Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 699
Truy cập hôm nay: 4,177
Lượt truy cập: 11,636,668
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Chế độ khoa cử ở Việt Nam

CHẾ ĐỘ KHOA CỬ Ở VIỆT NAM.

Thông tin sưu tầm từ “Almanach - Những nền văn minh thế giới!”

Từ khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh tứ 4 đời Vua Lý Nhân Tông - năm 1075: Chế khoa Minh Kinh bác học đến khoa thi Tiến sĩ cuối cùng của năm Kỷ Mùi niên hiệu Khải Định thứ 4 đời Nguyễn Bảo Đại - năm 1919, lịch sử khoa cử Việt Nam đã có 844 năm lịch sử với trên 180 khoa thi trên 2900 vị đỗ các kỳ thi cấp trung ương: Khoa tiến sĩ Chế khoa. Họ là lực lượng chủ yếu của hệ thống quan văn nắm giữ các mặt của tổ chức nhà nước và xã hội, là những tác giả chủ yếu của nền văn học cổ Việt Nam và kho tàng thư tịch Hán - Nôm, bao gồm nhiều môn khoa học: ngữ văn, sử học, địa lý, dân tộc học, y học…

Khoa cử Việt Nam về cơ bản theo mô hình của chế độ khoa cử Trung Quõc thời Trung đại, nhưng do điều kiện lịch sử và văn hóa của Việt Nam đã tạo nên nhiều dị biệt trong thể chế. Lịch sử và thành tựu của khoa cử một bộ phận của giáo dục - văn hóa Việt Nam đã góp phần đặc sắc vào văn hóa văn minh chung của toàn khu vực.

Khoa cử thời Lý

Sau kháng chiến chống Tống thắng lợi, triều Lý đặc biệt chú ý đến phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, làm nền cho việc xây dựng triều trính, quốc gia. Về tư tưởng, Phật giáo đang ở thời kỳ hoàng kim, nhưng Nho giáo - đạo trị nước lại cần cho việc củng cố chính quyền, mở rộng bang giao, nên Nho giáo cũng được coi trọng, Văn Miếu, Quốc Tử Giám kế tiếp xây dựng, khoa cử được tổ chức.

Trong 215 năm (1010 - 1225) sử sách còn ghi được, triều Lý đã tổ chức 7 khoa thi, trung bình hơn 30 năm một khoa, quả là ít so với các Vương triều phong kiến về sau; các khoa thi này đều là loại Chế khoa thi bất thường, theo chiếu chỉ nhà Vua.

Khoa thi "Minh kinh bác học"

Khoa Minh kinh bác học là khoa thi đầu tiên mở vào Tháng 2 băn Ất Mão - 1075, niên hiệu Thái Ninh thứ tư đời Vua Lý Nhân Tông. Khoa thi này lấy đỗ 10 người, sử sách chỉ ghi được Lê Văn Thịnh người đỗ đầu khoa (ông người Đông Cửu, Gia Định nay thuộc Gia Lương - Hà Bắc được thăng tới chức Thái Sư)

Về Khoa thi Minh kinh bác học, xé trong khoa cử Trung Quõc và cac Vương triều phong kiến Việt Nam sau này, thì chỉ có khoa Minh kinh: Thông hiểu kinh điển Nho giáo riêng ở thời Đường có thi cả sách Lão Tử, còn Minh kinh bác học là chức quan trong nhà Quốc Tử Giám rất có thể đây là kỳ thi nhằm mục đích chọn thầy cho Quốc Tử Giám được mở vào năm sau (1076).

Về khoa này, sử sách ghi là: "Tuyển Minh kinh bác học dữ nho học tam trường". Câu này nay còn những cách hiểu khác nhau, có thể đây là 2 khoa riêng biệt trong đó gồm Khoa Minh kinh bác học và khoa thi Nho học tam trường (Tam trường gồm 3 nhóm bài thi, ba đợt thi, vì các kỳ thi Nho giáo thời kỳ này chưa tổ chức quy mô của khoa thi tứ trường)

Khoa thi "Văn học"

Khoa thi này tổ chức vào tháng 8 năm Bính Dần - năm 1086, niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 đời Vua Lý Nhân Tông.. Khoa thi này nhằm chọn người có tài văn học trong nước để đưa vào Viện Hàn lâm. Như vậy khoa này cũng là một Chế Khoa, đỗ đầu khoa là Mạc Hiển Tích, viên tổ của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chí thời Trần.

