Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 68
Truy cập hôm nay: 10,772
Lượt truy cập: 11,648,470
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Hợp mặt đại biểu dòng họ Vũ(Võ) lần thứ năm

BAN LIÊN LẠC
 HỌ VŨ (VÕ) VIỆT NAM

---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

-----000-----

Hà nội, ngày 27 tháng 11năm 2005

BÁO CÁO
TẠI CUỘC HỌP MẶT ĐẠI BIỂU DÒNG HỌ VŨ (VÕ) LẦN THỨ NĂM TỔNG KẾT 15 NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN LẠC HỌ VŨ (VÕ)

Do Tiến Sĩ Vũ Ngọc kỳ, UV TW Đảng, Chủ Tịch Hội NDVN

Trưởng Ban Liên Lạc Trình Bày

A.     TÌNH HÌNH CHUNG

I.       QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BAN LIÊN LẠC HỌ VŨ (VÕ)

Vào những năm 1990 – 1991, trên cơ sở Hội đồng hương làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, Hải Dương, một số người họ Vũ cùng quê Mộ Trạch có sáng kiến lập nhóm liên lạc dòng họ từ gốc tổ Vũ Hồn, Sau đó, một số người ở địa phương khác nhận thấy chi họ của mình có quan hệ nguồn gốc từ Mộc Trạch đã tự nguyện tham gia và hình thành Ban Liên Lạc hõ Vũ Hà Nội. Tiếp đến, Ban Liên Lạc hõ Vũ Hà Nội là thành viên của tổ chức Câu lạc bộ Unesco thông tin các dòng họ.

Ban Liên Lạc họ Vũ Hà Nội dần dần mở rộng và phát triển. Tổ chức Ban Liên Lạc ban đầu được hình thành với 15 ủy viên, do luật sư Vũ Quý Vỹ làm trưởng ban, Kỹ sư Vũ Mạnh Hà là Tổng thư ký và bộ phận thường trực gồm 5 vị là Vũ Quý Vỹ, Vũ Mạnh Hà, Vũ Thúy, Vũ Đăng Du, Vũ Tráng.

Sau khi hình thành tổ chức, Ban Liên Lạc họ Vũ Hà Nội bước đầu phối hợp với đảng bộ, chính quyền xã Tân Hồng và Thôn Mộ Trạch đề xuất việc tham gia công việc tưởng niệm tổ tiên, tu tạo các công trình di tích.

Năm 1993, hai công trình công đức đầu tiên của hậu duệ trong nước và ngoài nước được thực hiện, đó là việc tôn tạo, xây dựng khu mộ, bia tưởng niệm Thủy tổ Vũ Hồn là bà Vươn Phi tại Thần lăng Mộ Trạch và ngôi nhà khách mái bằng xây dựng trong khuôn viên miếu thờ Thần tổ để đón tiếp bà con đồng tộc xa gần về bái tổ.

-         Ngày 28/5/1995, Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Hà Nội tổ chức cuộc họp mặt lần thứ nhất, bà con dòng họ sinh sống ở Hà Nội với gần 500 người dự và 15 đoàn đại biểu các địa phương. Tại cuộc họp lần thứ nhất đã phát hành tài liệu “Lược sử dòng họ Vũ (Võ) Việt Nam).

-         Ngày 12/1/1997, cuộc gặp mặt lần 2 do Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Hà Nội tổ chức gần 500 người dự và 23 đoàn đại biểu các địa phương.

Tại cuộc họp mặt lần thứ 2, chúng ta đã phát hành cuốn “Tổ tiên – con cháu” ; “Lược sử dòng họ Vũ (Võ) in lần 2. Đặt biệt, cuộc họp mặt này, công bố tiến sĩ kinh tế Võ Văn Hồng và gia đình cung tiến một trăm triệu đồng để cùng tu đình Mộ Trạch – di tích văn hóa – lịch sử bị hư hỏng nghiêm trọng.

-          Ngày 18/1/1998, cuộc họp mặt dòng họ Vũ (Võ) lần 3 được tổ chức tại Hà Nội để báo cáo kết quả tu tạo đình làng Mộ Trạch, chuẩn bị cho việc hành hương kỷ niệm ngày 1195 năm Ngày sinh Thủy Tổ Vũ Hồn.

-         Lễ kỷ niệm có 50 đoàn đại biểu các địa phương và hàng ngàn bà con trong dòng họ các địa phương về dự. Tại lễ trọng thể này, lần đầu tiên “Văn tế Thủy Tổ Vũ Hồn” do giáo sư Vũ Khiêu, Anh hùng lao động Phụng Thảo và tuyên đọc.

