Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 671
Truy cập hôm nay: 4,838
Lượt truy cập: 11,637,329
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Tập tục dâng hương

TẬP TỤC DÂNG HƯƠNG

Dâng hương là một trong những tập tục truyền thống lâu đời trong sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng của người Việt nam.

Người VN dâng hương cúng bái Gia tiên, Gia thần vào các kỳ giỗ chạp, tuần, tiết, sóc, vọng... ở gia đình. Tại các Đình, Đền, Miếu, Phủ hay Chùa cũng đều có dâng hương: nhỏ thì vào hàng ngày, lớn thì vào các kỳ lễ, tiết hay khi hội hè dân làng vào đám hàng năm. Điều ấy phổ biến từ xưa tới nay, lâu dần đã trở thành tập tục truyền thống tự nhiên.

1. Dâng hương tại gia:

Xưa, nay dù thuộc tầng lớp nào của xã hội, người Việt nam đều không bỏ tục dâng hương tại gia, đều lập ban thờ (giường thờ) Gia Tiên và Gia Thần. Gia thần và Gia Tiên có thể được thờ trên cùng bàn thờ, cũng có khi được tách ra ở hai vị trí khác nhau. Một số gia đình theo Đạo Phật hay Công giáo còn có thêm ban thờ Phật, thờ Bồ Tát - Nhất là Bồ tát Quán Âm, hay thờ Chúa. Dù được thờ chung hay riêng thì người VN vẫn phân biệt rõ Gia Thần và Gia Tiên.

* Thờ Gia Tiên: Là thờ "vong linh" của bố, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ mà theo truyền đời đã sinh ra mình.

Đạo lý của người VN là "uống nước nhớ nguồn", kính trọng ông bà cha mẹ khi còn sống, phụng dưỡng khi ốm đau, thờ cúng khi đã khuất. Và tin rằng "chết là thể xác, hồn là tinh anh", người chết đi rồi nhưng "vong linh" thì vẫn cảm ứng cùng cuộc sống của cháu, con hay những người thân và vẫn theo dõi, phù trì cho cuộc đời họ mỗi khi có việc đau buồn hay vui vẻ.

* Thờ Gia Thần: đó là các vị thần tại gia như Thổ Công, Thổ địa, Thần tài, Thần hổ, đức Thánh quan... Trong đó Thần Thổ Công được thờ phổ biến, được coi như vị Thần "đệ nhất gia chi chủ" (vị thần quan trọng nhất trong một gia đình).

Nếu thờ Gia thần, Gia Tiên cùng một bàn thờ thì vị trí bát nhang thờ Gia Thần phải đặt cao hơn bát nhang thờ Gia Tiên một chút.

* Một số "nguyên tắc" chung của tục dâng hương tại gia:

- Vào ngày tuần, tiết dâng hương phải khấn Gia Thần trước, Gia Tiên sau.

- Vào ngày giỗ Gia Tiên thì phải cáo yết Thần Linh trước, sau mới cúng Gia Tiên

- Khi dâng hương lễ Thần ngoại Thổ Công, Táo Quân thì phải nhập quán và xưng Quốc hiệu (nêu địa chỉ)

- Khi dâng hương lễ Gia Tiên thì không được nhập quán và xưng quốc hiệu.

- Khi lễ phật: Xưng địa chỉ hay không, nói tên hay không đều được cả, chỉ cốt dãi bày lầm lỗi và ăn năn trước Phật đài sau đến cầu nguyện những điều mình mong muốn là được.

- Các phẩm vật dâng hương:

Có thể lễ chay và lễ mặn. Những gia đình có ban thờ phật thì chỉ dâng lễ chay. Lễ có thể "bạc mọn" hay "sang trọng" nhưng không thể thiếu: Hương, Đăng (Đèn, nến), trà, quả, tửu, nước thanh thủy, trầu cau (thường 1 hoặc 3 quả cau còn cuống với 1 lá trầu), tiền vàng (Kim ngân).

- Thắp nhang: Nếu ban thờ có nhiều bát nhang thì bát nhang nào cũng phải thắp hương, hương được thắp theo số lẻ vì theo dịch lý số thì số lẻ thuộc dương - tượng trưng cho phần vô hình, cho trời, cho trong sạch...

Lệ thường thì mỗi bát nhang được thắp 3 nén ( Có thể là vì tục xưa tin rằng khi thắp nhang lên thì Trời - Đất - Người có sự cảm ứng. Và theo triết lý của người phương đông thì nguyên lý phổ quát của vũ trụ, vạn vật tương ứng, tương cảm là: Thiên - Địa - Nhân nên 3 nén là tượng trưng cho 3 ngôi Trời - Đất - Người (Theo "Tập tục và nghi lễ dâng hương")).

