Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 339
Truy cập hôm nay: 2,198
Lượt truy cập: 11,687,062
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Sơ lược tiểu sử dòng họ Vũ Trí

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ DÒNG HỌ VŨ TRÍ

Vũ Trí Phú

Dòng họ Vũ Trí có Tổ đình tại làng Trạm Điền, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Nguyên Tiên Tổ ở đạo Sơn Nam, ngày nay thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Cụ sinh được 4 người con trai. Ông con cả ở tại bản quán Nam Trực. Ông thứ hai ở tỉnh Sơn Tây, ông thứ ba ở tỉnh Hải Dương, ông thứ tư ở tỉnh Bắc Giang bây giờ.

Ông, Bà thứ tư thuộc tầng lớp lao động, không có ruộng rẫy, sống bằng nghề đưa đò ngang tại bến 0thuột thôn Tân Độ, xã Trí Yên, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và sống  trong một nền nhà tranh vách đất nhỏ bé ngay tại bến đò. Bên bến có một cây đa lớn không biết trồng từ bao giờ.

Truyện kể rằng, một hôm trời mưa to gió lớn đến mức cây đa đổ lật gốc lên, ông đến coi thấy dưới gốc đa có nhiều hũ, mở xem toàn vàng, ông bèn bê về nhà để. Được ít lâu sau có một số người ở Bắc quốc sang, dõi theo gia phả của ông cha họ dặn: “Bến nước, cây đa, gốc tích vẫn còn”, khi đến nơi thấy cây đa đã đổ, số vàng mất hét, họ ngồi than khóc khôn xiết; phần vì tiếc của, phần lo hết lương thảo trở về cố quốc/

Ông thấy cảnh tình đó, động lòng thương người, bèn nói rằng: Yên tâm đi, số vàng đó đã được cất ở ttrong nhà, tôi sẽ trả lại cho. Bọn người khách mùưng lắm, theo chân ông về nhà nhận số vàng và để lại 1 hũ với ý tạ ơn. Ông lại nói: “Nếu lấy là lấy cả, trả là trả hết”. Lúc này bọn người khách chỉ còn biết chắp tay lễ tạ ơn hai ông bà rồi trở về Bắc quốc.

Sau một thời gian họ sang chơi, lần sang này họ dẫn theo một ông thầy địa lý mang tên Phùng ở Quảng Khánh với dụng ý nhờ thầy xem cho ngôi mộ đất để họ được đền ơn trả nghĩa ông bà bến đò Tân Độ.

Phùng tiên sinh xem, chọn được một ngôi đất ở núi Non Tiên nối liền với dãy núi Bảo Đài thuộc xã Trí Yên, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo phong thuỷ, ngôi đất này phải táng sống. Lúc này ông bà bàn với nhau, ai cũng tỏ ý muốn được táng trước, có ý tranh cãi “Phụ tinh bất như mẫu huyết”; nếu như táng bà trước thì sự kết phát đến con cháu nhanh hơn, vì “tử tư mẫu huyết”, táng ông trước thì sự kết phát đến con cháu chậm hơn nhưng chắc vì đức tính của người cha không bồng bột, vốn chậm chắc lâu dài bền chặt hơn, vậy nên thế nào?

Sau rồi ông nói: Vâng! Thôi, bà nó hãy vào chợ mau sắm lễ vật. Khi bà đi chợ, ở nhà, ông cùng tiên sinh lên núi. Khi đi, ông đã có ý đem theo 1 đấu hạt vừng (mè) để rắc theo lối ông đi. Khi bà ở chợ về thấy mất ông, bà ngồi than khóc khôn nguôi. Sau một thời gian sau, bà lân theo đuờng cây vừng mọc đến chân núi Non Tiên. Lên đỉnh núi thì thấy chở mộ ông táng, bà xúc động thương xót nghiêng mình than khóc rồi cũng sinh táng ở đó. Khi người con trai của ông bà đi buôn muối gánh bộ từ Thanh Hóa trở về, tìm đến thấy mối, kiến sống đầy đẩy đất lên thành mộ.

Hữu thiên lý tắc hữu địa lý

Hữu tâm địa tắc hữu âm địa.

Phùng tiên sinh để cho ngôi mộ này hướng trong thẳng xuống Lục Đầu Giang.

“Non Tiên chi địa, mạch khởi tự ư Bảo Đài, diện tiền Ngũ Nhạc Tam Thai vi án, Tả Huyền đình vi Long Triều, Hữu Nham điền vi Hổ Phục, Lục Đầu Giang vi thu Thuỷ”.

