NGỌC PHẢ
QUỐC DANH THẦN ĐẠI VƯƠNG
MỘ TRẠCH THÀNH HOÀNG
VŨ TỘC TỴ TỔ
TIỀN LÝ NAM ĐẾ
VỊ ĐẠI VƯƠNG PHẢ LỤC - CẤN CHI BỘ
THƯỢNG ĐẲNG QUỐC TRIỀU LỄ BỘ CHÍNH BẢN.
Vũ Đình Triều
(Phiên âm)
Sơ viêm đế, tam thế tôn, đế Minh sinh đế Nghi nam tuần du Ngũ Lĩnh ,tiếp đắc vụ tiên nương, nhi sinh Kinh Dương Vương –Dương Vương tư bẩm phi thường ,tự hữu đế vương khí tượng .Đế Minh dục truyền bảo đại ,Dương Vương cố nhượng kỳ huynh ư thị. Đế Minh truyền đại bảo đế Nghi nhi phong Kinh Dương Vương ư nam phương , hiệu vi Xích Quỷ quốc yên. Dương Vương bái tạ phụ mệnh vãng Nam Việt, lịch quan sơn xuyên hình thế chi, tiện Hoan Châu thắng địa, kiến lập kinh đô Nghĩa Quân thủ Động Đình tiên nữ Âu Cơ cư Nghĩa Lĩnh sơn đầu, ngũ sắc tường vân sáng lạn. Âu Cơ ư thị hữu dựng cập sinh hạ nhất bào bách noãn đĩnh xuất bách nam chi tường. Giai thị tư chất anh hùng quán thế, cập ký trưởng thành, vương nãi kiến hầu lập bình phân quốc trung vi thập ngũ bộ. tiên thị Long quân vị Âu Cơ viết: ngã thị long chủng, nương thị tiên tông tuy âm dương hợp nhi hữu tử, nhiên phương loại bất đồng thuỷ hỏa tương khắc, nhân dữ chi tương biệt, nãi phân ngũ thập tứ tòng phụ quy hải vi thuỷ thần, ngũ thập tứ tòng mẫu quy sơn vi sơn thần, thôi nhất tử vi Hùng Vương. ngọc, bạch, xa, thư sơn hà nhất thống, thị vị Bách Việt chi tổ yên, khích thuyết: thời trị Hùng đồ, thấp bát diệp tương truyền chí Tuấn Vương tại ngự. Đô vu Việt Trì Bạch Hạc giang, kiến quốc hiệu văn Lang quốc độ hiệu Phong Châu.
Thành Vương tức Hùng Tuấn Vương vô nhân kế tự, nãi nhượng vị vu Thục Dương Vương. Dương Vương hữu quốc tổng ngũ thập niên; nãi hữu Chân Định nhân, tính Triệu, danh Đà cử binh lai xâm. Nhi thục gia phong hỷ. Triệu Đà đắc quốc, phụ truyền tử kế, ngũ đại vi vương. Tự thị ngã Việt thuộc ư Hán, Ngô, Tống Tề, Lương, phàm tam bách tứ thập cửu niên, đãi chí Nam Bang hữu Đinh, Lê, Lý, Trần tứ tính kế khởi khai sáng hoàng đồ, tự thử quốc thống tòng lai cửu hỹ.
Nhược thuyết:
Việt tích tiền Lý Nam Đế triều, đế tính Lý huý Bôn Long Hưng Thái Bình nhân giả, tại vị thập nhất niên, đô vu Thăng Long thành cổ hiệu Long Biên. Ất sửu niên, hạ lục nguyệt, Lương triều công đế Bôn.
Đế Bôn phục thoái, bảo Khuất Lạo động trung, uỷ tả tướng quân Triệu Quang Phục thủ quốc. Triệu Quang Phục bảo Dạ Trạch, tổ chức căn cứ. Mậu thìn niên, xuân tam nguyệt đế Bôn hoăng tại khuất Lạo động, Triệu Quang Phục nhân do kế vị, xưng Tirệu Việt Vương. Tiên thị đế Bôn tị cư Khuất Lạo động, kỳ đường huynh Lý Thiên Bảo dử tộc tướng Lý Phật Tử nhập Cửu Chân mưu cố lập cơ đồ. Lý Thiên Bảo cứ Dả Năng động, xưng Đào Lang Vương, cập sự cố Lý Thiên Bảo tốt, chúng quân sĩ suy Lý Phật Tử vi suý. Lý Phật Tử, dĩ cơ hội khai chiến, công kích Triệu Quang Phục, phất khắc toại. Phật Tử thỉnh hoà. Tân mão niên Lý tái tập Triệu, thủ chi. Triệu việt Vương bị Lý binh truy bức chí Đại Nha hải khẩu, lộ tuyệt, đầu vu hải. Đắc thắng, Lý Phật Tử xưng đế Đô Phong Châu.
