MỘT CHÚT TÌM HIỂU
VỀ TÍCH THIỆN ĐƯỜNG & PHÁI KỶ
của họ VŨ làng MỘ TRẠCH.
(Viết để thân tặng anh chị Vũ Huy Căn, chị Vũ Thị Xa và anh Vũ Huy Thuận
nhân chuyến du khảo Miền Bắc, ở làng 3 đêm, ngủ trọ nhà anh trưởng thôn Căn)
Vũ Hiệp
Trong chuyến du khảo tìm hiểu về họ Vũ, Võ VN, do anh Thuận khởi xướng, đi từ Sài Gòn ra Hà Nội (đi từ 5g sáng Rằm Tháng Tư Âm Lịch tức 12/05/06). Đến chiều chủ nhật, 15/5 thì về đến Mộ Trạch tạm trú ở nhà anh chị Trưởng Thôn, do a. Thuận bố trí. Lâu lắm tôi mới được sống trong không gian nông thôn Miền Bắc. Lần trước, năm 2002, trong chuyến tham gia di tích họ Vũ ở Tràng Kênh, Đống Đờm và Mộ Trạch, đã ngủ trọ ở làng Trắm (còn gọi là làng Rồng, Phong Lâm, huyện Gia Lộc) một đêm nhớ đời sau 55 năm xa quê hương cũ, 1947 ra Hà Nội sống trong thành thị từ đó, quên đi “mùi vị” nông thôn Bắc bộ, rồi vào Nam năm 1955 đến nay, 2006 đã ngót 60 năm. Lại được sống chan hoà với đồng ruộng, đường làng ngõ xóm, dù chỉ 3 ngày. Nhưng có một kỷ niệm đẹp nhớ mãi.
Qua 3 ngày ở trọ làng Mộ Trạch (Chằm Thượng ) tôi được các anh Căn, Ái và Thuận đưa ra Miếu, Đình lễ Thần Tổ Thành Hoàng và khảo sát văn hoá cổ ở Cụm di tích đó: ghi chép lại (lần 2) các hoành phi, cân đối, mộc lục, văn bia và cả quay phim (camera, video) và chụp ảnh màu các chỗ cần nghiên cứu. Sự việc này, tôi sẽ có bài biên khảo, viết riêng sau.
Anh Vũ Quốc Ái và anh Vũ Huy Căn đã đưa tôi và a. Chính đến khảo sát các nhà thờ Tổ (Từ Đường) một số những CHI, PHÁI: THẾ KHOA ĐƯỜNG, QUANG CHẤN ĐƯỜNG, DIÊN KHÁNH ĐƯỜNG, TRƯỜNG XUÂN HIÊN, QUAN TRẠCH ĐƯỜNG, TÍCH THIỆN ĐƯỜNG (phái Kỷ), LỆ TRẠCH ĐƯỜNG (chi 5, Trạng Vật Vũ Phong), TRUNG HIẾU ĐƯỜNG (của họ LÊ). Chỉ tiếc chủ nhân cơ ngơi có HIỂN ĐỨC ĐƯỜNG khoá cửa đi vắng (gia đình ông Chỉ, Sợi) đâu không rõ? Đành “lỗi hẹn” với ông bạn già Vũ đình Triều gửi gấm tôi: “Nhớ ghé khảo sát Nhà Thờ Hiển Đức chi Ba dòng nhà chúng tôi nhé!” (Tuy không vào khảo sát được, nhưng xem các hình ảnh mới chụp thì người trông Từ Đường Hiển Đức đã thuê ai viết ba chữ Hiển Đức Đường bằng Hán tự ngược, trái với quy tắc mà 8 Từ Đường trên, tôi thấy viết đúng phép xưa của cha, ông, tổ tiên. Không hiểu vì sao như thế?).