“Đất kết phát đến con cháu Đế vương nhất đại” (Một đời làm vua).

Việc làm của Phùng tiên sinh phong thanh đến triều phong kiến phương Bắc, vua nói: “Người Bắc quốc ai sang Việt Nam để đất làm nền Vương đế, sẽ phải chu di tam tộc”. Vì lẽ  đó tiên sinh phải sang một lần nữa để uốn nắn lại. Hướng vẫn như cũ, điểm huyệt dịch lại làm cho đất kết phát đến con cháu tuy không làm vua nhưng truyền đời dòng dõi Thế Kế Công Khanh mãi mãi lâu dài bền vững.

Đất kết phát đến con cháu Vũ tộc được như sau:

-Thập bát Quận Công

-Bách tử Thiên Tôn

-Thế kế Công Khanh

-Anh hùng bất tuyệt

-Bình thời vi hào phú chi dân

-Loạn tắc, tác Tướng quân chi sự

-Quốc biến như Vũ gia bất biến

-Quốc thất như Vũ gia bất thất

Ông , Bà được vua Lê phong danh Thừa Chính xứ, định tên Chu tiên ông, Nguyễn tiên bà. Hai cụ sinh được 3 người con trai.

Ông con cả là Sầm Quận công, sắc tặng vinh phong “Phụ Quốc Công Thần”, “Tả Phủ Đô Đốc”, hiệu định Quận Công Chu Văn Sầm, tự Đức Trọng tứ ích An Khang Phủ Quân.

Hiển Tổ Tỷ gồm Nguyễn Quý Thị, hiệu Từ Bảo, chính phu nhân. Đoàn Quý Thị, hiệu Từ Châu, Quận phu nhân. Các cụ sinh hạ được 5 con trai, cụ ông, cụ bà đều kỵ nhật ngày 27/2 âm lịch, phần mộ táng tại núi Đồng Đạc, Sơn Lĩnh thuộc xã Thanh Tảo, nay là xã Lê Lợi huyện Chí linh tỉnh Hải Dương.

Sầm Quận Công lúc hàn vi phải đi buôn muối gánh bộ ở trong Thanh Hoá, gặp quân nhà vua đi đánh giặc, thua chạy, ông cười và nói rằng: Cơm vua áo chúa đi đánh giặc mà chạy thì thật hèn nhát. Có người nghe thấy, nói đến tai vua, vua vời vào hỏi: “Ông có tài gì mà nói thế, ông có dám đi đ1nh giặc không?”, ông đáp “Nếu nhà vua cần”. Thế rồi vua tuyển ông lúc đầu làm lính, sau được phong làm Ngũ trưởng, khi đi đánh thắng nhiều trận, lập được nhiều công lớn, ông được phong đến chức Quận Công. Người ông cao 6 thước (lục xích), diện mạo khác thường, Hổ tướng, Hổ uy, Thanh cao Ngữ đại. Khi ra trận, đối phương trông thấy đều sợ bỏ chạy, không dám đối địch. Ông được Vua yêu quý, “vắng mặt Vua nhớ, có mặt Vua sợ”.

Khi quân của nhà Mạc cướp ngôi vua (1527), ông được đảm trách Khâm sai, trấn thủ xứ Kinh Bắc, “Bắc Phương gia trấn”, đóng quân ở địa phận xứ Đức La. Trong khhi chiến đấu chống Mạc, ông bị nhiễm tên độc tử trận.

Sau các con của Sầm Quận Công đều căm thù giặc giết cha, đã anh dũng chiến đấu và hy sinh mất 4 trong đó có đệ nhất công tử Bật Quận công. Đệ nhị công tử Khuông Quận Công nối nghiệp chiến đấu, được sắc tặng vinh phong Trung Hưng Công Thần Thái Bảo Khuông Quận công tức Vũ tướng công Đức Trọng tự Phúc Quảng Phủ quân (Đệ tam thế đã cải họ Chu lại về họ Vũ).

Đời thứ tư có sắc tặng vinh phong Duy Trung Dực Vân, Tuyên Lực Công Thần, Đặc Tiến Phụ Quốc Quân Tả Quân Dũng “Thượng tướng quân” Cẩm y vệ Thự, vệ sự Thái phó Vân Quận công.

