Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 19
Truy cập hôm nay: 7
Lượt truy cập: 11,684,871
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
HỌC VỊ NGÀY XƯA Sưu tầm

 

HỌC VỊ NGÀY XƯA

Sưu tầm

Đêm qua tự nhiên lục lại mấy cuốn sách cũ trên giá sách , Tiểu Siêu lại kiếm được một cuốn sổ tay văn hoá khá hay . Trong đó có phần nói về học vị ngày trước , nhân đây xin gửi tới cho chư vị xem qua .

Vào thời kỳ nhà Trần , học vị cao nhất là thái học sinh . Những người đỗ thái học sinh được chia ra làm 3 hạng ( gọi là tam giáp ) . Đó là :

- Đệ nhất giáp

- Đệ nhị giáp

- Đệ tam giáp

Đồng thời , trong danh hiệu Đệ nhất giáp nhà Trần cũng đặt ra danh hiệu tam khôi cho ba người đứng đầu danh hiệu này . Đó là :

- Trạng nguyên

- Bảng nhãn

- Thám hoa

Còn danh hiệu tiến sĩ có xuất xứ bắt đầu từ đời Trần ( năm 1374 ) , danh hiệu này được dùng thay thế cho danh hiệu thái học sinh thời trước đó . Nhưng trước đó , nhà Trần từng đặt lệ lấy hai trạng nguyên trong các kỳ thi ( lý do là sự phát triển kinh tế văn hoá không đồng đều giữa các vùng ) . Đó là Kinh trạng nguyên cho vùng đất cũTrại trạng nguyên cho vùng đất mới mở mang . Nhưng lệ này đã được bỏ đi vào năm 1275 .

Sang đến thời kỳ nhà Lê, tiến sĩ vẫn chia làm ba hạng ( tam giáp ) và vẫn được đặt là tam khôi , sau đó , lại chuyển thành :

- Tiến sĩ cập đệ( đệ nhất giáp )

- Tiến sĩ xuất thân ( đệ nhị giáp )

- Đồng tiến sĩ xuất thân ( đệ tam giáp hoặc tiến sĩ phụ bảng )

Và khoa thi hội đầu tiên của nhà Lê là vào năm 1442 , trong 450 thí sinh tham gia , chọn ra được 33 tiến sĩ . Trong đó , Nguyễn Trực đã đỗ trạng nguyên , sau đó ông này đi xứ sang Trung Quốc và lại được nhà Minh bên đó phong chức trạng nguyên , nên Nguyễn Trực còn được gọi là Lưỡng quốc trạng nguyên (tức Trạng nguyên hai nước ) . Cũng trong kỳ thi đó , Nguyễn Như Đỗ đậu bảng nhãn và Lương Nhữ Hộc đỗ thám hoa . Cũng trông số tiến sĩ của khoa thi này còn có Ngô Sĩ Liên , sau này trở thành một nhà sử học nổi danh .

Trong kỳ thi hương , học vị cao nhất là hương cống ( sau này đã được đổi thành cử nhân ) và sinh đồ (sau đổi thành tú tài ) . Và một thí sinh có thể đỗ tú tài nhiều lần ( vì ko vượt quá tam trường ) nên mới có những học vị như tú kép , tú mền ( tức là đỗ hai lần tú tài , ba lần tú tài , theo lối gọi của dân gian ) . . . Còn đỗ đầu của thi hương là thủ khoa , giải nguyên .

Trong khi đó , nhà Nguyễn lại cực đoan chuyên chế hơn nên không lấy trạng nguyên mà đặt thêm học vị phó bảng cho những người đỗ thi hội với phân số cao , nhưng chưa đủ phân số để vào dự kỳ thi đình .

Trên là một số học vị ngày xưa của đất nước VN chúng ta . Không  biết vị nào có nhiều tư liệu về việc này , xin bổ sung giúp Tiểu Siêu .

Tiểu Siêu

__________________

Lai như lưu thủy hề, thệ như phong

Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Người đăng: huythuan