đôn, Tiến sĩ đệ nhị giáp, khoa Đinh mùi, 1487.

6. Vũ Cán, Tíến sĩ đệ nhị giáp, khoa Nhâm tuất, 1502, khi 28 tuổi.

7. Vũ Lân Chỉ, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Canh thìn, 1520.

8. Vũ Tĩnh, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Nhâm tuất, 1562.

9. Vũ Đường, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Ất sưủ, 1565, khi 38 tuổi.

10. Vũ Bạt Tụy, Tiến sĩ đệ nhị giáp -- đứng đầu bảng, khoa Giáp tuất, 1634, khi 33 tuổi. Sau này, em là Câu Hối, con là Duy Đoán, cháu nội là Duy Khuông, cháu gọi bằng bác là Bật Hài đều đău Tiến sĩ.

11. Vũ Lương, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Quý mùi, 1643, khi 38 tuổi.

12. Vũ Trác Lạc,Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Bính thân, 1656, khi 42 tuổi.

13. Vũ Đăng Long, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Bính thân, 1656, khi 22 tuổi.

14. Vũ Công Lượng, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Bính thân, 1656, khi 33 tuổi. Sau, em là Công Đạo cũng đậu tiến sĩ.

15. Vũ Câu Hối, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Kỷ hợi, 1659, khi 42 tuổi.

16. Vũ Bật Hài, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Kỷ hợi, 1659, khi 31 tuổi.

17. Vũ Công Đạo, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Kỷ hợi, 1659, khi 31 tuổi.

18. Vũ Duy Đoán, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Giáp thìn, 1664, khi 44 tuổi.

19. Vu Công Bình, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Giáp thìn, 1664, khi 25 tuổi.

20. Vũ Đình Lâm, Tiến sĩ đệ nhị giáp, khoa Canh tuất, 1670, khi 31 tuổi.

21. Vũ Duy Khuông, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Canh tuất, 1670, khi 27 tuổi.

22. Vũ Đính Thiếu, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Canh thân, 1680. khi 23 tuổi.

23. Vũ Trọng Trình, Tiến sĩ , khoa Ất sửu, 1685, khi 47 tuổi.

24. Vũ Đình Ân, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Nhâm thìn, 1712, khi 33 tuổi.

25. Vũ Phương Đề, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Bính thìn, 1736, khi 39 tuổi.

26. Vũ Huy Đĩnh, Tiến sĩ đệ tam giáp, khoa Giáp tuất, 1756, khi 25 tuổi.

Trong chín thế kỷ mà chỉ có 26 người đậu tiến sĩ, coi thấy ít ỏi; nhưng thật ra, so với các họ khác, con số đó trở thành hi hữu vì hiếm có một tộc nào khác gồm người cùng họ, cùng làng đếm được hơn 10 người, nói chi đến hơn 20 tiến sĩ như vậy. Đây là không kể những tiến sĩ họ Vũ khác, có thể gốc gác ở Mộ Trạch, nhưng định cư ở nơi khác, như một số tiến sĩ họ Vũ ở những làng lân cận -- Hoạch Trạch, Ngọc Cuộc, Đơn Luân, Thời Cử, v.v. -- hay thuộc làng Vinh Chụ đã kể trên (3).

Phải chăng số đông người hiển đạt trong dòng họ Vũ Hồn phát nguyên từ sự linh ứng của mộ địa tổ? Người xưa rất tin phong thủy; các thày địa lý đến thăm Mộ Trạch đều cho đây là tiến sĩ sào; địa thế đẹp đến nỗi chỗ nào cũng có thể có huyệt tốt, chẳng riêng gì nơi chôn Vũ Hồn, tuy âm phần của ông đẹp nhất.

Cho nên vào thời Lê, những họ khác -- như Lê, Nhữ, Nguyễn, v.v. -- nghe danh Mộ Trạch, đến đó lập nghiệp đều phát đạt cả. Đặc biệt họ Lê lừng danh với hai anh em trạng nguyên Lê Nại (khoa 1505) và tiến sĩ Lê Đỉnh (khoa 1511). Nhưng vì mấy họ đó đều thông gia với họ Vũ; thật ra những người thành danh đều là con cháu ngoại của họ Vũ, như ông tổ của Lê Nại cũng như chính Lê Nại, lấy con gái Vũ Quỳnh, đều là rể họ Vũ. Thành thử sự phát đạt của các họ khác tại Mộ Trạch có khi chẳng phải vì huyệt mộ của tổ họ, mà vì nhờ phúc ấm của các bà họ Vũ.

Các cụ xưa tán rằng sự linh ứng của huyệt mộ Vũ Hồn bao trùm cả nữ nhân họ Vũ. Bởi ngoài tay long (phát trai) thu nhận hết nước của hô sa về, tay hổ (phát gái) toàn hô sa chứng tỏ con gái họ Vũ đảm đang đắc dụng, ảnh hưởng kết phát đến con cái, tuy chính họ không thụ hưởng gì mắy -- thật ra, đó là trường hợp của mọi phụ nữ nền nếp hấp thụ giáo dục phụ quyền cổ truyền.

Sống dưới bóng cha, anh, chồng, con, các bà họ Vũ không để lại tên tuổi gì trong sử sách, tuy được ghi trong gia phả dưới những mỹ hiệu, như Từ ý phu nhân (Vũ Thị Tư, cuối thế kỷ XVI), Trang chính phu nhân (Vũ Thị Úy, đầu thế kỷ XVII), Tuệ dung Phu Nhân (Vũ Thị Thái, giữa thế kỷ XVII), v.v. để khen dức tính của các bà.

Duy có một bà họ Vũ, nhưng không phải ở Mộ Trạch, mà ở My Thự, cũng huyện Đường An, không biết có liên hệ gì với Vũ Hồn không (?), được sách sử nhắc đến không những vì bà là thị nữ trong cung vương phủ, sinh được hai con, sau đều làm chúa, là Trịnh Giang và Trịnh Doanh, nên được phong làm quốc mẫu, mà vì bà đã tỏ ra là một người có tài chính sự khi cầm quyền trong những lúc Trịnh Doanh viễn chinh dẹp giặc.

Mặc dầu tin vào sự phát phúc của mộ tổ, hễ có dịp con cháu Vũ Hồn vẫn kiếm thêm cho gia đình họ một ngôi huyệt tốt. Ảnh hưởng các huyệt hợp lại với nhau như vậy sẽ mạnh mẽ hơn. Như dân Mộ trạch kể rằng Vũ Duy Chí làm đến Tể Tướng cũng nhờ mộ của một vị tổ tam đại nằm trên một miếng đát hình đan phượng hàm thư (chim phượng ngậm sách), là đất phát công hầu khanh tướng.

Đối với người xưa, sự ứng nghiệm của khoa địa lý phong thủy coi như đương nhiên, và tìm hiểu địa lý thường là một thú tiêu khìển của nho gia. Cũng như tổ Vũ Hồn, một số nho gia họ Vũ tinh thông địa lý, đặc biệt Vũ Công Đạo có vẽ một bức họa đồ về các ngôi mạch của đất nước để dâng lên Trịnh Căn; còn ' thánh địa lý ' Tả Ao, Vũ Đức Huyên -- người làng Tả Ao, đất Nghệ An, sống vào giữa thế kỷ XVIII -- có phải là hậu duệ của Vũ Hồn không(?), thì chẳng có gì để xác minh điều đó cả.

Sự đăng khoa hiển đạt có môt không hai của họ Vũ làng Mộ Trạch dưới triều Lê rất lớn, đến nỗi trong triều thường có cả chục cha con, anh em, chú cháu, họ Vũ làm quan cùng lúc, làm cho người đương thời không khỏi bái phục, và họ cho rằng sự thành danh do 'vượng khí Bắc phương tụ lập' nơi mộ Vũ Hồn. Năm 1656, khoa thi tiến sĩ chỉ có 6 người đậu, mà người họ Vũ làng Mộ Trạch đã chiếm mất 3 chỗ. Sự kiện lạ lùng chưa tưng có đã khiến vua Tự Đúc nhà nguyễn khi đọc Đăng Khoa Lục phải hạ bút phê rằng: 'Nhất gia bán thiên hạ' -- môt nhà bằng một nửa nước.

Có một câu đối tán dương dòng họ Vũ Hồn, được truyền lại cho con cháu, viết :

Tự Tống, Nguyên, Minh, Thanh dĩ lai; thập bát trạng nguyên, tam tể tướng.

Lịch Đinh, Lý, Trần, Lê nhi hậu; bách dư tiến sĩ, lục công hầu.

Dịch là:

Từ thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh đến nay; (tộc Vũ Hồn) có 18 vị trạng nguyên và ba tể tướng.

Trải qua các nhà Đinh, Lý, Trần, Lê về sau: có hơn một trăm người đậu tiến sĩ với sáu người được phong tước công, tước hầu.

Chắc chắn tác giả câu đối không chỉ, trong vế trước, họ Vũ bên Trung Hoa, và trong vế sau, họ Vũ tại Việt Nam như nhiều người lầm tưởng vì chẳng một người Việt nào -- ngay cả người trong gia tộc họ Vũ ở Mộ Trạch -- biết rõ sự thể về chi họ Vũ bên Tàu. Về ngành này, chỉ biết rằng vào thời Vĩnh Trị (1676-1680), theo một ông già Tàu họ Vũ đón đường sứ giả Hoàng Công Chất -- chứ không phải Công Bửu như Vũ Phượng Đề nhầm --để hỏi thăm bà con bên Việt Nam, thì dòng họ Vũ Hồn bên Trung Hoa đăng khoa kế thế, phát đạt như thường (4) .

Thành thử, đem đối chiếu với sử liệu, những con số nêu trong câu đối khá ngoa. Xét các Đăng Khoa Lục, tất cả chỉ có 13 người họ Vũ thi đỗ đầu sổ (5), trong đó không có người nào quê quán ở Mộ Trạch, tuy có thể là con cháu Vũ Hồn.

Về phần người đỗ tiến sĩ, như chúng ta đã thấy, chỉ có hơn 30 người họ Vũ làng Mộ Trạch trúng tuyển là cùng nếu phải kê thêm một số người thi đậu nhưng không được ghi tên trong Đăng Khoa Lục, như trường hợp của anh em ông Vũ Nghiêu Tá và Vũ Nông. Khi đưa ra con số 100 tiến sĩ, tác giả câu đối chắc đã tính tất cả người họ Vũ trong nước, không riêng gì họ Vũ làng Mộ Trạch, vì đến cuối triều Lê tổng cộng có 126 tiến sĩ họ Vũ được ghi trong Đăng Khoa Lục.

Về chức tể tướng, số ba vị kể trong câu đối có thể gọi là đúng, vì ngoài Tham Tụng Vũ Duy Chí (em tiến sĩ Vũ Bạt Tụy, 1603-1678) dưới thời Lê Trung Hưng, trưóc đó đã có Hành Khiển Vũ Nghiêu Tá thời Trần Minh Tông, và Lễ bộ Thượng thư Vũ Hữu (1443-sau 1502) từng được giao nhiều trọng trách tại triều đình -- Tham Tụng chỉ người có quyền Tể Tướng; Hành Khiển là chức Hàm Tể Tướng.

Số người có tước Công Hầu(6), ngược lại, nhiều hơn con số 6 nêu trong câu đối. Vì ít nhất đã có mười vị được phong đến những tước đó : Vũ Hữu, tước Tùng Dương Hầu; Vũ Tĩnh (tiến sĩ năm 1562), tước Tây Khê Bá, rồi Tây Khê Hầu; Vũ Duy Chí, tước Phương Lĩnh Hàu;, rồi thăng Phương Quận Công, khi mất lại thăng Chí Quận Công; Vũ Phương Đại (em Vũ Duy Chí) cũng được tước Quận Công nhưng không rõ hiệu; Vũ Dụ (cha Tiến sĩ Vũ Đăng Long, 1603-1673), tước Lộc Quận Công; Vũ Văn Hoành (cha hai Tiến sĩ Vũ Công Đạo và Vũ Công Lượng, 1606-1651), tước An Phú Hầu; Vũ Phương Để (tác giả Công Dư Tạp Ký, 1697- sau 1755), tước Xuân Trạch Hầu; Vũ Công Trọng (cháu nội Tiến Sĩ Vũ Công Lượng), tước Trạch Nghĩa Hầu; Vũ Phương Lan (một trong những tác giả các bộ gia phả họ Vũ, mất sau 1769), tước Vũ Quý Hầu.

Trong một xã hội nông nghiệp, lợi nhuận, tức sự giàu sang, do ruộng đất mà ra, nên được cấp tước rất quan trọng vì nó khiến lương bổng của các quan viên tăng gấp bội. Ví như dưới triều Lê, một vị quan hạng nhất hàng chánh phẩm chỉ được cấp 18 mẫu thế nghiệp, 100 mẫu ruộng tứ, 30 mẫu dâu tứ và 70 mẫu ruộng tế -- bổng tứ là bổng cho hưởng khi sinh thời; khi đương sự mất đi, con cháu phải trả lại nhà nước; trong khi đó bổng thế nghiệp có thể truyền lại cho con cháu .