Nhâm tuất niên, Tuỳ Văn Đế khiển Lưu Phương tái xâm lăng Nam Việt đế Phật Tử thị hàng. Tuỳ thụ Lưu Phương Giao Châu thứ sử kiêm Hoan Châu tổng quản. Ngã quốc tự thử thời tái nội phụ Bắc Quốc, tự Tuỳ thông chí Đường. Đường cải Giao Châu, vi An Nam Đô Hộ phủ, phủ trị tại Giao Châu huyện. Tân mùi niên Đức Tôn trí Triệu Xương vi Đô hộ. Kỳ gian, tại Bắc Quốc Thường Châu phủ hữu nhất nhân, gia truyền y bát, thế bản cơ cừu, danh Vũ Công Huy, thị Đường triều hiển hoạn, chính thất Lưu Thị Phương. Công niên dỉ đăng nhĩ thuận nhi cung hồ chi thụy vị hiến kiến huyền môn, muộn muộn bất lạc, thường thán viết: sơn kim hải túc khinh mao thảo, tử hiếu, tôn hiền trọng ngọc kim. Nãi tạ triều nạp chức hồi hương. Đường Vương hứa chi, ban tứ xa, mã, châu, bảo. Công bái tạ điện tiền phụng giá phản hồi, nhàn cư gia quyến, lạc dử hương nhân. Cố đắc cựu truyền môn phong thuỷ địa lý chính tông, chính pháp; nhược thuyết: kỳ gian Công vãng tại Việt Nam lịch quan sơn thuỷ. Nhất nhật thích chí Vạn Nhuế trang thuộc Hải Dương trấn Thanh Lâm huyện, kiến thử địa hữu nhất cục địa, thế sơn thuỷ mông hành, long hổ trùng bão. Công tức phản hồi nghinh tổ mộ táng chi vu thử địa tại Đống Già xứ. Sự cật, thời bản hương hữu nữ nhân danh Nguyễn Thị Đức, niên phương nhị kỷ, tính hạnh đoan trang, ngôn từ uyển nhã, nương bản gia truyền thi lễ, luỹ thế trâm anh. Công kiến, tâm hồ ái hỷ. Viết: tần thủ nga my khuynh quốc sắc, đào yêu liễu kiểm đoạt tiên dung. Cổ vân đa sản anh hùng, gian sinh đế thất, phúc địa chung phúc nhân thành như thị dã. Vu thị viên định quyết tường thời nương dĩ cập kê, nãi thị thiên lý kỳ duyên, phong tống Đằng Vương chi các. Liên nhân, công tính chỉnh thành điện phượng chi nghĩa, tòng thử chuyển y thê hương khả dị tử phần thang mộc. Đắc như niên, Nguyễn thị nãi mộng thần nhân hứa đào tiên nhất quả bão thủ thôn chi. Thức kinh tỉnh xuất cáo vu Công. Công viết: tất hửu trinh tường chi triệu. Phu phụ nãi phản hồi Bắc Quốc, tự thử Nguyễn thị cảm nhi hữu dựng. Thời Giáp thân niên chính nguyệt, sơ bát thập nhị dạ, hữu nhất cái hoàng vân viên tản hình, tế vu đình tiền chi thượng, phúc triệt vu địa, sinh hạ nhất nam thiên tư tuấn chỉnh, khí vũ hiên ngang. Nghiêu my, Thuấn mục, Vũ bối, Thang kiên, thậm hữu kỳ nhân, ư đương thế đại chúng ái chi. Nãi mệnh danh viết Hồn. Thất tuế nhập học độc quan đại lược nhất quán tiện ký, thập nhị tuế học dỉ thông minh. Văn chương cẩm tú, thù tứ uyên nguyên, Chu Trình thâm thuý. Học lực quán Âu, Tô chi lực, thi tài kiêm Lý, Đỗ chi tài, vưu