Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 74
Truy cập hôm nay: 316
Lượt truy cập: 11,625,398
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Thờ cúng tổ tiên

THỜ CÚNG TỔ TIÊN

1. Trong gia đình
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay còn được gọi là đạo thờ cúng tổ tiên trở thành nếp sống trong mửi gia đình người Việt Nam và được thể hiện trong rất nhiều cách thức.

Những biểu hiện bên ngoài như: bàn thờ ông bà, cha mẹ (gia tiên), giỗ chạp… đến những tâm thức thường trực tiềm tàng trong cách nghĩ, cách cảm, lối sống của cư dân.

2. Bàn thờ gia tiên

Theo điều tra năm 1999 – 2000, hầu như nhà nào cũng thờ gia tiên không kể trưởng thứ, cứ lập gia đình ra ở riêng là dành một chử trang trọng nhất để thờ. Với những gia đình chưa có điều kiện kinh tế hoặc con thứ thì cũng vẫn có một ban thờ (ở thành phố thường bằng gử, treo trên tường, hoặc đặt trên mặt tủ; ở nông thôn thì có cả ban thờ bằng tre, gử, nhiều loại, có bát hương, lọ hoa, ảnh hoặc tranh truyền thần) của ông bà hoặc bố mẹ.

Những nhà có điều kiện thì đóng mới hoặc mua bàn thờ đặt ở gian trang trọng, câu đối, hoành phi. Bàn thờ gia tiên là nơi biểu hiện - vật thể hoá những tình cảm, tránh nhiệm của thế hệ đang sống với các thế hệ trước của gia đình (gia tiên). Ngoài các ngày kỵ (giỗ chạp), ngày một (ngày sóc), ngày rằm (ngày vọng) trong tháng, các lễ tiết trong năm (Hàn thực, Đoan ngọ, Trung thu, Tết Nguyên Đán) thì mọi vui buồn trong gia đình đều được chủ nhà “báo cáo” với gia tiên về chứng giám, giàu có thì mâm cỗ, khá chút thì hoa quả, đĩa xôi, chén rượu… nghèo thì nén hương, chén nước sạch…

3. Giỗ chạp

Trong gia đình, việc cúng giỗ gia tiên, tổ tiên chỉ được thực hiện với những người trong phạm vi từ bốn đời trở xuống (người mà chủ gia đình gọi là cụ, còn từ đời thứ 5 trở lên được giỗ chung trong phạm vi họ tộc hay trong chi phái). Giỗ chạp, theo phong tục xưa chỉ diễn ra ở nhà con trai trưởng - bậc trai trưởng. Những ngày giỗ, tuỳ theo tình hình kinh tế của nhà trưởng mà cử bàn to hay nhỏ, nhiều hay ít.

Có một thực tế là không phải tất cả các gia đình đều có con trai hay tất cả những con trai trưởng đều còn, trong những trường hợp như vậy, từ lâu ở người Việt thường có chế độ thừa tự (con trai thứ của bậc thứ được nhận phần cúng giỗ) hoặc con gái cũng cúng cha mẹ, ông bà.

4. Trong phạm vi dòng họ

Trong phạm vi dòng họ, việc thờ cúng tổ tiên thể hiện qua một loạt các hoạt động tập thể của các gia đình, các thành viên trong họ về giỗ tổ, chạp mộ. Địa điểm thờ cúng tổ tiên của dòng họ được diễn ra ở nhà trưởng họ (tộc trưởng), có nơi có điều kiện thì xây cất nhà thờ họ (từ đường).

5. Nhà thờ họ (Từ đường)

Không phải tất cả các họ, tộc đều có (hoặc còn) nhà thờ - một địa điểm thờ cúng tổ tiên chung của các thành viên trong họ - theo nghĩa là những người được coi là có chung một cụ tổ về đằng cha, vì tuỳ thuộc những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Tuy nhiên, nhà thờ họ (từ đường) là một hiện tượng ngày càng phổ biến, phát triển của cư dân Việt nói chung, của vùng Nam Định nói riêng. Tính đến năm 1998, theo số liệu điều tra của Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Nam Định, toàn tỉnh có đến 3.368 từ đường chính phái, hoặc chi, nhánh của các dòng họ, chi phái thì có bấy nhiêu từ đường. Thôn Hưng Thịnh, xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng với 30 họ, 34 nhà thờ; thôn Bách Tính, Nam Trực có 15 nhà thờ họ; làng Hoành Nha, xã Giao Tiến, huyện Giao Thuỷ có 54 từ đường; Trà Lũ có 18 từ đường. mặt khác có một thực tế, do những điều kiện lịch sử , kinh tế xã hội cụ thể mà Nam Định càng đi về mạn Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, những làng có lịch sử khai phá từ khoảng vài trăm năm trở lại, những từ đường lại mọc lên nhiều hơn. Trong những điều kiện của một cư dân tiểu nông, mỗi lần phải rời quê hương bản quán đi khai khẩn vùng đất mới, ý thức về quê hương, tổ tiên, dòng họ lại có dịp trửi dậy.