Nếu vị quan đó được phong tước, như tước Hầu chẳng hạn, thì bổng lộc sẽ được tăng lên đến 20 lần: 300 mẫu ruộng thế nghiệp, 30 mẫu đất thế nghiệp, 260 mẫu ruộng tứ, 80 mẫu bãi dâu tứ, 40 quan trích từ đầm tứ, 160 mẫu ruộng tế, 80 người hầu, tiền thuế của 40 người thuộc hộ mắm muối (7) .

Trước thế kỷ XVII, công thần thường được phong tước tương đối dễ dãi; làm tới tả hữu thị lang là coi như được tước Tử rồi. Tước Công thì lấy tên một chữ thuộc tên phủ hay huyện làm hiệu, những tước khác được chỉ bởi hai chữ của tên xã; theo lệ xưa, tước hiệu một chữ oai hơn tước hiệu nhiều chữ.

Kể từ niên hiệu Chính Hòa (1680-1705), trừ thời Tây Sơn, có lẽ vì sợ sự thành lập thái ấp có thể đưa đến sự tranh đua với triều đình theo như gương của con cháu Vũ Văn Mật -- người xã Ba Đông, huyện Gia Phúc, tỉnh Hải Dương, là người có công phò Lê diệt Mạc, được đời đời phong tước khi Công, khi Hầu, trấn giữ ấp Đại Đồng, tỉnh Tuyên Quang. Nhờ hùng cứ một xứ, họ trở thành kình địch của chúa Trịnh, khiến đến đời Khoan Quận Công Vũ Công Tuấn, triều đình phải phải cử binh đánh dẹp (1672). Nên các vua, chúa rất cẩn thận trong việc ban tước vị; đại thần chỉ được phong đến tước tử; phải có công lao và danh vọng lắm mới được phong tước Công, tước Hầu.

Cũng nên nhớ rằng, khác với chế độ phong kiến Âu Châu và Nhật Bản, sắc chỉ phong tước chỉ có hiệu lực nhất thời, bình thường là cho tới khi đương sự mệnh chung, và cũng tùy thuộc vào sự tín nhiệm của nhà vua, nhà chúa. Tước hiệu không được truyền cho con cháu mặc dầu lệ tập ấm cho phép con cháu những người có chức tước được hưởng chức vụ và một số quyền lợi trong nhiều nhất 5 đời.

Ngay con cháu các thân vương và công chúa trong hoàng tộc, tuy được tập tước --- được ban tước nhưng tước kém dần --- cũng trở thành thường dân sau 6 đời. Cho nên tại Việt Nam cũng như Trung Hoa không có dòng dõi quí tộc vì máu mủ như tại các quốc gia khác, chỉ có những đại gia lập danh nhờ sự thành đạt cá nhân từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Xét trong gia phả họ Vũ làng Mộ Trạch thì gần như không có ai không có chức vị trong ngành văn cũng như ngành võ; người có phận nhỏ nhất cũng làm xã trưởng. Và hầu như ai cung có học, dù cái học không nhất thiết đưa đến bằng cấp cao. Là nho sĩ, quan viên họ Vũ chỉ biết sống vì học; thường là học để thi đậu làm quan, cốt có quyền hành và bổng lộc như phần đông sĩ tử; nhưng cũng có nhiều người học để biết, để dùng cái mình biết, hay để truyền cái biết cho kẻ khác. Cho nên số người họ Vũ làm thày học và trước tác khá nhiều. Tiếc thay, chẳng mấy tác phẩm của họ được lưu truyền. Theo nhan đề được ghi nhớ thì họ không chỉ chuyên về thơ phú, mà còn tham khảo nhiều, thường là về lịch sử và kinh điển. Ngày nay nếu Vũ Phương Đề được tiếng, chỉ là nhờ bộ Công Dư Tiệp Ký (1755). Tài văn chương hay vốn hiểu biết của ông không nổi bật uyên bác bằng những vị tiền bối, như bác-cháu Vũ Quỳnh (1452-1516) và Vũ Cán (1474-sau 1529) thời đầu nhà Lê -- bác-cháu theo gia phả, chứ không phải cha-con như các sử sách đã chép -- hoặc như Vũ Duy Đoán (1620-1684), thời Lê Trung Hưng.

Vì sách của Vũ Quỳnh viết vừa ít lưu truyền, vừa lại là những sách tham khảo; nên ngày nay tên tuổi ông không vượt ra ngoài giới chuyên môn. Nhưng ông qủa là một nhân vật lỗi lạc, văn võ toàn tài, làm đến Binh Bộ Thượng Thư kiêm Quốc Tử Giám Tu Nghiệp -- ông mất trong một cuộc chinh phạt, không biết chống giặc gì. Ông đúng là một nhà bác học: Ngoài tài thơ văn, có ba bài của ông đưọc chép trong Toàn Việt Thi Lục, ông còn thông kinh nghĩa sử, có công soạn bộ Đại Việt Thông Giám Thông Khảo -- gồm 26 quyển, chép từ đời Hồng Bàng đến Lê Thái Tổ (ông là người thứ tư soạn sử Việt Nam sau Lê Văn Hưu, Phan Phù (Tu) Tiên và Ngô Sĩ Liên), phong phú đến nỗi năm 1514 Lê Tung được lệnh tóm lại trong Đại Việt Thông Giám Tổng Luận. Ông cũng duyệt Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp, và còn lưu tâm đến khoa học; ông đã viết cuốn Đại Thành Toán Pháp.

Có lễ vì khó chấp nhận tài mọn của các con ông, Vũ Diêu Tường và Vũ Túc Hiên,so với tài lớn của một người cha như ông; từ thế kỷ XVIII , các tác giả, ngay cả người trong tộc họ Vũ --- như tác giả Quốc Triều Đăng Khoa Lục, Vũ Phương Đề, Phan Huy Chú, v.v. --- đều vơ Vũ Cán làm con ông; duy có Trần Văn Giáp , trong Lược Truyện Các Tác Giả Việt Nam (Hà nội, Khoa học xã hội, 1971, tập 1, tr. 238) , đã ghi đúng Vũ Cán là cháu họ ông. Theo gia phả các phái họ Vũ làng Mộ Trạch thì Vũ Cán chỉ là cháu họ Vũ Quỳnh. Ông có tài văn chương, đã làm tới hơn 1000 bài thơ; nhiều bài được truyền tụng khắp nơi lúc sinh thời của ông, và một số bài khác được chép trong Tùng Hiên Thi Tập, Tùng Hiên Văn Tập, và Tứ Lục Lãm.

Về phần Vũ Duy Đoán, ông cũng giỏi thơ, thêm có tài ứng khẩu thành thơ khiến sứ Tàu phải phục, lại học rộng, đến Trạng-nguyên Đặng Công Chất (khoa 1661) phải khen: ' Dường Xuyên -- hiệu tước tử của Duy Đoán -- là người đã nuốt hai kho sách Thiên Lộc Thạch Cừ của nhà Hán vào bụng ' (Công Dư Tiệp Ký, đã dẫn, tr. 46). Ông cũng trước tác nhiều sách, thường bằng quốc âm, như những tập Trạch Hương Phong Cảnh, Nông Gia Khảo Tích Di Văn, v.v... Tác phẩm của ông không còn được lưu giữ đến ngày nay.

Nhờ được nuôi dưỡng trong không khí sách vở, nên quan viên họ Vũ làng Mộ Trạch có óc tò mò, thích đi sâu vào mọi vấn đề; vì vậy dễ chiếm địa vị cao trong mọi ngành. Lương y thì ít nhất có hai cha con ông Vũ Bất Trị và Vũ Tảo (giữa hậu bán thế kỷ XVI), đều tinh thông y học, được vua kính trọng đến tận nhà chơi và tặng chày đá để tán thuốc.

Trên bốn nhà toán học có tên tuổi của Viẹt Nam trước thời Pháp thuộc, từng viết sách toán để lại hậu thế, họ Vũ làng Mộ Trạch đã được hai người: một là Vũ Quỳnh đã kể trên, hai là Vũ Hữu (1443-1530), tác giả tập Lập Thành Toán Pháp, , quyển sách toán đầu tiên -- chỉ phép tính ruộng đất và phương pháp cầy cấy, có tính cách thực dụng nên được truyền bá trong dân gian -- và cũng có thể là duy nhất của Việt Nam trước thế kỷ XIX vì hai tập Toán Pháp Đại Thành của Lương Thế Vinh và Vũ Quỳnh thật ra là bản của ông được định đính lại(8). Hai người kia là Lương Thế Vinh , Trạng-nguyên khoa 1463, và Hoàng Phong Dụ, sống dưới triều Tự Đức.

Nhờ tính đúng số gạch, ngói, và các vật cần thiết cho việc tu bổ hoàng thành, ông được Vua Lê (không rõ là vua nào vì ông làm quan suốt từ thời vua Lê Thánh Tông đến Mạc Đăng Dung) khen là Thần toán, và dân chúng gọi ông là Trạng toán .

Vũ Hữu có người em tên là Vũ Phong, có tướng ngũ đoản, cũng được phong trạng, nhưng là 'trạng đô vật', nhờ ông đánh bại đối thủ dễ dàng với miếng xuyên trửu -- xuyên khuỷu tay; tức một tay thọc nách, một chân đệm phía sau lưng . Ông là một đô-lực-sĩ vô địch thời Lê Thánh Tông, được vua khen là tay thần dũng và ban cho cho danh hiệu Giao Trật Trạng Nguyên , cùng cho làm đình-úy, sau được thăng chức Cẩm y thị vệ úy Ty Chỉ- Huy-Sứ.

Mộ Trạch còn hãnh diện về một vị trạng nguyên đặc biệt khác là 'trạng cờ' Vũ Huyên, cháu gọi tiến sĩ Vũ Đôn (khoa 1487) là bác hay chú, tương truyền có công giúp vua thắng cờ sứ thần Tàu, nên được ban danh hiệu 'Kỳ Trạng Nguyên'. Nhưng theo Lê Qúy Đôn (Kiến Văn Tiểu Lục, Sàigòn, Bộ quốc gia giáo dục, 1964, tập 2, tr. 356-357) thì vua chẳng thể hạ mình chơi cờ với sứ thần, có chăng là các quan đại thần nhờ Vũ Huyên mách nước khi chơi cờ với sứ thần Trung Hoa vì ông nổi danh cao cờ nhất nước -- tương truyền ông có giữa trán một miếng xương gồ lên như quân cờ -- cho nên ngạn ngữ có câu: Rượu Hoàng Mai (hay Rượu Kẻ Mơ), cờ Mộ Trạch .

Sự thành công trong mọi lãnh vực của họ Vũ làng Mộ Trạch không khỏi kích thích lòng ghen tị của người ngoài. Theo Công Dư Tiệp Ký (đã dẫn, tr. 27) các triều thần từng nói khích nhau rằng: 'Ngày nay có ba người văn hay (theo kết qủa một kỳ thi thảo công điệp dưới thời Trịnh Tạc, 1657-1682) thì Mộ Trạch chiếm mất hai xuất (Vũ Duy Chí và em ông là Vũ Công Trực; người thứ ba là Đào Công Chính); Tuyển có một người chữ tốt, thì Mộ Trạch (với Vũ Thường Tồn, học trò Vũ Duy Chí) lại đứng hạng ưu, Ví thử có mở kỳ thi cướp giật, dễ thường Mộ Trạch cũng chiếm cả chăng'. Khôi hài là câu mỉa mai đầy ý ghen tuông này chúng tôi có được nghe lại, gần như tương tự, thốt ra bởi một người họ ngoài đối với họ Đặng-Vũ.

Xét qua sử sách thì họ Vũ làng Mộ Trạch chỉ thịnh đạt từ cuối nhà Trần (đầu thé kỷ XIV) cho tới cuối nhà Lê (cuối thế kỷ XVIII). Kể từ nhà Nguyễn, coi như không có một nhân vật nào chính thức quê ở Mộ Trạch làm nên sự nghiệp. Vì lẽ gì bỗng nhiên danh vọng của tộc Vũ tại Mộ Trạch lu mờ như vậy? Nếu tin khoa phong thủy, phải chăng ngôi mộ Vũ Hồn không có hay không còn kim ngư án, nên chỉ phát được 23 đời (tương đương đúng với năm thế kỷ hiển danh của họ Vũ), sau đó con cháu không được hưởng âm phúc của mộ thủy tổ nữa, mà phải dựa vào âm đức riêng hay mong ở sự kết phát của những ngôi mộ chi tổ? Nếu coi thường địa lý, ta phải hiểu hiện tượng đó như sao?

Trong một gia tộc đời đời hiển đạt, sản xuất nhiều người xuất chúng thường nảy nở tinh thần tự tin, cứng rắn, ương ngạnh, bất khuất, có thể thành phản nghịch hay cách mạng. Lẽ dĩ nhiên phần đông quan viên họ Vũ là những nho sĩ thủ cựu, cận thần trung quân đến độ liều lĩnh như Vũ Dư, có thành tích ám sát Phạm Đôn, giúp cho Nguyễn Xí và Đinh Liệt lật đổ Nghi Dân, đủa Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460.

