Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Xuất xứ họ Vũ ở Việt Nam

XUẤT XỨ HỌ VŨ Ở VIỆT NAM

Trích từ cuốn “Dòng họ Vũ Võ Việt nam xưa và nay”

KS. Vũ Mạnh Hà

T.T.K Ban Liên lạc Vũ – Võ tộc Hà Nội.

Họ Vũ xuất hiện trên đất nước Việt Nam từ năm nào? Đây còn là vấn đề tồn nghi của lịch sử, vì kể cả con cháu họ Vũ cũng như các nhà sử họ đều chưa giải đáp được vấn đề này một cách khoa học.

Theo dã sử và theo truyền thuyết trong dân gian, thì từ thờ xa xưa, vào đời các vua Hùng trị vì, đất nước Việt Nam thưở ấy đã chia thành 15 bộ. Họ Vũ không trực thuộc bộ Văn lang, cũng không trực thuộc 13 bộ khác.

Tổ khai sáng họ Vũ có thể buổi đầu ở bộ Vũ Định? Bộ Vũ Định về thời cổ gồm các khu Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng hiện thời cộng thêm một số man động đã mất vào Trung Hoa về thời Tống, Nguyên, Minh.

Hơn 1000 năm Bắc thuộc, khu này được đặt tên là Châu Vũ Định. Đến đời Lý và Trần, Thái Nguyên lại có châu Vũ Nhai, Định Hóa. Phải chăng đất Vũ Nhai là nơi sinh sống của dòng họ Vũ từ thời cổ? Nếu giải nghĩa theo lối chiết tự chữ Hán. Còn theo một vài truyền thuyết, thì có thể họ Vũ thời xưa lập nghiệp ở đất Cao Bằng. xét về lịch sử thì 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên từ thời cổ mang tên Vũ Định cho đến thời Hậu Lê vẫn hợp thành một khu, và gần đây có tên ghép là Cao Bắc Lạng.

Rất tiếc là cho đến nay, chúng ta chưa có hoặc chưa pháp hiện được một chứng tích để đảm bảo cho luận thuyết này.

Cũng theo truyền thuyết này, thì cũng chẳng biết từ hồi nào có thể từ thời Thục, An Dương Vương chiếm đất Văn Lang chấm dứt thời đại vua Hùng, hoặc gặp lúc nhà Tần sang chiếm đất Âu Lạc, hoặc trong thời kỳ nhà Hán, vào thời Nhâm Diên Sĩ Nhiếp(1) một nhành họ Vũ đã di cư đến đất Hải Dương ngày nay, nên sau này, người Hán Đường mới quen gọi họ Vũ trong khu là Vũ Giao Chỉ ( để phân biệt với họ Vũ Trung Hoa).

Cũng theo truyền thuyết này, thì Ông Tổ họ Vũ không rõ đã trải qua bao nhiêu thế hệ mới truyền đến ông Vũ Hồn. Ông Vũ Hồn sau khi được sang Trung quốc vào thời nhà Đường để học tập, đã đỗ Tiến sĩ và được vua Đường phong làm An Nam Đô hộ sứ. Ông đã nhằm vùng đất còn hoang dã, gần làng Trầm Trạch lập ra tư ấp, lấy tên là ấp Khả Mộ( đáng mến) và nay là Mộ Trạch thượng thôn.

Theo truyền thuyết này, thì cụ Thuỷ tổ Vũ Hồn, chưa phải là cụ Thuỷ tổ họ Vũ trên đất nước Việt Nam? Và điều quan trọng là ông Vũ Hồn không phải là họ Vũ phương Bắc, mà chính là họ Vũ sinh sống trên đất Việt từ nhiều đời?

Phải chăng vì quan điểm chống phương Bắc trong các thời kỳ ngoại xâm của Trung Quốc đối với Việt Nam và để nêu cao ý chí tự lập, tự cường của dân tộc, của dòng họ, mà các cụ tổ họ Vũ các thời trước đã không khẳng định, cụ Vũ Hồn là cụ Thuỷ tổ đầu tiên của dòng họ Vũ ở Việt Nam, cũng như nhiều cụ Thuỷ tổ của các dòng họ khác – Đinh, Phan, Lý, Phạm, Trần, Mạc, Nguyễn, Đỗ, Hồ… cũng đã từ phương Bắc thiên cư sang phương Nam để lập nghiệp và phát triễn cho đến ngáy nay.

Vì vậy, luận thuyết này cho đến nay chỉ là truyền thuyết để tham khảo. Do các chứng tích mà luận thuyết này không có, do đó luận thuyết đã không có giá trị chứng minh và thuyết phục. Ngoài ra còn có 3 nguyên nhân khác khiến cho luận thuyết này vẫn chỉ là truyền thuyết, mặc dầu trong tâm tư, các con cháu họ Vũ hiện nay vẫn mong muốn và hy vọng truyền thuyết này là hiện thực.

1.      Nếu coi vùng Cao Bắc Lạng hiện nay – châu Vũ Định thuở xưa – là vùng quê hương, xuất xứ của dòng họ Vũ ở Việt Nam thì tại sao vào thời Hậu Lê - thời vua Lê – chúa Trịnh – dòng họ Vũ, từ An Tây Vương – Vũ Văn Uyên ( quê gốc Ba Động, Gia Lộc, Hải Dương) đến Vũ Công Tuấn gồm 7 đời, cộng 134 năm ( so với nhà Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Kinh Vũ gồm 8 đời 133 năm) làm chủ vùng Thượng Du, gồm Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình và một phần đất đã mất thuộc tỉnh Vân Nam – Trung Quốc - một dải giang sơn 60.000 km2 so với diện tích toàn bộ miền Bắc ngáy nay là 115.800 km2.

