Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 687
Truy cập hôm nay: 4,130
Lượt truy cập: 11,636,621
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Di tích Từ Vũ (祠 廡) ở Hải Phòng

 

Di tích Từ Vũ (祠  廡) ở Hải Phòng

Xế trưa ngày 23/5/2006, xe chúng tôi rời chổ Lễ giổ tổ ở Ngọc quan - Bắc ninh, lúc 14giờ 38 phút, xe trực chỉ xuống Hải Phòng. Anh Vũ Huy Thuận đã liên lạc được với ông Vũ Đình Tân (Phó ban  Liên Lạc họ Vũ Tp. Hải Phòng) ngay tại Lễ giổ tổ ở Ngọc quan và cùng nhau đến hải Phòng.  Ông Tân  hứa sắp xếp gặp Ban Liên Lạc họ Vũ Tp. Hải Phòng. Khoảng 16 giờ chiều (thứ 7: 23/5) xe chúng tôi có 5 người: ông Vũ Tá Lâm, ô. Vũ Huy Thuận, ô.  Vũ Hữu Chính, tôi  và ông Tân tới Hải Phòng.

Gặp ô. Vũ Đình Tân chúng tôi rất xúc động, phấn khởi. Ông Tân, tuy đã 68 tuổi (sinh 1939), nhưng hoạt bát, nhanh nhẹn và đặc biệt rất hiếu khách. Ông Tân đã mời nhóm chúng tôi về nhà ông nghĩ ngơi trong chốt lát. Lúc đó trời bắt đầu tối, chưa kịp gặp gỡ ban liên lạc họ Vũ ở Hải Phòng và cũng không đi thăm được di tích nào vì đã về đêm. Chúng tôi nghỉ đêm ở khách sạn.

Sáng hôm sau, khoảng 8 giờ 30-10 giờ mới gặp Ban liên lạc họ Vũ Tp. Hải Phòng với thành phần khá đầy đủ: ô. Vũ Văn Tuyến, chủ tịch Hội Đồng Vũ (Võ) tộc TP. Hải Phòng và các phó chủ tịch Vũ Văn Toàn, Vũ Quang Le, Vũ Văn Luyện, Vũ Đình Tân, 2 ông ủy viên, Vũ Văn Viên (phụ trách nhóm họ Vũ ở Thủy Nguyên Minh Đức, Tràng Kênh) và Vũ Hoàng Dương (gốc Mộ Trạch, Hải Dương). Sau khi trao đổi vài ý kiến, giới thiệu ban liên lạc Hải Phòng (họ Vũ) và nhóm chúng tôi trình bày đến Hải Phòng lần này, chỉ để thăm một vài di tích họ Vũ mà thôi (có dịp lần sau sẽ còn thăm nhiều địa điểm có các dòng họ Vũ nổi tiếng khác ở quanh địa phận Hải Phòng?) Nhóm chúng tôi được ban liên lạc tại đây nhiệt liệt chào đón và ba ông: Vũ Đình Tân, Vũ Văn Viên, cùng ông Vũ Văn Luyện đưa đi khảo sát ở Tràng Kênh, ở Trung Hành và điểm cuối là ngôi đền “Từ Vũ” thờ tướng quân  Vũ Chí Thắng ở Hàng Kênh.

Tuy vậy, trước khi đề cập đến kết quả khảo cứu tại đền thờ tướng Quân Vũ Chí Thắng ở phường Hàng Kênh, chúng tôi xin có một “đính chính” nhỏ có liên quan đến dòng họ Vũ Võ ta, mà hầu hết bà con ở Hải phòng cũng như một số nơi thường hay nhầm lẫn. Đó là  khái niệm “Từ Vũ” .