- Vái và lễ: Mỗi kỳ dâng hương đều có vái và lễ

Vái thì các ngón tay đan vào nhau

Lễ thì hai bàn tay áp vào nhau, các ngón tay của hai bàn tay phải trái không được xo le, không được choãi ra và đặt ở vị trí ngang trước ngực.

Vái và lễ là hai biểu tượng nghi lễ có đôi chút khác nhau nhưng có điểm chung: đều là biểu tượng của sự giao hòa, cảm ứng Âm - Dương.

- Hóa vàng: Gần hết tuần nhang thứ nhất, Gia chủ thắp tuần nhang thứ hai rồi hóa vàng ngay giữa hai tuần nhang và thường vảy rượu vào tro hóa vàng vì quan niệm rằng có làm như vậy thì người âm mới nhận được.

* Các kỳ dâng hương tại gia vào các tiết lễ trong năm:

- Dâng hương "Ông Táo chầu trời": ngày 23 tháng chạp

- Dâng hương tết Nguyên đán: Dâng hương Tất niên, dâng hương Giao thừa, dâng hương ngày tết, dâng hương lễ hóa vàng (lễ tạ).

- Dâng hương lễ rằm tháng giêng

- Dâng hương dâng sao giải hạn, dâng hương cúng Tam tai Thần giáng hạ.

- Dâng hương tiết thanh minh

- Dâng hương tiết hàn thực

- Dâng hương tiết Đoan ngọ (05/5 âm lịch - Tết giết sâu bọ)

- Dâng hương "tiết Khuất xảo" (ngày 07/7 âm lịch - để xin điều may mắn, gỏi nghề)

- Dâng hương tiết Trung Nguyên (Rằm tháng 7 âm lịch)

- Dâng hương tiết Trung thu

- Dâng hương tiết Trùng Dương (ngày 09/9 âm lịch)

- Dâng hương các ngày tuần tiết, sóc vọng (ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng)

* Cúng dâng hương vào các kỳ giỗ:

Trong tục thờ cúng Việt nam thì tục dâng hương vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ là quan trọng nhất. Bao gồm:

- Cúng Ngày giỗ đầu ("Tiểu đường")

- Cúng ngày giỗ hết (ngày tròn 24 tháng sau khi mất - "Đại đường")

- Cúng ngày giỗ thường (ngày giỗ của người quá cố kể từ năm thứ 3 trở đi)

Nguoi VN co the khong nho ngay sinh nhat cua con cai hay nguoi than nhung thuong khong bao gio quen ngay gio của cha me, ông ba, to tien. Ngay gio thuong la ngay con chau trong gia dinh ve xum họp rat dong du. Voi nhung gia dinh dong con chau hay nhung dong ho lon, vao nhung ngay gio gia dinh thuong fai măc bat ra san moi du cho cho con chau ve dang huong.

* Dâng hương không định kỳ:

- Dâng hương động thổ

- Dâng hương lễ khai trương

- Dâng hương nhập trạch

- Dâng hương khi cưới gả

- Dâng hương cúng Mụ (tạ ơn Bà mụ sau khi sinh con) gồm có lễ đầy cữ, lễ đầy tháng, lễ đầy tuổi.

- Dâng hương nhân lễ hỷ

- Dâng hương đám hiếu.

2. Dâng hương ở Đình:

ĐÌNH VỚI VIỆC PHỤNG THỜ ĐỨC THÀNH HOÀNG:

Hầu như mỗi làng xã Việt Nam xưa đều có một ngôi đình. Ngòai ý nghĩa là trung tâm sinh hoạt chính trị - xã hội của cộng đồng làng - xã, Đình làng còn giữ vai trò chức năng là nơi thờ tự Thành hoàng.

THÀNH HOÀNG được coi là vị phúc thần, có thể là Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần hoặc Hạ đẳng thần là do các triều đại phong kiến sắc phong.

Trong ý thức cộng đồng làng xã người Việt nam thì các Thành hoàng là các vị Phúc Thần giữ vai trò cố kết khối cộng đồng; ngài bảo vệ cho mỗi thành viên, mỗi dòng họ trong làng; ngài giáng phúc trừ tai cho cộng đồng làng xã đồng thời cũng quở phạt những ai vi phạm luật lệ, tập tục trong làng. Theo truyền thuyết thì nhiều vị Thành hòang đã có công "âm phù", "báo mộng" cho một số vị vua hay tướng lĩnh triều đình trong những cuộc hành quân tiễu trừ phản loạn hay chống giặc ngoại xâm.

