Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 636
Truy cập hôm nay: 7,756
Lượt truy cập: 11,791,431
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Đi tìm chỗ tiếp nối giữa dòng họ Võ Quang ở làng Triều Sơn Trung

ĐI TÌM CHỖ TIẾP NỐI GIỮA DÒNG HỌ VÕ QUANG Ở LÀNG TRIỀU SƠN TRUNG (THỪA THIÊN - HUẾ) VỚI DÒNG HỌ VŨ Ở THANH HOÁ

Võ  Quang Phúc

Theo tài liệu chữ Hán có tên gọi là “Bản văn từ đường đối sánh”, thì ông tổ đời thứ 9 tính từ đời ông tổ Vũ Văn Lộc - trưởng trang Lễ Đông xưa31, tức là đời thứ 15 tính từ Thuỷ tổ Vũ Uy (1390 – 1424), là ông Vũ Trọng Viên, sinh năm Mậu Ngọ, mất ngày 17.7 năm Giáp Tuất, thọ 78 tuổi32.

Ông Viên có vợ chính là bà Nguyễn Thị Khảm, sinh năm Bính Thìn, mất ngày 07.7 năm Quý-Dậu.Bà Khảm sinh 2 con gái, lá Vũ Thị Vỏ và Vũ Thị Trấu.

Vợ kế của ông Viên là bà Nguyễn Thị Hoè (mất ngày 10 tháng 10), sinh được 2 con trai và 1 con gái; đó là:

Vũ Trọng Lợi

Vũ Trọng Lỵ

Vũ Thị Huy

Xét về mặt thời gian, thì thời điểm mà các ông Vũ Trọng Lợi và Vũ Trọng Lỵ sinh ra là cuối thế kỷ 17, cách ông Thuỷ tổ Vũ Uy 15 đời, với  số thời gian khoảng 300 năm. Trong khi đó, theo tộc phả Võ Quang tại làng Triêù Sơn Trung và theo bản văn sắc phong Thành hoàng làng này do triều đình nhà Nguyễn ban cho ông Võ Quang Lợi, thì ông Lợi, sau thời gian theo chúa Nguyễn vào phương nam đánh dẹp, đã về vùng này - một cái bàu, một vùng đồng trũng - sinh cơ lập nghiệp vào đầu thế kỷ 18 33. Sự trùng hợp về mặt thời gian nói trên cho phép ta dự đoán rằng ông Võ Quang Lợi và Vũ Trọng Lỵ, Thuỷ tổ dòng họ Võ Quang tại làng Triều Sơn Trung, cũng chính là ông Vũ Trọng Lợi (hoặc có thể là ông Vũ Trọng Lỵ chăng) ở làng Lễ Động thuộc huyện Nông Cống thuở ấy (nay thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá).

Xét về một mặt khác - mặt phương pháp ghi chép được dùng trong tài liệu chữ Hán này, ta cũng có thể căn cứ để nêu lên dự đoán nói trên. Về mặt này, ta thấy có hiện tượng như sau: Trong tài liệu chữ Hán nói trên, mỗi khi ghi chép về một vị nào đó, nhất là các vị đàn ông, thì phả ghi khá công phu, với nhiều chi tiết cụ thể, ví dụ như vị đó ở đời thứ mấy; ngày sinh, ngày mấy, nơi chôn cất, họ tên vợ, con của vị ấy; nếu mất sớm thì ghi rõ là “tảo một”: nếu không có con nối dõi thì ghi rõ là “vô tự”; nếu không có con thì ghi là “phạp tự” (hiếm con); nếu  thành đạt thì ghi rõ nghề nghiệp, chức ,tước v.v…

Riêng trường hợp hai ông Vũ Trọng Lợi và Vũ Trọng Lỵ thì không như thế; ở đây phả chỉ ghi tên, họ của hai  ông mà thôi, Sau đó không ghi thêm một chi tiết nào khác. Có lẽ, vì hai ông đã đi xa, rất xa, biệt tăm, nên ở nơi quê nhà, người ghi phả không có tư liệu nào về hai ông cả.Cách ghi phả ở đây vì thế mà mang sắc thái riêng.

6.2001


 

31 Trang Lễ Đông xưa, nay là làng Đông Minh, xã Thái Hoà, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là quê hương của cố Lương y Vũ Duy Chức.

32 Rất tiếc là phả đã không ghi rõ thân phụ và thân mẫu ông Vũ Trọng Viên là ai, thuộc chi thứ mấy.

33 Huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên - Huế) có 4 làng Triều Sơn (TS Nam, TS Đông, TS Tây và TS Trung). Tên tục của làng TS Trung là “làng Bàu Đôông” (với nghĩa làng Bàu có đông (đôông) người ở).

 

Người đăng: admin