Nhưng họ cũng ít xu thời, nịnh bợ, cố giữ những giá trị liêm khiết, vô vị lợi của nhà nho. Tính vừa trung liêm vừa câu nệ, mà lại cương trực bất kẻ hậu qủa như Vũ Duy Đoán và Vũ Công Đạo kể cũng hiếm: hai ông thà bị bãi chức chứ không chịu để Trịnh Căn cho ghi trên sắc lệnh tên ông đoán ở dưới tên một vị quan kém chức (Ngô Cao Lãng, Lịch Triều Tạp Kỷ, Hà nội, Khoa học xã hội, tập 1, tr. 87; Công Dư Tiệp Ký, đã dẫn, tr. 43-45).

Với tính ngang ngạnh sẵn có, lại được thấy trước mắt sự mục nát của trièu đình vào thời suy đồi, một số nho sĩ không khỏi muốn thay đổi thể chế, nên có khuynh hướng nghe theo tiếng gọi của kẻ phản lọan với hy vọng kiếm được minh chủ, nếu không tự chính họ cầm đầu cuộc nổi loạn. Như Vũ Hữu và Vũ Cán đang làm đại thần nhà Lê, đã bỏ vua Lê, theo Mạc Đăng Dung, được Mạc Đăng Dung rất trọng đãi; đó là một sự thể gây nhiều bối rối con cháu khi họ nhắc tới hai ông; nên họ giấu nhẹm chuyện đó, không ghi lại trong gia phả.

Cũng như trường hợp các gia tộc khác, cơn biến loạn nào cũng thấy người họ Vũ làng Mộ Trạch chia rẽ nhau, theo phe đối nghịch. Vào thời Lê mạt, nghĩa quân nổi lên tứ tung, họ Vũ Mộ Trạch có Vũ Trác Oánh tự xưng Minh Công, dấy binh, hợp nhau với Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ tại Ninh Xá (Hải Dương). Họ cầm cự chống quân triều đình được ba năm (1739-1741) thì bị dẹp tan. Nguyễn Tuyển chết khi chạy; Nguyễn Cừ bị bắt, rồi bị xử tử; nhưng Vũ Trác Oánh mất tích không biết ra sao (Xem Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Hà nội, Sử học, 1960, tập 17, tr, 1689-90, tập 18, tr. 1749).

Đáng kể là trong đám quan có nhiệm vụ trừ loạn ở Hải Dương có Hiệp Đồng Vũ Phương Đề, có họ với Oánh. Vì ông Oánh làm tướng giặc nên người soạn gia phải thận trọng, chỉ để cạnh tên ông : không tra rõ. Cùng thời với Vũ Trác Oánh có Vũ Thước theo Lê Duy Mật, định đốt kinh thành, chưa trở tay kịp thì bị bắt giam trong ngục tối, rồi bị giết. Năm 1738 có Vũ Đình Dung cùng Đoàn Danh Chẩn và Tú Cao làm tướng giặc ở xã Ngân Già, gần Giao Thủy, tức Hành thiện sau này, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam, bị chính Trịnh Doanh cầm quân đánh dẹp và đem chém năm 1740. Không được rõ gốc tích của hai người họ Vũ này (11) , và họ có liên hệ gì với Mộ Trạch không (?).

Khi quân Tây Sơn bắt đầu thắng cuộc, khá nhiều quan chức nhà Lê, trong đó quan viên họ Vũ theo về Nguyễn Huệ; từ Mộ Trạch ít nhất có Vũ Huy Tân, con trai Tiến sĩ Vũ Huy Đỉnh, từng sang sứ nhà Thanh, làm đến Công Bộ Thượng Thư, có để lại tác phẩm Hoa Trình Tùy Bộ (xem Trần Văn Giáp, Lược Truyện Các Tác Giả Việt Nam, đã dẫn, tr. 331).

Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, trong các tội, tội phản nghịch là tội nặng nhất, không thể tha thứ được. Luật Hồng Đức cũng như Luật Gia Long xếp trong điều 2 ba tội đứng đầu 'thập ác' là: tội mưu phản -- mưu chuyện nghịch chống xã tắc, thật ra là tội muốn lật đổ nhà vua -- tội mưu đại nghịch -- làm loạn lớn có kế hoạch, muốn phá hủy tôn miếu, lăng tẩm và cung điện nhà vua, tức là tội chống đối vua chúa -- và tội mưu bạn -- làm phản có kế hoạch, tức là phản nước theo giặc; giặc đây không bó buộc là người nước ngoài như Philastre lầm tưởng.

Những tội này được trừng trị rất nghiêm nhặt: Đương sự bị phạt tử hình, xử trảm bêu đầu theo điều 410-413 Luật Hồng Đức, lăng trì theo điều 223-224 Luật Gia Long (12); những người có liên hệ máu mủ mật thiết hay bị coi là đồng lõa cũng bị xử tử.

Luật nhà Lê tương đối khoan dung vì chỉ xử tử những người biết sự mưu phản nhưng không tố cáo; vợ con đương sự, nếu không biết gì, chỉ bị sung công làm nô bộc; tài sản của tội phạm bị tịch thu để thưởng cho kẻ tố cáo.

Luật Gia Long ác nghiệt hơn nhiều, tự động chu di tam tộc mọi nghịch tặc, dù có là tòng phạm hay không. Từ ông nội cho tới cháu nội của tội nhân -- trừ những người đã cho làm con nuôi họ khác -- thêm vào là bác chú, anh em trai và cháu trai trên 16 tuổi, cùng những nam nhân sống dưới mái nhà tội nhân, dù là khác họ như cha vợ, con rể, chồng chưa cưới của con gái, tất cả đều bị xử trảm, bất kể tuổi gìa yếu hay bệnh tật. Trong trường hợp mưu bạn, tức là tội nhân chỉ là kẻ theo hùa, không phải là người chủ chốt trong vụ phản loạn, những người khác họ được tha, và những người cùng tộc chỉ bị tội đồ (đi đày); mẹ, vợ, con gái, và chị em gái -- trừ những người đã thuộc gia tộc khác, và trừ chị em gái trong trường hợp mưu bạn -- con dâu, cháu trai từ 15 tuổi trở xuống, đều bị sung nô, đem phân phát cho công thần. Người ngoài biết đến sự mưu phản mà không tố cáo cũng bị xử tử; ngược lại, nếu tố cáo sẽ được thưởng trên tài sản bị tịch thu của tội nhân. Ngoài ra, trong ba đời, con cháu sống sót của các tội phạm không được phép ứng thí hay giữ chức vụ -- điều 627, Luật Hồng Đức.

Khái niệm trách nhiệm tập thể chắc chắn đã gây nhiều vạ cho họ Vũ làng Mộ Trạch. Mỗi gia tộc có người làm phản hay theo phe đối nghịch triều đình, thế nào trong họ cũng có một số người bị liên lụy lây. Khi Vũ trác Oánh dấy loạn, các quan viên trong họ muốn chạy tội chắc phải tố cáo ông ngay. Nhưng gia đình trực tiếp của ông chắc đã bị giết nhiều nếu không biết điều chạy trốn đi nơi khác.

Lên ngôi xong, Gia Long ra lệnh truy tố những quan chức theo Tây Sơn như kẻ đại nghịch. Gia đình của những người như Vũ Huy Tập chắc chắn bị phiền nhiễu, ít nhất là bị tịch thu gia sản. Thành thử vào cuối thế kỷ XVIII, họ Vũ tại Mộ Trạch đã sơ xác; con cháu những người làm tôi trung cho nhà Trịnh và nhà Tây Sơn bị nghi hoặc -- nhất là bởi Minh Mạng vì vua này rất úy kỵ những đại gia ngoài hoàng tộc -- bị cấm thi cử. Không có đường tiến thủ, họ cũng dần dần di cư đi nơi khác. Kể từ thế kỷ XIX, những người thuộc tộc Vũ Hồn làm nên không còn quê ở Mộ Trạch nữa; họ là những người ở những nơi đã đón nhận tổ tiên họ sau khi các vị này rời Mộ Trạch.

----------

(1) Như Trần Nghệ Tông thừa nhận trong câu: 'Triều trước dựng nước, tự có pháp độ, không theo chế dộ nhà Tống là vì Nam, Bắc đều là chủ nước mình, không phải noi nhau. Khoảng năm Đại Trị (1358-369), kẻ học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý sâu xa của sự lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc cả khi phục lệ cũ thời Khai Thái' (1324-1329). Xem Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Hà Nội, Khoa học xã hội, 1967, tập 2, tr, 158.

(2) Paris, Mouton & Cie, 1965, tr. 116. Nguyên văn như sau: Nous avons consulter, grâce à l'obligeance d'un de nos amis, le gia phả de la famille Vũ de Vinh Chụ (c. Công Xá, p. Lý Nhân, Hanam). Ce registre fait descendre la famille Vũ d'un Chinois nommé Vũ Hồn, gouverneur du Tonkin sous la domination chinoise. Ayant été révoqué, ce personnage se fixa dans la region de Hải Dương où son tombeau subsisterait à Mộ Trạch (C. Tuyển Cử, h. Nam Trực, Nam Định). Il y a 9 génerations, un membre de la famille Vũ vint se fixer à Vĩnh Chụ et y crea une famille d'un magnifique fécondité puisqu'à l'heure actuelle la famille Vũ de Vinh Chụ compte 220 inscrits, soit environ 880 personnes. Nous ne pouvons dire si les origines de la famille Vũ, telles qu'elles sont données par ce gia phả, ne sont pas entièrement légendaires.

(3) Về danh sách các tiến sĩ họ Vũ, xin xem phần phụ lục.

(4) Xem Công Dư Tiệp Ký, đã dẫn, quyển i, tr. 2-3.

(5) Trạng nguyên, theo ngôn ngữ thông dụng; danh từ Trạng nguyên chỉ được dùng chính thức dưới đời Trần và đầu nhà Lê; dưới triều Nguyễn, kể từ năm 1843, Thiệu Trị, ba danh từ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, được quan trường dùng để chỉ ba tiến sĩ đệ nhất giáp, đỗ đầu vào hạng đệ nhất, đệ nhị, đệ tam danh; nhưng thực tế chẳng khoa nào lấy đỗ Trạng nguyên, cao nhất chỉ thấy có Bảng nhãn thôi.

(6) Đó là hai cấp cao nhất nước -- có ba tước khác là bá, tử, nam -- có thể được ban cho triều thần đương lúc sinh thời. Ở trên còn có tước vưong dành riêng cho hoàng thân và linh thần.

(7) Xem Phan Huy Chú, Lịch triều Hiến Chương Loại Chí, Hà nội, 1961, tập 2, quyển 17-18.

(8) Xem Tràn Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách hán nôm, Hà Nội, Thu viện quốc gia, 1970, tr.385-387.

(9) Tướng ngũ đoản là chân tay, tai, mắt, miệng, mũi cùng ngắn, được liệt vào hạng tướng khác thường.

(10) Nên biết rằng trong những nền văn hoá chịu ảnh hưởng Trung Hoa, phép viết chữ hay thư pháp được coi là nghệ thuật cao cả, tinh vi nhất, trên cả hội họa. Tuy nhiên, trái với Trung Hoa, Cao ly, và Nhật bản, ở Việt Nam không có truyền thống ưa chuộng nghệ thuật cho nên thư pháp cũng không được hâm mộ mấy, tuy người viết chữ đẹp được khen, Không thấy nói co ai chuyên tâm luyện viết thành một thư gia đại tài. Ngoài Vũ Thường Tồn có một vị họ Vũ khác, không biết có phải người Mộ Trạch không, cũng được tiếng là người viết chữ đẹp: Đó là Hàn lâm đại chế Vũ Văn Chỉ, được Lê Thái Tổ sai viết bài bia do Nguyễn Trãi soạn để thợ khắc lại.

(11) Đăng Khoa Lục có nhắc đén một vị tiến sĩ khoa 1733 là Vũ Đình Dung, làng Thanh Quang, huyện Quảng Đúc, nhưng ông này không thể là Vũ Đình Dung phản loạn vì ông làm quan tới khi mất, được tặng chức hữu thị lang và tước bá.

(12) Xem Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Hình luật chí; Deloustal, La Justice dans l'ancien Annam; Philastre, Le code annamite; Đã dẫn.