-         Cuối năm 2000, Luật Sư Vũ Quý Vỹ, Chủ Tịch Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Hà Nội qua đời. Cụ Vũ Xuân Sinh, cán bộ lão thành Bộ Nội vụ thay thế giữ chức Chủ tịch Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Hà Nội.

-         Trong 2 năm 2001 – 2002, Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Hà Nội đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề với các doanh nhân họ Vũ (Võ) Hà Nội, với chi họ các địa phương và tiếp xúc một số cá nhân có tâm đức với dòng họ để bàn tu tạo, xây dựng khu quần thể di tích ở Mộ Trạch và tiến hành công việc xuất bản Tộc phả họ Vũ (Võ).

-         Ngày 24/11/2002, cuộc họp mặt dòng họ Vũ (Võ) lần thứ 4 được tổ chức tại hội trường Bộ Y Tế. Gần 500 bà con và 20 đoàn đại biểu Ban Liên Lạc các tỉnh, thành phố cùng dư.

-         Cuộc họp này nhằm chuẩn bị kỷ niệm 1200 năm ngày sinh Thủy tổ Vũ Hồn, chuẩn bị thành lập Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam; biên soạn, xuất bản Tộc phả họ Vũ (Võ) từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIX; trùng tu, xây dựng mới hoàn thiện toàn bộ khu di tích lịch sử - Văn hóa cổ của dòng họ gồm các công trình trong khuôn viên Miếu thờ: nhà hạ đường, nhà bia, nhà lưu niệm, cổng Tam Quan, đường vào khu mộ Thần tổ Vũ Hồn, đường vào khu mộ ở Đống Dờm, Nam Sách, Hải Dương do hai nhà doanh nghiệp Võ Văn Hồng và Vũ Văn Tiền đồng công đức.

-         Cùng với sự hình thành Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Hà Nội (1990-1991), để nối tiếp Vũ tộc tương tế hội Sài Gòn (Từ năm 1971 đến 1975), năm 1977 Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) các tỉnh nghệ an (1994), Quản Nam – Đà Nẵng (1996) Thái Bình (1999), Thái Nguyên (2002), Bắc Ninh (2002), Hưng Yên (2002), Yên Bái (2002), Thành Phố Hải Phòng (2002), Tuyên Quang (2003) … được thành lập.

-         Ban Liên Lạc Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày Thành lập đến nay thường xuyên hằng năm tổ chức dỗ Tổ Vũ Hồn vào mùng 3 tháng chạp và tưởng niệm vào Ngày sinh mùng tám tháng giêng; Tạo Lập một nghĩa trang dành riêng cho dòng họ rộng 2000m2; đã xuất bản Họ Vũ – Võ Việt Nam xưa và nay.

-         Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Nghệ An hằng năm vào ngày 8 tháng giêng họp mặt, dâng hương tưởng niệm Thủy Tổ Vũ Hồn tại nhà thờ một chi họ ở thành phố Vinh.

-         Tỉnh Hưng Yên, Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) của tỉnh sau khi thành lập đã tiến hành tổ chức Ban Liên Lạc ở nhiều huyện. Ban Liên Lạc đã họat động tích cực, đặt biệt tham gia phong trào xóa nhà dột nát, xóa đói giảm nghèo …

-         Ban trù bị thành lập Ban Liên Lạc Tỉnh Yên Bái đã phân công nhau đạp xe đi xa 30-40 km đường miền núi đưa giấy mới tới từng bà con đồng tộc để có cuộc họp mặt hàng trăm người.

-         Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) ở Thái Bình đã sớm tổ chức Ban Liên Lạc tới các Huyện.

-         Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) ở Hải Phòng chăm lo khuyến học đối với nhiều cho họ.

Trên cơ sở Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) nhiều tỉnh, thành phố được thành lập, theo yêu cầu các Ban Liên Lạc địa phương về sự cần thiết cho một Ban Liên Lạc Họ Vũ (Võ) chung của cả nước, ngày 14/6/2003, Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam đã ra mắt tại Hà Nội, bước đầu gồm 123 thành viên, đại diện cho các địa phương và dòng họ, với 2 vị Chủ Tịch danh dự là Giáo Sư Vũ Khiêu và cụ Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ chính trị trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ban thường trực gồm một Chủ Tịch điều hành, bảy phó chử tịch và Ủy Viên, cùng với viên thành lập Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam, bản quy ước Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam bước đầu cũng được xây dựng, công bố.