Trong một loạt bài khác tôi có nhận xét về từng (Từ) ĐƯỜNG rồi. Nhưng, vì anh Thuận xếp đặt tôi ở trọ vài ba đêm nhà anh chị Căn, tôi ưng ý ngay. Vì tôi có cảm giác thoải mái ngay, khi vào nhà anh Căn thoáng nhìn giống nhà các bác tôi ngày xưa (trước 1946) ở làng Cự Đà tôi (Thanh Oai huyện, Hà Đông tỉnh). Cũng một gian “Nhà Tây” (nhà có gác, lợp mái ngói, có thềm cao, cửa ra vào lá xách) lót sàn gạch hoa men, có sân rộng lát gạch Bát Tràng, có mảnh vườn trồng cây ăn quả xinh xắn, trồng xen cá loại rau, cây hoa, có bể nước ,chuồng lợn, giàn mướp, bầu …Tự nhiên, tôi có cảm giác thân quen y như hơn 60 năm trước, tôi về quê tôi chơi dịp Tết, ở nhà Bác tôi làm Lý Trưởng kiêm Trùm phe họ Vũ ở giáp Đông nhà tôi. Cũng là năm Bính Tuất (1946-2006) lại tình cờ về nhà ông Trưởng Thôn CĂN, cũng là “Hậu Lý Trưởng” thời nay. Tôi rất thích ở trọ ba đêm, ngày, tại đây, cho tôi gợi lại cảm giác kỷ niệm nhớ về 60 năm trước, khi tôi là đức bé 7 tuổi. Dù sao cũng phải cám ơn anh chị Căn, chị Xa đã cho ăn nhờ mấy bữa cơm sáng, tối. Không quên cảm ơn anh “Quản Ái”nhiệt tình hướng dẫn đến mấy làng xung quanh để khảo sát, còn thết nhóm chúng tôi một bữa cơm khách ngon lành, hậu hĩ như bữa ăn giỗ vậy? Nhà chị Xa có hồ ao nhỏ nuôi cá, nuôi ếch, baba… Thích nhất là có cái nhà tắm y như ở Hà Nội, Sài Gòn hay khách sạn ba sao. Ông già Lâm ưng ý lắm, khen nhà chị Xa ở ngăn nắp, sạch, gọn, như thành phố hay như bên Tây ấy! Ba chúng tôi: LÂM, HIỆP, CHÍNH dù sao cũng có lời cảm ơn chị Xa và anh chị Căn trong mấy hôm ở Mộ Trạch. Tất nhiên là do anh Thuận khởi xướng, tổ chức, bố trí và bao biện hết. Nếu có điều gì sơ suất trong lúc ở trọ, mong quý vị bỏ qua, thông cảm cho, vì: “DẪU RẰNG VỤNG DẠI, CŨNG LÀ ĐÀN ÔNG”. Bốn chúng tôi đều là đàn ông họ Vũ mà!
Trong lúc trò chuyện với anh Căn là người phái Kỷ, như a.Thuận, chị Xa, cụ Phú…có bà con xa gần trong dòng TÍCH THIỆN ĐƯỜNG với nhau. Tôi mới biết ở làng Mộ Trạch nay, số nhân khẩu có tới ngàn người, gồm 80 % là họ Vũ, còn lại là họ LÊ, NGUYỄN, TẠ, NHỮ, LƯƠNG…Đặc biệt, bà con họ Vũ thuộc dòng Tích Thiện chiếm đông đảo hơn cả, có tới tỉ lệ 20% dân làng ?
Vì thế, tôi quan tâm tìm hiểu phái KỶ đầu tiên. Tôi có hỏi anh Thuận: “-phái Kỷ có mấy vị Tiến sĩ đời xưa?”, đáp: “-có hai ông là Vũ Công Bình và Vũ Huy Đĩnh”. Thú thật, tôi không hiểu nhiều về phái Kỷ, và nói chung là trước đây, tôi chỉ quan tâm đến NGŨ CHI, nên biết rõ và nhiều hơn Bát phái! Trong chuyến du khảo này, tôi mới rõ hơn về phái Kỷ và phái Bính phái Giáp. Vì trong 3 phái trên, có anh Thuận, a.Căn, cụ Phú, chị Xa là người ở phái Kỷ, tôi đã tiếp xúc. Phái Bính, có một chi phái thiên cư về làng Trắm ở Gia Lộc, tức dòng họ Vũ nhà ô. Nhiễu, Trầm, Thạch. Tôi có biên khảo rồi, còn Quang Trạch Đường là phái Giáp nhà a.Xuân Hịch ở Mộ Trạch có họ xa với a.Chính.
Tôi nhớ một buổi chiều, có lẽ là chiều 16/5, anh Căn và Thuận rủ tôi đến Nhà Thờ cũ của dòng Tích Thiện Đường, thờ tạm ở nhà bà Trưởng họ phái Kỷ (như hai anh giới thiệu) bấy lâu nay. Ở đây có một bàn thờ đơn sơ và mộc mạc, chẳng có bài vị gì cả. Chỉ có một cái án gỗ mộc (không sơn) cao chừng 40 cm, đặt trên một cái bàn thờ cũng gỗ mộc. Chỉ có một bát hương men lam, và một cái đĩnh đồng cao độ 40 cm, và hai cái đài đựng trầu, rượu, nước có nắp đậy sơn đỏ chót. Phía trên có một bức Hoành có 3 chữ trong 3 ô vuông; ô giữa là chữ Đường, bên phải là chữ TÍCH [ 積 ] , bên trái là chữ THIỆN[ 善 ] (Tích Thiện Đường) nét chữ đẹp, tuy màu đã ám khói hương cả nền lẫn chữ nổi. Hai cột bên ngoài bàn thờ và bên trong bàn tiếp khách có treo 2 câu đối, khắc chữ khá đẹp (chữ thảo hành thư). Chắc phải có từ trước năm 1954 mới mỹ thuật như thế. Đôi câu đối là:
春 壽 滋 培 傢 世 美
Vế phải {XUÂN THỌ TƯ BỒI GIA THẾ MỸ}
Tuổi thọ mừng xuân như bồi đắp cho cái đẹp của gia thế
天 心 鍾 毓 子 孫 才
Vế trái { THIÊN TÂM CHUNG DỤC TỬ TÔN TÀI }
Lòng trời hun đắp nuôi cái tài của con cháu
Các ông trong ban hưng công ngôi nhà thờ họ TÍCH THIỆN ĐƯỜNG mới (lúc đó sắp xong) đã nhờ tôi đọc phiên âm giùm và dịch nghĩa câu đối thờ trên. Tôi đã làm công việc này cẩn trọng, phải tra Từ Điển Thiều - Chửu mới có giải thích, đưa anh Căn giữ, để chuyển cho các ông phái Kỷ xem. Lúc đó, tôi có ý ngỡ các Ông thử trình độ tôi, chữ nghĩa thế nào? Mà anh chàng Thuận lợi về làng khảo sát???