Họ Đặng-Vũ và Làng Hành-Thiện

Vào đầu hay giữa thế kỷ XVII , một người họ Vũ tên là Vũ Huy Pháp, nguyên quán tại Mộ Trạch , tới lập nghiệp tại phủ Thiên Trường, ở phía đông trấn Sơn Nam, tức tỉnh Nam Định hay Hà Nam ngày nay, một vùng giáp biển cả. Nơi đây là đất thang mộc, quê hương, của nhà Trần, nguyên gốc tại làng Tức Mạc. Các vua Trần, khi nhường ngôi cho con thường về ở đây, nên mới đặt tên cho vùng này là Thiên Thanh, rồi Thiên Trường; dưói đời nhà Lý Thiên trường gọi là Thanh Hải, và dưới đời nhà Nguyễn tên này bị đổi là Xuân Trường. Không rõ ông Pháp Huy đi thẳng từ Mộ Trạch đến hay từ một nơi tạm cư khác; như trường hợp tổ họ Vũ ở Vĩnh Chụ, Hà Nam, trước khi định cư ở Vĩnh Chụ, đã từng sinh sống ở làng Tây Lạc, tổng Sa Lung, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Ông di cư trong trường hợp nào ? Con cháu ông cũng không rõ. Thuyết mà chúng tôi được nghe kể lại nhiều nhất là gia đình ông bị tội tru di tam tộc, nên ông phải trốn tránh và tá túc khắp nơi; sau cùng ông dừng chân nơi một ngôi chùa ở phủ Thiên Trường, thôn Dũng Tý thuộc làng Giao Thủy -- vào đầu triều Nguyễn được đổi là Hành Cung, đến năm 1823 được được đổi là Hành Thiện -- và được một người làng này, tên là Đặng Phúc Long, giúp đỡ. Vì chịu ơn họ Đặng ông cho một người con, tên là Thiện Thể, làm rể họ Đặng, và người con này đổi họ thành Đặng-Vũ, bắt nguồn cho một dòng dõi riêng biệt.

Gia phả họ Đặng-Vũ ghi ông Đặng-Vũ Thiện Thể sinh năm 1734, không biết ở đâu, và mất năm 1765. Tính rằng khi lấy vợ, ông Thiện Thể phải khoảng 20 tuổi, thì ông Vũ Pháp Huy muộn nhất cũng xuất hiện tới vùng Hành Thiện vào năm 1754, và lúc đó ông đã đứng tuổi rồi. Nếu gia đình ông qủa mắc phải tội tru di tam tộc sau một hành động đối nghịch triều đình của ông hay người nhà ông, thì chuyện đó phải xảy ra trước năm 1754.

Xét trong sử sách thì vào giữa thế kỷ XVIII, sau vụ Trịnh Giang bạo ngược (1735), phế rồi giết vua Lê Duy Phường (1720-1732), giặc giã hay nghĩa binh, mượn tiếng phò Lê, nổi dậy khắp Việt Nam. Vào khoảng 1740, ngoài việc đối phó với phe Lê Duy Mật ở Thái Nguyên, với Nguyễn Danh Phưong ở Sơn Tây, rồi Thanh Hóa, và phe con cháu nhà Mạc ở Cao Bằng, triều đình còn phải đối phó với hai đảng lớn đều do họ Vũ khởi xướng, tức là nhóm giặc Ngân Già ở Sơn Nam và giặc Ninh Xá ở Hải Dương.

Khi nhóm giặc Ninh Xá bị dẹp năm 1741, dư đảng tiếp tục mộ quân chống triều đình; họ chia nhau chiếm cứ các vùng: Nguyễn Diên, cháu Nguyễn Tuyển ở Nghệ An; Hoàng Văn Chất ở Sơn Nam, vùng Khoái Châu; và mạnh hơn hết là Nguyễn Hữu Cầu, con rể Nguyễn Cừ, cũng gọi là giặc Cỏ, ở Kinh Bắc-Hải Dương.

Theo Luật nhà Lê và theo tuổi Vũ Pháp Huy -- vì có con sinh năm 1734, nên năm đó ông phải khoảng 20 tuổi -- nếu ông có án tru di tam tộc thì hoặc chính ông, hoặc cha, anh em trai, bác, chú, của ông đã phạm tội mưu phản hay mưu đại nghịch, tức tự mình hay cùng đồ đảng chống lại nhà vua hay nhà chúa.

Trước năm 1754, những người họ Vũ chống họ Trịnh được sử sách nhắc tới là Vũ Thước, Vũ Đình Dung và Vũ Trác Oánh đã kể trên. Nếu ông là thân nhân của Vũ Trác Oánh, thì Pháp Huy không phải là tên thật của ông; bởi vì chúng tôi có tham khảo các tài liệu về Vũ Trác Oánh, nhưng không thấy thân nhân nào của ông có tên là Pháp Huy cả.

Ngoài ra, lại có thuyết cho rằng Vũ Trác Oánh trốn được vào Nam và lập nghiệp trong đó, Về phần Vũ Đình Dung, con cháu ông vẫn còn sống ở vùng Hành Thiện, và dân Đặng-Vũ có ít xác xuất Vũ Pháp Huy cùng tộc với họ. Còn lại Vũ Thước, nhưng chúng tôi chưa dủ dữ kiện để có ý kiến.

Có thể Vũ Pháp Huy chỉ lánh pháp đình, không nhất thiết vì án tru di, vì ông phạm tội mưu bạn tức chỉ là người tham gia, nhưng không phải là chủ não cuộc phản loạn. Dù sao chăng nữa, trong trường hợp ông có dính lứu tới một cuộc nổi loạn, ông phải trốn chạy tới vùng Hành Thiện sau năm 1735 , năm các cuộc " khởi nghĩa" bát đầu, cùng với con, và có thể cả vợ, vì con ông sinh năm 1734.

Nhưng cũng biết đâu thuyết ông Vũ Pháp Huy mắc nạn, đến cư ngụ tại phủ Thiên Trường chỉ là một huyền thoại! Như chúng tôi đã nêu ở trên, nhiều người họ Vũ bỏ Mộ Trạch đi nơi khác đi nơi khác làm ăn vì một lý do rất đơn giản là sự mưu tìm kinh kế. Cứ tính rằng rằng sau chín đời, một người họ Vũ có thể sinh sôi nẩy nở tới 880 người như Gourou kể về họ Vũ ở Vinh Chụ. Vậy trải qua các thế kỷ, đinh số của họ Vũ tại Mộ Trạch sẽ cao quá độ nếu một thành phần không di tản -- thường là theo trào lưu Nam tiến.

Những người ra đi thường là những người nghèo, mà quan viên họ Vũ, bởi trọng đức thanh liêm, phần nhiều sống tron cảnh thanh bần.

Bị thúc bách bởi nhu cầu vật chất, người di cư hay tìm đến những khu đất mới; vì tại những nơi này họ gặp ít cạnh tranh phiền toái, và tương lai gia đình có nhiều triển vọng hơn. Vào thế kỷ XVII, vùng hạ lưu sông Hồng là một vùng đất bồi hãy còn bùn lầy, nên tương đối chưa có nhiều dân cư. Những làng được lập lúc đó đều là những làng mới. Chính làng Hành Thiện bây giờ lúc đó chỉ là một ấp thuộc xã Giao Thủy(1), không có địa giới nhất định trước thế kỷ XVII, vì ấp dựng trên đất bồi nơi sông ngòi hợp lưu; những nơi đó lòng sông hay di dịch, lâu đời đất bồi mới được cố định.

Địa thế của làng Hành Thiện tương lai này, lạ lùng thay, cũng tựa như huyện Đường An, nghĩa là giáp sông bốn mặt; theo phong thủy đó là một địa thế đẹp. Đặc biệt hơn, đất lại có hình con cá hay ngòi bút lông chấm vào bảng; cũng theo phong thủy nó biểu tượng cho sự phồn thịnh về khoa danh.

Nhưng vào thế kỷ XVII, thanh danh của dân Giao Thủy chẳng ai biét đến; ngược lại, lời chê, tiếng xấu nhiều hơn. Vì phải phá rừng, mở đất cưc nhọc; dân vùng đất mới này thường là những người cứng cỏi, nhưng không phải vì vậy mà ai cũng theo gương Vũ Đình Dung: "Mỗi khi có việc gì thì ùa nhau làm náo loạn," rồi "lấy những chỗ bùn lầy làm nơi hiểm trở..." như Phan Huy Chú phê phán trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (Hà nội, Sử học, tập 1, Địa Dư Chí, trang. 81).

Đối với dân ở những vùng ven biển, thành kiến xấu tồn tại đến tận cuối thế kỷ XIX. Sử gia nhà Nguyễn (2) chê họ có "tập tục quê mùa, giọng nói ngọng nghịu, người ta gọi là tiếng đường bể..., ham lợi mà ít làm điều nghĩa, lại có nhiều người làm tà thuật, đồng bóng; người sinh ra sáu, bảy tuổi đi học, đến khi lớn lại bỏ để đi cạnh tranh kiếm lời; cho nên ít có kẻ sĩ danh tiếng và thành đạt; ấy là do phong thổ trở nên vậy".

Dĩ nhiên vì phần đông những người khai khẩn đất hoang là dân tạp xứ, thuộc lớp cùng đinh. Những lời chỉ trích khắt khe trên không sai hẳn, nhưng nếu có đúng thì cũng chỉ đúng một phần thôi. Trái với nhận xét của tác giả triều Nguyễn, lớp sĩ phu sống ở Thiên Trường không đến nỗi ít oỉ; cả bốn huyện đều có người khoa mục ngay từ đời Lê. Riêng Giao Thủy là huyện có văn học nhất trong phủ, dưới triều Lê, đã đếm được 12 tiến sĩ, một con số khá cao đối với một vùng đất mới; Kể từ triều Nguyễn số người đăng khoa lại càng gia tăng.

Năm 1765, khi Đặng Vũ Thiện Thể nhập tịch làng giao Thủy, định cư tại trang Hành Cung -- được Minh Mạng tăng lên làm xã, rồi đổi tên là Hành Thiện vào năm 1823 -- thì làng này đã có ba họ đứng đầu về dân số cũng như sĩ số, là họ Nguyễn, họ Phạm, và họ Đặng. Chính nhờ nhân danh người họ Đặng, vì là rể lập tự cho ông Đặng Phúc Long, mà ông thiện Thể được ghi vào sổ hộ tịch của làng.

Không rõ tổ tiên họ Đặng làng Hành Thiện đến định cư nơi đây từ bao giờ, và có liên hệ gì hay không với những người họ Đặng đã đánh dấu lịch sử Việt Nam, như họ Đặng ở Lương Xá, huyện Chương Đức, tỉnh Hà Đông, đời đời vinh hiển khi ông Đặng Huấn lập công với nhà Lê Trung Hưng, lại có con gái lấy Trịnh Tùng và sinh ra Trịnh Tráng.

Chỉ biết rằng, nhân viết về Đặng Đình Tướng, cháu năm đời Đặng Huấn, Tham Tụng thới Trịnh Cương, Trần Tiến có ghi: " Họ Đặng phát phúc rất thịnh, ở tản mát khắp nơi, được phát đất rất nhiều. Không những được vài ngôi mà thôi, đất còn phát đến cả con gái; nên có bốn người lấy chúa" ( Đăng Khoa Lục Sưu Giảng, đã dẫn, tr. 610.)

Tình thân giữa họ Đặng và họ Vũ đưa đến sự thành lập họ Đặng-Vũ không hiểu do một sự gặp mặt tình cờ giữa hai ông Vũ Huy Pháp và Đặng Phúc Long hay là do sự kết thúc của một mối lien hệ mật thiết sẵn có giữa hai họ. Xem qua sử sách thì thấy kể: từ năm 1448, với Vũ Đức Lâm và Đặng Tuyên thi đậu tiến sĩ cùng khoa, qũy đạo của quan viên họ Vũ làng Mộ Trạch luôn luôn đụng phải người họ Đặng. Họ Đặng và họ Vũ là đồng liêu, đi sứ cùng nhau, nhậm chức cùng nơi. Từ sự đồng liêu đến chỗ thâm giao không xa mấy; như Vũ Duy Chí và Đặng Công Chất rất thân nhau.

Hai gia đình ông Vũ Huy Pháp và Đặng Phúc Long có biết nhau trước hay không chăng nữa, sự thể vẫn là họ đã thông gia với nhau: Vũ Thiện Thể đã lấy Đặng Thị Từ Giảng. Gia phả cho biết ông Vũ Pháp Huy có hai con con trai, người thứ hai tên là Vũ Thiện Vàng không biết về sau ra sao, nhưng chắc chắn là con cả; vì lệ xưa trọng việc tế tự, chỉ cho phép con thứ làm con nuôi người ngoại tộc

Ông Thiện Thể thường được chép là làm con nuôi ông Đặng Phúc Long trước khi lấy bà Từ Giảng. Chép như vậy là sai và không am hiểu luật lệ ngày xưa. Một khi đã được nhận làm con nuôi ai, kẻ dưỡng tử được coi như người ruột thịt trong nhà; con gái của cha mẹ nuôi trở thành chị em gái của đương sự; vì thế không có sư hợp giao giữa cô con gái và người dưỡng tử được. Theo Luât Hồng Đức, Thiên Chính Thư, ngay sự chung sống-- chắc cùng phòng -- giữa dưỡng tử và chị em nưôi cũng bị khép vào tôi thông dâm (Deloustal, đã dẫn, tr. 318).