II.                NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM:

1. Tinh Thần Đòan Kết Tương Ái Dòng Tộc:

Nhờ những họat động thiết thực của Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) các địa phương. Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam, thông qua lễ hội, tìm về cội nguồn, qua thông báo thông tin nội bộ … bà con cùng dòng họ, Nội ngoại đã có ý thức gần gũi, hiểu biết nhau hơn, tình đoàn kết được tăng cường. Nhiều Chi họ đã nhận được gốc tổ, nhiều người giúp nhau trong kinh doanh, sản xuất, tìm công ăn việc làm. Lòng tự hào về truyền thống hiếu học, nhân nghĩa, nề nếp gia phong trong dòng họ được phát huy. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, ta thường bắt gặp nhiều hình ảnh con cháu họ Vũ (Võ) đạt thành tích xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Ông Vũ Thiên Hựu thành lập công ty Quê Hương, thu nhập ngót 1000 con em gia đình chính  sách, người nghèo, trong đó có hàng trăm con em họ Vũ…

2. Hướng Về Cội Nguồn, Đền Đáp Công Ơn Tổ Tiên:

Ít có dòng họ nào như dòng họ chúng ta còn giữ được nơi phát tích, giữ được mồ mả tổ tiên trên 1200 năm nay; còn giữ được những di tích từ thời lập ấp : miếu thờ, đình làng, chùa, giếng nước, nghĩa trang, dòng họ…

Như được tổ tiên lựa chọn, hai nhà doanh nghiệp trẻ của dòng họ là tiến sĩ Võ Văn Hồng và Kỹ Sư Võ Văn Tiền đã đồng hiệp lực, bỏ ra hơn ba tỉ đồng để tôn tạo nơi thờ tự Thủy Tổ thành một khu tưởng niệm liên hoàn, hoàn chỉnh, hoành tráng tại Mộ Trạch. Bao lấy ngôi miếu cổ là các công trình mới: nhà bia, hạ đường nhà lưu niệm, mắt rồng, cổng tam quan, hồ sen, sân vườn trên khuôn viên 5500m2. Ngoài khu vực tế tự, là giếng nước nguồn Diên Phúc sâu rộng được nạo vét, xây kè. Đường vào Thần lăng nơi song táng Thủy tổ và bà Vươn Phi được rộng mở. Đường vào gò đặt mộ ông Nội Thủy Tổ Vũ Hồn ở Đồng Dờm, Huyện Nam Sách từ lầy lội nay được bê tông hóa, các cháu hành hương lui tới thuận lợi.

Đặc biệt, trong quần thể di tích của dòng họ, hai nhà công đức Võ Văn Hồng và Vũ Văn Tiền còn mua lại đất cũ 300m2 để chuyển mộ thân mẫu Thủy Tổ ở thôn Kiệt Thượng (tổng kiệt Đặt Cũ), chí linh trở lại vị trí an táng ban đầu. việc di chuyển tổ chức hết sức chu đáo, cẩn thận và công trình lăng mộ của Tổ Mẫu nay đã hoàn thành. Đây là một công trình vĩnh cửu, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa mang nét văn hóa của con cháu dòng họ - một lăng với đế móng 32m2, tất cả đều được làm bằng đá xanh Thanh Hóa, tao nhã, hài hòa, khu lăng Tổ Mẫu Nguyễn Thị Đức hoàn thành, thỏa lòng mong ước của con cháu đã chăm lo phần mộ tổ tiên tại một vùng địa linh có một và đền thờ tiến sĩ nữ đầu tiên và duy nhất thời nho học Nguyễn Thị Duệ, đền thờ các doanh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi …

Hai nhà hảo tâm Võ Văn Hồng, Vũ Văn Tiền có kế hoạch sẽ thực hiện xây kè xung quanh gò đặt mộ Tổ ở Đống Dờm, sẽ xây lại lăn Thủy tổ Vũ Hồn ở Mộ Trạch.

Cùng với hai nhà hảo tâm Võ Văn Hồng và Vũ Văn Tiền, chúng ta còn có nhiều nhà hảo tâm vì dọng họ nhu chủ doanh nghiệp Vũ Hữu Sâm và gia đình đã công đức 500 triệu xây hai nhà thờ họ ở quê, lại công đức trên 200 triệu đồng mua sắm đồ tế lễ ở Mộ Trạch, góp tiền cùng Hậu Duệ Chi 3 xây dựng nhà thờ nhà toán học Vũ Hữu trên vị trí của nhà thờ cũ, công đức xây dựng nhà thờ Diên Khánh Đường Mộ Trạch, công đức tôn tạo hai am thờ các vị thiền sư họ Vũ ở chùa Đậu là Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường với số tiền gần 120triệu đồng; Ông Vũ Thiên Hựu cùng gia đình đã cung tiến trên 100 triệu đồng xây lại nhà Mẫu trong chùa Diên Phúc; Ông Vũ Văn Chầm và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiến 6000m2 để xây dựng tổ đường Vũ tộc Phương Nam và hiến 2000m2 đất để làm nghĩa trang dòng họ tại thành Phố Hồ Chí Minh, Ông Vũ Đức Tuấn đã xây dựng quần thể thờ phụng tổ tiên trên khuôn viên 3000m2 ở thôn Mễ, Huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam với số tiền là 6 tỷ đồng. Ông Đỗ Huy cùng con là chủ Doanh Nghiệp nước khoán Vifal Thái Bình và Ông Vũ Văn Tiền đã bỏ ra hàng tỷ đồng tu tạo, xây dựng đền thờ nữ tướng Vũ Thục Nương ở Tiên La, Thái Bình Lục. Ông Vũ Xuân Hợp cung tiến trên một tỷ đồng xây dựng lại nhà thờ chi họ ở Đoàn Xá, Đông Triều, Quảng Ninh. Kiến trúc sư Vũ Anh Tuấn đã công đức toàn bộ thiết kế phí trị trị giá hàng trăm triệu đồng cho các công trình xây dựng và tư tao trong quần thể di tích ở Mộ Trạch v.v…