Các vị thần được thờ làm THÀNH HÒANG của các làng xã Việt nam cũng rất phong phú, đa dạng. Có vị là nhân thần, là tướng lĩnh có công với triều đình trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, nhưng cũng có những vị thần được nhân dân làng xã tôn xưng thờ phụng làm Thành hoàng lại chỉ là những nhân vật huyền thoại. Dù xuất xứ của một vị thầnh được tôn làm Thành hòang có thế nào chăng nữa thì một khi làng xã đã tôn xưng, phụng thờ noi chốn Đình trung, mọi người dân trong làng - xã đều có ý thức tôn kính một cách tự giác. Vì vậy, không chỉ những dịp làng tổ chức tế lễ lớn tại đình làng như khi làng "vào đám", tế lễ vào dịp Tết Nguyên Đán, vào các dịp tuần tiết bốn mùa... hàng năm, người dân mới tới dâng hương tại đình mà ngay cả những khi mỗi gia đình nào đó trong làng xã có sự kiện hiếu, hỷ như ma chay, sinh con, cưới xin, thi đỗ đạt...người ta cũng biện lễ tới thỉnh cáo Thành hoàng và cầu ngài gia cát phù trì.

Lễ vật dâng hương tại Đình có thể là lễ chay hoặc lễ mặn, nhưng thường là lễ mặn như Thịt, xôi, rượu, tiền vàng... Lễ vật có thể to nhỏ là tùy tâm và tùy quy mô của lễ dâng hương.

CÁC KỲ DÂNG HƯƠNG TẠI ĐÌNH:

Tại các Đình lớn thường có người túc trực thường xuyên để hôm sớm đèn nhang phụng thờ Thần Linh. Và có những kỳ lễ hội dâng hương định kỳ vào các dịp tuần, tiết, sóc, vọng là:

- Ngày mùng 1 và mười rằm hàng tháng

- Dịp tết nguyên đán

- Ngày đinh đầu tháng Hai (Xuân tế)

- Dịp cuối Xuân đầu Hạ (Lễ Kỳ An)

- Ngày 3 tháng 3 (Tết Hàn thực)

- Mười lăm ngày sau ngày Xuân Phân (Tết Thanh Minh)

- Ngày mùng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ)

- Ngày rằm tháng 7 (Tết Trung nguyên)

- Ngày Đinh đầu tháng Tám (Thu tế)

- Ngày rằm tháng 8 (Tết trung thu)

- Ngày 10 tháng 10 (Lễ Trùng thập)

- Ngày mùng 2 tháng Chạp (Lạp tết)

- Ngày xưa, ở một số làng vùng làm nghề nông, khi vào vụ cấy có lễ gọi là "Lễ Hạ Điền" và khi lúa bắt đầu trổ đòng thì có kỳ lễ dâng hương gọi là "Lễ Thượng Điền", vào tháng Chín âm lịch thì có lễ Thượng Tân tức là Lễ Cơm Mới.

Ngòai các kỳ dâng hương phổ biến nói trên, tại mỗi Đình còn có những kỳ những kỳ dâng hương lớn hơn, thường một năm một lần, đó là những kỳ dân làng mở hội vào đám. Hội có thể mở vào những ngày nhân dịp mùa Xuân hay mùa Thu, nhưng cũng có thể là vào dịp ngày sinh (ngày Thần đản) hay ngày mất (ngày Thần kỵ) của Thần Linh. Vào kỳ lễ dâng hương này thì hầu như mọi người dân trong làng, xã đều tham dự và lễ hội thường kéo dài nhiều ngày. Với những ngôi đình nổi tiếng linh thiêng thì còn có khách thập phương về lễ hội rất đông. Theo "Việt nam phong tục" (Phan Kế Bính) thì nghi thức tế lễ dâng hương Thần Linh vào những dịp dân làng vào đám hết sức trang nghiêm và phức tạp

KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG:

Cấu trúc thờ tự mỗi đình làng có thể khác nhau, tùy theo từng địa phương, từng vùng và nguồn gốc lịch sử của Ngôi đình. Song giữa các ngôi đình vẫn có những nét chung về cấu trúc thờ tự mà người dân khi thực thi tín ngưỡng dâng hương không thể bỏ qua.

- Hậu cung: Là vị trí trong cùng của ngôi đình, được gọi là "nội điện", "Đình trong" hay "cung cấm". Đây là chốn thâm nghiêm, là nơi thờ tự chính của ngôi Đình, cũng là nơi mà người bình thường không được bước vào.

