NGHIÊN CỨU CÁC DÒNG HỌ
LÀ MỘT YÊU CẦU CỦA ĐỜI SỐNG
Giáo sư : Phạm Văn Các
Trích từ cuốn “Dòng họ Vũ Võ Việt nam xưa và nay”
Dòng họ là một hiện tượng Lịch sử - Xã hội đặc biệt mang tính phổ quát của nhân loại. Ý thức về dòng họ là dấu hiệu quan trọng đánh dấu bước phát triển của xã hội loài người từ mông muội đến văn minh.
Dòng họ cò từ trước khi xã hội phân chia thành giai cấp và một khi Nhà nước đã tiêu vong, thì dòng họ với tư cách là sự liên tục giữa ông cha và con cháu vẫn tồn tại.
Nói về dòng họ, người Trung Hoa từ thời cổ đại đã có 2 từ khác nhau là Tính và Thị. Tính là ký hiệu nói rõ một gia tộc đã sản sinh ra một con người nào đó. Bộ từ điển cổ nhất tương đối hoàn chỉnh là Thuyết văn giải tự hoàn thành vào năm 1000 sau CN giải thích về chữ tính như sau : “Nhân sinh dĩ vi tính, tòng nữ sinh”.
Mọi người đều biết, thời cổ đại xa xưa, loài người đã trải qua chế độ thị tộc mẫu hệ , trong đó chế độ hôn nhân là ngoại tộc quần hôn. cả một tốp những người nam cùng lứa tuổi của thị tộc A được đưa đến thị tộc B làm chồng của cả một tốp người nữ cùng lứa. Con đẻ ra tất nhiên không biết bố, mà chỉ sống với mẹ Đó chính là nguyên nhân việc tạo ra chữ Tính bằng cách ghép chữ Nữ với chữ Sinh.
Rất nhiều họ thời cổ đại ghi lại trong Thuyết văn giải-tự đều viết với bộ Nữ như họ Khương được chú thích là họ của Thần Nông, đẻ ra ở Khương Thủy. Họ Cơ được chú thích là họ của Hoàng Đế, đẻ ra ở Cơ Thủy. Họ Diêu được chú thích là họ của Ngu Thuấn, đẻ ra ở Diêu Khư … và nhiều họ khác như họ Cất, họ Vân, họ Hào, họ Doanh…. Đó là những minh chứng cho thấy Tính (Họ) khởi nguồn từ xã hội mẫu hệ.
Nói rằng “họ” là sản phẩm của xã hội mẫu hệ không có nghĩa là tất cả các “họ” đều có từ xã hội thị tộc mẫu hệ, xã hội phát triển thì “họ” cũng phát triển. Sau khi xã hội phụ hệ thay thế cho xã hội mẫu hệ, con cháu sinh sôi ngày một đông, một thị tộc chia thành nhiều chi, thì thường thường các con cháu có thể phân hóa thành nhiều họ.
Nếu như Tính bắt nguồn từ xã hội mẫu hệ thì Thị lại là sản phẩm của xã hội phụ hệ. nhân loại từ bầy người nguyên thủy sang xã hội mẫu hệ là một bước phát triển lớn khiến chất lượng nhân khẩu được nâng cao đáng kể. từ xã hội mẫu hệ phát triển sang xã hội phụ hệ , chế độ hôn nhân càng chặt chẻ hơn, con cháu ngày một sinh sôi nhiều hơn, sau khi những thế hệ con cháu độc lập thành những chi phái riêng, mỗi chi phái có ký hiệu riêng của mình, đó là Thị. Sau khi ra đời xã hội có giai cấp, thì Thị chẳng những là ký hiệu phân nhánh của Tính, mà còn là tiêu chí khu biệt địa vị thân phận của người đàn ông.
Sách Bạch hổ thông cho biết : Đặt ra thị để là gì ? Là để “quý công đức, tiện kỷ lực” hoặc là lấy chức quan là “họ”, hoặc lấy nghề nghiệp làm “họ”…con của bậc vương giả thì gọi là vương tử, cháu của bạc vương giả thì gọi là vương tôn, con của chư hầu thì gọi là công tử, con của công tử là công tôn. Các con của công tôn thì lấy tên tự của bố là Thị.
