Ở nước ta, sớm dùng cách chọn người bằng thi cử. Lệ chung là tất cả mọi người đều được thi như nhau. Chỉ có một số ít người không qua thi cử, đó là các "ấm tử" con các quan có công to. Nhưng dù được "làm tắt", các người ấy vẫn phải đủ sức giữ chức vụ, nếu không thì bị chê cười, rồi bị bỏ. ở nước ta các người được "phong tước" Công, Hầu, Bá, Từ, Nam, không được truyền tước cho con. Thi cử gần như là con đường độc nhất để ra "làm quan".
Từ đời Lê trở lên, Thǎng Long là nơi tổ chức các kỳ thi lớn. Từ khi Hà Nội chỉ còn là một tỉnh lị, thì ba nǎm một lần cũng có thi Hương. Trường thi Hà Nội gọi là "Trường Hà".
Vua Lý dựng Vǎn Miếu, mở trường Thái Học. Nǎm l075, kỳ thi "Đại Khoa" đầu tiên, đỗ đầu là Lê Vǎn Thịnh. Trạng Nguyên thứ hai, đỗ nǎm l086 là Mạc Hiển Tích, tổ của Mạc Đĩnh Chi. Trước, sau có 56 trạng nguyên, thì tỉnh Hà Bắc có 17 người, Hải Dương 15, Hà Đông 6, Nam Định 5, Hà Nội l, Thái Bình 2, Vĩnh Phú 2, Quảng Ninh l, Thanh Hóa 2, Hưng Yên l .