Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 53
Truy cập hôm nay: 3,783
Lượt truy cập: 11,624,764
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Người Việt được Nữ Hoàng Anh trao MBE

Ông Vũ Khánh Thành, nghị viên hội đồng tp Hackney London, giám đốc sáng lập và điều hành hội An Việt sẽ được Nữ Hoàng Anh trao tặng Huân Chương MBE vào mùa hè 2006.

MBE là viết tắt của cụm từ Member of the Order of the British Empire, tức thành viên của Hội những người có thành tích tại Đế chế Anh.

Ông Vũ Khánh Thành, qua sự đề cử của thủ tướng Anh Tony

Blair, đã hoạt động tích cực trong việc giúp đỡ người tị nạn Việt

Nam hội nhập một cách có ý thức và thành công vào xã hội Anh.

Ông cũng sẽ hoàn tất tốt đẹp nhiệm kỳ 4 năm tại hội đồng thành phố Hackney vào tháng 5 năm 2006.

Nên biết thêm rằng, ông Thành là người Việt Nam đầu tiên đắc cử Nghị Viên tại Anh Quốc (cũng như Âu Châu).

Dứ án Làng Việt Nam của Hội An Việt

Một dự án Làng Việt Nam đã được đệ trình thành phố Hackney nhân dịp phát triển Olympic 2012.

Làng gồm có Chùa Một Cột là Ðình Làng để thờ Quốc Tổ với 250 ghế ngồi cho những buổi lễ và trình diễn văn hóa lớn. Làng cũng có Chùa theo kiến trúc Việt Nam (hiên nay toàn nước Anh chưa có một ngôi chùa đúng nghĩa vì dù ở London đã có 2 ngôi chùa; Birmingham một ngôi chùa, nhưng chỉ là các nhà thường dùng làm chùa, trong khu dân cư, không thích hợp do ồn ào gây phiền toái cho dân địa phương).

Khu trọng tâm của làng là khu thương mại, đồ thủ công, hàng ăn và khu giải trí. Cũng có khách sạn cao cấp và bình dân. Tiền xây làng sẽ kêu gọi đầu tư từ trong nước lẫn hải ngoại.

Dự án quan trọng nhất của hội An Việt hiện nay là thành lập Viện nghiên cứu Việt Nho và Đông Nam Á.

Bước đầu là thành lập một thư viện dự trù từ 7 ngàn sách tiếng Anh tiếng Pháp (hiện nay đã mua được khoảng 2000 cuốn) mục đích trở thành một vệ tinh của một Ðại Học để khuyến khích sinh viên Việt Nam thế hệ sau và người tây phương viết luận văn Cao Học hay Tiến Sĩ về Việt Nam và Ðông Nam Á.

Các Hội An Việt trên toàn cầu theo nhận định của Giáo Sư Kim Ðịnh rằng 'Người Tàu có công hoàn bị Nho Giáo cũng như làm sa đọa Nho Giáo thành ra Hán Nho. Nước Tàu mới manh nha từ tộc Thương quãng thế kỷ 15 trước tây lịch. Ðang khi Nho đã thành lập xong ít ra từ vài ba ngàn năm trước ở Việt Tộc'.

Tiểu sử và công việc của ông Vũ Khánh Thành

Là một thuyền nhân vừa đến Anh Quốc một tuần vào ngày 7 tháng 10 năm 1979, ông Vũ Khánh Thành đã được nhận làm cho Bộ Nội Vụ Anh qua tổ chức British Council to Aid for Refugee (BCAR) đón nhận 20 ngàn người Việt đến định cư tại Anh Quốc từ Hồng Kông.

Ðây là một khó khăn rất lớn cho chính phủ Anh vì họ không có kinh nghiệm nào về người Việt và ngược lại, phần lớn người Việt đến Anh đa số là người Việt gốc Hoa từ miền Bắc Việt Nam cũng không có kinh nghiệm gì trong nếp sống tại Tây Phương.