Khoa thi điện

Khoa thi tổ chức vào tháng 10 năm Nhâm Thân - năm 1152, niên hiệu Đại Định thứ 13. Về khoa thi này Đại Việt sử ký toàn thư ghi là đại Điện thí - thi Điện, Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú lại ghi là Đình thí - thi Đình. Các sách ghi Thi điện hay thi đình là ghi địa điểm thi tại Điện, Đình Hoàng đế chứ không phải là kỳ thi Đình thi Điện trong thi tiến sĩ.

Khoa "thiên hạ sĩ nhân"

Thi "Thiên hạ sĩ nhân" (thi kẻ sĩ trong nước), chưa rõ là tên khoa thi hay chỉ là gi chép về việc tổ chức thi, riêng Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí ghi là: Thái học sinh, có lẽ không phải là như thế. Vì triều Lý tổ chức ba khoa loại này vào các năm 1165, 1185 thì chỉ có khoa năm 1185 ghi thêm được mục đích khoa thi là chọn người: giỏi thi thư, và ghi được tên 3 người đỗ, không biết rõ hơn về cách thức tổ chức, có thể đây cũng là 3 Chế khoa.

Khoa thi "Tam giáo"

Khoa thi "Tam Giáo" nguyên văn trong sử sách ghi là "Thí tam giáo tử": thi người trong ba giáo Nho, Phật, Đạo. Khoa thi này tổ chức vào đời Vua Lý Cao Tông niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy thứ 10 năm Ất Mão - 1195. Khoa thi "Tam giáo" sang đến đời Trần vẫn tổ chức.

Khoa cử thời Trần

Nhà Trần thay thế nhà Lý, ba lần chiến thắng ngoại xâm, mở mang công cuộc xây dựng đất nước, chú trọng giáo dục khoa cử. Năm 1236, mở rộng nhà Quốc học tại kinh đô gọi là Quốc học viện. Năm 1281, lập thêm nhà Quốc học ở phủ Thiên Trường. Tại nhà Quốc học, ngoài con em qúy tộc quan lại còn cho con em dân thường phải là loại tuấn tú đến học. Từ năm 1337, đã đặt học quan tại các Lộ, Phủ.

Với hệ thống học hiệu này, Nhà Trần đã tổ chức được một nền giáo dục và khoa cử quy mô. Kể từ khoa thi đầu tiên tổ chức vào năm 1227 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1396, triều Trần đã tổ chức được 11 khoa thi trong đó có một khoa thi "Tam giáo", và 10 khoa thi Thái học sinh.

Khoa "Tam giáo"

Năm Đinh Hợi - 1227 niên hiệu Kiến Trung thứ 3 đời Trần Thái Tôn tổ chức khoa thi đầu tiên. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cũng ghi là "Thi tam giáo tử", nghĩa là tổ chức thi để chọn nhân tài trong Tam giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo như thời Lý.

Đây là khoa thi "Tam giáo" cuối cùng trong mạch thi Tam giáo từ thời Lý.

Khoa thi "Thái học sinh"

Triều Trần tổ chức khoa thi "Thái học sinh" đầu tiên vào năm Nhâm Thìn - 1232, niên hiệu Kiến Trung thứ 8 đời vua Trần Thái Tông. Sau khoa thi này, triều Trần tiếp tục tổ chức 9 khoa thi Thái học sinh. Khoa thi cuối cùng vào năm Bính Tý - 1396 niên hiệu Quang Thái thứ 9 đời vua Trần Thuận Tông.

Khoa thi Thái học sinh thờii Trần thực hiện những định chế giống khoa thi Tiến sĩ; chia Tam giáp (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp) ngay từ khoa thi đầu tiên. Xếp Tam khôi (Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) từ khoa thi năm 1247. Bên cạnh Kinh Trạng nguyên (trạng nguyên của vùng kinh lộ) và Trai Trạng Nguyên (Trạng nguyên của vùng trại, kể từ Thanh Hóa trở vào) thực hiện định chế này được hai khoa, nhằm khuyến khích việc học ở vùng xa kinh thành.