Xau đó, anh Căn rất ý tứ, sâu sắc, tế nhị, nói với các ông ở nhà Từ Đường cũ, đưa tôi về nghĩ (có ý không để tôi nghe các ông bàn bạc chuyện xây dựng Từ Đường mới?). Tôi hiểu ý đứng dậy chào mọi ông phái Kỷ ở đó ra về. Trên các đường làng thấy anh Căn tươi cười chào mọi người. Tôi cho là anh Trưởng Thôn xã giao. Nhưng hỏi anh là anh kể là các bà con phái Kỷ dòng Nhà anh. Tôi ngạc nhiên hỏi tò mò: - “Thế phái Kỷ ở làng có đông không?” Anh Căn trả lời rằng: “Phái Kỷ ở làng hiện nay đông nhất” Tôi quên hỏi anh, có bao nhiêu nhân khẩu thuộc phái Kỷ? Từ đó, tôi cho rằng: hình như các chi phái khác của họ Vũ Mộ Trạch trong 60 năm qua (1945 – 2006) đã đi xa khỏi làng làm ăn hay lưu lạc vào Nam và ra ở các thị trấn, thị xã, thành phố lớn. Nhất là lớp thanh niên phải đi lính, tham gia Công An huyện, tỉnh hay đi làm công nhân, thợ thủ công ở xa. Đa số không về làng sinh sống nữa, nhất là lớp cán bộ, sinh viên có học hành? Tôi cũng được a.Thuận giải thích sơ qua về bà con phái Kỷ ra sao? Như thế, chuyến du khảo này về Mộ Trạch, tôi có cơ hội gặp một số bà con phái Kỷ là chính và a.Quốc Ái (phái Mậu) mà thôi. Không kể ông Trứ, cụ Phu thuộc hàng lão làng trong Ban quản lý di tích và phụ lão. Được tiếp xúc là lúc ở Miếu Đình.
Khi về đến miền Nam sau 19 ngày đêm du khảo, thực sự thấm mệt. Tôi vẫn lưu luyến trong lòng các ông bà trong phái Kỷ mà tôi gặp ở Mộ Trạch, Hải Dương như chừng có thân quen từ lâu? Dù thực chất mới là lần đầu. Vì thế tôi đem cuốn gia phả “ Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích” của cụ Vũ Phương Lan chủ biên (năm 1769) ra xem (gia bản dịch của anh a.Vũ Thế Khôi, dày ngót 970 trang). Tôi mở đọc kỹ từ trang 356 đến 379, rồi lại so với bản chữ Hán nguyên tác ở phần sau, từ trang 825 đến 872. Tôi cảm thấy thích thú, xin mô tả ngắn gọn như sau đây:
1/Lần đầu tiên, tôi mới biết rõ: phái Kỷ ( 己 派 ) là hậu duệ của cụ Vũ Hán Bi, tức Vũ Nông (cùng đỗ Thái Học Sinh với anh ruột là Vũ Nghiêu Tá, năm 1304, đời Trần ở Thăng Long ). Còn Khai tổ phái Kỷ lại là cụ Vũ Công (không biết tên huý là gì ? nên dùng chữ CÔNG nghĩa là ÔNG chứ không phải tên). Từ cụ Vũ Công là đời 1, đến ông Tiến Sĩ cuối cùng của họ Vũ ở Mộ Trạch là ông Vũ Huy Đĩnh là đời thứ 10. Phả cũ này cho biết: Ông Nghè Đĩnh, sinh năm Canh Tuất (1730) đậu Tiến Sĩ khoa Giáp Tuất (1754), lúc 25 tuổi. Như thế là 10 đời x 27 năm tức 270 năm: “1754 – 270 tức1484). Như thế, Khai Tổ Vũ Công có lẽ sinh ra từ năm 1477 đến 1780? Ngang đời Tiến Sĩ Vũ Quỳnh (1475 – năm sinh ) của phái Giáp, hoặc kém ông Nghè Quỳnh chừng 5 đến 10 tuổi? Vì người con trưởng của Khai Tổ phái là ông Vũ – Kính đã đậu hương thí tam trường năm Kỷ Mão (1519) cùng ông Lê Quang Bí (1504 –1566) năm đó đậu Hương Cống mới 16 tuổi. Là bạn học và người làng của ông Quang Bí. Suy ra ông Vũ – Kính (đời thứ 2 phái Kỷ) phải sinh vào năm 1500 đến 1502? Như thế ông Kính kém cha khoảng 20 đến 23 tuổi thì cụ Khai Tổ Phái Kỷ có lẽ sinh vào những năm 1477 - 1480? Ngang đời cụ Vũ Quỳnh phái Giáp.
