Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 595
Truy cập hôm nay: 5,874
Lượt truy cập: 10,325,547
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ

-Đây là một làng có văn học xưa (nay nói là làng văn hoá cổ) nên độc đáo hơn các làng khoa bảng khác ở chỗ trọng người có học thức có phẩm chức triều đình nên trong tế Văn ở Đình hàng năm, nếu tổ chức Đại Đán. Ban nghi lễ của làng, đều có đọc tế văn này. Trước nhất là nêu ngài Thành Hoàng THẦN TỔ được chức tước phẩm hàm của Triều Đình xưa, các Vua bao – phong (chỉ có các vị Thành Hoàng Phúc Thần mới được dùng  chữ ghép: “bao phong”). Còn các quan chức thì dùng chữ “phong”, hay gia phong  (ban thêm cho). Nhưng vị nào có chữ TẶNG, hay TRUY TẶNG ở trước phẩm hàm là đã chết rồi mới được ban chức tước thì gọi là TẶNG. Vì thế, thời xưa có câu khuôn mẫu chỉ dẫn là: Sinh Phong, Tử Tặng. Sống được phong, chết được tặng. Nên trong 360 cụ được tôn vinh trong Tế Văn, có một số Cụ có công trạng, nhưng có cụ chì có công nuôi dạy con cháu làm quan lớn, nên các Cụ đó được TẶNG phẩm hàm để thờ thôi, chứ lúc sống không hề có chức tước gì cả. Đó là hư danh có tính chất khen thưởng công lao nuôi dạy con cháu nên người. Theo điển lệ xưa, khi con cháu có làm quan to, cha mẹ được TẶNG chức tước kém con một bậc, ông bà kém cháu 2 bậc. Như cụ Tể Tướng Duy Chí, được Vua Lê Chúa Trịnh truy TẶNG bốn đời trực tiếp trên đời Cụ. Thực chất, có Cụ làm quan to, mà cha mẹ, ông bà, cụ kỵ, là nông dân thuần phác, không có học hành chữ nghĩa gì cả. Nhưng theo cổ lệ điển chế (tục xưa qui định) cũng được tặng “hàm Thượng Thư, Kim Tử Vinh, Lộc Đại Phu hay Thị Độc Học Sĩ, Thị Lang, Hàn Lâm đãi chiếu, Biên Tu…v.v.Việc TẶNG này chỉ là để động viên, an ủi, cho con cháu, cho thấy Vua và triều đình có quan tâm đến cha ông mình. Đó là đôi điều xin được chú giải cho người chưa biết, nhất là các thế hệ sau.

Chi tiết

Sau năm 1980, tôi có ra Bắc và về thăm Mộ Trạch lúc còn khó khăn chung của đất nước. Thấy nhiều di tích còn điêu tàn trong làng. Trước sau 4, 5 lần về Mộ Trạch, dù không là quê cha đất Tổ tôi. Tôi về chiêm bái Miếu Đình là chính và cả Lăng Thần Tổ. Lần cuối, gần đây nhất (tháng 05/2006), tôi được anh Thuận rủ về quê ta nghiên cứu di tích văn hoá Mộ Trạch. Và được ở thăm Mộ Trạch gần ba ngày đêm. Được anh  Ái, anh Căn, anh Thuận đưa đi thăm làng vài vòng và đến một số Từ Đường các Chi Phái (Nhà Thờ Họ), tôi đã cảm xúc và thành tâm yêu quí làng ta. Rất ngưỡng mộ di tích Miếu Đình và còn được biết một số di tích Văn hoá Mộ Trạch thửơ xưa, lúc Nho học thịnh thời từ triều Lê Sơ (1428 – 1527), triều Mạc (1528 – 1592), triều Lê _ Trịnh (1593 – 1788), Tây Sơn (1789 – 1802) và triều Nguyễn (1802 – 1945) đã làm vinh danh cho làng cổ khoa bảng Mộ Trạch được tiếng “Tiến sĩ Sào”. Tiếc thay, do hoàn cảnh xã hội và chiến tranh, thời thế suốt 60 năm qua (1946 – 2006) nhiều di tích văn hoá xưa đã suy sụp, mất đi chẳng hạn như: các quán: “Kỳ Anh Hội”, “Đồng Quan”, “Đống Chi Long”, “Tứ Vi Thừa Phong” và Văn Chỉ cũng như Cầu Ông Trạng …, nay chỉ còn là “Vang bóng một thời” hay “Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình” (chỉ được nghe nói mà không còn được nhìn thấy nữa). Nay tôi hiểu biết, tuy không được sâu sắc như các vị từng sống lâu trong làng, nhưng cũng xin mạnh dạn góp ý.