Thành thử ông Thiện Thể phải thành hôn với bà Từ Giảng, rồi mới gia nhập họ Đặng. Theo truyền thuyết , sự đổi họ sở dĩ có là vì ông Đặng Phúc Long không có con trai, muốn cho người rể hưởng thừa tự.

Trong một xã hội dựa trên nho giáo, lấy việc thờ cúng gia tiên làm căn bản, sự nuôi con nuôi được khuyến khích vì làm giảm bớt số trẻ mồ côi bơ vơ, nhưng sự nuôi con nuôi làm kẻ thừa tự rất phức tạp. Theo Luật Hồng Đức cũng như Luật Gia Long, người con lập tự bắt buột phải được chọn trong hàng con thứ của anh em trai. Nhưng lệ này thật ra chỉ được áp dụng tuyệt đối dưới triều Nguyễn với điều 76, Luật Gia Long :" Kẻ nào muốn nuôi trẻ khác họ về lập tự, cũng như kẻ nào cho con làm con nuôi thừa tự người khác họ, sẽ bị phạt 60 trượng, và đứa trẻ được hoàn về tộc cũ." (xem Philastre, đã dẫn, tr. 367).

Dưới triều Lê, nhà lập pháp nể lệ làng hơn: Phong tục cho kẻ khác họ nối dõi cùng tập quán coi con gái ngang hàng với con trai trong việc thừa kế rất thịnh hành trong dân gian. Luật Hồng Đức cho phép con gái có quyền coi giữ hương hỏa nếu cha mẹ không có con trai (xem Deloustal, La Justice dans L'ancien Annam, tr. 303-305; Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Tập 3, Quốc Dụng Chí, tr. 130-131).

Lẽ dĩ nhiên, lệ cho con gái thừa tự làm các nho gia chính thống công phẫn. Trong Vũ Trung Tùy Bút (đã dẫn, tr. 69), Phạm Đình Hổ (1768-1839) cực lực phản đối tập tục đó, rằng " hợp tề nội ngoại như thế thì loạn mất luân thường". Chắc vì hai ông Vũ Pháp Huy và Đặng Phúc Long đều là nhà nho, nên thấy cần hợp thức hóa sự bà Từ Giảng thừa tự bằng cách để ông Thiện Thể nhập Đặng tộc, nhưng lấy chữ Vũ làm tên đệm; bởi đó lập thành một họ kép (3) truyền cho con cháu, cốt để con cháu khỏi quên gốc tích. Nguồn gốc đó được nhắc nhở trong câu đối treo trong từ đường họ Đặng Vũ:

Nguyên Vũ thị, bách niên tiền, đông thổ Đường An cổ quận;

Cải Đặng tính, tam thế hậu, nam châu Hành Thiện chi từ.

Có nghĩa là:

Gốc họ Vũ, trăm năm trước, quê tại miền đông đất Đường An;

Đổi họ Đặng, ba đời sau, từ đường tại Hành Thiện mạn nam.

Ông Đặng-Vũ Thiện Thể sinh được 6 người con trai làm tổ cho sáu chi họ Đặng-Vũ ngày nay:

1. Đặng-Vũ Ngọc Liễn, tổ chi 1.

2. Đặng-Vũ Phước Đa, tổ chi 2, tuyệt tự sau bốn đời.

3. Đặng-Vũ Trọng Am, tổ chi 3.

4. Đặng-Vũ Xuân Tình, tổ chi 4.

5. Đặng-Vũ Viết Xính, tổ chi 5.

6. Đặng-Vũ Viết Hiền, tổ chi 6, không ro ra sao vì con cháu thiên cư đi nơi khác.

Sau khi gia cư được ổn định, con cháu ông Thiện Thể theo gót tổ tiên bước vào nghiệp sách vở, khoa trường. Ngay từ đời thứ 3, họ Đặng-Vũ đã bắt đầ có người đỗ đạt. Thời nho học, các cụ chỉ đậu cử nhân, không có tiến sĩ. Theo gia truyền, đó không phải vì các cụ kém người, mà chỉ vì hoàn cảnh nghèo túng của gia đình không cho phép các cụ đến tận kinh kỳ thi hội.

Trong cuộc thi đua với các họ khác, đặc biệt với hai họ Nguyễn và Đặng, trong làng về vấn đề học vấn; sĩ tử họ Đặng-Vũ dần dần chiếm ưu thế. Từ 1801 đến 1915, số nho sĩ đậu tú tài trở lên thuộc họ Nguyễn là 91 người, thuộc họ Đặng là 72 người, thuộc họ Đặng-Vũ là 43 người. So với đinh số, tỷ lệ đỗ đạt của họ Đặng Vũ cao hơn cả -- theo đinh số năm 1933, họ Nguyễn có 830 đinh suất, họ Đặng 475 suất, và họ Đặng-Vũ 133 suất.

Nhờ sự ganh đua học hỏi giữa các họ trong làng, chẳng bao lâu Hành Thiện nổi tiếng là một làng văn học vào bậc nhất Việt Nam, như được chứng tỏ trong câu cổ ngữ: Bắc Cổ Am, Nam Hành Thiện -- Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuôc ngoại thành Hải Phòng . Vào đầu thế kỷ XX, Ông Đồ Hành Thiện đã trở thành một nhân vật tượng trưng cho giới nho học trong sách và tiểu thuyết.

Sự tiếp tục học hành của họ Đặng-Vũ sau khi tổ tiên rời Mộ Trạch được các cụ giải thích bởi sự linh ứng không nguôi của tổ Vũ Hồn. Ngay sự họ Đặng đương kém họ Nguyễn về khoa bảng bỗng nhìên phát khoa trội hẳn kể từ cuối thế kỷ XVIII, với bốn tiến sĩ, trong đó có Đặng Xuân Bảng là một học gỉa lớn của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, cũng được các cụ qui cho âm phúc của các bà họ Đặng-Vũ, thường được gả cho người họ Đặng theo gương bà cụ tổ Từ Giảng.

Không tin dị đoan thì có thể bảo rằng họ Đặng đăng khoa nhờ truyền thống giáo dục hướng về sĩ họan. Ngay từ thời ở Mộ Trạch, nếu không làm quan, các cụ họ Vũ thường chọn nghề dạy học và đã đào tạo được rất nhiều nhân tài; vì thế sĩ tử tranh nhau đến thụ giáo. Tất nhiên con cháu các cụ được hưởng trước tiên sự chỉ bảo của các cụ, nên có nhiều hy vọng đỗ đạt hơn người. Tới Hành Thiện cũng sự kiện trên được tiếp diễn: Tiếng tăm Ông Đồ Hành Thiện lan rộng khắp nơi, nên sĩ tử bốn phương tới Hành Thiện cầu học.

Cụ Đặng (-Vũ) Văn Tường, đời 4, chi 5, là một bậc thầy có tiếng: cả bốn người con trai của cụ đều đậu cử nhân, và trong đám học trò thành danh của cụ có hai người làng, là Nguyễn Ngọc Liên, tiến sĩ năm 1889, và Đặng Đức Cường, con rể cụ, cử nhân, sau làm Tổng Đốc Hải Dương.

Nhưng theo các cụ, bậc sĩ phu có học còn phải có hạnh. Cho nên, dù tin vào phong thủy, các cụ không ngớt răn con cháu về điều kiện cốt yếu của sự phát phúc: Tích đức, Hành Thiện, như tên làng thúc dục. Ngay sự đặt tên con là Thiện Thể và Thiện Vàng của tổ Vũ Pháp Huy đã chứng tỏ sữ chuộng đạo đức của dòng họ Đặng Vũ.

Vì trọng nhân nghĩa và lễ giáo, đặt giá trị tinh thần trên quyền lợi vật chất tới mức cực đoan, quan viên họ Đặng-Vũ thường bị coi là gàn dở: Như cụ Đặng Vũ Khải, đời 5, chi 3, còn lấy roi mây đánh em, là cụ Đặng Vũ Bân, đã hơn 60 tuổi, vì tội để con cháu chơi cờ bạc trong dịp Tết; mà cụ em cũng phải khúm núm nằm xuống lãnh hình phạt. Hay như cụ Đặng-Vũ Chiểu, đời 5, chi 5, thà nghèo kiết còn hơn nhận gia tài của nhà vợ.

Từ khi Tây học du nhập Việt Nam, dân Đặng-Vũ đua nhau học hỏi và cũng gạt được nhiều thành qủa tốt đẹp. Nhưng đồng thời nhiều người mải theo tân trào đã quen hẳn bài học đạo đúc của tổ tiên, không chăm lo việc ích quốc, lợi dân, không biết bảo tồn nền nho phong đã giúp dòng họ mở mặt với thiên hạ. Uớc mong họ xu hướng quay về cội nguồn, và nhớ lại những lời dạy dỗ của ông cha ngõ hầu góp công vào việc kiến thiết đất nước.

----------

(1) Khó bảo rằng xã này có từ thời Lý như thấy ghi trong Hành Thiện Xã Chí, vì tên xã dựa vào tên huyện, mà huyện Giao Thủy chỉ được đặt từ thời thuộc Minh, theo Đại Nam Nhất Thống Chí.

(2) Xem Đại Nam Nhất Thống Chí., Tỉnh Nam Định, Sàigòn, Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa, 1969, tr. 24

(3) Tuy nhiên cũng có một số người họ Đặng-Vũ, vì không rõ chủ ý của tổ Pháp Huy hay vì không muốn biệt lập với bà con họ Đặng, đã bỏ chữ Vũ trong tên họ.

Tài Liệu Tham Khảo

An Nam Chí Lược - Huế, Viện đại học Huế, 1961.

Đại Nam Điển Lệ - Saìgòn Viện đại học Sàigòn, 1962.

Đại Nam Nhất Thống Chí, Tỉnh Hải Dương - Sàigòn, Bộ văn hóa giáo dục và thanh niên, 1968.

Đại Nam Nhất Thống Chí, Tinh Nam Định - Sàigòn, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, 1969.

Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, quyển 1 - Hà nội, Sông Nhị, 1949.

Đại Việt Lịch Triều Đăng Khoa Lục - Sàigòn, Bộ quốc gia giáo dục, 1962-1968, 2 quyển.

Đặng Tư Khiêm, Gia Phả Họ Đặng-Vũ. Sự Liên Hệ với Vũ Hồn - Sàigòn, tác giả đánh máy.

Deloustal Raymond - La Justice Dans L'Ancien Annam - Hà nội, Imp. d'Extrême-orient, 1911

Dumoutier Gustave,- Le Rituel Funeraire Des Annamites - Hà nội, Schneider, 1904.

Gourou, Pierre - Les Noms De Famille ou Họ Chez Les Annamites Du Delta Tonkinois (được in lại trong Les Paysans...) - Paris, BEFEO, 1932, p.481-495.

Gourou, Pierre - Les Paysans Du Delta Tonkinois - Paris, Ed. d'art et d'histoire, 1936.

Hành Thiện Xã Chí - Gia Định, Hành Thiện Tương Tế Hội, 1974.

Lê Qúy Đôn - Kiến Văn Tiểu Lục, tập 2 - Sàigòn, Bộ quốc gia giáo Dục, 1964.

Lê Triều Lịch Khoa Tiến Sĩ Đề Danh Bi Ký - Sàigòn, Bộ quốc gia giáo dục, 1961-1962, 3 quyển.

Lịch Đại Danh Hiền Phổ (dị bản củaTrần Tiến) - Sàigòn, Bộ quốc gia giáo dục, 1962.

Mộ Trạch Vũ Tộc Bát Phái Phả - BEFEO, vi phim số I.565

Mộ Trạch Vũ Tộc Ngũ Phái Phả - BEFEO, vi phim số I.223.

Ngô Cao Lãng - Lịch Triều Tạp ký - Hà nội, nxb Khoa học xã hội, 1975, 2 tập.

Ngô Sĩ Liên - Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Hà nội, NXB Khoa học xã hội, 1967-68, 4 tập.

Ngô Thời Sỹ - Việt Sử Tiêu Án, Sàigòn, Văn Hóa Á Châu, 1960.

Nguyễn Dữ - Truyền Kỳ Mạn Lục - Hà nội, (?), Tân Việt (?).

Nguyễn Đức Dụ - Gia Phả Khảo Luận và Thực Hành - Sàigòn, tác giả, 1972.

Nguyễn Siêu - Phương Đình Địa Dư Chí - Sàigòn, Tự do, 1960.

Niên Biểu Việt Nam - Hà nội, nxb Khoa học xã hội, 1984.

Phạm Đình Hổ - Vũ Trung Tùy Bút - Paris, Dông Nam Á, 1985.

Phan Huy Chú - Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí - Hà nội, nxb Sử học, 1960-1961, 4 tập

Philastre P.L.F. - Le Code Anamite - Paris, Ernest Leroux, 1876, 2 tập.

Quốc Triều Đăng Khoa Lục - Sàigòn, Bộ quốc gia giáo dục, 1962.

Trần Đạm Trai - Hải Dương Phong Vật Chí - Sàigòn, Bộ quốc gia giáo dục và thanh niên, 1968, 2 quyển

Trần Phồn Phú - Vương Đức Huân Địa Lý Chân Truyền - Đài Bắc, Vũ Lăng, 1983.