hảo cung nổ, hỷ độc binh thư, văn vũ tinh thông, thành khắc gia chi lệnh tử dả. Niên thập lục xuất đình ứng thí, vương thí kì tài, tắc thượng thiên văn hạ địa lý, vô nhất sự nhi bất tri, vô nhất vật nhi bất hiểu. Học kực tinh vi chất kiêm thánh trí. Đế dại xưng khẳng dỉ vi thiên hạ đệ nhất tài nhân, nãi phong Công vi Lễ bộ Tả thị lang, ban tứ loan xa, y mạo vinh quy, Công bái mệnh, hồi gia bái tạ tổ tiên, đại khai yến tịch. Sự thanh, hồi triều nhiệm sự. Đắc nhị niên. Tái thăng vi Đô đài Ngự sử. Đắc dư niên, công thụ mệnh Đường Vương. Dĩ danh Thiều chuyển nhiệm vi chức Giao Châu Thứ sử, tự Bảo Lịch nguyên niên, Đường Kính Tôn đại. Chí Hội Xương nguyên niên, Đường Vũ Tôn đại, Công đắc tấn thăng An Nam Đô Hộ Kinh Lược Sứ, đại tiền nhiệm vị Hàn Ước. Công phụng chiếu vãng Nam Việt tuần thú, kinh lý thiên hạ. Thị nhật tiến chí Hải Dương trấn (cổ hiệu Hồng Châu, hậu cải Dương Tuyền), Nam Sách phủ Thanh Lâm huyện, vạn nhuế trang, nãi đình giá, hành lễ bái yết thải tỉnh tiên tổ phần mộ. Sự cật nãi cử giá vãng chí Bình Giang phủ, Đường An huyện, Khả Mộ trại (cổ hiệu trạch), kiến kỳ địa xảo, thiên nhiên long hổ hoàn bão. Nội sào, ngoại sào tả phụ hữu bật, ngũ mả triều tiền thất tinh củng hậu thần đồng song lập, bảng bút bài khai thành vi “tiến sĩ chi sào” địa dã. Công nãi doạ thành địa thế. Thời tại nhiệm công chủ trương củng cố La Thành, nãi khiển tướng sĩ cấp tiến hành công sự, lao dịch bất phân trú dạ. Nhân do phủ quân phục loạn, thiêu thành lâu, kiếp phủ khố. Công dĩ bôn hồi Quảng Châu. Giám quân Đoàn Sĩ Tắc tiếp quản nhi phủ an loạn binh, phủ thành nãi tái định. Tựu Bính dần, Hội Xương lục niên, Nam Chiấu man nhập khấu, công thị diêu hồi bắc quốc thỉnh Đế mệnh. Đường đế khiển Bùi Nguyên Dụ vi Kinh Lược Sứ xuất binh kích bại tặc khấu. Tại triều phụng thị, phương đắc nhất niên đế chiếu viết: đương thụ quốc gia hậu báo, kim nhiệm kỳ sở dục nhất nhật. Công triều hồi, cộng tương yến, toạ đàm thoại thân mưu, Công vị viết: cổ nhân nhất nhật dưỡng bất dĩ tam công, mạc hữu sinh mẫu thượng tại, nhi nhẫn cửu tham mạo vinh lung, bất cố phụ mẫu hồ! nãi biểu khất từ quan, nạp chức hồi gia chung dưỡng. Đế hứa chi, ban tứ kim ngân, tài bạch. Công mệnh tức phản hồi gia, nghinh sinh mẫu vãng cư Nam Việt, thiết lập nhất lâu đài tại Khả Mộ thượng khu, dĩ vi cư sở, phụng dưỡng sinh mẫu, cập khuyến khoá nhân dân hưng lợi trừ hại, dân giai lễ nghĩa ân phú mông Công chi công đức dã. Dân giai ái đái yên, thị chi như nhật nguyệt, thân chi như phụ mẫu, thành khai