Chi tiết

Chúng tôi thích thú, thấy một phụ nữ họ Lê người làng Mộ Trạch là con gái Tiến Sĩ Kỷ Hợi Lê Công Triều (đỗ năm 1659) là bà Lê Thị Oanh được cả 2 bộ cổ phả Vũ và Lê ca ngợi bà Oanh là 1 phụ nữ học giỏi, nết na, đẹp người và tài năng dạy học xuất sắc ngang nam giới (môn sinh thành đạt  nhiều, có người đỗ Tiến Sĩ, đều ra làm quan). Bà là 1 nhà giáo mô phạm, tài giỏi hơn nhiều ông thày ở làng Mộ Trạch thuở xưa. Ngay trong lịch sử giáo dục ở nước ta xưa, chỉ có bà Lễ phu Nguyễn Thị Duệ ở Chí Linh đỗ Tiến Sĩ, chấm thi Hội chọn Tiến Sĩ đầu thế kỷ 17. Và sau đó, có bà Lê Thị Oanh vợ ông Hương Cống Tham Nghị: Vũ Công Tương (1645 – 1712) cũng cùng chồng mở lớp học dạy người cùng làng, cùng tổng. Bà dạy lớp thấp ông dạy lớp cao (đại tập), nhiều môn đồ thành đạt, có người đỗ Tiến Sĩ.

Chi tiết

Chúng tôi thích thú, thấy một phụ nữ họ Lê người làng Mộ Trạch là con gái Tiến Sĩ Kỷ Hợi Lê Công Triều (đỗ năm 1659) là bà Lê Thị Oanh được cả 2 bộ cổ phả Vũ và Lê ca ngợi bà Oanh là 1 phụ nữ học giỏi, nết na, đẹp người và tài năng dạy học xuất sắc ngang nam giới (môn sinh thành đạt  nhiều, có người đỗ Tiến Sĩ, đều ra làm quan). Bà là 1 nhà giáo mô phạm, tài giỏi hơn nhiều ông thày ở làng Mộ Trạch thuở xưa. Ngay trong lịch sử giáo dục ở nước ta xưa, chỉ có bà Lễ phu Nguyễn Thị Duệ ở Chí Linh đỗ Tiến Sĩ, chấm thi Hội chọn Tiến Sĩ đầu thế kỷ 17. Và sau đó, có bà Lê Thị Oanh vợ ông Hương Cống Tham Nghị: Vũ Công Tương (1645 – 1712) cũng cùng chồng mở lớp học dạy người cùng làng, cùng tổng. Bà dạy lớp thấp ông dạy lớp cao (đại tập), nhiều môn đồ thành đạt, có người đỗ Tiến Sĩ.

Chi tiết

 

Riêng chi thứ Ba, thì ngay ông khởi Tổ Chi Ba là Hoàng Giáp Vũ Hữu (1441 – 1511) đã đỗ Tiến sĩ từ năm 1463 (đỗ trước Chi 5 hơn 200 năm) và người cháu xa đời (cháu chắt 6 đời) là Tiến sĩ Vũ Đình Ân (1680 – 1747) đỗ Tiến sĩ cuối cùng của Chi Ba năm 1712. Như thế chi này có đại khoa trong 250 năm (1463 – 1712). Chi Ba truyền đến nay được khoảng 20 thế hệ, tính từ cụ Nghè Vũ Hữu tới đầu thế kỷ 21 (1441 – 2001) tức 560 năm.

Vì thế, chúng tôi chọn Chi Ba họ Vũ đại tộc ở làng Mộ Trạch để lược khảo và giới thiệu với bà con họ Vũ, Võ và coi  như đây là một chi họ Vũ tiêu biểu có truyền thống hiếu học, đóng góp nhiều cho đất nước và xóm làng Mộ Trạch nhiều tài năng văn hóa, chính trị suốt 5 thế kỷ rưỡi. Độc giả  cả nước, nếu có quan tâm đến ngành Gia Phả Học Việt Nam, thì bản lược khảo về chi Họ Vũ này cũng phản ánh phần nào sự phát triển giáo dục, truyền thống đạo đức về  gia đình và gia tộc cả một quãng dài hơn nửa thiên niên kỷ thăng trầm và vững bền.

Để viết được bài biên khảo này, tôi căn cứ vào cổ phả: Mộ trạch Vũ tộc thế hệ sự tích của cụ Vũ Phương Lan và ba nho gia nữa: Thế nho, Tông Hải và Tiến sĩ Huy Đĩnh (soạn xong năm 1769 ở làng Chằm)và bản phả tục biên Chi Ba do cụ Vũ Đình Điềm và con thứ là ông Vũ Đình Triều thực hiện, viết nối tiếp bản cũ (thế kỷ 18). Đấy là tư liệu căn bản và chính xác nhất, tin cậy hơn cả.