Phát triển đến đời Thương đời Chu, khanh đại phu có ấp phong thì lất tên ấp phong làm họ, hoặc lấy thụy hiệu của bố làm họ. thế là dần hình thành một sơ đồ đẳng cấp trong quan hệ “Tính Thị “: Trong nội bộ giai cấp quý tộc phân biệt cao thấp, người bình dân thì chỉ có Tính mà không có Thị, còn nô lệ thì chỉ có tên mà thôi. bởi thế quý tộc tiêu Tần , đàn ông gọi Thị, đàn bà gọi Tính. Sách vở gọi đó là :”Tính biệt hôn nhân. Thị biệt quý tiện” nghĩa là Tính thì phân biệt huyết thống hôn nhân, Thị phân biệt sang hèn.
Rất nhiều Thị bắt nguồn từ quan chức hay nghề nghiệp như Chúc Thị bắt nguồn từ chức sử là quan chép sử. Cung Thị bắt nguồn từ nghề chế cung nỏ.
Lấy địa danh đất phong hoặc nơi cư trú làm họ (Thị) thì “họ” đều viết chữ có bộ ấp (tức là thành ấp) như các họ Uất, Dung, Đặng, Văn, Thuấn, Chí, Trịnh, Chu, Viêm, Ngạc, Trâu… hoặc bộ phụ như : Trần, Đào, Nguyễn, Hiệp, Lục, Thấp, Hình, Ngỗi. Lăng, Âm…
Người xưa thường làm nhà tựa lưng vào vách núi, nhiều họ viết bằng bộ Thủy : Tất, Tảo, Kỳ, Phủ, Hoài, Cam, Trạm, Phan, Bộc, Tế, trí, Cấp, Tự….
Ngày nay, các họ ở Trung Quốc có họ là Tính có họ là Thị ở thời cổ xưa. Nay không còn phân biệt Tính và Thị nữa. Việc xóa bỏ sự phân biệt Tính Thị xảy ra sau thời Tần.
Người Trung Quốc rất coi trọng “họ”, một phần quan trọng là do ảnh hưởng tư tưởng “kính tông pháp tổ” của Nho gia. Đổi họ có nghĩa là thay đổi tổ tông, đó là điều sỉ nhục lớn nhất. Cho nên vếig sai họ của đối phương là một sự xúc phạm.
Ý thức về dòng họ gắn liền với ý thức về tổ tông, theo sự nghiên cứu của các học giả về văn tự giáp cốt thì chữ Tổ thoạt đầu không cò bộ thị, viết tựa như chữ Thà sau này. Còn trong kim văn sơ kỳ thì là chữ tượng hình, cái hình của bộ phận sinh dục nam tính, tượng trưng cho khái niệm tổ tiên, gắn liền ý thức sùng bái vai trò trọng yếu của người bố trong việc diện tục huyết thống của gia tộc, của dòng họ.
Ở Trung Quốc có “họ” đơn (một âm tiết). lại có “họ” kép (hai âm tiết) như Âu Dương, Tư Mã, Tây Môn, Đông Qúach, Đông Môn, Công Tôn, Công Dương, Bách Lý, Thuần Vu, Thiền Vu… Bảng “Bách gia tính” của Trung Quốc hiện nay cho một tổng số 926 họ.
Về các dòng họ ở Hàn Quốc, nhiều học giả căn cứ vào sự ghi chép trong Tam Quốc sử ký, và Tam Quốc di sự, cho rằng trong 6 họ : Lý, Thôi, Tôn, Trịnh, Bùi, Tiết do đời vua thứ 3 của Sin-La là Nho Lý Vương ban cho 6 bộ thôn (năm 32 sau CN) là thủy tổ của các họ ở Hàn Quốc.
Còn ông Tô Tinh Hựu, Chủ tịch Hội Tộc phả họ Hàn Quốc thì cho rằng lịch sử các dòng họ ở Hàn Quốc phải đẩy lên sớm hơn rất nhiều thời thượng cồ. Hiện nay ở Hàn Quốc có cả thảy 274 họ, chia ra làm 3435 chi phái.