“Từ Vũ” chỉ là một ngôi Miếu thờ Thành Hoàng là cụ Vũ Chí Thắng ở làng (phường) Hàng Kênh, tại phố Hồ Sen, Hải Phòng. Nói khác đi, bất kỳ ngôi miếu thờ thành hoàng, thần làng nào cũng có tên gọi là “Từ Vũ”. Do không hiểu rõ chữ nghĩa Hán Nôm nhiều người  nhầm lẫn chữ Vũ là họ Vũ Võ! Phân tích chi tiết hơn Từ Vũ là ngôi đền, miếu lợp ngói to lớn thờ Thành Hoàng, như các làng Bắc Bộ xưa thường gọi nơi thờ an vị Thần của làng là Miếu Vũ, hay Từ Vũ:

1/ Theo từ điển Hán- Việt của cố học giả giáo sư Đào Duy Anh: Từ (祠) nghĩa là: Miếu thờ thần, nhà thờ tổ tiên, sự cúng tế (như Từ đường tức là  nhà thờ Họ [temple familial tức là  family temple] trang 333 – 334, Vũ tức là  mái nhà, không gian (565) như Miếu Vũ 廟 廡 tức là  chỗ đền chùa thờ Thần, Phật tức là  Từ Vũ 祠 廡, trang 560 .

2/ Sách Hán Việt Tân Từ Điển của ông. Nguyễn Quốc Hùng (1974) tra chữ Vũ là mái nhà, là  ngôi nhà lớn -trang 796, như Miếu Vũ ; Từ Vũ (     祠 廡  , ngôi đền thờ lớn để thờ Thánh, Thần, còn được viết (     ).    

Như thế, theo phiên âm Hán Việt thì dù là “họ Vũ” hay “mái nhà” cũng đều sử dụng một mẫu tự là “Vũ”, nhưng chữ Hán thì khác nhau hoàn toàn về cách viết, mẫu tự. Bất kỳ  ngôi đền to nào cũng có thể gọi là Từ Vũ, Miếu Vũ, dù thờ vị Phúc Thần (Thành Hoàng) họ nào đi nữa.

Cần nói thêm, nếu là miếu thờ, đền thờ vị thần họ Vũ, thì người ta sẽ gọi là “Vũ miếu”    hoặc  “Vũ từ” 武 祠, hay  “Vũ công miếu” ( 武 工廟 hoặc “Vũ công  từ” 武  工祠.

Là người chuyên khảo Hán Nôm và gia phả học (genealogy) cổ sử VN, tôi xin phép phải minh danh 2 chữ Từ Vũ ở Hải Phòng cho ra lẽ! Vì “Danh” có chính (xác) thì “Ngôn” mới thuận.

Trở lại chuyến du khảo về các dòng họ, di tích họ Vũ Võ ở hải phòng đoàn du khảo đã tới các điạ danh:

1. Nơi thờ Đồng Giang Hầu Vũ Tướng Quân ở Tràng Kênh (                    ), tổng  Dưỡng Động cũ  [ phủ Kinh Môn, gần Hải Phòng ]

1.     2. Từ đường họ Vũ làng Dưỡng- Động (       ), huyện Thuỷ Nguyên

3. Đền “Từ Vũ (                     )” thờ Tướng Quân Vũ Chí Thắng ở phường Hàng Kênh (             ) , thành phố Hải Phòng.

4. Họ Vũ lớn và lâu đời ở làng Trung Hành, An Hải, Hải  Phòng.

Điểm đến cuối cùng trong chuyến du khảo đến Hải Phòng  là đền Từ Vũ thờ Tướng Quân Vũ Chí Thắng ở phường Hàng Kênh (            ).

Nay xin mô tả thực địa di tích kiến trúc cổ này đầu tiên, vì tính chất quan trọng của di tích cũng như có liên quan đến quốc sử, phả làng Mộ trạch.

Nhóm nghiên cứu chúng tôi, từ di tích Đồng Giang Hầu, Vũ Tướng Quân ở Tràng Kênh (gần thị trấn Minh Đức) huyện Thủy Nguyên trở về Thành Phố Hải Phòng, chiều ngày Chủ Nhật, 21-5-2006, được ông Vũ Đình Tân- phó ban liên lạc Họ Vũ ở Hải Phòng (đã hết lòng nhiệt tình và năng động hiếm thấy) tìm được hai cụ trong Ban quản lý di tích Từ Vũ mở khoá cửa Đền chính cho vào chiêm bái và khảo cứu.

