Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 112
Truy cập hôm nay: 211
Lượt truy cập: 11,685,075
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
PHỤ QUỐC THƯỢNG TƯỚNG QUÂN VŨ TẢO, TƯỚC LƯƠNG TRẠCH BÁ TRIỀU MẠC PHÚC NGUYÊN (1547-1561) Cự Vũ (Vũ Hiệp)

 

Truyện xưa làng MỘ TRẠCH

PHỤ QUỐC THƯỢNG TƯỚNG QUÂN VŨ TẢO,
TƯỚC LƯƠNG TRẠCH BÁ
TRIỀU MẠC PHÚC NGUYÊN (1547-1561)

Cự Vũ (Vũ Hiệp) 

Ông là thế hệ thứ 6 của phái Ất làng Mộ Trạch. Là cháu 4 đời (tức cháu cố hay chắt) của cụ Vũ Quang Lộc (đời thứ 3 và là anh ruột của Tiến sĩ Vũ Cán 1502). Ông sinh vào khoảng đầu triều Vua Mạc Đăng Doanh (1530 – 1540)? Và là con duy nhất của cụ danh y: Vũ Bất Trị (đời 5) Thái Bộc Tự Thiếu Khanh Đạo (xứ) Nghệ An (triều Mạc Đăng Doanh, Phúc Hải, Phúc Nguyên 1530 – 1561) hiệu của cụ Bất Trị là Du Hiên, thọ 70 tuổi.

            Ông VŨ TẢO cũng tinh thông về y học như cha ông. Có lẽ ông từng phục vụ ngành quân y trong binh lực triều đình nhà Mạc, nên mới được ban  phong chức võ quan Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, là 1 cấp bậc quan võ cao cấp thời đó. Cổ phả: MỘ TRẠCH VŨ TỘC THẾ HỆ SỰ TÍCH (tờ 14a, tập hai Bát phái phả) có chép một chuyện rất vinh dự cho làng Mộ Trạch thuở đó rằng: “Ông TẢO từng bốc thuốc cho vua, được sủng ái (yêu mến thực sự đặc biệt) rất vinh hạnh được vua (Hoàng thượng hạnh kỳ đệ) đến thăm nhà ông ở nơi Vườn Luyện xóm xưa. Vì đường vào xóm nhà ông hẹp, nên quan chức địa phương và ban hương chức xã Mộ Trạch lúc đó) phải mở rộng đường ra hơn 1trượng (khoảng 5 m nay) cho xe vua đi qua được. Vua đã ban cho ông Tảo chày và cối dã để tán giã thuốc mà trong thời gian gần đây vẫn còn giữ được”.

            Nên biết thêm, thuở xưa vua đến thăm quê quán và nhà ở riêng của 1 ông quan nào là vô cùng hân hạnh hiếm có. Thử tượng tượng lúc đó, làng Mộ Trạch phải làm Cổng chào, treo cờ, đèn, kết hoa lá, bày bàn thờ bái vọng Hoàng đế xa giá về làng thăm một ông Lang giỏi nghề thuốc thôi quả thật là một vinh dự ngần nào? Đâu phải là Làng xã nào cũng được như thế. Quân lính và ngựa xe, nghi trượng bảo vệ vua, có cả vài trăm người đi theo, canh gác, vòng ngoài vòng trong. Ban Tư Văn và Sắc Mục, chức trách làng CHẰM THƯỢNG (Mộ Trạch thượng thôn) phải vất vả nghênh tiếp ở Đình Cả và khăn áo xúng xính, hớn hở ra mặt, bởi quá vinh hạnh xưa nay “Rồng đến Làng Tôm”, ít thấy lắm. Xét chuyện xưa, Vua Chúa chỉ đến thăm nhà các quan to, phải là bậc lão thần có công lao đặc biệt, như vua Trần Anh Tông năm 1400 đến phủ đệ Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn thăm lúc Đại Vương ốm đau, bệnh nặng sắp mất để hỏi han kế sách giữ nước và an ủi 1 bậc thân vương là ngang vai ông nội Vua (tức là anh họ của Cố Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông. Rồi chúa Trịnh Căn 1682-1709 đã đến nhà Đại Đô Đốc Quận Công Đinh Văn Tả ở làng Hàm Giang, Hải Dương hỏi thăm sức khỏe năm 1689.