Sau Tam khôi lấy Hoàng giáp là ác tiến sĩ thứ 2, từ khoa thi 1304. Bài thi của khoa thi Thái học sinh cũng được ghi rõ trong khoa thi 1304 này: Trường một: Thi Kinh nghi (những chỗ còn nghi ngờ trong kinh) và Kinh nghĩa (giải nghĩa kinh). Trường hai: thi thơ, phú. Trường ba: thi chế, chiếu, biểu. Trường bốn: thi văn sách (một đạo)

Trước khi vào trường, có kỳ phụ thí thi ám tả hai thiên Y quốc Thiên tử truyện trong sách cổ Trung Hoa để loại người kém.

Địa điểm thi ngoài kinh kỳ; Có tổ chức ở nhà Quốc học phủ Thiên Trường (khoa Giáp Dần - 1374) và chùa Vạn Phúc (khoa Giáp Tý - 1384) vì Thái thượng hoàng ở đó.

Mặc dù tổ chức khoa thi Thái học sinh thoe định Chế khoa thi Tiến sĩ, nhưng triều Trận lại gọi là khoa thi Thái học sinh, ban cho người đỗ học vị Thái học sinh, có thể một trong những lý do quan trọng là do bình diện tư tưởng lúc bấy giờ. Tam giáo cùng hòa hợp tồn tại, Nho giáo nhích lên so với Phật giáo, Đạo giáo nhưng chưa ở vị trí thế độc tôn. Còn khoa Tiến sĩ lại là kết quả của sự kết hợp nội dung thi Nho học và văn học là sản phẩm của thời kỳ Nho giáo độc tôn. Thái học trong Thái học viện là một ên khá của nhà Quốc tử giám; Thái học trong Thái học sinh chỉ là một tên khác của Giám sinh. Khoa cử Trung Quõc chưa tháy có khao thi và học vị Thái học sinh (?) đây cũng là nét đặc sắc của khoa cử vn thời Trần.

Khoa cử thời Hồ

Triều Hồ thay thế triều Trần, về tư tưởng và học thuật có nhiều điểm độc đáo. Từ khi chưa giành ngôi vua, Hồ Quý Ly đã viết sách Minh Đạo dâng vua Trần Nghệ Tông, sách nàu tuy mất nhưng sử sách ghi lại được mấy ý kiến mạnh dạn: nghi ngờ một số hành vi của Khổng Tử - vị Thánh sư của Nho giáo, lên án lối học "Tầm chương trích cú" và các bậc đại Nho Đường - Tống chuyên trau dồi hư văn, không chú ý đến thực tế.

Tuy vạch ra một số điểm yếu của Nho giáo và Nho học nhưng khi ở ngôi Vua, Hồ Quý Ly lại đẩy mạnh giáo dục Nho giáo khuyến khích Nho sĩ. Giáo dục và khoa cử thời Hồ, ngoài kinh điển Nho giáo có chú ý đến cách học thiết thực. Các triều chỉ thi toán trong kỳ thi tuyển lại viên, riêng triều Hồ đưa toán thư phám vào kỳ đại khoa.

Hồ Quý Ly chú ý đến việc phổ biến chữ Nôm, nhà Vua đã dịch thiên Vô dật trong Kinh thư ra chữ Nôm. Nhưng cuộc xâm lăng của nhà Minh đã cắt ngang đường tiến của triều Hồ. Trong 7 năm, nhà Hồ tổ chức được hai khoa thi:

Khoa thi Thái học sinh

Khoa này mở năm Canh Thìn - 1400, niên hiệu Thánh Nguyễn thứ nhất, đời Hồ Quý Ly, lấy đỗ 20 vị Thái học sinh, hiện còn được sử sách ghi lại 7 người, có chia "giáp" (nhất giáp, nhị giáp). Nguyễn Trãi là vị Thái học sinh của Triều Hồ, là một nhà văn hóa lớn của Việt Nam, được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Khoa thi năm Ất Dậu