Trần Văn Giáp - Tìm Hiểu Kho Sách Hán Nôm - Hà nội, Thư viện quốc gia, 1970.

Trần Văn Giáp - Lược Truyện các Tác Giả Việt Nam, tập 1 - Hà nội, nxb Khoa học xã hội, 1971.

Trần Tiến - Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - Sàigòn, Bộ giáo dục, 1968.

Tuyển Tập Văn Bia Hà Nội - Hà nội, nxb KHXH, 1978, 2 quyển.

Việt Sử Học - Hà nội, nxb Văn Sử Địa, 1960.

Việt Sử Cương Giám Cương Mục - Hà nội, nxb Văn Sử Địa, 1957-1960, 20 tập.

Vronen, Eugène - Les Noms De Personnes Dans Le Monde - Bruxelles, Ed. De La Librairie Encyclopédique, 1967.

Vronen, Eugène - Encyclopédie Des Noms De Personnes: Étude Par Groupes Linguistiques... - Paris, Ed. Universitaire, 1973.

Vũ Phương Đề - Công Dư Tiệp Ký - Bộ quốc gia giáo dục, 1961-1962, 3 quyển.

Phụ Lục

Phong Thổ Làng Mộ Trạch

Nguyên tác: Trần Tiến

Bản dịch: Đạm Nguyên - Sàigòn, Bộ Giáo Dục, 1968, tr. 55-57.

Họ Vũ làng Mộ Trạch, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương, khoa giáp rất thịnh, thường mỗi khoa hai, ba người đỗ cùng khoa, anh em chú cháu làm quan đày triềụ Thời bấy giờ, quan triều nói đùa rằng: các ông họ Vũ bàn việc họ, việc làng, tại triều đình à ?

Khoa kỷ Hợi đời Le Thánh Tôn (niên hiệu Vĩnh Thọ) quan chủ khảo ngờ trước đây có lẽ vì tư tình nên họ Vũ đỗ nhiềụ Khoa ấy bắt đào hố đất, các cống sĩ ngồi dưới hố làm văn, lều phủ lên trên, kiểm soát rất ngặt, chấm quyển rồi khớp phách lại, làng mộ trạch lại có bốn người đỗ tiến sĩ, anh em chú cháu họ Vũ được ba người la Vũ Câu Hối, 42 tuổi, Vũ Bật Hài, 31 tuổi, Vũ Công Đạo, 32 tuổi; anh em chú cháu đỗ liền ba người, văn thể lại không giống nhau, lại có Lê Công Triều, 30 tuổi, cùng làng đỗ cùng khoa, mới biết trước đây không phải tư tình, mà liên quan đến phong thổ của làng ấỵ

Nghe nói làng ấy có một thửa đất gọi là Tổ tiến sĩ, chỗ ấy long hổ quanh có đến vài mẫu, trong có sơn mạch chi tiết tràn xuống từng chùm, nếu táng được một ngành thì đời đời phát khoa, mỗi họ được một huyệt. Lại nghe có họ Vũ táng theo cá họ trong làng ấy một huyệt ở gò đất to hình kim tinh (ông Cao Biền cho là kỳ hình quái huyệt), phải đào tung kim tinh ra chôn bốn cột sắt và có xích sắt treo quan tài ở trong, đậy ván gỗ, rồi lấp đày đất lên trên.

Từ Vũ Hồn táng huyệt nàỵ Đời truyền rằng đời Đường nước ta nội thuộc nước Tàu, Vũ Hồn làm quan ở đất này, lấy vợ người nước ta, xem khắp phong thủy nước ta, chỉ có đất này là hơn cả nên gọi là Tổ tiến sĩ. Vì làm quan đời Đường nên đạt tên là huyện Đường An, ý là lâu dài yên ổn, đặt tên làng là Mộ Trạch(1) , ý nói là đức trạch đời trước và người ta rất ưa, táng theo lối kim huyệt, lại táng thêm mấy huyệt ở Tổ tiến sĩ nữạ Sinh các con, để một chi lại, còn một chi nữa đủa về Tàụ Hai chi ở nước ta và nước Tàu đều được khoa giáp hiển đạt.

Sau nước ta có quan sang sứ nước Tàu, gặp nhiều con cháu họ Vũ làm quan đương triều có hỏi thăm họ Vũ ở nước ta phát đạt thế nào, sứ ta cho biết họ Vũ đương đại phát, và đãi sứ ta rất hậụ Họ gởi các vật châu báu và một phong thư nhờ sứ ta đưa cho họ Vũ làng Mộ Trạch. Trong thư dặn ngôi đất táng treo ở Kim tinh, có dây sắt treo quan tài, một dây sắp đứt, áo quan lệch, phải đánh dây sắt khác, đặt lại áo quan cho bình chỉnh, không nên để sai một ly, và bồi lại như cũ, có họa cả đồ bản kèm theo làm tin. Chắc đời trước có đồ bản và lời dặn như thế đó.

Họ Vũ ở nước ta, trước đây cũng biết có ngôi mộ ấy, khi nhận được thư và họa đồ, mở ra qủa nhiên đúng trong họa đồ, rồi sửa lại hoàn toàn như cũ. Nay nước ta kể đến khoa giáp thịnh nhất là họ Vũ làng Mộ Trạch, còn chi bên Tàu chưa biết phát đạt như thế nào.

Xem trong Đăng Khoa Lục thì họ Vũ đã hơn hai mươi ông tiến sĩ rồi, sự tích họ Vũ đã chép kỹ trong Công Dư Tiệp Ký, nay chỉ ghi các điều nghe thấy được thôi. Từ ông Vũ  Nghiêu Tá đời Trầ minh Tông đến họ ông Vũ Huy Đỉnh đời Lê Hiể Tông, tất cả cộng được 25 ông đỗ Đại Khoa.

----------

Chính thật tên do ông đặt là Khả Mộ, Mộ Trạch là tên sau này.

Giả Thuyết Cổ Truyền Về Họ Vũ

(Dòng Vũ Hồn Tại Việt Nam)

Tác giả: Đặng Tư Khiêm

Gia Phả Họ Đặng Vũ - Sự Liên Hệ Với Vũ Hồn Ờ Sài-Gòn, tác giả đánh máy, 1981, tr.6-8)

Tổ họ Vũ phát tích tự làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay đổi thành phủ Bình Giang thuộc tỉnh Hải Dương (Bắc Việt).

Tục truyền: Hồi Bắc thuộc, khu đất làng Mộ Trạch cạnh đường, có một quán hàng bán nước và quà bánh cho khách qua lại của một bà quả phụ trạc ngoại tứ tuần cùng đưá con trai độ 14,15 tuổi. Những người trong vùng cũ không ai rõ lai lịch người đàn bà này, chỉ biết gọi là bà quán nước và đứa con trai là Vũ Hồn mà thôi. Sinh kế của hai mẹ con bằng quán nuớc thường thiếu thốn, nên Vũ hồn phải đi câu cá tôm và bắt cua ốc bán lấy tiền thêm giúp mẹ.

Một ngày mùa hạ nóng nực, một người Tàu lữ du qua đó, ghé quán hàng nghỉ ngơi, uống nước, rồi lân la hỏi thăm khách ngồi cùng trong quán về thanh danh, đạo đức của ông Vũ Hồn ở vùng nàỵ Mọi người ngơ ngác nhìn nhau và trả lời rằng nơi này không có ai là ông Vũ Hồn cả, chỉ có thằng nhỏ con bà chủ quán này tên là Vũ Hồn.

Lúc đó người Tàu mới bắt đầu dể ý ngắm nghía bà này, nhận thấy tướng mạo đoan trang, phúc hậu; và một lúc sau lại thấy một thằng nhỏ, xách chiếc lọ sành, bước vào, kêu mẹ và nói, "hôm nay không kiếm được tôm cá, chỉ có ốc". Nó không bán mớ ốc đó, nhưng đem về luôc để mẹ ăn vì mẹ nó thường thích ốc luộc. Người Tàu chăm chú nhìn cậu bé, áo quần lam lũ nhưng mặt mày hớn hở; phúc tướng hiện rõ trên án đường. Ông ta bèn làm quen, hỏi chuyện cậu bé, ngỏ lời khen ngợi lòng hiếu thảo và sự ngoan ngoãn của cậu; nhưng cậu bé chỉ đáp lại bàng những nụ cườị

Thấy vậy, người Tàu ngỏ ý với bà chủ quán rằng ông muốn cho cậu bé theo làm học trò ông để ông dạy dỗ; ông hy vọng là sẽ có thể giúp gầy dựng tương lai cho cậụ. Ý kiến đó được những người cùng ngồi trong quán hưởng ứng và đốc thúc thêm vào; bà chủ quán và cậu con nghe suôi ta, nên đã chấp thuận ngaỵ Người tàu vui vẻ mở gói, lấy ra một số tiền , tặng cho người mẹ để bà có thêm vốn làm ăn để đời sống được sung túc hơn.

Đoạn người Tàu cáo biệt bà và mọi người, dắt cậu bé ra đi, hẹn ba năm sau sẽ trỏ lại. Mới được hơn môt năm đã thấy hai thầy trò trở về, nói thật mọi chuyện với bà chủ quán. Từ đó người ta mới biết người Tàu là một thày địa lý.

Nhân khi đi tìm những ngôi đất qúy, ông đã tới làng Mộ Trạch và nhận thấy nơi đây có ngôi đất đại phát vinh hoa, khoa hoạn kế thế, vĩnh cửụ Ông thày địa lý liền nảy ra ý định đem hài cốt thân phụ đến an táng vào nơi này. Chủ tâm như vậy rồi, ông quay về nhà trọ nghỉ ngơi, ngủ sớm để hôm sau quy hồi cố hương để thực hiện ý định của mình. Vừa chợp mắt ngủ, ông thày địa lý đã mộng thấy một vị long thần đến báo cho biết rằng ngôi mộ đó đã dành cho Vũ Hồn rồi vì nhà hắn đã tích được nhièu âm phúc, rằng không ai có thể chiếm đoạt được; nếu ai đó cứ cố ý làm sai lòng Trời, thì sẽ phải chịu những hậu quả chẳng lành.

Giật mình tỉnh giấc, thày địa lý sợ hãi, băn khoăn nghĩ ngợi về lời của vị thần trong mộng, rồi đình chỉ việc hồi hương. Từ đó ông bắt đầu lưu tâm dò hỏi tông tích Vũ Hồn với mưu đồ riêng tư là ràng buộc cá nhân mình với các thế hệ con cháu tương lai của Vũ Hồn.

Sau khi tính độn về long mạch địa cơ, ông biết rằng huyệt này cứ 300 năm mới mở một lần, mà ngày đó lại đã tới sát nơi rồi, nên hai thày trò ông phải vội vã trở về để Vũ Hồn đem hài cốt cha cất táng vào nơi đó đúng với sự sắp đặt về phần kim theo phương pháp của khoa huyền bí địa lý học. Công việc xong xuôi, hai thày trò đến từ biệt bà chủ quán để ra đi, không hẹn ngày tái ngộ.

Hai năm sau, Vũ Hồn, lúc này đã 18 tuổi, về lại cố hương cùng ông thày. Lần này ông thày bỏ tiền ra mua một ngôi nhà gần chợ để ở và đồng thời vừa buôn bán, vừa dạy chữ Hán, vừa hành nghề đông ỵ Nhờ đã cư lâu ngày tại đây, nên thày đã quen thuộc với tất cả mọi người trong vùng.

Một ngày kia, thày ngỏ ý với một người địa phương để nhờ họ làm mối cho một cô gái nhà nghèo, nhưng nết na và có nhan sắc. Ý muốn đã đạt, thày cho mở tiệc linh đình rồi mời tất cả nhưng người quen thân đến dự và chứng kiến việc hôn nhân. Tiệc gần tàn vào khoảng quá ngọ, thày đứng dậy nói, dáng vẻ hoảng hốt: Vì tôi có việc bận tại quê nhà, đáng lẽ phải ra về từ ba hôm trước, nhưng vì quên lãng, sáng nay mới nhớ ra; bởi lẽ đã chót hẹn làm đám cưới, nên phải nán lại cho xong việc. Bây giờ tôi phải lên đường; tôi xin mọi người trông nom và giúp đõ gia đình tôi trong thời gian tôi vắng mặt, rồì quay lại nói cùng cô dâu những lời an ủi: vì hoàn cảnh, tôi phải tạm biệt ít ngày, ước mong sẽ có thể trở về sớm khi đã thu xếp xong công việc. Sau hết ông giao chìa khóa và tất cả cơ nghiệp cho cô dâu và Vũ Hồn với những lời dặn dò cần thiết trước khi từ biệt.