sáng lập, nhân dân chi thuỷ tổ dã. Kỳ gian nhân dân hành lễ, nhân thử thỉnh kim vi lâu đài cư sở hậu vi phụng tự sở. Công hứa chi, vị viết: “trang khu hữu hậu dữ ngã, tắc trọng ngã di mệnh, ức niên chi hậu ư trang khu phụng tự”, gia tứ hoàng kim ngũ hốt trí hậu nhật quảng mãi điền trì dĩ cung tế tự, nhân dân thừa kỳ uỷ chúc thôn. Tự sự ngật thời, sinh mẫu bị bệnh triền miên phục dược bất thuyên, kỳ thần bất hiệu, một hỹ. Công hào khấp hạo thiên, thế vô khả, nãi hành lễ nghinh táng tại Thanh Lâm huyệt Kiệt Đặc trang, gia đường hương hoả phụng sự như nghi, ký đắc vãn tang thời. Công niên tuế tứ thập cửu, toạ tại học đường hốt kiến thân trung bất an vô bệnh nhi một hoá hỹ, thời thập nhị nguyệt sơ tam nhật táng tại bản trai địa đầu khu Đồng Xứ, thời vân vụ hôn ám, khoảnh gian, nhật dĩ tình quang, kiến quần trùng phụ thổ trúc thành nhất đại mộ, ư thị nhân dân, gia thần tử giai đại kinh, dĩ vi kỳ, lập tức dĩ sự trình báo huyện nha cấp thượng sơ,
ĐẾ DĨ SỰ VĂN CHI TRUY NGUYÊN, BÌNH NHẬT SẮC PHONG PHÚC THẦN, NHẤT PHONG: “ĐƯƠNG CẢNH THÀNH HOÀNG, LÂU ĐÀI CƯ SĨ LINH ỨNG ĐẠI VƯƠNG”.
Sắc chỉ chuẩn hứa Khả Mộ trang thượng khu tựu, kinh thành nghinh mỹ tự hồi dân, lập miếu, ký chi truyền cấm thử địa hiệu viết thần mộ vi hộ nhi sở tại ức niên hương hoả. Khâm tai.
Khích thuyết: tự thử dĩ hậu nẫm trước linh ứng, lịch đại đế vương hữu sắc gia phong mỹ tự:
“NHẤT VỊ ĐẠI VƯƠNG”
ký chí Trần Nhân Tôn triều, Nguyên Mông lai xâm, kinh thành bị hãm. Trần Quốc Tuấn phụng mệnh kỳ đảo bách thần các chư từ, kinh nhất vị diệc hữu hiển ứng âm phù, bình đắc Ô Mã Nhi Phàn Tiếp chi đồ, nãi gia phong mỹ tự:
NHẤT VỊ THÔNG MINH, TUỆ TRÍ, HÙNG KIỆT TRÁC VĨ THƯỢNG ĐẲNG THẦN.
Hậu Lê Thái Tổ khởi nghĩa Lam Sơn, bình Mộc Thạnh, Liễu Thanh chi đồ, thập niên đắc thiên hạ, nãi bao phong mỹ tự:
“NHẤT VỊ, TỀ THẾ, AN DÂN, LINH PHÙ NGƯNG HƯU THƯỢNG ĐẲNG THẦN”.
Sắc ban cấp Khả Mộ trang thượng khu trùng tu miếu Vũ dĩ phụng tự chi y dữ hưu tai.
Nhất phụng khai sinh hoá độ cấp huý tự, thiết cấm: nhất tự tả tòng, THỦY hữu tòng QUÂN. Chuẩn hứa Khả Mộ trang thượng khu tự chi nhất sinh thần chính nguyệt sơ bát nhật, chính lệ lễ dụng: hắc chư, mễ tửu, xướng ca, đấu kỳ, du hý các nghệ, thập nhật tức chỉ.
Nhất hoá thần. Thập nhị nguyệt, sơ tam nhật chính lệ, lễ dụng tuỳ nghi, xướng ca tịnh cấm.
Hồng Phúc nguyên niên, mạnh xuân cát nhật hàn lâm lễ viện đông các đại học sĩ thần Nguyễn Bính, phụng sao chính bản. Hoàng Triều Vĩnh Hựu lục niên trọng thu cát nhật nội các bộ lại tái huân cựu bản phụng tả.