2/Nếu cụ Vũ Hán Bi là viễn Tổ phái Kỷ, thì từ cụ Thái Học sinh đời Trần (1304) này phải ra đời sớm nhất vào năm 1282 hay 1284? Như thế, từ cụ Vũ Hán Bi (tức Vũ Nông , em ruột cụ Vũ Nghiêu Tá) sống cách ông Khai Tổ phái Kỷ là Vũ – Công (không rõ tên huý gì? ) khoảng 8, 9 đời (1282 – 1480, khoảng 200 năm)? Suy diễn, phỏng đoán từ cụ Thuỷ Tổ Vũ Nạp (sinh khoảng năm 1260?) có lẽ là cháu nội cụ Thông Tam Giáo. Tăng Thống đời Trần Thái Tông là Vũ Vị Phủ, sinh năm 1220? đậu Ất Khoa năm 1254. Cụ Vũ Nạp phải là ông Tổ chín hay mười đời cụ Khai Tổ phái Kỷ vậy.
3/ Căn cứ theo cổ phả của Cụ Vũ Phương Lan chủ biên năm 1769 đời Hậu Lê (Cảnh Hưng thứ 30). Phái Kỷ chỉ chép được từ thời cụ Khai tổ phái này, từ cụ Vũ Công (cuối thế kỷ 15) đến ông Vũ Huy Tấn tức huy Liễn là 11 đời. Mà theo quốc sử đời Tây Sơn và phả của phái Kỷ, thì ông Vũ Huy Tấn sinh năm 1745 (kém cha là cụ Nghè Huy Đĩnh 1730 – Canh Ngọ - 1789 Kỷ Dậu có 16 tuổi (đời xưa lấy vợ sớm). Lúc cụ Phương Lan soạn phả (năm 1769) thì ông Huy Tấn đã 25 tuổi và bố là Tiến Sĩ Huy Đĩnh đã 40 tuổi. Còn bác họ là cụ Vũ Tông Hải (Nho sinh Tam Trường) đã 52 tuổi (cùng soạn Mộ Trạch Vũ Tộc Thế hệ sự tích với Nhóm cụ Phương Lan năm đó). Nhưng có lẽ, phả riêng của phái Kỷ đã được soạn từ trước đó khoảng 10 năm (1759) mới chỉ chép được 4 anh em ông Huy Tấn còn thiếu niên (ông Tấn 15 tuổi). Và cũng mới chép đến đời 12, có ba cậu bé: Văn Đá, Huy Điền và Huy Ban, rồi ngừng ở đó.
4/Theo ô. Huy Thuận (đời 16, con ông Cung, cháu nội Cụ Vũ Hoằng Nghị (1888 - 1956) đời thứ 13 cho biết, cụ Hoằng Nghị đã chép gia phả nối tiếp từ đời thứ 12 đến thế hệ 14,15. Gần đây ông Vũ Huy Phú cũng đã tục biên, cập nhật đến đời 16,17 (năm 2000). Như thế, từ cụ Vũ Nạp và con thứ là Thái Học Sinh Vũ Hán Bi (thế kỷ 13-14) đến đời 16,17 phái Kỷ đã trải qua 25-26 thế hệ hay hơn 700 năm là hợp lý và đúng. Còn trong sách Mộ Trạch Vũ Tộc THST của cụ Vũ Phương Lan và ba Nho gia khả kính khác, các cụ chép về 5 thế hệ đầu, từ cụ Tổ Vũ Nạp xuống Tiền Ngũ Chi, cụ thể là Chi Ba, đã bỏ xót một vài thế hệ từ cụ Vũ Nhữ Mai, cụ Bá Khiêm đến 5 anh em ông Vũ Tuỳ, Vũ Tấn, Vũ Hữu, Vũ Tráng và Vũ Phong là đời 5 mà kéo dài đến 210 năm là không hợp lý. Ngay các nhà nghiên cứu người Pháp gần đây ở trường Bác Cổ Pháp quốc Viễn Đông, cũng phải lên tiếng cho các “phi lý gia phả” đến khó tin? Vì trong 210 năm (1225-1435) phải 7, 8 thế hệ, nếu cụ Vũ Nạp bị gán cho là Vũ Vị Phủ [ 武 謂
父] sinh năm 1225?