            Thế mà, ông Lang VŨ TẢO (phái Ất, đời 6, dòng Nghè Vũ Cán) tuy chỉ có chức vụ là Phụ QUốc Thượng Tướng Quân (chưa phải là cao cấp nhất) có tước ban là: LƯƠNG TRẠCH BÁ, VŨ NGỰ Y THƯỜNG THỊ, vốn là một thầy Lang  quân đội rất có tài, có ân nghĩa chữa khỏi bệnh cho Vua, Mẹ Vua, Hoàng Hậu, Cung phi, Hoàng tử, Công chúa… trong Hoàng gia nhiều lần? Và có thể lúc này ông đã lớn tuổi (hơn 60 tuổi?) thì Vua mới ân sủng đến thế. Ngay cả Chúa Trịnh Tráng, Chúa Trịnh Tạc về sau đối với các anh em ông Vũ Phương Trượng, Vũ Duy Chí (thế kỷ 17) và ông cả Vũ Tự Khoái (1592 – 1653) cũng sủng ái, dù chỉ là 3 người theo hầu lúc cả 2 Chúa còn là Thế tử chưa cầm quyền. Lại xuất thân làm Thư Lại, Duyện Lại, chỉ đỗ có khoa Thư toán. Sau cả 3 anh em đều được vinh phong quan to vượt cấp ngạch, do Nhà Chúa cho phép. Ông Tự Khoái được tặng chức Trung Quận Công. Ông Duy Chí được phong đến chức Thượng Thư, Tham Tụng Tể Tướng. Và ông em thứ tư là Phương Trượng được Chúa Tạc phong chức Tả Thị Lang, rất ưu ái, rồi lúc 80 tuổi, gần mất còn được truy tặng Thượng Thư, Hương Quận Công. Đời sau cho là chuyện lạ, hiếm có xưa nay. Nhưng các Chúa Trịnh đó không hề về làng Mộ Trạch lần nào thăm ông quan nào cả. Duy chỉ có một ông VŨ TẢO được Hoàng Đế nhà Mạc, xa giá về thăm làng này thăm Nhà ân cần hỏi han và còn ban dụng cụ làm thuốc (tương truyền khi ông tảo mất, chầy cối, đá tán thuốc đó được đem vào Đình làng thờ 1 thời gian, đến lúc nhà Mạc mất ngôi mới bỏ đi). Ông Tảo có 2 con trai tên là UYÊN (làm chức Đại Sứ) và DIỄM.

            Vợ ông Tảo là bà Vũ Thị Hạnh, là con gái cụ Vũ Hằng làm quan Hàm Diêm Thuế Sứ (quan thu thuế muối) ở vùng duyên hải Bắc Việt đầu thời Mạc. Bà Tảo (Hạnh) là em ông Đề Lại Vũ phẩm cùng là em họ ông Trạng Cờ Vũ Huyên đều là người họ Vũ của Chi thứ nhất (dòng cụ Vũ Tùy) đời thứ 9 (tính từ Vũ Nạp). Nhưng là cháu 5 đời sau của cụ Huyện Thừa, Truyền Giáo Hữu Công Vũ Tùy ngành Trưởng.