6. Hoành phi câu đối

Trong nhà thờ, bên cạnh bài vị, bàn thờ cụ tổ, các bậc tổ tiên, đồ thờ tuỳ từng họ mua sắm, phổ biến là những hoành phi câu đối, không ít các nhà thờ họ còn có các bia đá nói công đức của tổ tiên, công việc xây dựng hay các dịp trùng tu, sửa chữa nhà thờ họ với đóng góp công sức, tiền của của các thành viên trong dòng họ hoặc nội quy, quy ước về việc họ.

Cũng như từ đường, gia phả, tộc phả không phải họ nào cũng có, nhưng cũng xuất hiện từ lâu và ngày một phát triển ở trong các dòng họ vùng Nam Định. Phần nhiều những gia phả được coi là sớm giữ lại là khoảng nửa cuối thế kỷ XIX. Cấu trúc thường gặp của các gia phả, tộc phả có các mục nói về mục đích, ý nghĩa của việc viết gia phả, tộc phả, các ghi chép thế thứ, những thông tin cần thiết của những thành viên nam trong dòng họ, ngày sinh, giỗ kỵ, hành trạng, vợ con…) các dòng họ coi gia phả, tộc phả là bảo vật của gia đình, dòng họ của mình, giữ gìn, trân trọng và chỉ khai gia phả vào các dịp trọng thể của dòng họ như giỗ tổ.

Mặc dù, chưa có một cuộc tổng điều tra về số lượng gia phả, tộc phả của các dòng họ Nam Định, nhưng hiện nay cũng đã thấy có nhiều cuốn gia phả được lưu hành trong các trung tâm lưu giữ của trung ương và tỉnh, có giá trị về lịch sử, văn hoá của Nam Định nói riêng, của đất nước nói chung, chẳng hạn như: Lương thế tộc phả ký, Đại tông chính phủ họ Vũ (Đại An, Vụ Bản), Ngô gia thế phả (Bách Tính, Nam Trực), Đặng gia thế phả (Hành Thiện, Xuân Trường).

7. Chăm lo phần mộ, tảo mộ, xây mộ

Trong quan niệm của người Việt nói chung “sống về mồ mả chứ không sống về cả bát cơm”. Việc chăm lo phần mộ, xây mộ, tảo mộ của cư dân Nam Định được coi là một biểu hiện quan trọng, phổ biến của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Trong các gia phả cũ còn lại hầu như không một gia phả nào không chép về nơi để mộ, vị trí cụ thể của các ngôi mộ trên các cánh đồng, xứ đồng, nhiều gia phả có ảnh hưởng của phong thuỷ, địa lý còn ghi chép đầy đủ hơn, kể cả hướng ngôi vị của ngôi mộ. Hàng năm, vào các dịp dử, thanh minh, 30 tháng chạp, các gia đình tổ chức đi sửa sang phần mộ chung. Khoảng độ gần 20 năm trở lại đây, do điều kiện kinh tế được cải thiện và cũng do cả kích thích của kinh tế hàng hoá cạnh tranh, phong trào “xây tôn tạo mộ cho cha mẹ, ông bà tổ tiên, lan rộng khắp các địa bàn Nam Định.

8. Giáo dân với việc thờ cúng tổ tiên

Trong các dòng truyền giáo hoạt động ở Việt Nam như dòng Tiên, dòng Phanxico, Hội truyền giáo Pari thì dòng Đa Minh - vốn được giao cai quản địa phận đông Đàng Ngoài, trong đó có Nam Định, cũng dần dần chấp nhận một số phong tục, quan niệm của người Việt trong đó có chuyện tang ma, tưởng nhớ người thân đã khuất trong gia đình. Các tín đồ Công giáo đã tham gia thờ cúng tổ tiên với từng cấp độ khác nhau như thờ cúng người có công mở đất lập làng, tổ nghề, thờ cúng họ tộc, quan niệm về hồn, vía của người đã mất, các hình thức giỗ chạp, những giọng điệu hát kinh, cầu kinh cho người qua đời.

Từ năm 1974, theo tinh thần của Công giáo cả nước, giáo dân Nam Định, được tổ chức tham dự các nghi lễ tôn kính tổ tiên, ông bà với năm điểm quy định:

- Được đặt bản thờ tổ tiên thấp hơn bàn thờ Chúa.

- Được đốt đèn nhang, vái lạy trước bàn thờ tổ tiên.

- Được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương.

- Trong hôn lễ, dâu rể được làm lễ tổ, lễ gia tiên trước bàn thờ tổ tiên.

- Trong tang lễ, được vái lạy thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương.

Trước đây, giáo dân thường chôn cất người chết một lần và đào sâu chôn chặt, xây mộ trong nghĩa địa chung , (nghĩa địa của giáo dân thường được quy hoạch gọn gàng, quy mô hơn những bãi tha ma, nghĩa địa của dân không theo đạo). Hơn chục năm trở lại đây, nhiều giáo dân cũng thực hiện việc cải táng.

(Nguồn: Namdinh.vn)

Người đăng: admin