Chúng tôi phải nhớ ơn lòng tốt của hai cụ phụ trách quản lý là cụ Đặng Vũ Lái và cụ………………… , đã cho nhóm chúng tôi quay camera, chụp ảnh màu toàn bộ nội thất gian tiền tế và gian Hậu Cung có ngai thờ Ngài “Bản phổ Phúc Thần Vũ Tướng Công (                                        )”. Rồi ghi chép các bức Hoành Phi, câu đối chữ Hán, tương đối cổ (thời cuối nhà Nguyễn) ca tụng công đức ông Thành Hoàng Vũ Chí Thắng của nhân dân làng Hàng Kênh (                       ), thôn Bắc, ấp Từ Vũ [ nguyên văn như Văn Bia khắc trên tấm đá to (xem hình ảnh)].

Về sắc phong của các triều Vua xưa, theo hai cụ phụ trách, cho biết các sắc phong đó do viện Hán Nôm và Bảo Tồn Bảo Tàng cất giữ dùm? Vì tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ trong ngôi Từ Vũ lâu nay khá phổ biến. Các thứ quý giá còn lại, một phần được đem cất giữ tại nhà. Vì vậy, chúng tôi không được đọc các sắc phong ra sao? Tại ngôi Từ Vũ, chúng tôi đã khảo sát và ghi chép được một số tư liệu, xin trình bày, theo nghiệp vụ chuyên môn Hán học và sử phả học:

A – MÔ Tả : Đây là một di tích Đình thờ vị Thành Hoàng tên Vũ Chí Thắng, một viên tướng trung cấp theo Tiết Chế Trần Hưng Đạo Đại Vương năm Mậu Tý (1288) chống đánh quân Nguyên Mông xâm lược nước ta thời Vua cha Trần Thánh Tông (1258-1279) và Vua con Trần Nhân Tông (1279-1292). Sự nghiệp của ông là một võ tuớng mà sử Việt xưa nay chưa thấy nhắc đến. Nhưng ở địa phương này,  nêu danh Ngài là một anh hùng chống ngoại xâm có tiếng trong vùng Thành Phố Hải Phòng gần đây (1955-2005) với mục đích tạo cho thành phố cảng này “có danh nhân biểu tượng” để quảng bá (nhất là bà con họ Vũ của tỉnh giáp biển này) với cả nước? Là người làm công việc nghiên cứu cổ sử, cổ phả VN, chúng tôi đã tham khảo các sách báo thường viết về Ngài Thành Hoàng (phúc Thần) Vũ Chí Thắng, bao gồm:

1.“Những dấu chân lịch sử”, do tác giả Võ Văn Trực (nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 1993, trang 58 – 60)

2.“Tướng Quân Vũ Chí Thắng” do cố Bác Sĩ Vũ Ngọc Lung viết cho một tạp chí địa phương Hải Phòng (1998). Ông dựa theo tư liệu của “Hội Đồng gia tộc hậu duệ Vũ tướng công ở làng Quán Nải, Hàng Kênh, Hải Phòng”, mà không chứng minh bằng cổ phả. Rất tồn nghi, do con cháu Ngài “thêu dệt” ra các chức vụ và sự nghiệp chiến đấu qúa lớn lao.