Khoa thi này tổ chức năm Ất Dậu - 1405 niên hiệu Khai Đại thứ 3, đời Hồ Hán Thương. Khoa này sử sách không ghi là loại khoa gì. Hồ Ngạn Thần thi đỗ khoa này, sau khi đỗ được giao chức Thái học sinh lý hành, ngoài ra còn 2 người khác, cả 3 ông đều không rõ quê quán hình trạng

Khoa cử thời Lê Sơ

Thời Lê sơ kể từ năm đầu đời Vua Lê Thái Tổ (1428) đến khi Mạc Đăng Dung giành ngôi lập ra triều Mạc (1527), gần tròn một thế kỷ. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến đạt đến thịnh trị, giáo dục khoa cử cũng trở thành khuôn mẫu cho giáo dục khoa cử cho các Vương triều sau.

Bước đầu, triều Lê tổ chức các Chế khoa, từ năm 1442, bắt đầu tổ chức khoa Tiến sĩ. Khoa thi Tiến sĩ là sản phẩm của Thời kỳ Nho giáo độc tôn, là sự kết hợp giữa Nho học và Văn học trong khoa cử.

Khoa Minh kinh

Khoa Minh kinh: tổ chức tháng 5 năm Kỷ Dậu - 1429 niên hiệu Thuận Thiên thứ 2. Khoa này tổ chức tại sảnh đường Đông Kinh (Hà Nội này nay). Sử sách ghi được 7 người đỗ, người dự thi bao gồm quan văn, võ từ tứ phẩm trở xuống, dân quân các lộ, những người ẩn dật và tăng đạo. Vì sự mở rộng này mà sử sách ghi là "Thi quan viên và vạn dân"

Khoa Hoành từ

Khoa này mở vào năm Tân Hợi - 1431 niên hiệu ThuậnThiên thứ 4, phép thi cũng như khoa Minh kinh lấy "chân Nho chính trực" bài thi dùng Minh kinh, luận, phú, hoặc sách vấn. Đỗ khoa Tân Hợi có Nguyễn Thiên Tích và Chu Tam Tỉnh và những người nổi tiếng về sau.

Sau Khoa Hoành từ, triều Lê sơ còn tổ chức 2 Chế quan vào năm Quý Sửu - 1433 niên hiệu Thuận Thiên thứ 6; khoa này Vua đích thân ra văn sách, trong số người đỗ có Chu Xa, ông là người tổ chức khắc in bộ sách Việt âm thi tập.

Khoa thi Ất Mão - 1435 niên hiệu Thuận Bình thứ 2, Vua Lê Thái Tông ngự tại điện Hội Anh ra đề thi, người đỗ khoa Ất Mão có các nhân vật nổi tiếng như: Nguyễn Thời Trung và Lý Tử Tấn.

Khoa thi Tiến sĩ

Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của thời Lê sơ cũng là khoa thi tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tổ chức vào tháng 3 năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đời Vua Lê Thái Tôn - 1442.

Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên có 450 người dự thi, lấy đỗ 33 vị Tiến sĩ. Xếp hạng thành "tam giáp" (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp), ba giáp cũgn gọi là 3 bảng, chỉ có bảng một và hai đựơc gọi là chính bảng. Bảng một: Đệ nhất giáp là các Tiến sĩ cập đệ bảng gồm 3 người, tức "Tam danh":

- Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh tức Trạng Nguyên (Nguyễn Trực)

- Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh tức Bảng Nhãn (Nguyễn Như Đổ)

- Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh tức Thám Hoa (Lương Như Hộc)

Bảng hai: Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân tức Hoàng giáp ( khoa này đỗ 7 vị)

Bảng ba: Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (nhà sử học Ngô Sỹ Liên đỗ đầu bảng này, xếp dưới ông là 23 vị).

Khoa vị tiến sĩ đầu tiên xếp đặt đầy đủ quan trường thi: Đề điệu (Chánh chủ khảo), Giám thí (phó chủ khảo), Tuần Xước (đứng đầu các quan giám thị); Thu quyển (thu bài thi); Di phong (dọc phách); Đằng lục (sao bài thi để chấm ở bản sao); Đối độc (đọc đối chiếu giữa bài thi và bản sao); Độc quyển (chấm bài). Sau kỳ thi xếp hạng các Tiến sĩ ở Điện Hội Anh (ngày 2 tháng 2), một tháng sau làm lễ xướng danh; treo bảng người đỗ, rồi tiếp tục ban tước trật, mũ áo, cân đai, xiêm hốt, và yến tiệc tịa vườn Quỳnh Lâm; ban ngựa tốt để vinh quy bái tổ. Đến năm Hồng Đức thứ 15 - 1484 thì dựng bia đá. Hiện nay còn tấm bia khoa Tiến sĩ đầu tiên, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Sau khoa thi tiến sĩ đầu tiên, các triều Vua ở thời Lê sơ còn tổ chức 15 khoa thi Tiến sĩ nữa.

