Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 38
Truy cập hôm nay: 2,565
Lượt truy cập: 11,623,546
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
SƯU KHẢO NGHIÊN CỨU > SƯU KHẢO NGHIÊN CỨU

Xã Tượng Lĩnh được thiên nhiên ưu đãi với địa hình tự nhiên có nhiều tiềm năng phong phú. Dãy Bát cảnh sơn đứng bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công (Kim Bảng – Hà Nam và Tuyết Sơn, Hương Tích – Hà Tây), tạo thành thế núi hình sông kỳ thú. Xét theo tổng thể ở phạm vi rộng thì Bát cảnh sơn là một cụm du lịch của quần thể Hương Sơn bởi hai thắng cảnh này rất gần gũi, tiếp giáp với nhau liền mạch trong dãy núi đá vôi Hà Nam – Hà Tây. Theo vị trí địa lý hành chính. Bát cảnh sơn là "tiểu thắng cảnh", là cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Linh, nơi ngã ba của 3 huyện Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Tây).

Chi tiết

Chùa Ba Làng (Tam bảo tự) nằm ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tấm bia ở sân chùa (1631) cho biết chùa thờ thần Ngô Long. Chuyện kể rằng: thời Hùng Vương thứ 18 có ông Ngô Tín từ Quảng Tây (Trung Quốc sang Ái Châu làm nghề bốc thuốc kết duyên với người con gái họ Vũ, con của một gia đình hâm mộ đạo Phật. Một đêm thiên tướng báo mộng.

Chi tiết

Câu ca truyền đời nói đến một vùng đất mà cách đây 5 thế kỷ là cái nôi của cuộc khai hoang, lấn biển. Hồi đó 4 ông tổ khai sáng: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập và 9 dòng họ từ khắp nơi tụ về sinh cơ, lập nghiệp, trải qua bao gian nan, vất vả lập nên những xóm làng trù mật, phát triển trăm nghề, mở rộng địa bàn sinh sống để thành huyện Hải Hậu ngày nay.

Chi tiết

Chùa Đậu (hay Thành Đạo tự 成道寺) là một ngôi chùa ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Vì chùa thờ Bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ nên chùa được gọi là chùa Đậu và còn có tên là Pháp Vũ Tự.

Chi tiết

Chùa là một trong những ngôi chùa Tứ Pháp (Vân, Vũ, Lôi, Điện tức là mây, mưa, sấm, chớp), trung tâm phát sinh Tứ Pháp là Thành Luy Lâu nay thuộc hai huyện Gia Lương và Thuận Thành tỉnh Hà Bắc. Hệ thống Tứ Pháp gắn liền với sự tích Chùa Đậu. Trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ III (200-210) hiện còn cất giữ tại chùa có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam.

Chi tiết

Ngày nay, người ta đã phát hiện và nghiên cứu nhục thể của các thiền sư đã qua đời trong tư thế thiền định (tư thế hoa sen) trong rất nhiều năm nhưng chưa bị hư rã. Đối với mọi loại xác chết thông thường quá trình thối rữa phải xảy ra trong vòng 24 giờ nếu không có các xử lí đặc biệt (như là các kĩ thuật ướp xác).

Chi tiết

Đường Ngô Gia Tự bắt đầu từ chân cầu Rào đến ngã ba nông trường Thành Tô, dài 1.500m, rộng 3,5m, đến ngã ba vào sân bay, dài 4.360m. Đường chưa có vỉa hè và cống thoát nước.

Chi tiết

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Gò Tháp ở xã Mỹ Trà, huyện Tháp Mười - Đồng Tháp, có diện tích tự nhiên lên đến hơn 500 hécta. Nơi đây vào những năm đầu thế kỷ sau công nguyên, con người cổ bản địa thuộc nền văn hóa vương quốc Phù Nam đã đến đây chinh phục vùng đất sình lầy này xây dựng cơ nghiệp. Bằng chứng là mới đây Sở VHTT Đồng Tháp đã cho khai quật một số địa điểm ở khu vực này và phát hiện được 4 tượng gỗ cao hơn 2m và 2 pho tượng bằng đá cùng nhiều di tích mộ táng, di tích kiến trúc bằng gốm, kim loại đá quý... chứng tích của nền văn hóa Ốc Eo để lại.

Chi tiết

Khu di tích mộ và đền thờ Võ Trường Toản thuộc ấp thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Cách trung tâm thị trấn Ba Tri khoảng 10 km và cách thị xã Bến Tre khoảng 50 km. Khu lăng mộ được xây năm 1995 và nhà thờ được xây dựng năm 1997. Cổng của khu lăng mộ và đền thờ hiện nay do báo Tuổi Trẻ ủng hộ xây dựng và khánh thành nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2004. Khu di tích này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia ngày 31/8/1998.

Chi tiết

Bái Ân từ thời Lý là một phường của kinh thành Thăng Long. Đầu thế kỷ XIX, phường Bái Ân thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức. Trong kháng chiến chống Pháp thuộc khu Đại La. Sau hòa bình lập lại thuộc xã Thái Đô, quận V, đến năm 1961 thuộc xã Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, Từ tháng 9 - 1997 đến nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7« Back · Next »