Có thể nói, việc công đức để xây dựng, tu tạo nhà thờ, lăng mộ tổ tiên ở khắp các địa phương là tinh thần đóng góp của đông đảo bà con trong dòng họ. con cháu họ Vũ (Võ) trong cả nước đâu cũng biểu lộ đức hiếu nghĩa, chăm lo, giữ ghìn, nâng cấp các di tích quý ngày một trang trọng, tốt đẹp hơn.

Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam đã thống nhất với Ban Quản Lý di tích Mộ Trạch sẽ dựng bia riêng trong khu tưởng niệm Thủy Tổ Vũ Hồn đối với những cá nhân và gia đình có đóng góp số tiền lớn tôn tạo, xây dựng khu di tích lăng Mộ Trạch. Các bia đó là : Ông Võ Văn Hồng và gia đình, Ông Vũ Văn Tiền và gia đình, Ông Vũ Hữu Sâm và gia đình, Ông Vũ Mạnh Hà và gia đình (có công đi đầu xây dựng nhà khách từ năm 1993). Ông Vũ Thiên Hựu và gia đình có bia ở chùa Diên Phúc. Công trình Lăng Thần Tổ do tiến sĩ Vũ Khắc Thịnh công đức nếu tu tạo, sửa chữa lại vẫn có bia ghi công.

Cuối năm 2003, Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam đã phối hợp ở đảng bộ, chính quyền Mộ Trạch, với Huyện Bình Giang, Hải Dương tổ chức lế khánh thành khu tưởng niệm Thủy Tổ Vũ Hồn. Đặc biệt, đã phối hợp tổ chức trọng thể lễ và hội kỷ niệm 1200 năm ngày sinh Thủy Tổ vào đầu năm 2004, với sự tham gia của hàng vạn hậu duệ trong cả nước, biến kỷ niệm ngày sinhThuỷ tổ thành ngày Hội hành hương, ngày hội tụ văn hoá dòng họ Vũ (Võ) Việt Nam.

 Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam đã phối hợp với Hội Toán cơ Hà Nội đề nghị thành phố đặt tên phố Vũ Hữu ở Quận  Thanh Xuân, Hà Nội, Tỉnh Hải Dương thờ Hoàng giáp Vũ Hữu tại Văn Miếu Mao Điền. Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Bình Giang đặt tên Trường Trung Học Cơ Sở Vũ Hữu. Nhiều danh nhân họ Vũ (Võ) được đặt tên Phố ở các thành phố lớn.

3. Hội Thảo Khoa Học Về Thuỷ Tổ - Xuất Bản Tộc Phả và Nhiều Ấn Phẩm Khác.

Sau khi thành lập, ngày 3/8/2003 Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam đã phối hợp với Viện sử học Việt Nam lần đầu tiên tổ chức “Hội thảo khoa học về Thuỷ Tổ - Thần Tổ Vũ Hồn”. Nhiều nhà khoa học trong và ngoài dòng họ đã có bài nghiên cứu, tham luận sâu sắc, hội thảo đã khẳng định: Vũ Hồn là một nhân vật có thật trong lịch sử, từng thay Mã Thực làm Kinh lược sứ ở Việt Nam thời Đường.

Ngài là một người giỏi phong thuỷ, chọn khu đất ở làng Chằm Trạch xưa để định cư, lật ấp đặt tên là Khả Mộ, sau nhập với Chằm Trạch nên gọi là Mộ Trạch. Do có công lập làng, sau khi mất Ngài được dân thờ làm Thành Hoàng, được nhiều đời Vua sắc phong. Con cháu họ Vũ (Võ) đời đời sinh ra ở đó về sau toả đi khắp nơi, đều coi Vũ Hồn là Thuỷ Tổ họ Vũ ở Mộ Trạch.