Tộc phả của bốn vị túc Nho họ Vũ (1769) thì cho rằng, cụ Nạp có thể là cháu nội cụ Vũ Vị Phụ (y kỳ tổ phụ dã). Như thế Tổ Vũ Nạp phải sinh ra sớm nhất là năm 1260, rồi đến ông Vũ Tùy (sinh năm 1435 ?), Vũ Tấn (1438?), Vũ Hữu (1441)… cũng cách nhau 175 năm cũng chưa hợp lý ! Vì mới có 4 thế hệ: cụ Nạp à NGHIÊU TÁ à NHỮ MAI à BÁ KHIÊM, đem nhân lên 30 năm tức 120 năm. Đến đời thứ 5 là anh em các ông Tổ Ngũ Chi, mãi năm 1435 mới bắt đầu chào đời. Vậy thừa ra 55 năm (1260+120 tức 1380), từ 1380 à 1435 (năm đẻ ra ông cả: Vũ Tuỳ). Như thế vẫn hụt mất hai đời? Hơn nữa, cổ phả đã ghi rõ: “đời thứ tư VŨ BÁ KHIÊM, con trai trưởng của Tổ Vũ Nhữ Mai, trúng khoa thi Hương, làm quan dưới triều Trần, giữ chức An phủ phó sứ ở Lộ Quy Hoá (sau là tỉnh Bắc Cạn). Khi hưu trí, nhờ con làm quan được tặng chức Thiêm - Tổng – Tri…” Đọan phả này gây thắc mắc và thành ra nghi ngờ! Cụ Bá Khiêm , theo lý phải sinh từ 1335 (nếu mỗi đời trưởng cách nhau 25 năm; cụ Nạp sinh 1260 đến cụ Khiêm sinh 1335). nếu cho cách nhau mỗi đời 30 năm, thì cụ Khiêm phải sinh năm 1350, mới làm quan đời Trần, (có lẽ làm quan tới chức An phủ Phó Sứ cũng phải từ 40 à 50, khoảng năm 1385 –1390? ) Vậy tại sao con trai trưởng của cụ Khiêm là ông Vũ Tuỳ lại chào đời khoảng 1435 – 1436? Đời vua Lê Thái Tông ! Lúc đó cụ Khiêm phải ở tuổi từ 85 đến 100 (1335 – 1435) thì làm sao có con trai trưởng ở tuổi trên? Đấy là chưa kể ra Tiến Sĩ Vũ Hữu sinh năm Tân Dậu (1441) thì chẳng lẽ cụ Khiêm lúc 107 tuổi mới sinh ra ông Hoàng Giáp này ư? Ngoài ra còn hai người con trai nhỏ (thứ 4 và thứ 5) là ông Vũ Tráng, Vũ Phong và một con gái là bà Lê Đạc (Vũ Thị Nương) nữa. Rõ ràng cổ phả này có sự sơ sót, nhầm lẫn? Chúng tôi cho rằng: 5 ông Tổ của Tiền Ngũ Chi không thể là con ông bà Vũ Bá Khiêm được, và cũng không thuộc đời thứ 5. Mà phải là đời thứ sáu hay thứ bảy? mới hợp lý nguyên tắc niên đại gia phả Việt Nam. Năm ông phải gọi cụ Bá Khiêm là ông nội hay cụ nội (ông cố) mới hợp lý, vì năm sinh cách nhau từ 85 đến 100 năm, thì không thể là cha - con được.
5/Trở lại tính đời và niên đại phái Kỷ: Nếu cụ Khai Tổ phái Vũ Công sinh khoảng 1477-1480, đến đời thứ 16 là ông giáo Vũ Huy Phú (sinh năm 1917, Đinh Tỵ) là: 15 đời x 30 năm tức 450năm, thì tương đương 1917-1477 tức460 năm. Kiểm chứng, từ cụ Khai Tổ phái Kỷ (sinh 1477-1480) đến ông Tiến Sĩ Vũ Công Bình (sinh 1640, Canh Thìn) là đời thứ 8 gồm 163 năm tức (1477 –1640) cũng tương đương 7 thế hệ (1640 + 25 năm tức 1665, là 8 thế hệ) cũng hợp lý. Nếu tính đến ông Tiến Sĩ Vũ Huy Đĩnh (1730-1789) là đời thứ 10 phái Kỷ, thì từ cụ Vũ Công Tổ thứ nhất (1477-80 )đến năm ông Nghè Đĩnh chào đời, bằng 253 năm, tương đương 10 thế hệ là hợp lý.
Sở dĩ, chúng tôi giới thiệu phái Kỷ, như đã trình bày ở trên, vì đây là một phái trong 8 phái và năm chi, hiện nay, năm 2006 có cư dân (thuộc phái Kỷ) đang sinh sống trong thôn Mộ Trạch (làng Chằm Thượng) xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đông đảo nhất trong 3900 nhân khẩu, ở thường trú tại thôn này. Đó là một phái đặc biệt nhất, có nhiều gia đình gắn bó với quê hương hơn cả. Trong họ Vũ của phái Kỷ (Tích Thiện Đường ) đã có các cụ Vũ Tông Hải (1718 -?) Vũ Huy Đĩnh (1730 – 1789), tham gia vào Nhóm soạn thảo cuốn gia tộc phả họ Vũ là cuốn “Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sử Tích” cùng cụ Phương Lan năm 1769, coi như cuốn phả lớn và mẫu mực, giá trị nhất về toàn thể Ngũ Chi, Bát phái họ Vũ ở làng Mộ Trạch từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18.