Từ đó, chỉ có cô vợ và Vũ Hồn cùng đảm trách tất cả mọi công việc trong gia đình. Ngày qua, tháng lại, thấm thóat đã ba năm mong chờ mà chẳng thấy ông thày trở qua và cũng không nhận được tìn tức gì về ông cả. Lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy; hai người cùng lứa tuổi, lại luôn luôn sát cánh bên nhau, và đã quên những lời ông thày dặn, nên đã cùng nhau trao đổi tình yêu; chẳng bao lâu cô vợ đã mang thai và sinh hạ được hai con trai.

Ngày đầy tháng hai đứa trẻ vừa qua được mấy ngày, thì đột nhiên ông thày xuất hiện trở về. Trong lúc Vũ Hồn bận việc vắng nhà, còn cô vợ (bây giờ là vợ Vũ Hồn) lúc đó đang ẵm một đứa con; cô nhớn nhác sợ sệt, chỉ kịp chào ông thày một tiếng, rồ bỏ trốn mất. Ông thày lúc đó nổi giận, lớn tiếng la mắng om sòm. Hàng xóm nghe tiếng, tất tả đên hỏi thăm, tìm lời can gián, an ủi, tìm dùm cách giải quyết. Một lúc lâu sau, họ dẫn vợ chồng Vũ Hồn về tạ tội cùng ông thày, và để nhận lãnh những lời mắng nhiếc.

Đứng trước việc đã rồi, ông thày chỉ còn biết thở dài, uể oải nói với vợ chồng Vũ Hồn: Chúng mày bất nghĩa; chẳng lẽ tao cũng lại bất nhân nữa sao? Thôi, tao cho chúng mày tất cả cơ nghiệp này vì tao không còn mặt mũi nào mà tiếp tục ở lại đây nữa. Có điều là tao cần bắt lại của chúng mày một đứa con để nuôi dưỡng cho vui cảnh gìa vì tao không có vợ con gì cả. Ý kiến đó được mọi người có mặt tán đồng; vợ chồng Vũ Hồn cũng phải chấp nhận để mọi việc được êm xuôi. Thế rồi ông thày bế ẵm, cân nhắc hai đứa nhỏ, chọn đứa nặng cân hơn để mang theo ông về Trung quốc, và để dứa nhẹ cân lại đất Việt.

Đó là đầu mối gây cho họ Vũ, dòng Vũ Hồn, những thế hệ nối tiếp mỗi ngày thêm đông đảo; đa số hậu duệ Của Vũ Hồn thông minh, xuất sắc, đã trở nên nổi danh về khoa hoạn qua các triều đại xưa trong lịch sử nước nhà.

----------

Chú thích:

Câu truyện trên đây có lẽ cũng giống như nhiều câu truyện thần thoại khác đã được đặt rạ Mục đích là để thu hút sự hiếu kỳ của mọi người, và ngẫu nhiên được truyền tụng mãi tới ngày naỵ

Hải Dương Phong Vật Khúc

Tác giả: Trần Đạm Trai

Hải Dương Phong Vật - Sàigòn, Bộ văn hoá giáo dục và thanh niên, 1968, quyển hạ, tr. 39-56

Dịch giả: Nguyễn đình Diệm

Đất Mộ Trạch hổ đôi long phiến

Tấn sĩ sào qui hiển danh ao

Xe xe ngựa ngựa rập rìu

Đồng khoa dậy sấm đồng trào bấy sao

Kià nội ngoại thủ tào lý lịch

Từng công năng thành tích tột vời

Toàn chương một tấc chẳng sai

Đã văn Tống Cảnh lại tài Trương Hoa

Phong cảnh nhà nước non làm bạn

Dáng Bùi Công bài quán thung dung

Chen sân chồi quế cành đồng

Xiêm văn đai võ nổi dòng lưỡng ban.

Nọ nhân gian thiên tiên cốt tướng

Dạ Thạch Cừ mà lượng hải hà

Tôn sư tiếng dạy gần xa

Một pho Việt Giám trăm nhà làm gương(1)

Thập bát bát bữa thường cũng lạ

Tứ trạng nguyên danh giá gồm hai

Thi thư âm trạch truyền đời

Nức danh hổ bảng có tài phụng mao

Ngoài muôn dặm cờ mao chống tuyết

Gần chín thu vẹn tiết đá vàng

Tô Châu danh ví Tô Lang

Ghi công bia đá rõ ràng ngàn thâu.

Ngôi tam đô trong triếu phong hiền

Cơn lôi đình nào chiếu lòng đan

Khấu đầu dãi trước long nhan

Danh nhân ngự sử tiếng lan kinh thành

Tài lưỡng nguyên sớm danh dương thế

Thủa long tiềm bồi thị có công

Sân đan kim giám hiếu trung

Ngóng trông Nghiêu Tuấn ước mong Cao Quỳ

Tiết khẳng khái giữ bề cương trực

Vận danh hư phó mạc cơ huyền

Hiên mai đoản thập trường thiên

Thanh cao cách điệu còn truyền di hương (2)

(trang 50)

Thấy Mộ Trạch miếu đường nguyên tể

Tài đóng lương nào nệ khoa danh

Cõi ngoài đòi trận công lênh

Trong triều chính nghị chữ kinh muôn đời

Cờ trí sĩ vâng lời bao tưởng

Văn thần xiết kể danh gia (3)

(trang 52)

Trạng cờ Mộ Trạch càng ghê

Sứ Yên thua cuộc rút xe về thành (4)

Trạng giao trật có danh thiên hạ

Trước sân rồng lực sĩ nào đương (5)

-----------

Chú thích:

(1) Những dòng trên tả Vũ Qùynh.

(2) Những dòng trên tả Vũ Duy Đoán.

(3) Những dòng trên tả Vũ Duy Chí.

(4) Chỉ Vũ Huyên.

(5) Chỉ Vũ Phong.

Danh Sách Tiến Sĩ Họ Vũ

Làng Mộ Trạch và toàn quốc

Đươc Ghi Tên Trong Đăng Khoa Lục

(Từ 1075 đến cuối triều Lê)

Trích trong Đại Việt Đăng Khoa Lục -- Sàigòn, 1962-68, 2 quyển

 