- Nhà Đại bái: Nằm liền phía trước cung cấm. Đây là khu vực lớn nhất của kiến trúc đình, hai bên tả hữu của Nhà Đại bái là nơi có thể được dùng làm chỗ hội họp của dân làng - xã mỗi khi làng có tổ chức tế lễ Thành hoàng hay họp làng.

Chính giữa nhà Đại bái được gọi là Trung Đình - là nơi tế tự Thành hoàng.

- Phía ngòai nhà Đại bái là sân đình, hai bên tả hữu của sân đình có hai dãy hành lang có mái che mưa nắng được gọi là tả mạc và hữu mạc, đây là hai vị trí người ta có thể sử dụng để sửa sang lễ vật, mũ áo trước khi dâng lễ vào nhà Đại bái.

- Cấu trúc của Đình thường thóang, cao thích hợp cho việc hội họp dân làng - xã.

Hiện nay, có lẽ còn không nhiều các làng xã còn giữ được Đình làng vẹn nguyên như trước. Làng tôi xưa có một ngôi Đình rất lớn, nó đã thực sự là trung tâm sinh hoạt chính trị - xã hội của cộng đồng các làng - xã cả một vùng quê tôi (gồm mấy xã hiện nay) thời phong kiến. Nhưng đến khi thành lập HTX nông nghiệp, sân đình biến thành cái sân kho của HTX, và khỏang giữa những năm 60 - 70 thì người ta dỡ hầu hết phần kiến trúc nổi của Đình mang về Côn Sơn (theo lời bà nội tôi và người già trong làng kể lại khi tôi còn nhỏ). Bây giờ, khi HTX không còn tồn tại thì ngay cả sân đình cũng không còn, cả khu sân đình rộng mệnh mông trước thường được dùng làm sân bãi chiếu bóng lưu động cho mấy xã trong vùng Bắc An Phụ biến thành một xóm dân cư mới, nền đất Đình cũ thì được xây dựng thành Nhà trẻ và Nhà mẫu giáo của xã. Phần nhiều các ngôi Đình làng khác ở VN có chung "số phận" như Đình làng tôi. Nhưng cũng có một số Đình làng ở một số địa phương, không những vẫn giữ được những nét kiến trúc ban đầu mà còn được trùng tu tôn tạo rất đẹp và hàng năm có đông đảo khách thập phương tới tham quan.

* Một số ngôi Đình với các kỳ lễ dâng hương lớn hiện nay:

1. Đình Cới: Là ngôi đình của làng Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đình thờ Thiên Cương Đế, tương truyền là người có công dẹp giặc Xích Quỷ thời vua Hùng thứ VI. Lễ hội được mở ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm.

2. Hội Đình Từ Hả ở xã Hồng Giang, Lục Ngạn (Hà Bắc cũ) được mở vào ngày 08 tháng Giêng hàng năm.

3. Hội thập đình: ở 10 làng thuộc 3 xã Đông Cửu, Song Giang và Đại Lai, huyện Gia lương, Bắc Ninh. Mười làng này đều thờ vị Dõan Công và Đào Nương là hai vợ chồng đồng thời là hai tướng của Hai bà Trưng. Hội mở từ ngày mùng 6 đến ngày 10 tháng 2 âm lịch vào các năm Thân, Tí, Thìn.

4. Đình làng Võ Giàng: thuộc xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Thờ Vũ Cố là một tướng giỏi của Lê Lợi, tham gia đánh đuổi giặc Minh trên đoạn Sông Đáy. Lễ hội được mở vào ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm. Hoạt động văn hóa tín ngưỡng điển hình là Lễ tế Thánh, đua thuyền trên Sông Đáy và phóng lao.

5. Đình làng Đa Sĩ: ở ngoại ô thị xã Hà Đông, Hà Tây là nơi thờ thần Thành Hoàng nghề rèn. Hội tế thần được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm.

6. Đình La Vân: ở thôn La Vân, xã Quỳnh Hồng, Quỳnh phụ, Thái Bình là nơi thờ Nguyễn Minh Không. Lễ dâng hương mở từ ngày 15 đến 20 tháng 3 âm lịch hàng năm.

7. Đình Thổ Tang: ở Vĩnh Tường, Phú Thọ là nơi thờ Hổ Lâm Hầu - một người có công chống giặc Minh.

Hội lễ dâng hương, tế thần với những cuộc thi, những trò vui dân gian được tổ chức vào ngày 14 đến 23 tháng Giêng hàng năm.

Sưu tầm từwebsite: haiduongonline.net

Người đăng: admin