Đến thế kỷ 20, lại có cụ Vũ Hoằng Nghị (đời 13) và ông Vũ Huy Phú (đời 16) là những người nhiệt tình và nặng lòng với làng Mộ Trạch, với toàn thể họ Vũ nơi đây nói chung, và với nội bộ phái Kỷ nói riêng. Đã tục biên và hoàn chỉnh cuốn phả riêng cho Tích Thiện Đường đến thế kỷ 20, bổ sung cho cổ phả của nhóm cụ Phương Lan trước kia chỉ chép được tới giữa thế kỷ 18 (1760) 11 đời đủ của phái Kỷ lúc đó.
Trong số 4 cụ tham gia chép soạn cổ phả năm 1769 thì có hai cụ họ Vũ phái KỶ. Đến giữa thế kỷ 20, cụ Hoằng Nghị đã tiếp bước cụ Vũ Đình Điểm (đời 18 chi ba) cùng sọan tiếp bộ phả họ Vũ Ngũ Chi, Bát Phái được cập nhật ở làng Mộ Trạch.
Cũng phải ghi công cụ Vũ Huy Phú đã soạn các cuốn: Làng Tiến Sĩ: Mộ Trạch (1993), Địa chí huyện Bình Giang (1995), làng Mộ Trạch (bản chép tay, photocopy, 1992, gồm 249 trang thủ bút)… Tuy tính xác thực của một số sự kiện cần được khảo cứu thêm, nhưng chứng tỏ cụ xem sách nhiều, có tham khảo kỹ, nhớ dai, hiểu rộng về phong tục, lễ nghi, văn hoá xưa của làng Mộ Trạch của ông. Có lẽ vì ông vừa có tân học lại có cả cổ học, biết chữ Hán Nôm khá nhiều, biết cả chữ Pháp, rành chữ Quốc Ngữ, còn là một nhà giáo lão thành. Có lẽ, ông hiểu biết lịch sử làng Mộ Trạch cũ và họ Vũ nơi đây uyên bác hơn cả. Cứ đọc các sách ông soạn thì rõ.
Xét trong suốt quá trình 530 năm dòng họ Vũ phái Kỷ (1477 – 2006), không kể đến từ cụ Thái Học Sinh Vũ Hán Bi (NÔNG) sinh khoảng năm 1280? tới cụ Vũ Công có lẽ sinh năm 1477 –80, Khai Tổ phái Kỷ (Tích Thiện Đường) có thêm 200 năm trước nữa là 700 năm. Dòng họ này đã có hai ông đỗ Tiến Sĩ Tam Giáp là Vũ Công Bình (đỗ năm 1664, khoa Giáp Thìn đời Lê Cảnh Trị (Huyền Tông và Chúa Trịnh Tạc) lúc ông Bình mới 25 tuổi ta) và ông Vũ Huy Đĩnh (đỗ năm 1754, khoa Giáp Tuất đời Lê Cảnh Hưng 15, cũng 25 tuổi như ông Bình). về tiểu sử sự nghiệp của hai ông Tiến Sĩ ở phái Kỷ (Tích Thiện Đường) xin xem chi tiết ở Cổ phả (trang 364 –65 và 376 – 77). Ông Nghè Đĩnh là vị Tiến Sĩ cuối cùng của làng Mộ Trạch thời Nho học Hậu Lê và cuối thời Nguyễn.
Một nhân vật có tài năng thời Tây Sơn cuối thế kỷ 18 là ông Vũ Huy Tấn (1745 – 1796) có văn tài và giỏi ngoại giao, chính trị, được vua Quang Trung sủng ái. Ông thuộc thế hệ thứ 11 phái Kỷ, là con trưởng của cụ Nghè Huy Đĩnh nói trên.
Ngoài ra, ở phái Kỷ (không kể cụ Vũ Hán Bi có đại khoa Thái Học sinh đời Trần, 1304) chúng tôi còn liệt kê được 10 ông Hương Cống.
1. Ông Vũ Kính: (đỗ năm 1519, Kỷ Mão, đời Lê Chiêu Tông tức Quang Thiệu) là con ông Vũ Công, (khai tổ phái Kỷ); là Trưởng Nam, Ông Kính là cha của Ông. Vũ Đạt Thiện (đời 3), thời Nhà Mạc.
2. Ông Vũ Khác: (không rõ đỗ Hương Cống khoa năm nào? Đã từng thi Hội trúng Nhị Trường. sau làm Trị Huyện Đại An (Sơn Nam), hiệu: Dật An tiên sinh. Không rõ về con, cháu ông Khác tên gì? Chỉ biết ông là con thứ 2 của cụ Vũ Công, và là em ruột ông Cống Vũ Hiến.
3. Ông Vũ Hưởng (đời thứ 7, con thời cụ Vũ -Tại, cháu nội cụ Phúc Thọ). Ông đỗ Hương Cống khoảng thời Vua Lê Chân Tông và Trịnh Tráng (quãng năm 1645? Từng làm Tri phủ Thiên Trường (Sơn Nam, tức sau là Nam Định) Nhà ông rất Giàu (có tục ngữ về ộng: Voi nhà Chúa, Lúa ông Phủ) sinh ba trai:Công Bình(Tiến sĩ), Công Đán, Công Tể và hai con gái. sau ông làm Tri phủ Đoan Hùng (Phú Thọ -Tuyên Quang nay).