Tuy nhiên, sử sách để lại quá ít tài liệu về thân thế, sự nghiệp của Thuỷ Tổ Vũ Hồn, nhiều vấn đề về khai phá ấp từ bao giờ, quê quán, vợ con, học nghiệp và hoan lộ của Ngài cần được tiếp tục nghiên cứu.

Qua nhiều năm chuẩn bị và gặp không ít khó khăn về dịch thuật, tài chính, nhưng cuối cùng với quyết tâm của Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam, chúng ta đã xuất bản Tộc Phả Họ Vũ (Võ) từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 19, sách sổ 19 x 27, dày 563 trang, nội dung phong phú, hình thức đẹp. Mặt dầu còn một số khiếm khuyết, song đây là bộ Tộc phả được xuất bản đầu tiên để con cháu hiểu rõ nguồn gốc tổ tiên, được biết đến nhiều nét đẹp truyền thống của dòng họ, được học hỏi tinh thần cần cù, hiếu học, sáng tạo, nhuệ khí của lớp lớp tổ tiên. Có thể nói, bộ Tộc phả họ Vũ Mộ Trạch vừa ghi chép thế thứ, vừa là kho tư liệu phong phú, đầy ắp những tấm gương giáo dục, đồng thời là một án văn chương tuyệt mỹ của các bậc tiên hiền lưu lại hậu thế.

Chúng ta còn phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa Học phát triển thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội để có một bản dịch tương đối chuẩn xác và đầy đủ so với các bản dịch trước đó, xin hoan nghên và biết ơn Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ban chủ nhiệm chương trình gia Phả Việt Nam do Giáo Sư sử học Phan Huy Lê chủ nhiệm đã in và xuất bản tron vẹn bộ “Vũ tộc thế hệ sự tích” gồm Ngũ chi, Bát phái, văn bản gốc chữ Hán Nôm và bản dịch, tổng cộng 969 trang, khổ 16 x 13. Bộ phả này là tư liệu nghiên cứu, trao đổi với các nước và lưu giữ lâu dài như một tài sản Quốc gia.

Ban quản lý di tích Mộ Trạch thời gian qua cũng đã xuất bản sách ảnh về một số hình ảnh làng tiến sĩ Mộ Trạch và dòng họ Vũ (Võ) Việt Nam, xuất bản tập thơ “Cộ nguồn”.

Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam đã xuất bản tập thông báo dòng họ và thường xuyên gởi thông báo lẻ tới các chi họ. Ban Liên Lạc Thành Phố Hồ Chí Minh đã xuất bản tin số 3.

Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam cũng đã phân công chuẩn bị đề án trưng bày trong nhà bia, nhà lưu niệm ở Mộ Trạch; đã phân công người làm đề cương phim Video tư liệu dòng họ. những công việc trên chưa được triển khai thực hiện.

Hướng về cội nguồn, tổ tiên nhiều nghệ sĩ tâm huyết trong dịp kỷ niệm 1200 năm ngày sinh Thuỷ Tổ Vũ Hồn đã cảm hứng sáng tác những tác phẩm có ý nghĩa như bản nhạc “Mộ Trạch Lời Ru” của nhạc sĩ Vũ Văn Ký (tức Văn ký), ca sĩ Vũ Trọng Tấn thể hiện bài hát này; bản nhạc “Mộ Trạch - Làng - tiến Sĩ” của hai anh em Vũ Trọng Thi, Vũ Trọng Tường; hai bản nhạc “Về Mộ Trạch cố hương xưa” và “Hải Dương Quê Tổ Thân Thương” của Vũ Mão; tác phẩm tranh sơn dầu “Đức Thần Tổ Vũ Hồn”của Hoạ Sĩ Vũ Quốc Ái (tức Lê nam); sách “Giai thoại người họ Vũ” của nhà nghiên cứu văn hóa dân giang Vũ Ngọc Khánh.

4. Khơi Rộng Tinh Thần Khuyến Học, Biểu Dương Tài Năng.

Ngay khi thành lập trong quy ước của Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam đã chú trọng đến vấn đề khuyến học trong dòng họ, nhân kỷ niệm 1200 năm ngày sinh Thuỷ Tổ Vũ Hồn chúng ta đã tổ chức trọng thể lễ tôn vinh các tiến sĩ thời nay là con em họ Vũ (Võ).

Nhiều tỉnh, Thành phố, quận, huyện cũng hết sức coi trọng việc biểu dương cháu con trong dòng họ học tập tốt, xuất sắc. Nhiều nơi lập quỹ khuyến học, định mức thưởng và các loại giải thưởng. Có nơi tổ chức lễ trao quà cho những em đạt giải trong năm học, thi đậu Đại học, chuyên nghiệp.

Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam đã in văn bằng “Vũ Tộc tinh hoa” và có kế hoạch gởi tặng những gia đình, cá nhân trong dòng họ khi đạt thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực, nhằm khuyến khích bà con góp nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội cần bằng, dân chủ, văn minh.