Khoa cử triều Mạc

Nhà Mạc giành ngôi của nhà Lê vào năm 1527 vào thời triều Lê đã dần dần suy thoái, nhưng trong 65 năm tồn tại của Vương triều Mạc chỉ có ít năm đầu yên ổn, từ năm 1553, các thế lực phong kiến họ Nguyễn, Trịnh đã tiến hành cuộc chiến tranh giành ngôi báu xảy ra liên miên và quyết liệt. Trong điều kiện lịch sử khó khăn này, để tồn tại, nhà Mạc phải lo tổ chức chính quyền, quân đội, kinh tế và văn hóa - giáo dục. Sự nghiệp giáo dục và khoa cử liên quan đến việc tuyển chọn trí thức cho toàn bộ Vương nghiệp; buổi đầu, triều Mạc dưa vào số nho sĩ ít ỏi trong Vương tộc và của triều Lê có quan hệ thân thuộc và chán ghét các Vua Lê, muốn hợp tác với nhà Mạc đẻ góp phần phục hưng đất nước.

Sau 2 năm cầm quyền, nhà Mạc đã tổ chức khoa thi Tiến sĩ năm Kỷ Sửu 1529 niên hiệu Minh Đức, đời Mạc Thái Tổ. Từ khoa thi đầu tiên này đến khoa thi cuối cùng năm Nhâm Thìn - 1592 niên hiệu Hồng Ninh thứ 2 đời Mạc Hậu Hợp, nhà Mạc đã tổ chức đều đặn 3 năm một kỳ thi Tiến sĩ, bất chấp chiến tranh, phải rời khỏi Thăng Long lên Cao Bằng cố thủ, thể hiện quyết tâm cao của nhà Mạc trong việc tuyển chọn nhân tài và tinh thần hiếu học trong nhân dân ta.

Khoa thi Tiến sĩ

Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên mở vào năm Kỷ Sửu - 1529, niên hiệu Minh Đức thứ 3, đời vua Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung). Khoa thi này thu được kết quả: - Đệ nhất giáp ban 3 Tiến sĩ cập đệ. - Đệ nhị giáp ban 8 Tiến sĩ xuất thân. Đệ tam giáp ban 15 Tiến sĩ đồng xuất thân

Bia Tiến sĩ đề danh dựng ngay năm thi, văn bia do Thông Chương đại phu Trung thư giám, "Chính tự Tư chính khanh" Nguyễn Ngạn Chiêu soạn. Đây là tấm bia Tiến sĩ duy nhất của triều Mạc hiện còn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cùng với tấm bia đó, triều Mạc còn cho dựng lại hai bia khác của triều Lê, xác minh triều Mạc muốn nối tiếp nền quốc học và khoa Tiến sĩ đã đạt tới sự hoàn thiện và triều Lê Thánh Tông.

Sau khoa thi Tiến sĩ đầu tiên thời nhà Mạc đã tổ chức 3 năm một khoa thi, tổng cộng là 22 khoa, lấy đỗ 485 vị Tiến sĩ, trong đó có 11 vị Trạng Nguyên; Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng những tiêu biểu cho các nhà khoa bảng thời Mạc mà còn là nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Khoa cử thời Lê Trung Hưng (Lê - Trịnh)

Lấy vùng núi Thanh Hóa làm căn cứ, triều Lê Trung Hưng đã mạnh dần lên, việc tổ chức khoa cử thu hút nhân tài được đặt ra. Ở thời kỳ đầu, triều Lê Trung Hưng cũng chỉ tổ chức Chế Khoa, tiếp sau đó mới mở khoa Tiến sĩ, các khoa ấy được cử hành tại hành cung Văn Lại (Thanh Hóa)