3.Một tư liệu đánh máy vi tính gần đây (khoảng sau  năm 2003) nhan đề: Từ Vũ Hàng Kênh (photocoppy khổ A3). Nội dung giới thiệu sơ qua ngôi “đình Hàng Kênh” và dịch thuật năm ( 5) tấm bia đá có khắc chữ, mà soạn giả nào đó (không nêu tên) gọi là “bia Tiên Hiền” nghĩa là: Bia ghi công đức “Người Đời Trước” góp công sức, của cải, xây lại ngôi Đình Hàng Kênh (Từ Vũ) nhiều lần: năm 1698 – 99 (niên hiệu Chính Hoà thứ 9 và 10 đời vua Lê Hi Tông (1676-1705) dựng đình Miếu này; năm 1700 khắc và dựng bia có tên “sáng lập Từ Vũ Bi Ký”. Bia thứ 2 có tên (khắc trên trán bia bằng chữ Nho); là “Lịch Tự Tiên Chính Bi Ký” (bia ghi tên các vị được thờ là Tiên Hiền [Tư Văn Hàng Kênh Xã] chính thức, từ đời Quang Thuận 7 (1466) đến đời Chính Hoà 21(1700). Có ông Tiến Sĩ Nguyễn Đôn là vị đầu tiên thi đỗ Đại Khoa, mở đầu cho cả huyện An Dương xưa. Bia đá thứ 3 có tên “Bản Xã Tư Văn Kế Lập Bi Ký” khắc 2 mặt, khổ 1,35m, cao: 0,85m rộng do ông Ngô Hữu Thường soạn ra và ông Nguyễn Sĩ Triều nhuận sắc (xem lại có sửa). Bia này đã tạo dựng năm Vĩnh Khánh 2 (1731) đời vua Lê Phế Đế, Duy Phường(1729-1732) và tên bạo chúa Trịnh Giang. Ghi tiếp tên những người thi đỗ và có học cao, từ năm Chính Hoà 23(1702) đến năm Cảnh Hưng 44(1783). Rõ ràng bia dựng trước (mặt trước), rồi 53 năm sau (1783) đã khắc thêm vào danh sách các ông thi đỗ các loại ở mặt sau. Cuối cùng là các người góp tiền dựng bia, cũng được nêu danh tính. Bia thứ tư có nhan đề ở trán bia (bằng chữ Nho) là: “Bản Huyện Văn Thuộc Bi Ký” dựng năm Cảnh Hưng 25(1704), khắc 2 mặt, khổ 1,1m x 0,71m. Chỉ ghi các người thi đỗ của huyện An Duơng và nêu việc lập Văn Miếu An Dương, ai muốn được thì cúng ở Văn Miếu này, nếu có thi đỗ và là giám sinh triều trước, phải nộp tiền mới được cúng giỗ cho hàng năm, như lối mua Hậu ở chùa, Đình xưa. Và bia thứ năm có tiêu đề: “Trùng tu từ vũ bi ký” được làm và dựng năm Cảnh Thịnh thứ tư, đời vua Nguyễn Tây Sơn, Quang Toản (1793-1802), tức năm 1796, khổ bia: 1,4m x 0,86m do 2 ông Nguyễn Đức Uông và Đặng Thì (thời) Liêu soạn. Nội dung kể về việc trùng tu (sữa chữa xây dựng lại) ngôi từ Vũ (Đĩnh Miếu) Hàng Kênh này từ mùa Xuân năm Ất Mão (1795) và đến tháng tư, Bính Thìn (khoảng thánh 5/ 1796) thì xong. Đặt lệ phải nộp tiền cho các hội viên Tư Văn và nộp tiền khao vọng (bao nhiêu, cụ thể rõ ràng). Mặt sau bia này lại còn có thêm 1 bài văn bia nữa, tiêu đề (ở trán bia khắc chữ): “Lịch Khoa Thí Trưng Bi Ký” có lạc khoản ghi rõ: Hoàng triều Minh Mạng Bát niên (1827), nhị nguyệt, thập bát nhật (ngày 18 tháng 2 âm lịch năm Đinh Hợi (khoảng đúng 13 - 3 [Mars]-1827). Nhưng, cũng được khắc thêm bổ sung vào thế kỷ 19. Vì đã ghi thêm các người thi đỗ các loại cấp bậc ở các khoa thi cho đến năm Kiến Phúc(1884).

4.Cuối cùng là một tờ photocoppy khổ A4, nhan đề “Tìm Hiểu Danh Tướng Nhà Trần”, trích tiểu sử cụ Vũ Chí Thắng (trang 66, Nxb Hải Phòng, năm 2003) của Ban quản lý di tích Từ Vũ, ấn hành, phát cho du khách tham quan, chiêm bái muốn tìm hiểu về Nhân Vật được thờ ở đây. (đánh máy vi tính).