Chi tiết

 

Gia phả cổ đã xác nhận chi họ Vũ-Phong Lâm thuộc phái Bính Mộ Trạch huyện Đường An (Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Nhưng cụ thể thế nào thì chưa được rõ. Trong họ có thờ bậc danh thần của phái Bính là Tiến sĩ Vũ Tĩnh đời Mạc (đỗ năm 1562), nên nhiều vị  lại hiểu rằng Tiến sĩ Vũ Tĩnh là khởi tổ phái Bính! Theo phả cổ Mộ Trạch, thì Tiến sĩ Vũ Tĩnh là đời thứ ba của phái Bính ở Mộ Trạch.

Theo gia phả Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích  đã được xuất bản năm 2004 và 2005 thì khởi tổ phái Bính Mộ Trạch là ông nội của Tiến sĩ Vũ Tĩnh (không biết tên thật) chỉ gọi là “Vũ Công” tức là  “ông họ Vũ”. Còn cha của ông Nghè Tĩnh có tên là Bô              (còn đọc âm: Phô như phả ở An Trường đã dịch) .

Chi tiết

Trong lúc trò chuyện với anh Căn là người phái Kỷ, như a.Thuận, chị Xa, cụ Phú…có bà con xa gần trong dòng TÍCH THIỆN ĐƯỜNG với nhau. Tôi mới biết ở làng Mộ Trạch nay, số nhân khẩu có tới ngàn người, gồm 80 % là họ Vũ, còn lại là họ LÊ, NGUYỄN, TẠ, NHỮ, LƯƠNG…Đặc biệt, bà con họ Vũ thuộc dòng Tích Thiện chiếm đông đảo hơn cả, có tới tỉ lệ 20% dân làng ?

Vì thế, tôi quan tâm tìm hiểu phái KỶ đầu tiên. Tôi có hỏi anh Thuận: “-phái Kỷ có mấy vị Tiến sĩ đời xưa?”, đáp: “-có hai ông là Vũ Công Bình và Vũ Huy Đĩnh”. Thú thật, tôi không hiểu nhiều về phái Kỷ, và nói chung là trước đây, tôi chỉ quan tâm đến NGŨ CHI, nên biết rõ và nhiều hơn Bát phái! Trong chuyến du khảo này, tôi mới rõ hơn về phái Kỷ và phái Bính phái Giáp. Vì trong 3 phái trên, có anh Thuận, a.Căn, cụ Phú, chị Xa là người ở phái Kỷ, tôi đã tiếp xúc. Phái Bính, có một chi phái thiên cư về làng Trắm ở Gia Lộc, tức dòng họ Vũ nhà ô. Nhiễu, Trầm, Thạch. Tôi có biên khảo rồi, còn Quang Trạch Đường là phái Giáp nhà a.Xuân Hịch ở Mộ Trạch có họ xa với a.Chính.

 

Chi tiết

Tôi tin rằng dịch giả Vũ Thế Khôi, và người hiệu đính Nguyễn Văn Nguyên khi ấn hành bộ cổ phả Mộ Trạch VŨ TỘC Thế Hệ Sự Tích có lẽ không thấy được một chi tiết thú vị trong đó? Vì quá dày, chép một “đại gia tính” gồm Ngũ Chi Bát Phái họ VŨ của LÀNG MỘ TRẠCH đã ghi chép trong mấy trăm trang sách. Vả lại 2 ông trên chỉ dịch thuật, chú giải và hiệu đính, chứ có chuyên khảo đâu mà để tâm làm gì các chi tiết, tiểu tiết nội dung những câu chữ, mẩu chuyện lý thú trong các nhân vật, thành viên của dòng họ VŨ đông đúc to lớn ấy?

Chi tiết

Thú thật, tôi đã có nhiều năm chuyên khảo gia phả nhiều họ nước ta: NGUYỄN, LÊ, TRẦN, PHẠM, ĐẶNG, TRỊNH, HOÀNG, QUẢN, TÔ, ĐINH, và nhiều nhất là họ VŨ, VÕ. Tôi đã hoa mắt và rối óc không thể nào nhớ xuể NGŨ CHI, BÁT PHÁI có bao nhiêu vị, từ đời đầu nhà TRẦN, thế kỷ XIII (13) đến giữa thế kỷ XVIII (18). Đúng là chỉ đọc cho biết đại cương khái quát thôi, chứ muốn tìm thê thứ người nào họ VŨ ở làng CHẰM Thượng hiện nay thì phải có cách đọc phả chuyên nghiệp mới biết được. Nhất là người ngoài làng MỘt Trạch như tôi, dễ gì mà khảo sát nổi?

Chi tiết
Trang:3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12« Back · Next »