LƯỢC DỊCH NGỌC PHẢ THẦN THUỶ TỔ
VŨ TỘC MỘ TRẠCH
Vũ Đình Triều
Cháu đời thứ ba Viêm đế là Đế Minh đi tuần thú núi Nghĩa Lĩnh, lấy Bà Vụ Tiên mà sinh ra Kinh Dương Vương.
Kinh Dương Vương tự bẩm khác thường, có khí tượng đứng đê, Đế Minh muốn truyền ngôi lớn cho, nhưng Kinh Dương cố nhượng cho anh là Đế Nghi.
Đế Minh bèn chia nước cho Kinh Dương sang làm vua nước Nam, gọi là nước Xích Quỷ.
Kinh Dương Vương bèn đi xem khắp hình thế sơn nguyên, thấy Châu Phong là nơi thắng địa bèn lập làm kinh đô, xây cung điện ở núi Nghĩa Lĩnh.
Kinh Dương Vương mất, con là Lạc Long Quân nối ngôi.
Lạc Long Quân lấy con hái Vua Động Đình là Bà Âu Cơ. Trên núi Nghĩa Lĩnh bỗng có năm sắc mây hiện lên rực rỡ. Bà Âu Cơ cảm mà có thai, đến kỳ mãn nguyệt sinh ra một bọc trứng nở thành 100 người con trai đều là bậc anh hùng quán thế.
Khi 100 trai đã trưởng thành, Vương mới chia nước làm 15 Bộ để phong hầu cho các con làm phiên binh.
Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, tuy khí âm dương giao hoà mà có con, nhưng phương loại khác nhau, thuỷ, hoả, xung khắc không thể ở với nhau được”, Vương bèn chia 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ về núi lập con trưởng làm Vua đóng đô ở Châu Phong là nơi Bạch Hạc hợp dòng sông Thao, nước gọi là Văn Lang. Mười tám đời cha truyền con nối đều gọi là Hùng Vương. Dân Bách Việt được hơn 2000 năm thái bình thịnh trị, đến đời chót là Hùng Tuấn Vương không người kế tự đã ngường ngôi cho Thục An Dương Vương.
An Dương Vương làm Vua được 50 năm lại bị người Chân Định là Triệu Đà tức Triệu Vũ Đế đánh lấy mất nước.
Nhà Triệu làm vua truyền được 5 đời thì phải nội thuộc nước Tàu, trải qua nhà Đông Hán, Nhà Ngô, Nhà Tần, Nhà Tống, Nhà Tề, Nhà Lương…kéo dài năm sáu trăm năm. Mãi đến khi có Nhà Ngô, Nhà Đinh, Nhà Lê, Nhà Lý, Nhà Trần nước ta mới độc lập tự chủ.
Lại kể từ đời Vua Nam Đế họ Lý (tên huý là Phần) Nhà Tiền Lý (là người Đông Hưng, Thái Bình) làm Vua được 4 năm, đóng đô ở Long Biên, sau lại phải nội thuộc Nhà Tuỳ, Nhà Đường ………………………………
………………………………………………………………………………
Khoảng ấy có một người ở Phủ Thường Châu bên Tàu, truyền nhà y bát nối nghiệp cơ cừu, tên huý là Vũ – Công – Huy làm ngôi quan lớn triều Đường, chính thất là Lưu Thị Phương.
Vũ Công đã ngoài 60 tuổi mà trong mộng chưa thấy hùng bi ngoài cửa chưa treo hồ thỉ, cảnh muộn mằn làm Công không vui. Công thường than rằng “Vàng núi thóc bể, khinh như cỏ rác, con hiếu cháu hiền, trọng hơn châu ngọc” bèn làm sớ tấu xin từ chức. Vua Đường chuẩn cho, lại ban xe ngựa châu báu cho về trí sĩ. Công tạ ơn ra về, vui cảnh cúc tùng, cùng thân thuộc hội họp lý đào, cùng cố cựu tiên đao phân tử.
Công lại tinh thông phong thuỷ, tường phép địa lý chính tông. Có một lần ngài sang Việt Nam, xem khắp các nơi hình sông thế núi đến trang Mạn Nhuế thuộc Thanh Lâm trấn Hải Dương thấy đây có một thế đất tốt, sơn thuỷ quanh quất, long hổ cung triều, Công bèn về rước mộ tổ sang táng vào, đấy là xứ Đống Đà (ở hương phố gọi là Đống Dờm).