Nước Anh có khoảng 16.000 họ
Nhật Bản nhiều họ nhất với 100.000 họ, nhiều nhất thế giới (một tỉ dân Trung Quốcthì chỉ có khoảng đến 1.000 họ).
Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam.
P.Gourou (1930) nói ở đồng bằng Bắc bộ có 202 dòng họ. Dạ Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn Gia Phả khảo luận và thực hành của ông ước tính “chỉ vào khoảng gần 300 họ”.
Thật ra cũng còn xa mới có thể có được con số chuẩn xác. Trước mắt có thể hy vọng một số liệu về tổng số các họ đang dùng có tính đồng đại tại một thời điểm nhất định, ví dụ như cuộc điều tra dân số sắp tới chẳng hạn.
Nhưng xét theo quan điểm lịch đại thì những con số ấy đều chỉ cò giá trị hết sức hạn chế. bởi vì những người mang cùng một họ như họ Nguyễn chẳng hạn chưa hẳng là đồng tôn và ngược lại, những người mang họ khác hiện nay lại rất có thể vốn là chung nhau một ông tổ. kết quả “Tìm nguồn” gần đây cho biết bọ Mạc đã có người đổi sang các họ khác như : Bế, Bùi, Bùi Đăng, Bùi Đình, Bùi Thái, Bùi Trần, Cát, Chữ, Đặng, Đoàn , Đỗ, Hoàng .
Hình thái sớm nhất của tộc phả khởi đầu từ đế vương niên biểu hình thành trên cơ sở lấy hệ thống đế vương làm trung tâm. Về sau mới bắt đầu có tộc phả cá nhân.
Tộc phả ở Trung Quốc ít nhất đã khởi đầu từ đời Chu, dần dần hưng thịnh ở đời Hán, đến Ngụy Tấn Nam Bắc triều do nặng ý thức về dòng dõi môn đệ nên nhà nước chọn quan lại, gia đình kén dâu rể đều lấy tộc phả làm căn cứ tham khảo mà trở nên cực thịnh. Sang đến đời Tống, Nguyên do chế độ khoa cử nghiêm ngặt, tính dòng dõi mới nhạt dần, tộc phả chủ yếu chỉ nhằm mục đích hòa mục yêu thương họ hàng. Đời Minh, Thanh có khuynh hướng từ tộc phả hướng sang giai sử, với yêu cầu “vô trưng bất tin” (không có chứng cứ thì không tin), phần nhiều soạn tộc phả theo bút pháp nâng giáo dục xã hội đề cao nhân tài, biểu dương thuần phong mỹ tục.
Nói chung từ Tống, Nguyên về sau, nội dung ký sự của tộc phả đã gia tăng rất nhiều, bao gồm từ cội nguồn và các dòng phái “Tính thị” thế hệ tổ tiên, địa phương cư trú, từ đường từ sản, nghĩa điềm trang, tiên nhân truyện ký, thơ phú văn chương, gia huấn gia quy cùng mọi việc khác, trong gia tộc đều ghi chép cả, vì thế trở thành một kho tàng quý hóa của người xưa.
Tộc phả Hàn Quốc khởi nguồn từ thời đại Tam Quốc (Cao Cú Lệ, Pei-xi, Si-la) mà bán đảo này, cũng bắt đầu bằng việc ghi chép hệ thống vương thất: Vương Đại Thực Lục của Kim Khoan Nghi và Duệ Nguyên Lục của Nhậm Cảnh Túc thời trung diệp Cao Lê, ghi chép tỷ mỷ các tôn tử và tôn nữ trong vương thất dưới dạng tộc phả.