Đời thứ năm: Vũ Trí Chung là con trai trưởng của Vân Quận công được phong là Bàn Quận Công. Sắc tặng vinh phong: Công thần Công tử, tiền nho sinh trung thí, thập nhị nội văn chức Binh Bộ viên ngoại lang, Hình bộ lang trung, Khâm Phụng Quân hậu, kiến chức Đội chánh cai quản vi Huân Tướng quân, Tham đội Thần Vũ, tứ vệ quân, vệ Thự, vệ Sự Bàn Quận công, Vũ tướng công huý Vụ Trí Chung tự Phúc Chính Tứ Phụng Ân tức Phủ Quân.

Đời thứ sáu: Vũ Trí Thản con thứ 3 của Bàn Quận Công được sắc tặng vinh phong: Tiền Tổng quân binh, oanh lieệt Tướng Quân, Đồ chỉ huy xứ, Đẳng Tổng binh quân Vũ tướng công tự Phúc Chính tứ ích đôn Thuận Phủ Quân.

Đời thứ bảy: Có Thọ Lĩnh hầu Vũ Trí Hiển Quận Công. Ông là người võ nghệ lao luyện cao thông, sinh ra và lớn lên thường ở Trường An Kinh đô Vua, làm sĩ quan tuỳ thuộc, Quận Công điều khiển bốn phương nổi dậy chiến đấu với Nguyên tặc, anh em ông đều trỗi dậy đánh giặc, được thiên hạ tôn sùng là “Thế Gia Đại Tộc”.

Dòng họ Vũ ở Bắc Giang kể từ đời Sầm Quận Công đến đời ông vũ Trí Hiển là 6 đời, có 7 Quận Công đều chiến đấu anh dũng, hy sinh cho nền độc lập của tổ quốc Việt Nam ở thời đại lúc bấy giờ nên nhân dân, dòng tộc nghĩ đến công ơn đã lập đền thờ ở làng Trạm Điền, xưa là đồn Tam Kỳ, huyện Phượng Nhỡn, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương, cũng là nơi các cụ lập sào huyệt chống giặc hồi đó.

Địa danh trên, nay là thôn Trạm Điền, xã Hưng Đạo huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.

Trước đây, hằng năm, Xuân Thu nhị kỳ, con cháu ở khắc ba bốn tỉnh đều về cúng giỗ vào ngày 27/2 và 12/8 âm lịch. Khi về không ai phải đóng góp gì bởi có 36 mẫu ruộng đẳng điền tại làng để chuyên lo việc cúng giỗ. Các cụ ngày xưa quy định như sau: 36 mẫu chia đều cho 6 tích (mỗi tích 6 mẫu). 6 tích ở 2 làng Trạm Điền và làng Ngọc Tân. 6 tích gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân. Tích Giáp có bổn phận phát canh thu tô. Tích Ất có bổn phận trông coi đèn nhang ở đình thờ Tổ, hàng năm vào ngày lễ tế Tổ phải thảo văn tế và liên hệ với cá hộ sở tại mượn nhà khang trang cho bà con thuộc các tỉnh ở xa nghỉ khi về cúng giỗ Tổ.

Ngày nay, các nơi về cúng giỗ đều tự tham gia đóng góp. Ngày 12/8 âm lịch năm 1975 là ngày tổ chức lễ tế Tổ lớn nhất, vì 1975 toàn dân tộc cũng như dòng tộc được hưởng niềm vui đại thắng, được sống trong hoà bình và nền độc lập trọn vẹn của Tổ quốc nên con cháu dòng họ trên khắp nẻo đất nước đã được về cúng  giỗ rất đông vui. Do năm 1970 nước lụt quá lớn nên 1975 bà con cô bác đổ về trước là cúng giỗ, sau là góp công của sức lực để thực hiện ý nguyện của dòng họ rời đìng Tổ lên núi Phượng Hoàng (thuộc đất làng Trạm Điền) là nơi cao ráo. Đình hướng tay nam trông xuống sông Thương và sông Lục Nam. Đồ thờ Tổ còn giữ được 7 cỗ ngai ỷ sơn son thiếp vàng, 2 cây tán, 2 cây quạt, 4 cây lọng và sà bầu bát bửu, y môn, màn quấn. Bia ký khắc tên các cụ được dựng chung quanh đình.

Còn ở Sài Gòn, các hộ kể cả nội ngoại tìm được đến nhau có trên 30 hộ, ở rải rác khắp nơi như Đồng Nai, Long Khánh, Lâm Đồng, Tây Ninh và Sài Gòn. Hàng năm vẫn tổ chức cúng giỗ Tổ tại tư gia của ông trưởng chi tộc vào ngày 12 tháng 8 âm lịch. Từ năm 1954 đến nay đều cử đại diện về dự, không năm nào bỏ thoáng.

Người đăng: admin