An Tân Vương có toàn quyền thu thuế, bổ quan , trị an, chinh phạt. những thư từ do vua Lê gửi đến đều dưới hình thức vua nước lớn gửi cho vua nước nhỏ và ngược lại. như vậy họ Vũ đã có một dòng ngự trị trên nữa cõi giang sơn miền Bắc và truyền nối nhau gần một thế kỹ rưỡi, tại sao khi đó lại không bao gồmmột phần đất tổ tiên của cha ông cũng thuộc vùng thượng du sát liền kề ? Châu Vủ Nhai - Định Hoá ở Thái Nguyên gần liền với huyện Sơn Dương ở Tuyên Quang ( căn cứ địa Cách Mạng trong thời gian chống Pháp )

2.      Nếu họ Vũ đã có từ trước ông Vũ Hồn, thì tại sao trước đó không có các danh nhân được ghi trong sử sách Việt Nam, sau ông Vũ Hồn lại hầu hết là người đồng bằng Bắc Bộ - Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Bắc, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Hà,…và sau này có cả Thanh Hoá, Nghệ An…. Chưa thấy có ai sinh trưởng ở vùng Thượng Du – Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Thái ?

3.      Nếu họ Vũ đã từ lâu đo8ì trên đất Việt, ông Vũ Hồn chỉ là người họ Vũ Việt Nam sang Trung Quốc du học, thành tài, thì tại sao bố ông Vũ Hồn là Vũ Huylại về Phúc Kiến, đưa hài cốt của thân phụ sang táng ở gò Đống Dờm phủ Nam Sách? Sau đó ông Huy lấy vợ Việt là bà nguyễn Thị Đức ở làng Mạng Nhuế. Và rồi bãn thân lại trở về Phúc Kiến và mất ở Phúc Kiến

Và nếu Vũ Hồn là người Việt, thì tại sao các con cháu ông lại ở lại Phúc Kiến, cũng được di chúc về phép táng treo vì theo Trần Tiến và Vũ Phương Đề trong Công Du Tiệp ký có đề cập đến vào thời Lê Trung Hưng, họ có gửi thư nhờ đoàn sứ của Việt Nam gửi về cho dòng tộc họ Vũ ở làng Mộ Trạch, nhắc nhở việc tu sữa ngôi mộ đúng theo hoạ đồ đính kèm. Gần đây nhất, theo tài liệu nghiên cứu của ông Đặng Huy Thục, tác giả tập sách: “ Làng Hành Thiện và các nhà nho Hành Thiện, triều Nguyễn” Xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1992, trong đó có ghi rõ:

“ Ông Đăng Quốc Kiều, sinh năm 1892, con trai cụ Tú tài kép Đặng Vũ Đồng, người làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông là hậu duệ của dòng họ Đặng Vũ mà cụ tổ là Đặng Vũ Thiên Thể, người gốc họ Vũ làng Mộ Trạch đã di cư về Hành Thiện, làm con nuôi họ Đặng, vì vậy lấy tên họ là Đặng Vũ

Ông Đặng Quốc Kiều đã cùng các ông Đặng Thúc Bằng, Đặng Tử Mẫn, Nguyễn Xuân Thúc sang Nhật Bản theo phong trào Đông Du và đã gặp các nhà yêu nước Phan Bội Châu và Cường Để tại Yokohamavào năm 1906 – 1909. Khi chính phủ Nhật không cho sinh viên Việt Nam ở Nhật nữa, ông Đặng Quốc Kiều sang Trung Quốc. Khi ở Trung Quốc, ông có đến Phúc Kiến, thăm bà con dòng họ Vũ Hồn cư ngụ tại đây, và họ đã đón tiếp ông vô cùng niềm nở, vì dòng họ Vũ Hồn đã có trên một ngàn năm, những khi có dịp như thời gian các đoàn sứ thần 2 nước qua lại thì 2 chi họ Vũ Hồn Việt Nam và Vũ Hồn Phúc Kiến lại gặp gỡ nhau trao đổi tình cảm họ hàng thân thiết. Thấy ông Đặng Quốc Kiều hoạt động cách mạng chống Pháp, bà con họ Vũ Hồn ở Phúc Kiến đã gom góp một số tiền lớn để tặng ông làm quỹ chống thực dân Pháp”.

Vì vậy, bằng tất cả những tư liệu lịch sử đã được xác định trong các sách sử cả ở Việt Nam và Trung Quốc, các tư liệu về ngọc phả ở Đình làng, về các gia phả của các chi, nhánh họ Vũ hiện vẫn còn lưu lại, chúng ta có thể tạm thời xác định: Dòng họ Vũ ở Việt Nam (bao gồm cả Võ ở miền Trung và Nam Bộ) đều chỉ có chung một Thuỷ tổ là cụ Vũ Hồn, ở làng Một Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.


 

(1) Sĩ Nhiếp - Họ Sĩ – huý là Nhiếp - tự là Ngạn Uy, người huyện Quảng Tín quận Thương Ngô, Tổ tiên là người Văn Dương nước Lỗ, trong loạn Vương Mãng ở Bắc Triều tránh sang ở đất Việt, đến Sĩ nhiếp đã được 6 đời.