Thời ấy ở trang Mạn Nhuế có một thiếu nữ là Nguyễn Thị Đức, tuổi vừa đôi tám, tính hạnh đoan trang, ngôn dung uyên nhã, nếp nhà thi lễ, nối đời chân nho. Công rất lấy làm vừa ý thầm nghĩ rằng “Đầu én, mày ngài, thực là quốc sắc, mà đào, lưng liễu ra vẻ tiên dung”. Người xưa cho đó là tướng “Đa sản anh hào, dản sinh đế nhất, phúc địa chung phúc nhân” thực không sai vậy.
Công bèn mượn hồng điệp lênh đênh đưa mối, mà đem xích thằng vấn vít xe duyên. Thật là “Duyên đằng thuận nẻo gió đưa, cùng người công tính xe tơ từ rầy”.
Từ đó Công tạm lấy nơi ngoại quán làm chốn tử phân thang mộc hơn một năm sau có một đêm bà nằm mộng, thấy thần đem cho một quả đào tiên bèn nuốt lấy. Bà đem chuyện nói với chồng. Công cho là điềm tốt bèn đem bà về cố hương.
Từ đó bà cảm mà có thai. Đêm ấy nhằm ngày 08 tháng Giêng Năm Giáp Thân (804), tự nhiên có một đám mây vàng, hình tròn như cái tán che phủ trước sân, xuyên suốt xuống đất. Bà sinh hạ một thần nhi, tư trời tuấn tú, khí vẻ hiên ngang, mày Vua Nghiêu, mắt Vua Thuấn, lưng Vua Võ, vai Vua Thang, dáng mạo khác thường, Công đắc ý đặt tên là Hồn.
Khi 7 tuổi Cậu đi học vỡ lòng, sách vở xem qua một lần thì nhớ hết. Mười hai tuổi học vấn tinh thông, văn chương tuấn tú, thi tài gồm ông Lý, ông Đỗ, lại còn giốc chí cung tên, tinh thông thao lược, văn đã hay mà võ lại giỏi, thực xứng là bậc lệnh tứ khắc gia.
16 tuổi, thi Đình, Vua Đường xét tài thì ngoài thiên văn địa lý, việc gì cũng giỏi. Vả lại học vấn uyên thâm, thiên tư thanh tú, vua rất ưng ý cho là nhân tài bậc nhất thiên hạ, phong cho ngài làm chức quan Lễ Bộ Tả Thị Lang, ban cho xe ngựa áo mũ về vinh quy. Sau khi bái tạ từ đường tổ tiên, ngài tiến triều nhậm chức.
Sau thăng chức Đô đài ngự sử, lại thăng An Nam Đô hộ sứ để đi kinh lý phương nam
………………………………………………………………………..……
Một ngày đến trấn Hải Dương (cổ gọi là Dương Tuyền, sau đổi là Hồng Châu) phủ Nam Sách, huyện Thanh Lâm, trang Mạn Nhuế. Ngài vào bái yết tổ mộ, lại đi đến trang Khả Mộ huyện Đường An phủ Bình Giang thấy trang ấy sơn thuỷ (hữu tình) thanh tú, long hổ hoàn bão, nội sào, ngoại sào, tả phù hữu bật, ngũ mã triều tiền thất tinh củng hậu, thần đồng dáng đứng, bảng bút đầy bên, thật là nơi đất phát tổ Tiến sĩ vậy, ngài bèn hoạ thành đồ bản.
Khi về triều phục mệnh, vua Đường tuyên chiếu rằng “Nhà ngươi có nhiều công lao với nước , nay tuỳ nhà ngươi muốn thế nào thì trẫm cũng thuận”.
Ngài cảm động lui về bàn rằng “Người xưa được một ngày nuôi cha mẹ, dẫu làm đến tam công cũng không sướng bằng, ta nay còn có mẹ già, há nên tham giàu sang mà không nghĩ đến sự hiếu dưỡng hay sao”. Ngài bèn làm sớ tâu vua xin từ chức về nuôi mẹ. Vua Đường thuận tình ban vàng bạc, gấm vóc cho về trí sĩ.