Từ năm 1595, các khoa thi Tiến sĩ lai được tiếp tục tổ chức ở kinh đô Thăng Long; tuy ít nhưng Chế khoa và khoa Đông các cũng cử hành. Từ khoa thi đầu tiên năm Ất Mùi niên hiệu Thuận Bình thứ 6 đời Lê Trung Tông - 1595 đến khoa thi cuối cùng năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên Thống thứ nhất - 1787 triều Lê Trung Hưng đã tổ chức được 73 khoa thi Tiến sĩ và Chế khoa, kéo dài lịch sử khoa cử của thời này tới 233 năm lịch sử.

Chế khoa

Chế khoa mở đầu lịch sử khoa cử thời Lê Trung Hưng năm Giáp Dần - 1554, khoa này lấy đỗ 13 Tiến sĩ Chế khoa, các tiến sĩ chia làm hai giáp: Đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân (gồm 5 vị) và Đệ nhị giáp đồng Chế khoa xuất thân (8 vị). Năm Ất Sửu 1565, tổ chức chế khoa lần 2, lấy được 10[/i] Tiến sĩ Chế khoa[/i], vẫn chia làm 2 giáp. Các Chế khoa này tổ chức tại hành cung ở Vạn Lại; sau này triều Lê Trung Hưng truy dựng bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội vào năm 1653 cùng với 22 khoa Tiến sĩ khác, tổng cộng là 25 bia. Đây là đợt dựng bia lớn nhất trong lịch sử dựng bia Tiến sĩ.

Chế khoa cuối cùng của thời Lê Trung Hưng tổ chức vào năm Đinh Mùi - 1787 chủ lấy được một vị Đồng Chế khoa xuất thân.

Khoa Tiến sĩ

Từ năm Canh Thìn - 1580, niên hiệu Quang Hưng thứ 3, nhà Lê Trung Hưng mở khoa thi Tiến sĩ, lấy đỗ 6 vị. Tuy chưa tổ chức Điện thí, nhưng xếp hạng theo Tam giáp, chưa có người đỗ Nhất giáp còn Nhị giáp tiến sĩ xuất thân[i]: 4 vị.[i] Đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân: 2 vị.

Khoa này và các khoa Tiến sĩ tiếp sau: Quý Mùi - 1583, Quý Sửu - 1589, Nhâm Thìn - 1502 đều được tổ chức ở thành cung Vạn Lại.

Từ khoa Kỷ Sửu 1589 đã có thi Đình.

Từ khoa thi Tiến sĩ Ất Mùi - 1595 bắt đầu tổ chức tại kinh đô Thăng Long và định lệ 3 năm một, khoa đều đặn, thỉnh thoảng mới có kỳ, 4 năm hoặc 5 năm. Các định chế chuẩn mực thời Lê sơ lại được thực hiện, nhưng số người đỗ mỗi khoa không nhiều, suốt thời Trung Hưng chỉ có một khoa đỗ nhiều nhất là được 22 người, điều đó cũng phản ánh một thực tế lịch sử: những năm tháng chiến tranh kéo dài, đã phá hoại nặng nề đất nước, cản trở sự phát triển của văn hóa giáo dục, sự khắc phục thật khó khăn và lâu dài, chế độ khoa cử cũng như toàn bộ chế độ phong kiến suy yếu bế tắc chưa có cách nào khơi thông để dòng chảy mạnh lên được.

Khoa cử các triều chúa Nguyễn

Các chúa Đàng Trong tổ chức khoa cử có nhiều nét khác với triều phong kiến Việt Nam trước đó, kể cả khoa cử Trung Quõc, có thể ở vị trí "riêng một góc trời" đã tạo điều kiện cho các chúa Nguyễn tổ chức khác đi so với định lệ chung sẵn có. Khoa cử thời Chúa Nguyễn cũng thiên về thi thơ, phú; loại văn khoa cử điển hình như Kinh nghĩa hầu như không dùng, có thể nó phản ánh lịch sử một vùng Nho học mới mẻ.

Khoa hoa văn và Chính đồ

Hai loại khoa Hoa văn Chính đồ được mở đầu tiên vào năm 1646, đời Chúa Nguyễn Phúc Lan.