Qua bốn (04) tư liệu nêu trên, chúng tôi thấy, người gần đây ở Hải Phòng đã không nghiên cứu cẩn thận khi viết về Đình Hàng Kênh. Ngay các cụ trong Ban Di Tích đền là các Công chức, nhân viên Hưu Trí, không ai đọc hiểu được chữ Hán và thuộc Việt sử nên  đã có chổ nhầm lẫn! Dù các cụ có tinh thần trọng lễ giáo, sùng tín Thần Thánh. Rồi cả sở thông tin Văn sử và Bảo Tàng Hải Phòng cũng không hiểu ngôi Miếu Từ Vũ này thờ ai? Cứ theo phong trào ”tìm cho tỉnh nhà một danh nhân hào hùng” như nhiều địa phương khác trong nước, bất chấp quốc sử và khoa học lịch sử! Trước khi nhận định kết qủa chuyến khảo sát tại nơi gọi là “Từ Vũ” (Đình Hàng Kênh) ngày 24/ 5/ 2006 về nhân vật có thật Vũ Chí Thắng là ai? Chúng tôi xin được mô tả về ngôi Đình Miếu xã Dư Hàng Hàng Kênh (Hải Phòng):

 “Như đã phân tích ở trên, nơi gọi là Từ Vũ, không có nghĩa là Đền thờ họ Vũ, mà chỉ là một ngôi Miếu Đình thờ Thành Hoàng” Từ () là từ Đường tức là  nhà thờ dòng họ, và Vũ () là ngôi nhà lớn có mái che. Từ Vũ tức là  nhà thờ trông uy nghi, bề thế. Theo tôi, đây là một ngôi Miếu to thờ Thành Hoàng của một thôn xã xưa (trước năm 1945 trở về thời xa nữa ). Theo tư liệu nghiên cứu  (số 3 ) đã cho biết như sau : “Từ Vũ nằm trong khuôn viên Đình Hàng kênh (xưa) ở phố Nguyễn Công Trứ – Ao sen, quận, Lê Chân, Hải Phòng. Từ Vũ này được xây dựng lần đầu trong 2 năm Mậu Dần (1698) và kỷ Mão (1699) đời Lê Chính Hoà (Hi Tông Hoành Đế và chúa Trịnh Căn), trên nền văn chỉ cũ của xã (Hàng Kinh – Kinh  Dương) có từ thời Quang Thuận 7 (1466)”.

“Qui mô, kiểu dáng lúc đầu thế nào? Nay không rõ. Còn kiến trúc hiện nay còn đó, mang kiểu thức triều Nguyễn. (Từ Vũ, gồm có nhà Tiền Tế và một Miếu thờ (Thần Thành Hoàng) liên tiếp nhau, theo lối chữ nhị tức là  (1). Có xây bức tường (ở 2 bên), ở giữa (1) đúng ra là chữ CÔNG ( ), tác giả nào (6) đó đã mô tả là chữ NHỊ có một sân nhỏ hai bên là 2 nhà Bia. Nhà Bia bên phải có 2 tấm Bia đá khắc đầy chữ Hán Nôm cũ. Nhà Bia bên trái dựng 3 tấm bia có chữ như thế . Cả 5 tấm bia đều còn lành lặn (gần nguyên vẹn, không sứt mẻ mấy) nét chữ đẹp, trang trí hoa xây Rồng, Phượng, Mây, Hoa Cúc, Mặt trời…nét họa tiết tinh xảo. Đây là những Bia đá ghi công Tiên Hiền (của làng xã ) ở Hải Phòng đẹp nhất địa phương này được lưu lại. Và công trình kiến trúc đền Miếu làng xã tương đối nguyên vẹn ở trong Thành Phố Cảng, đến nay chỉ còn duy nhất là ngôi Từ VŨ Hàng Kênh. Từ khi huyện lỵ An Dương còn, sau đổi tên là An Hải, chuyển về xã Hàng Kênh ở khu vực trường học Trương Công Định hiện nay, thì nhân dân làng huyện này, hàng năm đều tổ chức lễ tế Tiên Hiền, Tiên Thánh tại Từ VŨ Hàng Kênh. Từ Vũ này chỉ giữ được nét kiến trúc cổ, còn đồ thờ, câu đối, Hoành Phi.… mất hết trong thời kỳ trước năm 1990? Giá trị nhất là 5 tấm Bia Tiên Hiền, công đức đã kể ở trên (nguyên văn tờ báo cáo mô tả và dịch thuật về ngôi Từ Vũ ở Hàng Kênh, Hải Phòng, có lẽ của 1 chuyên viên Bảo Tồn Bảo Tàng Thành Phố Hải Phòng trước đây chừng 10-15 năm? Soạn ra giới thiệu khi khảo sát ? Nay chúng tôi căn cứ vào văn bản đó mô tả lại sự thật ở đây)