Rất tiết hàng ngàn chiếc văn bằng này in những hình thức không đạt, vừa qua đã in lại để thực hiện mong muốn tốt đẹp nói trên.

III.             CÔNG TÁC TÀI CHÍNH.

Nguồn tài chính của dòng họ trong những năm qua thể hiện theo các hình thức:

1.      Phối hợp với ban quản lý di tích Mộ Trạch sử dụng tiền nhà công đức, tổ chức thi công tu tạo công trình như việc trùng tu đình làng Mộ Trạch (Chủ trì công việc này do Tổng Thư Ký Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Hà Nội (cu) chịu trách nhiệm).

2.      cùng tham gia với đảng bộ, chính quyền và Ban quản lý di tích địa phương trong việc quy hoạch tôn tạo, xây dựng khu tưởng niệm Thuỷ Tổ Vũ Hồn, đường vào mộ Tổ ở Nam Sách, lăng tổ Mẫu ở Kiệt Đặc. Về tài chính, kinh phí các công trình này do nhà công đức trực tiếp quản lý và chỉ đạo thi công.

3.      về các khoản tiền công đức, bà con công đức cho công việc nào thì chi hoặc chuyển cho từng công việc cụ thể. Khoản công đức nào liên quan tới tu tạo di tích đều chuyển về ban quản lý di tích Mộ Trạch quản lý, chỉ tiêu.

4.      Việc xuất bản Tộc phả: trả tiền giấy công in hết 55 triệu đồng, các chi phí khác cho xuất bản hết 40 triệu đồng. Ba nhà tài trợ Võ Văn Hồng, Vũ Văn Tiền và Vũ Hữu Sâm ủng hộ 55 triệu đồng, tiền bán 900 cuốn phả giá 45.000 đồng/cuốn, coi như đủ trang trải cho xuất bản Tộc phả.

5.      Tiền chi tiêu cho hoạt động của Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam đều dựa vào sự hảo tâm của số ít nhà doanh nghiệp, chưa có cách huy động vốn cho nguồn quỹ này, do đó bị lạm chi.

Hoạt động của Ban Liên Lạc duy trì được, trước hết và chủ yếu do ông Vũ Hữu Sâm đảm nhiệm: tất cả các chuyến ô tô đi lại cho công việc của Ban Liên Lạc đều do ông Vũ Hữu Sâm bao cấp xăng, xe, người lái. Hiện nay, ông Vũ hữu Sâm đã chi cho các hoạt động của Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam xấp xỉ 40 – 50 triệu đồng mà chưa có nguồn thu nào bù đắp (có bản giải trình, thống kê thanh toán cụ thể)

Tất cả các khoản ủng hộ cho quỹ hoạt động của Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam đều được ghi nhận bảng vàng công đức.

I.                   RÚT RA MỘT SỐ ĐIỀU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ:

Trải qua 15 năm hoạt động dòng họ dưới mọi hình thức, chúng ta có thể rút ra một vài điều:

1.              Các hoạt động về dòng họ đã làm cho một bộ phận con cháu mọi miền gần gũi nhau hơn, hiểu rõ hơn nguồn gốc tổ tiên và tạo nên sự hứng khởi vấn Tổ, tầm tông ở nhiều chi họ. Họ Vũ (dòng Nhân Chính) ở Kỳ Ngãi, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá có hàng chục bài nghiên cứu, chứng minh các đặc điểm giống nhau, trùng hợp giữa cụ Tổ chi họ mình với cụ Vũ Trách Oánh, lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thế kỷ 18, quê gốc Mộc Trạch phải mai danh ẩn tích, có thể đã đến định cư ở Kỳ Ngãi.

2.              Chi họ Vũ Xã Hữu Thành, Yên Thành, Nghệ An cử người đi không dưới ba tỉnh để chắp nối các đời hậu duệ Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật từng vát cứ vùng, Tây Bắc, xưng An tây Vương, nay truyền vẫn còn mộ cụ Vũ Văn Mật, trước táng ở Hưng Nguyên, sau chuyển về cát táng tại Yên Thành, Nghệ An. Bà con Dòng họ Vũ và nhân dân tỉnh Yên Bái đang tôn tại khang trang di tích lịch sử đền Đại Cại thờ nữ Tướng Vũ Ngọc Anh, một tướng thời Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên…

3.              Nhờ hoạt động dòng họ, một số doanh nhân của dòng họ hiểu biết nhau tương trợ nhau trong kinh doanh, mở rộng giao lưu.