Khoa Chính đồ chia làm 3 kỳ, kỳ đệ nhất thi văn Tứ lục, kỳ đệ nhi thi thơ phú. Kỳ đệ tam thi Văn sách. Các quan Tri phủ, Tri huyện làm sơ khảo. Các quan Cai bạ, Ký lục, Vệ úy làm giám khảo. Các quan Nội tả, Nội hữu, Ngoại hữu là giám thị.

Những người trung tuyển, chia làm 3 hạng, hạng nhất là Giám sinh, hạng nhì và hạng ba gọi là Sinh đồ.

Khoa Hoa văn: Khoa Hoa văn là một loại Chế khoa văn học, thi trong 3 ngày mỗi ngày một bài thơ. Người thi khoa Hoa văn chia làm 3 hạng bổ vào 3 ty: Xá sai, Lệnh sử Tướng thần

Khoa Thám phỏng: khoa thi Thám phỏng là loại khoa thi đặc biệt, mở đời Chúa Nguyễn Phúc Tân. Đề thi khoa này nhằm thăm dò các sĩ tử với với thời cuộc như dân tình Đàng Trong và Vua Lê Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Người trúng tuyển cũng bổ vào ty Xá sai.

Ngoài ba loại khoa thi trên, các Chúa Nguyễn còn tổ chức các khoa thi Văn chức: dành cho quan văn. Bài thi như khoa Chính đồ. Thi Tam Ty hỏi về binh lính, tiền lương, án ngục, lúa gạo xuất nhập. Thi Tướng thần Sử lệnh, hai loại khoa này cũng nhằm kiểm tra quan chức.

Khoa cử thời Tây Sơn

Triều Tây Sơn thành lập sau thắng lợi của khởi nghĩa nông dân chống các tập đoàn phong kiến cát cứ và ngoại xâm, đã mở ra một thời kỳ mới, dù ngắn ngủi nhưng đầy khí thế có những hướng đi mới mẻ. Về giáo dục - khoa cử, đây là Vương triều đầu tiên của chủ trương mở trường công tới tận Thôn làng, còn những "Sinh đồ mua" trong khoa cử thời suy được sàng lọc, các bậc khoa bảng có tài của triều trước được trọng dụng.

Nội dung học tập ở triều Tây Sơn vẫn nằm trong khuôn khổ Thánh kinh, Hiền truyện; Chính học mà triều Tây Sơn nêu cao thực chất là Nho học. Nhưng chắc chắn là muốn phát huy mặt tốt đẹp của học thuyết này.

Chữ Nôm được Vua Quang Trung sử dụng sáng tác, trao đổi, trong văn bản hành chính.

Sùng Chính viện do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng đã phiên dịch bộ Tứ thư, Tiểu học; việc học tập được chú trọng hướng về số đông dễ làm nảy sinh hướng đi và thành tựu mới.

Triều Tây Sơn mới tổ chức được khoa thi Hương, chưa tổ chức được khoa thi Tiến sĩ. Nhưng nhiều vị đại khoa được sử dụng. Ngoài Nguyễn Thiếp còn các ông Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Ngô Thì Nhậm…

Khoa cử triều Nguyễn

Vương triều Nguyễn trực tiếp giành ngôi vua từ Vương Triều Tây Sơn - Một triều đại từ "Áo vải cờ đào" "giúp dân dựng nước" (Lê Ngọc Hân - Ai Tư Vãn). Sau này triều Nguyễn lại để đất nước rơi vào tay xâm lăng, nhân dân chịu nô lệ, nên những thành tựu về văn hóa mà triều Nguyễn cố gắng kế thừa tạo dựng có phần mờ nhòa trước hậu thế.

Về mặt giáo dục, khoa cử triều Nguyễn đã đạt được những thành tựu đặc sắc bên cạnh những hạn chế, bởi nguyên nhân trọng yếu: Chế độ giáo dục khoa cử với những ưu việt ở thời Trung đại đã và đang trở thành lạc hậu trong xu thế lịch sử từ Trung đại chuyển sang Cận đại.