Tổ chức BCAR và các nhân viên người Anh , Việt đã rất vất vả tìm nhà ở, giúp trẻ em đi học, làm thủ tục xin trợ cấp xã hội, y tế, tìm công ăn việc làm . . .

Sau 3 năm, chương trình định cư chấm dứt, ông Thành đã thành lập ngay Cộng Ðồng Viẹät Nam để tiếp tục giúp đỡ người Việt Nam ổn định cuộc sống. Năm 1986 ông thành lập hội Nhà Cửa An Việt (An Viet means Well Settled), một hội nhà Việt Nam đầu tiên được chính phủ Anh công nhận và tài trợ.

Chỉ trong 3 năm ông đã xây dựng được gần 200 đơn vi gia cư. Năm 1992 Hội An Việt cũng là hội Việt Nam duy nhất ký 3 hợp đồng 3 năm với một cơ quan của Chính Phủ là TEC (Training and Enterprice Council) sau đó là New Deal, nay là London East Advice Parnerships và ACBBA để tổ chức huấn nghệ, dạy thêm Anh Ngữ và tìm kiếm công ăn việc làm, phát triển kinh doanh cho người Việt.

Cao điểm trong thập niên 1990 này là các hãng xưởng gia công may mặc của người Việt Nam. Riêng tại Hackney đã có khoảng 40 hãng may do người Việt làm chủ và nhiều nhà hàng Việt Nam, các tiệm ăn nhanh (Food to go) do người Việt học được sau khi làm việc tại các nhà hàng Trung Hoa.

Sau khi kỹ nghệ may mặc xuống dốc do việc các nước Ðông Âu mở cửa, nghề Móng Tay (nail and beauty) phát triển cho tới nay có khoảng 500 tiệm làm móng tay tại London, hơn một trăm tiệm rượu California Wine tại Manchester . . .

Tổng số các nghành nghề kinh doanh của 35 ngàn người Việt tại Anh tới nay đã lên tới khoảng 1500 cửa tiệm (may mặc, hàng ăn, móng tay, tạp hóa, tiệm rượu, nữ trang, sửa xe v.v . . )

Sự đóng góp của Hội An Việt về phát triển kinh doanh cho người Việt rất tích cực trong suốt trên 25 năm qua và vẫn tiếp tục tới ngày nay. Về an sinh xã hội, người Việt trung niên và người già vẫn còn nhiều khó khăn do Anh ngữ kém. Mỗi năm trung bình khoảng 1300 vụ (caseworks) vẫn còn cần đến sự giúp đỡ của hội An Việt.

Bên cạnh những phát triển về kinh tế, sự thành công của thế hệ trẻ Việt Nam hầu như đứng đầu trên nhiều trường Ðại Học và Trung Học đã làm kinh ngạc các nhà giáo dục.

Biểu hiện cụ thể là Báo Cáo của Cơ Quan Giáo Dục London (ILEA) được chiếu trên đài truyền hình ITN (Who's Top of the Form) nói rằng trẻ Việt và Hoa cùng với những trẻ người Á khác trổi vượt so với các sắc tộc khác: 61% đậu 5 chứng chỉ GCSE hạng A-C.

Trẻ da trắng và các sắc dân khác chỉ đạt 47%. Giữ gìn truyền thống gia đình thờ kính tổ tiên, tinh thần chí trung, chí hòa, THÀNH với cái tâm của mình, TÍN với người là cốt nõi của đạo làm người Việt Nam và là chìa khóa của mọi sự thành công.

Tại Việt Nam, từ ngày đổi mới, cuộc sống đã khá hơn nhiều nhưng xã hội còn rất nhiều khó khăn, giầu nghèo quá chênh lệch, tham nhũng từ trên xuống dưới nên nhiều người dân đã bán cả sản nghiệp để 'mua vé' di dân bất hợp pháp trong đó có đến Anh Quốc.