            Không may mắn cho phái Ất, họ nhà ông Vũ Tảo gặp đúng thời Nhà Mạc, hầu như cả phái Ất suốt mấy thế hệ, từ cụ VŨ CÁN, Tiến sĩ triều Vua Lê Hiến Tông (1499 – 1504) khoa Nhâm Tuất (1502) nhưng Nhà Lê tàn tạ. Ông Hoàng Giáp CÁN (1475 – 1540?) đã phục vụ cho Nhà Mạc và làm bạn vong niên với ông Trạng Trình, Trạng Canh Hoạch Nguyễn Thiến… (đều kém ông CÁN từ 16 đến 20 tuổi). Cháu nội ông Nghè CÁN là VŨ KÝ đỗ Hội Khoa trúng trường, Hương Cống Nhà Mạc, là con rể ông Nghè Lê Quang BÍ (sinh Lê Thị Tứ Đoan, lấy Vũ Ký). Con trai ông CÁN là Vũ Cảnh, cũng đỗ Hương Cống, làm quan Hộ Bộ Lang Trung, được tặng Thái Bảo đời Mạc Thái Tông Đăng Doanh (1530 – 1540). Đến thời ông Vũ Tảo đã là giữa Nhà Mạc còn thịnh, tuy nhà ông vốn nghèo. Cha ông là cụ Vũ Bất Trị cũng làm lương y cho nhà Mạc ở Nghệ An và 2 con trai ông Tảo cũng có con trưởng làm quan chức cho cuối triều Mạc Mậu Hợp (là Vũ Uyên, có lẽ nhờ cha, ông làm quan to, được Vua Nhà Mạc ưu ái, nên đời ông Uyên này trở nên giàu có lớn. Mà về già mới có 1 con trai, giao cho ngưới vú nuôi quê ở làng THỔ HOÀNG cho bú mớm, rồi ẵm đem đâu mất. Ông Uyên đau khổ, bèn ngầm nhận một đứa bé họ Hoàng về nuôi, đặt tên là Vũ Tuấn cho ăn học. Về sau, có truyện tranh chấp hương hỏa do cháu gái ông Uyên (gọi ông là Bác ruột) tên Vũ Thị Minh (con người em ông Uyên là Vũ Diễn, con thứ cụ Vũ Tảo) tố cáo với triều Vua Lê Thần Tông và Trịnh Tráng (1619 – 1643) và các quan nên Vũ Tuấn mất quyền được hương hỏa. Tài sản của nhà người bác (Vũ Uyên đã mất rồi) được quan trên trao cho Thị Minh giữ. Vì có do 1 người đày tớ gái trong nhà làm chứng rõ ràng. Thị Minh này là vợ Hoàng Giáp Vũ Bạt Tụy (chi 5, con cụ Quốc Sĩ, em ông Tự Khoái, anh ông Tể Tướng Duy Chí).. Có điều lạ sau con trai ông Bạt Tụy và bà Minh tên Vũ Duy Thì (đỗ Hương cống sinh 1654) lấy Vũ Thị Liễu là con gái của “oan gia” Vũ Tuấn (phía Ất, con giả của ông Vũ Uyên đích tôn giả của cụ Vũ Tảo). Đây là một câu chuyện lạ về thân thế cụ Vũ Tảo và con cháu phái Ất này. Chính ông Tuấn là cha của Tiến sĩ Vũ Trác Lạc (1656 đỗ) và là ông nội của Minh Công Vũ Trác Oánh. Nổi loạn chống chúa Trịnh Giang năm 1739 – 1740 và làm cho họ Vũ phái Ất tan tác cuối thời Hậu Lê. Chuyện ông Vũ Tảo hi hữu nhưng đa số người làng Mộ Trạch về sau không để ý vì tránh né các cụ đời Nhà Mạc.

C V 2008

            * Chú giải: Phả họ Vũ, phái Ất không chép  nhiều về ông Vũ Tảo. Chúng tôi căn cứ chi tiết Bà Vũ Thị Ngọc Đóa là em gái họ của ông Tảo, lấy Tiến Sĩ Vũ Thanh (1541 sinh, 1583 đỗ Tiến Sĩ) quê ở La Mạt, Đường Hào (Hải Dương lúc đó). Nên năm sinh ông Tảo phải hơn ông Thanh vài tuổi.

 

 

VH

Người đăng: huythuan