4. Ông Vũ Công Tể (đời 8) là con út cụ Vũ -Hưởng. Ông cũng thi đỗ Hương Cống khoảng năm 1670? Làm tới Tri huyện Hữu Lũng, vì sơ suất bị mất chức. Thọ đến 80 tuổi. Ông Tể là con rể cụ Tiến Sĩ Vũ Công Lượng ở phái Đinh (lấy bà Vũ Thị Loan, con gái cụ Nghè Lượng đời 7, phái Đinh).
5. Ông Vũ Trọng Phái (đời 9) là con trưởng cụ Khắc Vỹ (Nho sinh, đời 8) sinh racác ô.Khắc Khoan, Tông Hải, Huy Lãng (đời 10).Ông phái sinh năm Kỷ Tỵ (1689), chăm học nhưng lận đận. Mãi năm Nhâm Tí (1732) đã 44 tuổi mới đậu Khoa Hoành Tử (tương đương đại khoa. Làm quan đến chức Tri phủ Kinh Môn (Hải Đường) năm 1750, lúc đã 62 tuổi. Năm 1762, thăng chức Lang Trung Bộ Lại lúc tuổi 70. Ông có sức khoẻ đặc biệt, năm 83 tuổi (1771, Tân Mão) làng mở Đại Kỳ Phúc (Đại Đám ), cụ Trọng Phái vẫn quỳ lạy, xoay trở đúng phép tế lễ. AI cũng khen cụ khoẻ như trai tráng. Năm Giáp Ngọ, 1774, cụ 86 tuổi mới mất. Cụ có tên tự (chữ đẹp) là Bình Cách, hiệu là Thọ Hiên Tiên Sinh.
6. Ông Vũ Tông Hải (đời 10, sinh năm 1718): Ông Hải thi Hương trúng Tam Trường, là Nho sinh trúng thức. Ông là con thứ hai của cụ Trọng Phái; sinh ra các ông Huy Mộc, Tông Giản, Tông Thôn, Huy Đăng. HÌnh như ông không ra làm quan, chỉ ở nhà đọc sách, sáng tác văn học? Ông góp công soạn phả: “Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích” năm 1769 cùng Nhóm cụ Phương Lan.
7. Ông Vũ Huy Tiến (sinh năm Quý Sửu, 1733, đời thứ 10).Ông Tiến là con thứ cụ Trọng Nhuận, là em ruột ông Tiến Sĩ Vũ Huy Đĩnh . Ông Tiến sinh ra Huy Uyển, Huy Nhuyễn. Ông Tiến học giỏi, năm Canh Ngọ (1750)18 tuổi đậu Sinh Đồ (tức Tú Tài sau này). Khoa Kỷ Mão, 1759, đỗ Hương Cống lúc 27 tuổi. Khoa Nhâm Thìn, 1772, lúc 40 tuổi đỗ Hội Thí Tam Trường. Làm quan chức gì không rõ?
8. Ông Vũ Huy Viện (sinh năm Canh Thân, 1740).Ông Viện là con thứ 3 cụ Trọng Nhuận, là em trai hai ông Tiến Sĩ Huy Đĩnh, Huy Tiến (Hương Cống). Khoa Kỷ Mão (1759) trúng Nho sinh trúng thức Tam Trường Hương thí lúc 20 tuổi ta. Năm Nhâm Ngọ (1762) thi đỗ Hương Cống, lúc 23 tuổi. Không rõ có làm quan chức gì không? Gia phả không chép về công danh hoạn lộ của ông và anh thứ 2 của ông.
9. Ông Vũ Huy Đăng (đời thứ 11, con út cụ Vũ Tông Hải).Tên cũ là Trọng Đương, sinh năm Ất Sửu (1745). Học giỏi, nhưng đến năm Mậu Tí (1768, 24 tuổi) mới đậu Hương Cống. Cổ phả đã không chép về sự nghiệp làm quan và tuổi thọ của ông.
Chúng tôi phát hiện trong cổ phả Phái Kỷ có 1 chi tiết liên quan đến danh xưng Tích Thiện Đường. Phải chăng, từ đời thứ 8 mới có tên Tích ThiỆn ĐưỜng khi ông Vũ Công Bình đỗ Tiến Sĩ năm 1664 (Giáp Thìn)? Vì có người em họ ông Nghè Bình tên là Vũ Khắc Vũ (1661-1736), thọ 76 tuổi, mất năm Bính Thìn), học giỏi, hay chữ, nhưng chỉ đỗ Tam Trường Hương Thí. Ông “Nho Vỹ” giỏi về phong thuỷ, địa lý có tiếng tăm. Thời đó, ông Khắc Vỹ đã tự tay viết câu đối ở nhà rằng:
HƯỚNG DƯƠNG CHI ĐỊA XUÂN VÔ HẠN
(Đất hướng mặt trời Xuân chẳng hết).
TÍCH THIỆN CHI GIA KHÁNH HỮU DƯ
(Nhà làm điều Thiện, tốt có thừa).