Gia phả học hay phả học (Généalogie, Genealogy) Châu Âu có thể coi là chính thức ra đời vào nửa sau thế kỷ XVI với các cuốn Lịch sử tổng quát các vương quốc Jêrusalem, Chypre, Arménie (1575 – 1579) khảo về nguồn gốc các vua chúa thân vương và các nhà đại quý tộc và Gia phả của 67 nhà quý phái đại gia Pháp và ngoại quốc(1586) của Delusignan, một nhà tu hành người Pháp ở vương quốc Chypre, phát triển ở thế kỷ XVIII cực thịnh ở thế kỷ XX. Các tác phẩm nổi tiếng trong ngành học này có thể kể: Nguồn gốc lịch sử dòng họ quý phái 20 tập của Gustave Chaix D’Est Ange xuất bản trong khoảng 1903 – 1929 khảo cứu hàng trăm dòng họ hiện hữu. Gia đình và phả hệ của Nam tước A.DeMaricourt năm 1943 và Phương pháp phê bình gia phả học của Tử tước De Marsay năm 1945.
Lịch sử còn ghi nhận các hội nghị Gia phả học quốc tế lần thứ nhất năm 1929 ở Barcelone, lần thứ hai năm 1953 ở Naples, lần thứ ba ở Madrid năm 1955 (lần này 408 học giả thuộc 76 tổ chức đến từ 31 nước).
Tộc phả học Trung Quốc chính thức ra đời Nam Bắc triều với trước tác đồ sộ trong đó có thị tộc yếu trạng là Nhân danh thư của Giá Uyên tự là Hi Kinh người Tề Nam Triều.
Tộc phả Hàn Quốc khá hoàn bị về thể chế và phương pháp ghi chép, đồng thời lại có mức độ phổ cập quốc gia rất cao, trên phạm vi thế giới, Hàn Quốc được coi là nước phát triển về tộc phả. Đó cũng là một trong những lý do dẫn đến Hội nghị Tộc phả học thế giới mùa hè năm 1991 tại Seoul có học giả trên 180 nước và khu vực tham gia.
Xét về khoa học nghiên cứu tộc phả và lịch sử gia tộc (Familyhistory) thì Trung Quốc có lịch sử lâu đời nhất, có hệ thống nhất, phải nói là đứng hàng đầu thế giới.
Phả hệ của phương Đông luôn luôn lấy vị tổ tiên chung của cả họ (tộc) làm cội nguồn để viết cho đến thời điểm hiện tại. còn cách làm gia phả của phương Tây thì lấy bản thân là trung tâm mà truy ngược dần lên đến tổ tiên, theo phương thức tìm nguồn.
Hiện nay trong các trường đại học của Mỹ, nhiều trường đã đạt môn gia tộc sử hay lịch sử gia đình thành môn học riêng: Trường Đại học Rytgers, trường Đại học Los Angeles bang Califoina, trường Đại học Brigham Young…
Cơ quan lưu trữ gia phả lớn nhất hiện naycó lẽ là thư viện gia phả của nhà thờ Jésus Christ Đức thánh ngày tận thế ở thành phố Salt Lake bang Yota với hơn năm trăm thư viện chuyên nghiệp và hơn 400 người tòng nghiệp tự nguyện không hưởng lương, bình quân hàng tháng trả lời trên 5000 lượt thư độc giả giải đáp các vấn đề liên quan đến gia phả, kho sách Microfilm, và mỗi tháng bổ sung thêm khoảng 4.000 cuốn.
Tại Seoul Hàn Quốc, năm 1993 chúng tôi đã có dịp đến thăm cơ sở của một trung tâm tộc phả học mang tên “Hồi tưởng xã”, tại đó chúng tôi phát hiện bộ gia phả 2 quyển này của Lý Long Tường ở Hoa Sơn. “Hồi tưởng xã” đã có lịch sử trên 40 năm, hiện lưu trữ khoảng 2250 cuốn gia phả, tộc phả.
Việc nghiên cứu gia tộc sử ở Mỹ ngày nay dần dần với gia phả học. Một số trường Đại học của Mỹ xếp gia tộc vào trong phạm vi xã hội sử. Vì thế, nghiên cứu tộc phả và gia đình sử ở Mỹ theo hướng khoa học xã hội.
Nghiên cứu tộc phả và gia truyện (lịch sử gia tộc ở Trung Quốc và ở Á Đông nói chung), ngoài ý nghĩa sử học ra, còn đặc biệt chú trọng khía cạnh đạo đức luân lý.