Trong lúc chờ các cụ quản lý di tích đi lấy chìa khoá, chúng tôi tranh thủ quan sát bên ngoài khu từ Vũ. Thì thật buồn lòng thấy trong khuôn viên Từ VŨ này đã bị 6,7 hộ gia cư, chiếm dụng dựng nhà nhếch nhác sinh sống, vô trật tự, mất vệ sinh, mùi hôi hám xông lên nồng nặc. Lối vào có lót gạch, nhưng đã xuống cấp, làm mất vẻ tôn nghiêm nơi thờ tự, một toà cổ Miếu rất hiếm ở Hài Phòng!!! Mong sao “Hội Đồng Vũ,Võ tộc Hải Phòng” quan tâm chấn chỉnh để cho cảnh quan ngôi Từ Vũ được khoáng đãng đẹp mắt, nghiêm túc hơn hiện nay (5/ 2006). 

Chúng tôi, bước qua một “cửa bức bàn” lối xưa, có bờ thành bằng gỗ, cao chừng 50cm, chắn ngang (trên là cánh cửa). Theo sự hiểu biết của chúng tôi, đây là cấu trúc Nhà, Đình, Miếu, Chùa Xưa, chỉ còn tồn tại đến thời Vua Duy Tân (1908-1916) Nhà Nguyễn trở về trước ở các thành thị Miền Bắc xưa. Từ thời Vua Khải Định (1916-1926) các loại cửa, bức bàn, phải cao chân lên bước qua đã không còn mấy xây dựng nữa? mà đã toàn làm cửa thấp sát đất, không có vách gỗ cao nửa mét chắn ngang cửa. Rõ ràng, đây là kiến trúc gỗ theo lối cổ, có từ thời Nguyễn xưa, trùng tu theo mô-típ (motif) cũ thời Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn Sơ (từ 1900 trở về trước còn thịnh hành, khi Pháp xâm lược Bắc Kỳ và bảo hộ, sau năm 1884, thì lối cửa này dẫn dần bỏ đi, vì ra vào bất tiện với lối  mặc Âu phục ở tỉnh thành?). Trong gian Tiền Tế, bày bàn thờ và trang trí một số Hoành Phi câu Đối mới đặt làm. Phía trong là một khám thờ (hộp thờ có khung chạm trổ, son son thiếp vàng (màu) trong đặt tay Ngai, bài Vị Thành Hoàng).Vì trời tối dù có đèn ống nê – ông, vẫn không đủ ánh sáng. Chúng tôi chỉ thấy một bức Hoành Phi mới có 4 chữ lớn (Đại từ Hán Nôm): VẠN Cổ ANH LINH (萬古英                      ). Hai bên “khán thờ “ và 2 hàng cột chính, có các câu đối là :

1 a/ (                                                )tức là  LINH THANH CHƯƠNG NHẬT NGUYệT

   b/ (                                               )tức là  MIếU MạO THọ SƠN HÀ (tạm dịch: (tiếâng thiềng liêng sáng rỡ cùng mặt Trời, mặt Trăng. Đền Miếu uy nghi còn bền lâu với Núi, Sông)

2 a/ (                                                )[năm sắt mây đẹp lành quấn quanh điện thờ Thánh

NGŨ SắC TƯỜNG VÂN DUYÊN THÁNH DIỆN

b/ (                                                            )[ngàn thu ơn cầu đảo (vũ) che chở cho sinh linh dân làng.         THIÊN THU ÂN VŨ PHÚ DÂN LINH

Ngoài ra còn có nhiều câu đối khác nữa mà do bóng tối bao phủ bẩy gian đình miếu, tôi yếu mắt nhìn không rõ. Vì thế, chúng tôi phải căn cứ vào sách  “Những dấu chân lịch sử” của ông Võ Văn Trực (1993), đã cho biết như sau: (trang 58).“Trong đình Hàng Kênh, có một câu đối ngắn mà đầy khí phách:

- HÁN BắC THẤT KỲ CƯỜNG, VĨ LIỆT BẠCH ĐẰNG GIANG DĨ Cổ (Hán Bắc hết xưng hùng, chiến tích Bạch Đằng sông vẫn còn đó).

