Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 630
Truy cập hôm nay: 7,288
Lượt truy cập: 11,790,963
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Chi họ Vũ Hoa Đường

CHI HỌ VŨ HOA ĐƯỜNG

Vũ Huy Chân

Thôn Bông, làng Hoa Đường, làng Lương Đường, xã Lương Ngọc.

Từ đất sang lập là thôn Khả Mộ, họ Vũ chúng ta đã như vết dầu loang, lan dần đến các thôn xã trong vùng như các làng: Bì Đổ, Bình Đê, Châu Khê, Dữ Xá, Đào Xá, Bình Tổ, Đơn Luân, Hoàng Trạch, Hương Giảng; Hương Uyên, Lỗ Dương, Lôi Khê, Mỹ Dạ, Ngọc Cục,         Vân, Phước Khê, Tuấn Kiệt, Tuy Lai, Thời Cử, Trâm Khê, Triền Đông, v.v… tất cả đều thuộc huyện Đường An.

Sau đó, việc di tản tiếp tục đến một số làng thuộc nhiều huyện trong trấn Hải Dương rồi tới 3 trấn khác: Nam, Đoài, bắc của toàn hạt Bắc Hà. Đến hồi Trịnh Nguyễn phân tranh, họ Vũ mới bắt đầu xâm nhập miền Nam lần thứ nhất và đời Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần và lần sau vào đời Chúa Dảnh (Đỉnh Quốc Công) Nguyễn Phúc Trú.

Trở lại nói về những làng vừa kể trên đây thì có thể là một trong số những làng có trước tiên ở nước ta. Trước hồi ấy dân ta cũng đã ở thành chùm đúm, chưa có ý niệm về làng, và nếu có tên gọi thì cũng chỉ là nhữnh yên tạm bợ tiện dụng như xóm trên, xóm dưới, ấp giữa ấp đồng, thôn gò thôn vạc… mà thôi. Sau ngày có thôn Khả Mộ của Tổ Vũ Hồn thì tiếp đến hồi họ Khúv dấy nghiệp. Họ Khúc bắt đầu công cuộc cải cách để biến nước ta thành mộ nước tự chủ. Căn bản của công cuộc đó là việc xây dựng làng xóm, châu huyện để thực hiện việc cai trị trong dân gian. Họ Khúc là người quận Hồng Châu tức Hải Dương, lẽ tất nhiên việc tổ chức phải bắt đầu từ vùng quê hương mình trước. Do thế những làng vừa trình bày ở trên có trước thời Đinh, Lê phải kể là những làng nguyên thuỷ trên đất Việt.

Trong nhữnh làng cổ đó, chúng ta phải chú trọng đến làng Ngọc Cục. Đó là quê hương cũ của họ Vũ trong những đời Đinh, Lê, Lý. Đến khoảng đầu đời Trần, đất Ngọc Cục đã trở nên thịnh vượng, dân cư chen chúc, nên việc di dân lại là một lần cần thiết nữa. Sau hồi Mông Cổ xâm lăng đất nước có một nhóm gồm họ Vũ và họ Phạm dời khỏi luỹ tre làng sinh cơ lập nghiệp tr6en một khoảng đất gồ, phá đất hoang để làm ruộng rẫy. Chỉ trong một thời gian đó mọc lên một thôn ấp có ao vườn, giàn hoa cây cảnh, trông có vẻ phong lưu lạc thú. Do cảnh vật mà thành tên, người trong vùng bèn gọi xóm nhỏ đó là thôn Bông.

Thôn Bông vẫn giữ nguyên tên ấy và nề nếp sinh sống của người trong thôn: làm ruộng nuôi tằm, trồng hoa đọc sách trong 173 năm triều Trần, 7 năm đời Hồ, 15 năm thuộc Minh, rồi lại 100 năm đầu đời Lê và 50 năm đầu đời Mạc. Mãi đến niên hiệu Diên Thành năm đầu (1578) đời Mạc Hậu Hợp, thôn Bông mới được lập thành xã riêng gọi là xã Hoa Đường.

Đến đời Minh Mạng, vì việc kiêng tên Hoa (vợ chính của vua Minh Mạng là Hồ Thị Hoa) nên tên Hoa Đường được đổi thành Lương Đường.

Cùng khi ấy, làng Hoa  Cầu thuộc huyện Gia Lâm, Bắc Ninh cũng bị đổi thành Xuân Cầu, còn Cầu Hoa ở Gia Định thì bị đổi thành Cầu Bông…

Đời Đồng Khánh, tiếng Đường lại phạm huý vì tên cái vua Đồng Khánh là Ưng Đường, nên Lương Đường phải đổi thành Lương Ngọc, cũng như Đường An phải đổi thành Năng An (cùng âm Đường nhưng chữ viết khác, có tên huyện Thuỷ Đường xưa cũng thuộc Hải Dương, nhưng nay thuộc Kiến An, chỉ Trường âm thôi vẫn phải đổi tên thành Thuỷ Nguyên).

Kể từ khi thôn Bông được lập thành xã riêng, xã Hoa Đường (1578) cho đến nay (1996) là 418 năm.

Vị Khởi tổ của chi họ Vũ tới định cư ở làng Ngọc Cục có thể là vào khoảng đời Đinh hay đời Tiền Lê. Nhiều đời con cháu nối nhau sinh trưởng ở đó qua đời Lý và khoảng đầu đời Trần. Thời gian này dài khoảng chừng 300 năm và lẽ tất nhiên đã có chừng 10 thế hệ họ Vũ sống trên đất Ngọc Cục.

Sau loạn Mông Cổ, một phái họ Vũ ra biệt lập ở thôn Bông và từ đấy cho đến niên hiệu Diên thành (1578 – 1585) đời vua Mạc Hậu Hợp, thôn Bông được lập thành làng riêng gọi là làng Hoa Đuừơng. Cũng lại một thời gian dài khoảng 300 năm với 10 thế hệ nữa ở thôn Bông tước khi thôn đổi thành xã.

Từ thời gian thành xã cho đến đời vua Lê Duy Phường (1729 – 1732) thời gia khoảng 150 năm, họ Vũ ở đây cùng tồn tại song song với họ Vũ ở Mộ Trạch cũng bắt đầu thành lập cuốn gia phả đầu tiên của dòng họ do Tiến sĩ Vũ Đình Lân biên soạn. Rất tiếc đến nay do nhiều biến cố lịch sử, bản gia phả gốc đã không còn tồn tại. Nhưng chi nhánh họ Vũ ở Hoa Đường vẫn phát triển ở địa phương và cũng đã chuyển đến nhiều địa phương khác trên đất nước Việt Nam.

Người đăng: admin