Những năm gần đây mỗi năm có khoảng 2 ngàn người đến Anh., kể cả trẻ em. Nhiều người làm thuê mướn truant cần sa tạo nạn băng đảng cướp bóc làm cho hình ảnh cộng đồng Việt Nam trở nên đen tối, tạo nhiều khó khăn cho chính quyền.

Làng Việt Nam

Một dự án Làng Việt Nam đã được đệ trình thành phố Hackney nhân dịp phát triển Olympic 2012. Làng gồm có Chùa Một Cột là Ðình Làng để thờ Quốc Tổ với 250 ghế ngồi cho những buổi lễ và trình diễn văn hóa lớn.

Làng cũng có Chùa theo kiến trúc Việt Nam (hiên nay toàn nước Anh chưa có một ngôi chùa đúng nghĩa vì dù ở London đã có 2 ngôi chùa; Birmingham một ngôi chùa, nhưng chỉ là các nhà thường dùng làm chùa, trong khu dân cư, không thích hợp do ồn ào gây phiền toái cho dân địa phương).

Khu trọng tâm của làng là khu thương mại, đồ thủ công, hàng ăn và khu giải trí. Cũng có khách sạn cao cấp và bình dân. Tiền xây làng sẽ kêu gọi đầu tư từ trong nước lẫn hải ngoại.

Dự án quan trọng nhất của hội An Việt hiện nay là thành lập VIỆN NGHIÊN CỨU VIỆT NHO và ÐÔNG NAM Á. Bước đầu là thành lập một thư viện dự trù từ 7 ngàn sách tiếng Anh tiếng Pháp (hiện nay đã mua được khoảng 2000 cuốn) mục đích trở thành một vệ tinh của một Ðại Học để khuyến khích sinh viên Việt Nam thế hệ sau và người tây phương viết luận văn Cao Học hay Tiến Sĩ về Việt Nam và Ðông Nam Á.

Các Hội An Việt trên toàn cầu theo nhận định của Giáo Sư Kim Ðịnh rằng 'Người Tàu có công hoàn bị Nho Giáo cũng như làm sa đọa Nho Giáo thành ra Hán Nho. Nước Tàu mới manh nha từ tộc Thương quãng thế kỷ 15 trước tây lịch. Ðang khi Nho đã thành lập xong ít ra từ vài ba ngàn năm trước ở Việt Tộc'.

Ðiều này, ngày nay đã được minh chứng rõ ràng qua DNA (Xin xem SW Ballinger 'Southeast Asian mitochondrial DNA analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migrations', Genetics, vol 130, 1992, pages 139-52)

Muốn hiểu Nho thấu đáo đến độ có thể từ đó rút ra những nguyên lý hợp thời để dựng nên một nền triết lý mới, một đạo sống, khả dĩ hướng dẫn đời sống hiện tại vô hướng vô hồn, thì phải tìm hiểu Nho ở đợt nguyên thủy mà Kim Ðịnh gọi là Việt Nho.

Thành quả bốn năm nghị viên của ông Vũ Khánh Thành

Ngoài những công việc thường lệ của một nghị viên là tham dự rất nhiều phiên họp, thường là 3 đêm một tuần lễ, tiếp xúc với cử tri mỗi tuần một giờ, giải quyết hàng trăm sự việc (caseworks) của người dân, ông Thành đã tích cực vận động để thành phố đánh giá cao những đóng góp của các tổ chức từ thiện, thiện nguyện tại địa phương bằng việc tài trợ lâu dài cho các tổ chức nào làm việc hữu hiệu, cung cấp văn phòng làm việc với giá rẻ cho các tổ chức cộng đồng.

Ông cũng đề nghị thành lập Ty Phát Triển Cộng Ðồng để chuyên trách các tổ chức xã hội này. Thành Phố Hackney đã chấp thuận những đề nghị kể trên. Mối quan tâm thứ hai của ông là chấn chỉnh để phát triển Ty Kế Hoạch của Thành Phố (Planning Department) giúp chỉnh trang và mang lợi tức đầu tư về cho thành phố này.