  1. Vũ Vi Phụ, làng Dật Xuyên -- khoa thông tam giáo, khoa 1247.
  2. Vũ Mộng Nguyên, làng Viên Khê, huyện Đông Sơn, 21 tuổi - Đệ nhị giáp Thái-hoc-sinh, khoa 1400.
  3. Vũ Vĩnh Trinh, huyện Thiên Bổn - Khoa Minh-kinh về kinh sử văn nghệ, khoa1429.
  4. Vũ Lãm, làng Tiên Kiều, huyện Kim Động - đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1442
  5. Vũ Đức Lâm, làng Mộ Trạch, huyện Đường An - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1448.
  6. Vũ Bá Triệt, Làng Thái Bạt, huyện Bất Bạt, 25 tuổi - Đệ nhị giáp tiến sĩ (đứng đầu bảng), khoa 1453.
  7. Vũ Nhữ Nhuế, làng Thượng Đặng, huyện Thanh Lâm, 27 tuổi - Đệ nhị gíap tiến sĩ, khoa 1463.
  8. Vũ Hữu, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 20 tuổi - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khóa 1463.
  9. Vũ Như Tùng, làng Bôi Trì, huyện Thanh Miên, 20 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1469.
  10. Vũ Thạc, làng Võ La, huyện Thanh Lâm, 29 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1469.
  11. Vũ Kiệt, làng An Việt, huyện Siêu Loại, 20 tuổi - Đệ nhất giáp tiến sĩ (đầu sổ, Trạng nguyên), khoa 1472.
  12. Vũ Ứng Khương, làng Mộ Trạch, huyện Đường An - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khóa 1472.
  13. Vũ Đức Trinh, làng Nỗ Bạn, huyên Thanh Đàm - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1472.
  14. Vũ Hựu, Huyện Thanh Miên - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1472.
  15. Vũ Tuấn Chiêu, Phường Nhật Chiêu, huyện Quảng Đức, 50 tuổi, Đệ Nhất giáp tiến sĩ (đầu sổ, Trạng nguyên), khoa 1475.
  16. Vũ Mẫn Trí, làng Khuê Chương, huyện Kim Thành - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1475.
  17. Vũ Triệu Dung, làng Tô Xuyên, huyện Phụ Phụng, 34 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1475.
  18. Vũ Quỳnh, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 29 tuổi - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1478.
  19. Vũ Duy Thiện, làng An Cư, huyện Thiên Bổn - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1478.
  20. Vũ Tín Biểu, làng Bình Lăng, huyện Thiên Thi, 30 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1478..
  21. Vũ Kiệt, làng Sa Lung, huyện Tây Ch6n - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1478.
  22. Vũ Khắc Minh, làng Bình Lãng, huyện Cẩm Giàng - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1481.
  23. Vũ Nguyên Trinh, huyện Đường An - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1481.
  24. Vũ Nghi Huynh, Huyện Cẩm Giang, 26 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1481.
  25. Vũ Minh Châu, làng kim Lan, huyện Cẩm giang, 27 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1484.
  26. Vũ Cảnh, làng Dưỡng Độg, huyện Thâm Lâm, 24 tuổi - Đệ nhị Giáp tiến sĩ, khoa 1487.
  27. Vũ Ưong, làng Lỗ Hiền, huyện Lôi Dương, 25 tuổi - Đệ nhị giáp tiến sỉ, khoa 1487.
  28. Vũ Triệt, làng Đào Lãng, huyện Đại An, 28 tuổi - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1487.
  29. Vũ Loan, làng Tuy Lai, huyện Đường An - Đệ nhị giáp tiến sĩ, kho 1487.
  30. Vũ Đôn, làng Mộ Trạch, huyrr5n Đường An - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1487.
  31. Vũ Mật, làng Tuy Lai, huyện Đường An - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1487.
  32. Vũ Phất, làng An Chân, huyện An Đương, 24 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1487.
  33. Vũ Duệ, làng trình Xá, huyện Sơn Vi, 23 tuôi - Dệ nhất giáp tiến sĩ (đầu sổ, Trạng nguyên) khoa 1490.
  34. Vũ Khắc Nhụy, làng Võ La, huyện Thanh Lâm - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1490.
  35. Vũ Dịch, làng Man Duế, huyện Thanh Lâm, 22 tuổi - Đệ nhất giáp tiến sĩ (đằu sổ, Trạng nguyên), khoa 1793.
  36. Vũ Tụ, làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, 28 tuổi - Đệ nhị giáp tién sĩ, khoa 1793.
  37. Vũ Đạt, làngVĩnh Bảo, huyện Tề Giang - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1793.
  38. Vũ Trực Hành, làng An Các, huyện Thủy Đường, 27 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1493.
  39. Vũ Thiệu, làng Ngoc Cuộc, huyện Đường An - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1793.
  40. Vũ Tấn Chiêu, làng Vỹ Võ, huyện Vũ Ning - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1496.
  41. Vũ Thận Trinh, huyện Đường An, 36 tuổi - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1799.
  42. Vũ Đạo Quang, làng Lập Trung, huyện Đường Hào - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1799.
  43. Vũ Châu, làng Dị Sử, huyện Đường Hào - Đệ nhị giáp tiến sì, khoa 1799.
  44. Vũ Bá Dung, làng hương Uyên, huyện Đường An - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1502.
  45. Vũ Cán, làng Mộ Trạch, huyện Đường An - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1502.
  46. Vũ Bá Thắng, làng Tiêu Sơn, huyện Thanh Hà - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1502.
  47. Vũ Bá Huyên, làng Tùng Du, huyện Gia Lâm - Đệ tam giáp tiên sĩ, khoa 1502.
  48. Vũ Nhất Chi, làng Cam Lộ, huyện Giáp Sơn - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1505.
  49. Vũ Duy Châu, làng Tu Lễ, huyện Sơn Minh, 28 tuổi - Đệ nhất giáp tiến sĩ (Thám hoa), khoa 1511.
  50. Vũ Phi Hổ, làng Du Xá, huyện hoành Phô - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1511.
  51. Vũ Tuân, l2ng Vỹ Võ, huyện Võ Ninh - Đệ tam giáp tiến ĩ, khoa 1514.
  52. Vũ hữu Nghiêm, làng Cửu Cao, huyện Gia Lâm - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1514.
  53. Vũ Lân Chỉ, làng Mộ Trạch, huyện Đường An - Đệ tam gíp tiến sĩ, khoa 1520.
  54. Vũ Nghi, làng Ngọ Dương, huyện Kim Thành - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 520.
  55. Vũ Đoan, làng Đồng Lư, huyện Giao Thủy - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1523.
  56. Vũ Tường, làng Tân Minh, huỳện Tân Minh - Đệtam giáp tiến sĩ, khoa 1523.
  57. Vũ Huyên, làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1526.
  58. Vũ Ngung, làng Đoan Lâm, huyện Trướng Tân, 22 tuổi - Đệ tam giáp tién sĩ, khoa 1529.
  59. Vũ Tri Viễn, làng Cẩm Giang, huyện Cẩm Giang - Đệ tam giáp tìến sĩ, khoa 1552.
  60. Vũ Hữu Dụng, làng Vỹ Võ, huyện Vũ Giang (Vũ Ninh) - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1532.
  61. Vũ Trung, làng Đặng Xá, huyện Thanh Miên - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1532.
  62. Vũ Diệu, làng Quảng Lâm, huyện Quế Dương - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1535.
  63. Vũ Thoát Dĩnh, làng Bao Trung, huyện Gia Phúc, 24 tuổi - Dệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1538.
  64. Vũ Doãn Tư, làng Sơn Đông, huyện Lập Thạch - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1541.
  65. Vũ Thạc, làng Đại Vi, huyện Tiên Du - Dệ tam giáp tiến sỉ, khoa 1541.
  66. Vũ Kỉnh, làng Lương Xá, huyện Lương Tài, 26 tuổi - Đệ nhị giáp tiến ĩ, khoa 1538.
  67. Vũ Hạo, làng Phụng Lâu, huyện Kim Động Ố Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1547.
  68. Vũ Tráng, làng Tô Xuyên, huyện Phụ Dực, 34 tuổi - Đệ tam giáp tiến sỉ, khoa 1550.
  69. Vũ Khắc Kế, làng Trường Duẹ, huyện An Dương, 30 tuổi - Đệ tam giáp tiến ĩ, khoa 1553.
  70. Vũ Hoán, làng Hồng Khê, huyện Duy Tiên - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1554.
  71. Vũ Cận, làng Lương X1, huyện Lương Tài, 30 tuổi - Đệ tam giáp Tiến sĩ, khoa 1556.
  72. Vũ Cẩn, làng Tân Lạc, huyện An Việt, 35 tuổi, - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1556.
  73. Vũ văn Thiện, làng Từ Ô, huyện Thanh Miên - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoá 1562.
  74. Vũ Tĩnh, làng Mộ Trạch, huyện Đường An - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoá 1562
  75. Vũ Dự, làng Ông Mặc, huyện Đông Ngạn, 29 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1562.
  76. Vũ Đường, làng Mô Trạch, huyện đường An, 38 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1565.
  77. Vũ Hữu Chánh, làng La Mạt, huyện Đường An - Dệ nhất giáp tiến sĩ (Đầu bảng, Thám hoa), khoa 1568.
  78. Vũ Sư Tích, làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1568
  79. Vũ Văn Khuê, Làng Đông Lâm, huyện Gia Định, 33 tuổi - Đệ nhất giáp tiến sĩ (đầu bảng, Trạng nguyên) khoa 1568.
  80. Vũ Duy Hàn, làng Mặc Thủ, huyện Bình Hà, 33 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1574.
  81. Vũ Giới, làng Lương Xá, huyện Lương Tài, 37 tuổi - Đệ nhất giáp tiến sĩ (đầu bảng, Trạng nguyên), khoa 1577.
  82. Vũ Đăng, làng Đình Tổ, huyện Đường An, 36 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1577.
  83. Vũ Hoành Tổ, làng Vân Ổ, huyện An Sơn, 41 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1580.
  84. Vũ Công Đán, Làng tư Minh, huyện Cẩ Giang, 31 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1580.
  85. Vũ Thành, l2ng La Mạt, huyện Đường Hào, 43 tuổi - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1583.
  86. Vũ Sâm, làng Lôi Khê, huyện Đường An, 24 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1589.
  87. Vũ Miễn, làng Ngọc Trì, huyện Lương Tài, 64 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1616.
  88. Vũ Bạt Tụy, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 33 tuổi - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1634.
  89. Vũ Vinh Tiên, làng Phó Ủng, huyện Đường Hào, 28 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1640.
  90. Vũ Lương, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 38 tuổi - Đệ tam gíap tiến sĩ, khoa 1643.
  91. Vũ Kiêm, làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, 32 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1646.
  92. Vũ Trác Lạc, Làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 42 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1656.
  93. Vũ Đăng Long, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 22 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1656.
  94. Vũ Công Lượng, làng Mộ Trạch, huyẹn Đường An, 33 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1556.
  95. Vũ Câu Hối, làng Mộ Trạch, Huyện Đườ An, 42 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1559.
  96. Vũ Bật Hài, làng Mộ Trạch, huyện Đườn An, 31 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1559
  97. Vũ Công Đạo, làng Mộ Trạch, Huyện Đường An, 31 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1559.
  98. Vũ Duy Đoán, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 44 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1564.
  99. Vũ Công Bình, làng Mộ Trạch huyện Đường An, 25 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1564.
  100. Vũ Đình Lâm, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 31 tuổi - Đệ nhị giáp tiến sĩ, khoa 1670.
  101. Vũ Duy Khuông, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 27 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1670.
  102. Vũ Đình Thiều, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 23 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ khoa 1680.
  103. Vũ Thịnh, làng Báo Thiên huyện Thọ Xương (nguyên quán làng Đôn Luân, huyện Đường An), 22 tuổi - Đệ nhất giáp tiến sĩ (đầu bảng, Thám hoa), khoa 1680.
  104. Vũ Duy Dương, làng Thanh Tuyền, huyện Nam Đường, 28 tuỏi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1685.
  105. Vũ Trọng Trình, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 47 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1685.
  106. Vụ Công Đạt, làng Thời Cử, huyện Đường An, 29 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1691.
  107. Vũ Đình Ân, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 33 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1712.
  108. Vũ Huyên, làng Báo Thiên, huyện Thọ Xương (Nguyên quán làng Đơn Luân, huyện Đường An), 43 tuổi - Đệ tam gíp tiến sĩ, khoa 1712.
  109. Vũ Huy, làng Báo Thiên, huyện Thọ Xương (Nguyên quán làng Đơn Luân, huyện Đường An), 27 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1712.
  110. Vũ Công Tể, làng An Lãng, huyện Hải Bồi, 32 tuổi - Đệ nhất giáp tiến sĩ (đầu bảng, Thám Hoa), khoa 1718.
  111. Vũ Nhân Chiêu, làng Minh Lễ, huyện Tú Kỳ, 34 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, kkoa 1721.
  112. Vũ Kiều, làng Ngọ Dương, huyện Kim Thành, 27 tuổi - Đệ tam giáp tiến ĩ, khoa 1721.
  113. Vũ Công Trấn, làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, 40 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1724.
  114. Vũ Khâm Thận (sau đổi là Lân), làng Ngọc Lạc, huyện Tứ Kỳ, 25 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1727.
  115. Vũ Đình Dung, làng Thanh Quang, huyện Quảng Đức, 35 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1733.
  116. Vũ Phương Đề, làng Mộ Trạch, huyện Đường An, 39 tuổi - Đệ tam giá`p tién sĩ, khoa 1736.
  117. Vũ Đình Quyền, Làng An Thái, huyện Quảng Đức, 27 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1736.
  118. Vũ Diệm, làng Thổ Vượng, huyện Thiên Lôc, 35, tuổi - Đệ nhị giáp tiến sĩ (đầu bảng), khoa 1739.
  119. Vũ Trấn Tự, làng Thái Cực, huyện Thọ Xương (nguyên quán làng Đơn Luân, huyện Đường An), 24 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1739.
  120. Vũ Miên(?), làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, 31 tuổi - Đê tam giáp tiến sĩ, khoa 1748.
  121. Vũ Huy Đỉnh, làngMộ Trạch, Huyện Đường An, 25 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1754.
  122. Vũ Cơ, làng Ngọc Lạc, huyện Tứ Kỳ, 28 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1763.
  123. Vũ Huy Diệm, làng Hòa Đường, huyện Đường An, 36 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1772.
  124. Vũ Huy Trác, làng Lộng Đìền, huyện Đại An, 43 tuổi - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1772.
  125. Vũ Di Lạng, làng An Thái, huyện Quảng Đức, 34 tuổi - Đệ tam gíp tiên sĩ, khoa 1779.
  126. Vũ Trọng Tử, làng An Thái, huyện Quảng Đức - Đệ tam giáp tiến sĩ, khoa 1779.

Bảng Khoa Danh Họ Đặng-Vũ

Thời Hán Học cho Đến 1915

Theo Đặng Tư Khiêm - Gia Phả Họ Đặng-Vũ, tr. 22 - Hành Thiện Xã Chí, tr. 43.

Đệ Nhất Chi: Dặng Vũ Ngọc Liễn

Đời thứ 3:

Đặng Quang Dụ, 21 tuổi, Hạ khóa sinh 1801, triều Tây Sơn

Đặng Hữu Đức, 37 tuổi, Hương cống 1825, Tri phủ Vĩnh Tường.

Đời thứ 4:

Đặng Vũ Uyển, 34 tuổi, Cử Nhân, Tri huyện Thụy Anh.

Đời thứ 5:

Đặng Vũ Chỉnh, 22 tuổi, Cử nhân 1896, Huấn đạọ

Đặng Tư Cung, 37 tuổi, Tú tài 1886.

Đặnd Vũ Hãn, 36 tuổi, Tú tài 1897.

Đệ Nhị Chi: Đặng Vũ Phước Đa

Chi này không có gì (vì sớm tuyệt tự).

Đệ tam Chi: Đặng Vũ Trọng Am

Đời thứ 3: Đặng Bá Nhã, 27 tuổi, Sinh đồ 1819, Giáo thụ Hà Trung.

Đặng Khắc Khoan, 56 tuổi, Sinh đồ 1831.

Đặng Quang Diệu, 56 tuổi, Tú tài 1850.

Đặng Quang Thiều, 31 tuổi, Sinh đồ 1852.

Đặng Hữu Hùng, 48 tuổi, Tú tài 1852. 

Đời thứ 4: Đặng hữu Đôn, 28 tuổi, Tú tài 1858 và 1867

Đặng Vũ Huyên, 39 tuổi, Tú tài 1867.

Đặng Vũ Phùng, 30 tuổi, Tú tài 1867, 1870, 1874.

Đặng Vũ Duy, 49 tuổi, Tú tài 1897. 

Đời thứ 5: Đặng Vũ Thực, 22 tuổi, Tú tài 876, Giải nguyên 1903.

Đặng Cao Chi, 26 tuổi, Tú tài 1884, Cử nhân 1888, Tri Phủ Gia Lâm.

Đặng Vũ Điềm, 27 tuổi, Tú tài 1886, Cử nhân 1903.

Đặng Vũ Khái, 35 tuổi, Sinh đồ 1852.

Đặng Vũ Đồng, 24 tuổi, Tú tài 1891, 1894.

Đặng Vũ Mẫn (tức Bân), 37 tuổi, Cử nhân 1903 

Đời thứ 6: Đặng Vũ Túc, 22 tuổi, Tú tài 1900, Củ nhân 1906.

Đặng Vũ Cao, 23 tuổi, Tú tài 11912, Á nguyên 1915.

Đặng Vũ Kình, 26 tuổi, Tú tài 1915.

Đặng Vũ Tấp (tức Trấp), 29 tuổi, Tú tài 1915. 

Đệ tứ Chi: Đặng Xuân Tình 

Đời thứ 3: Đặng Vũ Nghĩa, 31 tuổi, Tú tài 1847, 1852.

Đặng Vũ Thành, 28 tuổi, Tú tài 1847. 

Đời thứ 4: Đặng Vũ Mỹ, 43 tuổi, Tú tài 1878.

Đời thứ 5: Đặng Vũ Hưu (tức Trợ)19 tuổi, Tú tài 18886, Cử nhân 1897, Tri phủ Nho Quan

Đặng Vũ Hoan, 22 tuổi, Cử nhân 1891. 

Đời thứ 6: Đặng Vũ Trạch (tức Nghiễn), Tú tài 1909.

Đệ Ngũ Chi: Đặng Vũ Viết Xính 

Đời thứ 3: Đặng Năng Toán, 25 tuổi, Tú tài 1847.

Đặng Vũ Bảng, 28 tuổi, Tú tài 1848. 

Đời thứ 4: Đặng Văn Tường, 35 tuổi, Tú tài kể từ 1848, Cử nhân 1878, Tri huyện Tam Nông.

Đặng Văn Dị, 31 tuổi, Tú tài 1874.

Đời thứ 5: Đặng Vũ Lễ, 32 tuổi, Cử nhân 1897, Thương biện.

Đặng Vũ Oánh, 21 tuổi, Cử nhân 1894, Tri huyện Thanh Liêm.

Đặng Vũ Chiểu, 33 tuổi, Tú tài 1894, Cử bhân 1897, Giáo thụ Từ Sơn.

Đặng Vũ Kham, 24 tuổi, Cử nhân, Giaó thụ Thái Ninh.

Đặng Thuấn Khanh (tức Hy), 34 tuổi, Tú tài 1984,

Đặng Vũ Tạo, 21 tuổi, Tú tài 1886.

Đặng Vũ Vy, 31 tuổi, Cử nhân 1897, Giáo thụ Quóc Oaị

Đệ Lục Chi: Đặng Vũ Viết Hiền

Không rõ ra sao vì sớm thiên cư đi nơi khác.

Đặng Phương-Nghi

(Centre International d'Etudes Vietnamiennes, 6 Rue Augustin Thierry, Paris 75019, France, 1989)