TIẾN SĨ ĐẦU TIÊN CẢ NƯỚC TA QUÊ Ở BẮC NINH
Nhân đây ai ai cũng nói qua vị Tiến sĩ Lê Văn Thịnh có tài nhưng cũng "Nhiều tật" có công phò 2 đời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông đã đỗ đầu trong kì thi "Khoa Minh Kinh Bác Học"vào khoảng năm Ất Mão (1075).
Khởi đầu, Lê Văn Thịnh được vào giảng học cho vua, sau ông được giữ chức Thị lang Bộ binh rồi thăng dần lên đến chức Thái sư của triều đình, quyền uy một thời lừng lẫy thiên hạ. Nhưng đến tháng 3 năm Bính Tý (1096), Lê Văn Thịnh phạm tội,"vụ án Lê văn Thinh đến nay vẫn còn nhiều huyền bí" và bị bắt đi đày (có sách nói là ở Phú Thọ nhưng cũng có sách nói là ở Thanh Hóa ngày nay). Vụ án này thoạt nghe cứ như là chuyện đùa nhưng lại là một vụ án có thật, được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 4, tờ 1 và 2) ghi lại như sau:
“Trước,Lê Văn Thịnh có một tên gia nô người nước Đại Lý (vùng Vân Nam, Trung quốc). Tên này có pháp thuật lạ,có lẽ cách thôi miên, tên này dùng sức hút từ trường của điện sinh học đạy Lê văn Thịnh cách hóa hổ nhân đó, Văn Thịnh manh tâm mưu sự khác.
Lưu truyền rằng, bấy giờ, nhà vua chơi ở hồ Dâm Đàm (Hồ Tây, Hà Nội), đi chiếc thuyền con xem đánh cá. Bỗng nhiên hồ nổi sương mù, gió thổi ầm ầm rồi có chiếc thuyền từ trong đám sương mù ấy lao tới, sát đến thuyền ngự. Nhà vua cầm giáo phóng tới thì đám sương mù tan đi, trong thuyền hiện ra một con hổ. Mọi người sợ hãi. Ông chài Mục Thận quăng lưới chụp lấy thì té ra lại là Thái sư Lê Văn Thịnh. Nhà vua cho rằng Văn Thịnh là bậc đại thần có công lao nên không nỡ giết, chỉ bắt đi an trí ở trại Thao Giang (vùng Phú Thọ). Vua thưởng quan tước cho Mục Thận và ban cho đất Dâm Đàm để làm thái ấp."Nay ai ai chỉ biết ở thôn Nghè Chi Nhị xưa thuộc xã Chi Nhị, tổng Đại Lai, huyện Gia Bình, Bắc Ninh có thờ tượng Thái sư Lê Văn Thinh
LỜI BÀN:
Tháng 3 ở Hồ Tây, sương mù bỗng chốc xuất hiện cũng là điều dễ hiểu. Nay hiện tượng này vẫn có huống chi là ngót ngàn năm trước, quanh hồ cây cối còn hoang vu. Giữa đám mây mù, vua quan nhìn gà hoá cuốc, Văn Thịnh bởi thế mà mang tội trong chỗ không ngờ chăng?
Dân gian kể rằng ông biết hóa hổ từ hồi còn là học trò và đã có lần mẹ ông chết ngất khi thấy ông hóa hổ ở ngay trong phòng học vào lúc 2h sáng khi bà bưng trà đến cho ông. Lê Văn Thịnh khác người ở chỗ giỏi nổi trội trong cách ứng xử hơn người, vì thế mà ông mang tội cũng phải khác người chăng? Không thấy sử chép là ông đã nói gì khi bị bắt, nhưng chắc là khó nói, bởi ý vua đã quyết, có nói cũng bằng thừa thôi. Chuyên người thường hóa thành các con vật khác ngày nay khoa hoc cũng chưa có lời giải.
Tân tạo mộ phần nhà khoa bảng đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 16-9-2005 (12 tháng 8 Ất Dậu), cựu đại tá và sử gia Phạm Quế Dương đã cùng với tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đến dự lễ giỗ và trùng tu lần thứ hai ngôi mộ cụ Lê Văn Thinh tại làng Đình Tổ, xã Bảo Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Cụ Lê Văn Thinh sinh năm 1050 và đỗ thủ khoa kỳ thi hương đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức dưới thời nhà Lý. Năm 1096 cụ bị án oan, bị cách chức và lưu đày rồi mất.
Sưu tầm từ www.vnkronline.net