4.              Từ sưu tầm, chắp nối phả, chúng ta phát hiện thêm tư liệu các cụ đời trước di chuyển đến nhiều địa phương, phát hiện một số cuốn phả ghi chép rất sớm: phả họ Vũ ở Trung Thành, Hải Phòng viết trước “Một Trạch thế hệ sự tích” 43 năm; phả họ Vũ ở HảI Bối, Đông Anh viết trước “Một Trạch thế hệ sự tích” 47 Năm.

Qua xuất bản tộc phả một số nơi tìm được mối quan hệ đồng tộc, xác định được thế thứ.

5.              Việc tu tạo, xây dựng khu tưởng niệm Thuỷ tổ Vũ Hồn và các công trình khang trang đã khích lệ lòng tự hào truyền thống dòng họ, động viên tinh thần  hướng về cội nguồn của con cháu gần xa.

6.              Các vị tham gia Ban Liên Lạc ở địa phương cũng như ở Trung ương đều hoạt động tích cực, tâm huyết, nhiệt tình với tinh thần vì dòng họ. Nhiều vị hi sinh thời gian, công sức, vật chất cho dòng họ. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để chúng ta nhen nhóm gầy dựng hoạt động ban đầu cũng như duy trì hoạt động lâu dài.

7.              Tuy có nhiều cố gắng, nhưng hoạt động dòng họ còn nhiều mặt bật cập, thiếu sót, tồn tại. Đó là, tổ chức Ban Liên Lạc các tỉnh, thành phố chưa hình thành rộng khắp, nhiều tỉnh chưa có Ban Liên Lạc. Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam mới hình thành được vài ba năm, chưa có biện pháp để phát triển tổ chức sâu rộng hơn. Nhiều việc chưa làm được do công tác điều hành, vận động của hoạt động Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam còn một số hạn chế. Tổ chức Ban Liên Lạc lúc mới ra mắt, tạm thời có 123 thành viên, trong quá trình hoạt động chưa sắp xếp, lựa chọn được một danh sách  Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam chính thức xuất phát từ cơ sở giới thiệu lên và hình thành theo một cơ cấu hợp lý, khoa học.

B.    PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA DÒNG HỌ VÀ
MỘT SỐ CÔNG VIỆC CẦN LÀM

Hoạt động dòng họ là một hoạt động tự tậm, hướng về cội nguồn tổ tiên, đền đáp công ơn tổ tiên; từ mối quan hệ dòng họ mà có những việc làm vì cộng đồng dòng họ như tương ái, hổ trợ sản xuất, khuyến học, khuyến tài, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, động viên mội người sống trong sáng, lành mạnh, giáo dục con cháu rèn luyện đạo đức tốt, học hành giỏi, phát huy truyền thống cao đẹp, Nhân Hậu – Trí Tuệ của dòng họ Vũ (Võ) và văn hóa dòng họ nói chung vào cuộc sống thực tiễn.

Từ định hướng trên đây, hoạt động của Hội đồng dòng họ Vũ (Võ) Việt Nam phấn đấu làm tốt một số công việc cụ thể như sau.

1.  CÔNG TÁC TỔ CHỨC:

-         Tiếp tục củng cố, tăng cường và ổn định một bước bộ máy hoạt động của Hội đồng dòng họ Vũ (Võ) Việt Nam.

-         Tiếp tục phát triển Hội đồng dòng họ Vũ (Võ) ở các tỉnh, thành phố chưa có tổ chức

-         Hoàn thiện, triển khai thực hiện Quy ước của Hội đồng dòng họ sau khi lấy ý kiến rộng rãi của Hội đồng dòng họ các địa phương.

2.  HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN ĐỀN ĐÁP CÔNG ƠN TỔ TIÊN.

-         Tiếp tục với đảng bộ, chính quyền xã Tân Hồng và Ban quản lý di tích Mộ Trạch, vận động các hậu duệ hảo tâm đóng góp để hoàn chỉnh khu di tích tưởng niệm thuỷ Tổ Vũ Hồn.

-         Bàn bạc cùng hai nhà hảo tâm Võ Văn Hồng, Vũ Văn Tiền triển khai sớm kè chân gò đất nơi đặt mộ Tổ ở Nam Sách phù hợp với phong thuỷ; chỉnh trang, tôn tạo lại lăng mộ Thuỷ Tổ Vũ Hồn và bà Vương Phi tại khu thần lăng Mộ Trạch.

-         Tổ chức thảo luận, đi đến xác định quy hoạch và có dự án cụ thể trình bày trong nhà bia, nhà lưu niệm, nhà hạ đường. Từ đó vận động các chi họ và các nhà tài trợ đảm nhận để các công trình đã xây không chỉ có hình thức bề thế mà nội dung cũng xứng, thiết thực, phục vụ cho việc giáo dục truyền thống và giao lưu của con cháu thập phương.