Ngài tạ an vua rồi rước đức sinh mẫu sang Việt Nam lập một toà lâu đài ở trang Khả Mộ để phụng dưỡng và khuyên bảo trang dân, làm sự lợi, trừ sự hại, dần dần Khả Mộ thành một trang có lễ nghĩa và giàu thịnh. Đây là công đức của ngài.
Vì thế mà trang dân suy tôn ngài là mặt trời mặt trăng, tôn kính ngài như cha mẹ. Ngài lại là cụ Thuỷ Tổ sáng lập trang Khả Mộ vậy. Trang dân xin với Ngài rằng: “Trang khu có hậu đạo với ta thì phải trọng lời di chúc của ta, mà ngàn năm thờ phụng”. Ngài lại cho thêm năm nén vàng, tậu ruộng ao để cung ứng tế tự, trang dân đều vâng lệnh.
Khi ấy, Đức Thánh Mẫu đã già yếu bệnh đã lâu, thuốc thang không giảm, kỳ đảo không hiệu, rồi mất.
Ngài khóc than khôn xiết, rồi rước linh cữu lên táng ở xã Kiệt Đặc huyện Thanh Lâm, hương khói 3 năm thì mãn phục.
Năm Nhâm Thân (853) đã 49 tuổi, ngày 03 tháng 12 âm lịch, Ngài đương ngồi tại học đường thấy trong mình khó chịu, rồi thiếp đi, không bệnh mà hoá. Trang dân và gia thần bèn rước ngài lên xứ Đống Dị-đầu bản trại an táng. Bỗng nhiên trời đất tối sầm, mây mù phủ kín, một giờ lâu trời quang mây tạnh thì đã thấy kiến, mối đùn đắp thành một ngôi mộ lớn. Trang dân và gia thần đều kinh hãi, việc ấy được báo lên quan để tâu lên vua. Vua cho truy nguyên lúc bình nhật, sắc phong là một vị phúc Thần. Lại phong:
ĐƯƠNG CẢNH THÀNH HOÀNG
LÂU ĐÀI CƯ SĨ
LINH ỨNG ĐẠI VƯƠNG
Chuẩn cho khu Thượng trang Khả Mộ lên kinh thành rút mỹ tự về lập miếu phụng thờ, cắm khu đất ấy gọi là Mả Thần dựng mộ trí, sở tại ức niên hương hoả.
Lại nói từ đây về sau, vẫn thường linh ứng, lưỡng triều đều gia phong mĩ tự.
Triều Vua Nhân Tông nhà Trần, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Kinh thành Thăng Long thất thủ. Đức Trần Quốc Tuấn phụng mệnh kỳ đảo bách thàn. Đức Thần tổ ta có hiển ứng âm phù. Khi đã bình được lũ Ô – Mã – Nhi , Phàn Tiếp, giặc Nguyên, Vua Trần bèn phong mĩ tự một vị: Thông minh tuệ trí hùng kiệt trác vĩ, thượng đẳng thần.
Lại đến đời Lê Thái Tổ dấy quân nghĩa ở núi Lam sơn. Bình lũ Mộc Thạch - Liễu Thanh giặc Minh, 10 năm dẹp yên được thiên hạ, lại bao phong mĩ tự một vị tế thế an dân, linh phù ngưng hữu, thượng đẳng thần.
Thinh vậy du - Tốt vậy thay
- Phụng khai ngày sinh, ngày hoá, và chữ huý nhất khiết không được mạo dụng.
Huý của vương: Chữ bên tả theo bộ thuỷ, bên hữu theo bộ quân chuẩn cho khu thượng trang Khả Mộ căn cứ vào ngày sinh Đức Thượng Đẳng Thần là ngày 8 tháng Giêng, chính lệ lễ dùng lợn đen và xôi rượu, xướng hát, đánh cờ, du tiên, các nghề trong 10 ngày.
- Ngày hoá Đức Thượng Thần là ngày 03 tháng 12 âm lịch chính lễ tuỳ nghi, xướng ca tịnh cấm.
Năm đầu niên Hồng Phúc Triều Lê, tháng mạnh xuân ngày tốt (1572) quan Hàn Lâm Viện Lễ, Đông các Đại học sĩ là Nguyễn Bính phụng soạn chính bản.
Năm thứ sáu triều vua Vĩnh Hựu tháng trọng thu ngày tốt (1740) quan lại bộ toà nội các lại tuân bản cũ phụng sao.