Câu đối này rất hay, nếu dùng cho Nhà Thờ Tổ Tích Thiện Đường ở làng Mộ Trạch thì đắc ý? Và nhà riêng của bà con trong phái Kỷ sùng để trang trí bàn thờ cũng hợp ý nghĩa, vì có 2 chữ Tích Thiện là biểu hiện, biểu tự của phái Kỷ (nên sang làng Me Thữ, nhờ cụ Vũ Đào Thiều viết cho câu đối này mà treo). Hơn nữa, câu đối này lại là chữ nghĩa của một Nho gia phái Kỷ sống cách nay hơn 300 năm là tác giả (Xin xem trong bản dịch của ô.Vũ Thế Khôi, trang 365).
Một phát hiện nữa là đời Hậu Lê (thế kỷ 18, đời 9) dòng họ Vũ trong phái Kỷ, từ cụ Vũ Trọng Nhuận đã kết thân với họ Nhữ ở làng Mộ Trạch, dòng dõi cụ Tiến Sĩ Nhữ Mậu Tổ. Vợ của cụ Trong Nhuận này là bà Nhữ Thị Tải (con gái cụ Nhữ Xuân Sĩ, cháu xa đời cụ Nhữ Mậu Tổ. Cụ Mậu Tổ thi đỗ Tiến Sĩ đời Lê Chiêu Tông, 1526, làm quan cho nhà Mạc). Và nhiều ông bà họ Vũ phái Kỷ lấy vợ hay chồng họ NHỮ. Vì thế, ở trong phần gia phả phái Kỷ , các cụ xưa đã dành một “phụ lục” sơ lược về gia thế họ NHỮ từ cụ Nhữ Công là thân phụ của ông Nghè Nhữ Mậu Tổ và dòng dõi ông Mậu Tổ là họ ngoại của họ Vũ phái Kỷ. Chẳng hạn như Mẹ ông Vũ Huy Đĩnh là họ Nhữ, và vợ bé của ông Đĩnh là bà Nhữ Thị Hỷ (sinh ra Vũ Huy Trản). Và có bốn ông họ NHỮ lấy vợ họ Vũ thuộc Tích Thiện Đường.
-Từ đời 12 đến đời 16 (Xem gia phả tục biên của phái Kỷ do cụ Vũ Hoằng Nghị soạn giữa thế kỷ 20: 1936-1955, sẽ giới thiệu sau:
đời
cách nhau 200 năm tức 8 đời
|
|
Khai Tổ phái Kỷ
VŨ CÔNG
(có lẽ sinh 1477 – 1480?)
|
|
Đời II 1/ Vũ KÍNH (sinh 1500 ?) 2/ Vũ KHÁC(sinh 1502) ?)
Đời III { Vũ ĐẠT THIỆN
Đời IV {PHÚC KHANG
Đời V { Ô. PHÚC THỌ (con cụ Phúc Khang)
Đời VI { 1/VŨ TẠI 2/ VŨ TỒN 3/ TRÀ 4/VĂN HÀO 5/THẠCH CAO
(vô tự)
sinh ba trai
Đời VII (7) { 1/ VŨ CỬ (con cụ TẠI) 2/ VŨ HƯỞNG 3/HOAN
phu nhân tên VŨ THỊ ĐÀM, hiệu Thục Dung phu nhân) là con gái cụ Vũ Quốc Sĩ đời 10 chi 5
1/VŨ KHẮC SÀO 2/ KHẮC CẦN 3/ KHẮC THIỆU
(ba ông này là con cụ VŨ TRÀ)
Đời VIII *2 con ông Cử:
1 VŨ TỰ KIÊM 2/ VŨ TỰ TOÀN
*3 con ông Hưởng:
1/ VŨ CÔNG BÌNH 2/ CÔNG ĐÁN 3/ CÔNG TỂ
(Tiến Sĩ 1664) (quan viên tử) (Hương Cống)
* con ông Hoan 1/ VŨ KIM PHÔ (có 1 gái)
* con ông Khắc SÀO 1/ KHẮC NHA
*con ông Khắc CẦN 1/ KHẮC TRĂN
* con ông Khắc THIỆU 1/KHẮC THỬ
2/ KHẮC VỸ (1661-1736)
Đời IX (9) * Các con ông VŨ KHẮC VỸ (đời 8):
con trưởng ô.Vỹ
1 VŨ TRỌNG PHÁI (sinh 1689) 2/ VŨ TRỌNG NHUẬN (sinh 1704)
Đời X (10) a/ Khắc KHOAN (sinh 1715 ?) a/HUY ĐĨNH (1730-1789)
b/ Tông HẢI (sinh 1718) b/ HUY TIẾN (1733)
c/ Huy LÃNG (sinh 1720) c/ HUY VIỆN (1735)
Đời XI {có ông Vũ Huy Liễn (Huy Tấn 1745-1796?)(nhà ngoại giao, chính trị đời TâySơn),đậu Hương Cống, con trưởng của cụ Nghè Đĩnh
Trên đây là tóm tắt 11 đời của phái Kỷ (phái 6/8 phái)
(Tích Thiện Đường ở làng Mộ Trạch)
(Tạm ngưng ở đây)
Người sưu khảo: Cự -Vũ