Nhà Nguyễn xậy dựng nhà Quốc học tại kinh đô Huế, tổ chức học hiệu ở phủ huyện. Về sách giáo khoa ngoài Tứ Thư, Ngũ kinh Bắc sử (Bắc sử chú ý tóm tắt), Nam sử cũng được biên soạn cùng với các loại thư: Hội điển - Địa lý - Lịch sử và trở thành hệ thống giáo khoa thư. Chế độ khoa cử luôn được định lập rồi sửa đổi, nhằm thu được hiệu quả. Mọi định chế về khoa cử luôn lấy khuôn mẫu khoa cử thời Lê sơ, nhưng cũng có những khác biệt. Bên cạnh khoa thi Tiến sĩ còn tổ chức nhiều Chế khoa, ân khoa.

Khoa thi Hương

Thi Hương được triều Nguyễn tổ chức từ năm Đinh Mão - 1807, niên hiệu Gia Long thứ 6. Đây là kỳ thi độc lập, vì thời này triều Nguyễn chưa tổ chức được khoa thi Tiến sĩ. Khoa thi Hương này là một[i] ân khoa. Kỳ thi hương này mới có 6 trường: Sơn Nam, Hải Dương, Sơn Tây, Kinh Bắc, Thanh Hoa, và Nghệ An.

Sau này, khoa Tiến sĩ được tổ chức thì thi Hương là cấp thi đầu tiên trong ba cấp thi: Hương (cấp địa phương), Hội (Cấp trung ương do Bộ Lễ chủ trì), Đình hay Điện (cấp trung ương, Hoàng đế chủ trì).

Học vị thi Hương có 2 bậc, bậc cao là Cử nhân (Hương cống thời Lê) được tham dự thi Hội; Tú tài (Sinh đồ thời Lê) không được dự thi Hội. Dân gian gọi các ông đỗ Tú tài hai khoa là Tú kép, ba khoa là Tú mền, bốn khoa là Tú đụp. Từ khoa thi Hương đầu tiên đến khoa thi Hương cuối cùng năm 1918, triều Nguyễn đã tổ chức 47 khoa, lấy đỗ khoảng 5000 Cử nhân.

Khoa thi Tiến sĩ

Nhà Nguyễn mở khoa thi Tiến sĩ đầu tiên vào năm Nhâm Ngọ - 1822 niên hiệu Minh Mệnh thứ 3. Khoa Nhâm Ngọ mới lấy đỗ 3 Tiến sĩ, 1 Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân và 7 Đệ tam giáp Tiến sĩ đồng xuất thân Như vậy, các Tiến sĩ thời Nguyễn xếp hạng cũng giống thời Lê. Ngay từ khoa thi Tiến sĩ đầu tiên này không chọn Tiến sĩ nhất giáp; các khoa Tiến sĩ sau đã có nhất giáp cũng không lấy Đệ nhất giáp Đệ nhất danh tức Trạng Nguyên, chỉ lấy Đệ nhất giáp Đệ nhị danh tức Bảng Nhãn Đệ tam giáp Đệ tam danh tức Thám Hoa. Không phải vì lý do không có người tài đỗ cao, mà triều Nguyễn quy định: chức không đặt Tể Tướng; tước không phong Vương cho người ngoại tộc; cung phi không lập Hoàng hậu; Đệ nhất giáp không lấy Trạng nguyên, tứ bất (bốn không) này nhằm khẳng định vị trí tối cao duy nhất của Hoàng đế, tránh mọi hình thức dẫn đến phân quyền.

Khoa thi Tiến sĩ cũng được cố định về thời gian thi là 3 năm: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, thi Hương tất phải tổ chức trước vào các năm:[/i] Tý, Ngọ, Mão, Dậu[/i]. Từ thời Tự Đức có tổ chức thêm các Chế Khoa

Từ khoa thi Tiến sĩ đầu tiên(1822), đến khoa thi Tiến sĩ cuối cùng năm Kỷ Mùi - 1919 nhà Nguyễn tổ chức được 38 khoa thi.

Chế khoa và Ân khoa

Ngoài khoa thi Tiến sĩ có định kỳ, triều Nguyễn cũng tổ chức Chế khoa bất định kỳ, trong đó có ân khoa là loại Chế khoa tổ chức vào các dịp lễ lớn (đại khánh) như lễ đăng quang thượng thọ.

Người đăng: admin