Trong quá khứ, muốn xin được một giấy phép phải mất từ một tới 2 năm, khiến các nhà thầu chán ngấy với lề lối làm việc rùa bò, thiếu trách nhiệm của các nhân viên Ty Kế Hoạch của thành phố. Tình hình ngày nay đã khá hơn nhiều.

Ưu tiên 3 là các khu chung cư, nơi cư ngụ của dân lao động cần được chỉnh trang, bảo đảm an ninh, bớt sự ồn ào và vệ sinh sạch sẽ. Vấn đề này đã được thành phố quan tâm đặc biệt.

Cuối cùng khu Dalston trong phạm vi đại diện của dân, ông đã cùng 2 nghị viên của khu này và cùng với ông Thị Trưởng Hackney, 2 Dân Biểu địa phương và nhiều giới chức quan tâm, đã nỗ lực tranh đấu mở thêm tuyến xe điện ngầm về Hackney và phát triển khu Dalston thành một thị trấn nối dài tới trung tâm London Liverpool Street Station. Dự án này đã thành hình và hy vọng hoàn tất trước Olympic 2012 sẽ đem lại bộ mặt hoàn toàn mới cho khu vực Dalston.

Hướng về Viêt Nam, Hội An Việt năm 2002 đã cùng thành phố Hackney, Ðại Học London Metropolitan University xin được 500,000 Euros của Asia Urbs Âu Châu cho một dự án phát triển Du Lịch và Ðồ Gốm tỉnh Hải Dương. Năm 2005 xin thêm được 750,000 Euros nữa cho dự án này. Rất tiếc, giờ phút chót dự án đã không được ký. Tháng 5 năm 2006 ông Thành không tái tranh cử nữa để dành thời gian và tâm trí cho Viện Việt Học.

Vài dòng về tiểu sử

Quốc tịch Anh - gốc Việt

Sinh ngày 15.08.1944 tại Nam Ðịnh, Việt Nam

Văn bằng Cao Học Triết

1963 - 1976 Dạy trung học tại Saigon và Biên Hòa

1970 - 1974 Nghị Viên Hội Ðồng Tỉnh Biên Hòa (Nam Việt Nam)

1972 - 1975 Phụ khảo cho Giáo Sư Kim Ðịnh về Triết lý An Vi và Việt Nho

1977 - 1979 Tự mưu sinh (sau khi bị mất dạy học)

1979 - 1982 Vượt biên, được tàu Anh vớt và làm việc cho chương trình tị nạn thuộc Bộ Nội Vụ Anh Quốc . Ðoàn tụ với vợ con từ Việt Nam năm 1983 sau 5 năm xa cách.

1982 - 1986 - Thành lập cộng đồng Việt Nam tại Hackney

- Thành lập trung tâm Việt Miên Lào (nhận được £100,000 bảng

Anh của Greater London Council mua trung tâm này).

- Thành lập cộng đồng Việt Nam toàn Vương Quốc Anh

- Chủ tịch Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Vương Quốc Anh

- Làm vệ sinh để sống và học Cao Học tại Ðại Học London

(School of Oriental & African Studies - SOAS)

1986 - 1995 Thành lập Hội Gia Cư An Việt & Hội thiện nguyện An Việt

1995 - đến nay Giám Ðốc hội thiện nguyện An Việt

2002 - 2006 Nghị viên thành phố Hackney London

Gia cảnh - Vợ: Bà Bùi Thị Hồng Ðiệp, quản lý nhà hàng Việt Nam Hương Việt

- Con gái 1 (sinh 1972) : Kiến trúc sư

- Con gái 2 (sinh 1973) : Giám Ðốc phát triển địa ốc

- Con trai (sinh 1978) : Luật sư tập sự

(Sưu tầm từ internet)

Người đăng: admin