3.  LẬP QUỸ KHUYẾT HỌC CỦA DÒNG HỌ:

Lấy tên quỹ khuyết học Vũ Quỳnh hoặc Vũ Hữu (Hai vị Hoàng giáp học rộng tài cao, tiêu biểu cho truyền thống dong họ). Xây dựng quy chế khen thưởng, trợ cấp học bổng cụ thể đối với quỹ này. Có thể thành lập chi hội khuyến học dòng họ Vũ (Võ) nằm trong hội khuyến học Việt Nam. Chi hội này sẽ vận động lập quỹ và quản lý quỹ học bổng và quỹ khuyết học nói chung.

4.  TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ CÁC DOANH NHÂN HỌ VŨ (VÕ)

Nhằm động viên, cổ vũ các nhà doanh nghiệp trong họ thành đạt, là nơi giao lưu, đàm đạo những chủ đề bổ ích, phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất. Hình thức, nội dung của Câu lạc bộ sẽ có đề án riêng.

5.  Sưu tầm, tập hợp, tuyển chọn tác phẩm văn học tiêu biểu các thời kỳ cận đại của các bậc tài danh trong dòng họ. Có đề cương về bộ máy, kinh phí, phương hướng để tiến hành xuất bản tuyển văn thơ họ Vũ (Võ) của các bậc tiên hiền, di sản văn hoá của dòng họ; có thể làm thành hai quyển cận đại, hiện đại.

6.  Tiếp tục sưu tầm, tập hợp tư liệu, hiệu đính và viết tiếp Tộc phả họ Vũ Mộ Trạch, tiên đến bổ sung, hệ thống hoá tộc phả các dòng họ Vũ (Võ) trong cả nước. Đây là việc làm cần thiết, đòi hỏi nhiều công sức, tính kiên trì và tư duy hoa học của các chi họ và bộ phận chuyên trách.

7.  Sưu tầm, tập hợp, và lựa chọn để xuất bản Danh nhân họ Vũ (Võ) trên các lĩnh vực : Văn hoá xã Hội, Quân sự, chính trị từ trước đến Cách mạng tháng 8 – 1945.

Tập hợp danh sách, sơ yến lí lịch, thành tích (có ảnh) từ năm 1945 đến naY, những người hoạt động chính trị từ Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ, thứ trưởng, Vụ trưởng, Bí thư tỉnh Uỷ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và tương đương trở lên lão thành cách mạng, anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, các sĩ quan quân đội và công an hàm đại tá và tương đương trở lên, những người có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ thầy thuốc nhân dân, nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu, những nhà doanh nghiệp thành đạt. Tập sách này có thể lấy tên: Những người con họ Vũ (Võ) thế hệ Hồ Chí Minh.

8.  Nghiên cứu, lựa chọn một vài danh nhân xuất sắc của họ Vũ (Võ), phối hợp với hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học.

9.  Lựa chọ một số nhân vật lịch sử để đề nghị đặt tên đường phố, tên trường học.

10.         Tiếp tục dùng biểu trưng “Vũ tộc tinh hoa” làm trướng, bằng lưu niệm, trao tặng động viên cá nhân, tổ chức chi họ có thành tích trong hoạt động dòng họ, trong các mặt hoạt động xuất sắc khác.

11.         Có kế hoạch và biện pháp xây dựng “Quỹ dòng họ”, để đảm bảo chi tiêu tối thiểu cho hoạt động của Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam, có kinh phí cho việc xuất bản tờ “Thông báo dòng họ” đều kỳ (mỗi quý một bản) và những ấn phẩm cần thiết khác của dòng họ.

-         Kính thưa các bậc cao niên của dòng họ

-         Thưa toàn thể bà con đồng tộc,

Hôm nay, chúng ta gặp mặt trong tình thương và sự nồng ấm của những người cùng gốc tổ tông. Mười lăm năm qua tuy còn rất ngắn nhưng hoạt động của Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) các địa phương và Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam như những sợi dây tình cảm bền vững, gần gũi, đưa chúng ta quây quần trước tiên tổ, thúc giục chúng ta ngày càng phấn đấu vươn lên trên mọi lĩnh vực, mọi hoạt động để xứng đáng với mình, với dòng họ mình. Tinh thần đó mãi mãi luôn ở bên chúng ta và tin rằng những hoạt động sắp tới của chúng Ban Liên Lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam từ các huyện, tỉnh, thành phố, đến Trung ương sẽ phong phú hơn, năng động hơn, mang lại nhiều kết quả thiết thực và to lớn hơn nữa.

Xin chúc quý vị mạnh khoẻ, gia đình hạnh phúc.

Xin trân trọng cảm ơn!

TM. BAN LIÊN LẠC

TRƯỞNG BAN

Tiến sĩ : Vũ Ngọc Kỳ

Người đăng: admin