- NAM THIÊNG ĐẠI NHẤT THốNG, CHÍNH KHÍ TảN VIÊN SƠN CHI LINH (Trời Nam toàn thống nhất , Khí Thiêng Tản Lĩnh núi còn đây)”. Và khắp trên các cột đình ở Hậu Cung, thượng điện, hạ điện, đều có treo các câu đối chữ vàng trên nền sơn đen. Do các thế hệ Nho Sĩ yêu nước tới viếng, đều muốn tỏ tấm lòng tôn kính bằng Những Đôi Câu Đối … . “Hàng Kênh Là Tên Nôm Của Làng Nhân Thọ, Huyện Phú Lộc, xây dựng đình này thờ Ngô Quyền, từ thời Hậu Lê đời Lê Vĩnh Thịnh thập tứ niên (1719) [ Đời Vua Lê Dụ Tông, chúa Trịnh Cương (vua Ngô Quyền), vị anh hùng ấy được tôn thờ làm Thành Hoàng của làng( Hàng Kênh). Vốn lúc đầu, dựng ở ngõ 57 phố Hàng Kênh, sau mới chuyển ra địa điểm hiện nay (phố ao sen). Năm 1840, (niên hiệu Minh Mạng thứ 21) được trùng tu. Đây không những là một di tích lịch sử, mà còn là một công trình nghệ thuật kiến trúc (cổ) đáng lưu ý ….” (trang 58-59).Vậy ta biết thêm huyện Phúc Lộc là tiền thân của Huyện An Dương, nay đổi là An Hải. Xem như thế, tác giã Võ Văn Trực đã khảo sát từ 1990 trở về trước mô tả khá chi tiết và cho là Đình Hàng Kênh này tức Từ Vũ thờ vua Ngô Quyền. Câu đối ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938 (Mậu Tuất). Nhưng, Ban Di Tích Lịch Sử của Bảo Tồn Bảo Tàng và Sở Thông Tin Văn Hóa gần đây (sau năm 1996) của Thành Phố Hải Phòng lại cho rằng: Từ VŨ, tức Đình Hàng Kênh thờ ông Vũ Chí Thắng. Vậy ngôi Từ Vũ này thờ ai làm Thành Hoàng Phúc Thần:

Chúng ta nên cận thận nhận suy xét, vì tác giả sách Những dấu chân lịch sử đã ấn hành trước sách Danh Tướng Nhà Trần của nhà xuất bản Hải Phòng những 10 năm (1993 – 2003) phải tham khả tư liệu Hán Văn nhiều hơn lớp hậu thế gần đây? 

B- NHẬN XÉT

Theo chuyên môn nghiệp vụ Hán Nôm và lịch sử, qua lần khảo sát này, chúng tôi cho rằng:

1.  Ngôi “Từ Vũ” là tiếng xưa của Nho Gia dùng để trân trọng gọi quần thể di tích Đình Miếu của làng Hàng Kênh. Dư Hàng (chữ Hàng () ở đây có nghĩa là: Thuyền gỗ, tàu ghe lớn, đi tàu thuyền [Hán Việt Từ Điển] chứ không phải chữ (    ) Hàng là cửa hàng, hay hàng phố. Còn Dư Hàng là thuyền chở người và đồ vật ). Như thế, thuở xưa đất Hàng Kênh (Kinh ( )tức là lạch rạch nước), Dư Hàng đó có một con sông nhỏ cho thuyền, đò, tàu gỗ đậu ở sông ấy.

2.  Qua 5 Bia đá cổ trong Từ Vũ này không hề có dòng chữ nào nói đến việc thờ cúng và xác định là nơi thờ ông Vũ Chí Thắng là tướng đánh giặc Nguyên Mông Cổ. Đồng thời cũng chẳng thấy bia nào nói đến vua Ngô Quyền được thờ ở đây? Thực chất 5 bia đá đó là 5 Bia Văn Chỉ của các thế hệ Nhà Nho thờ phụng các vị Tiên Hiền, Hậu Hiền có học cao và có khoa Bảng. Chúng tôi ngờ rằng: xưa kia trong khuôn viên rộng lớn hơn nhiều, có nhiều công trình kiến trúc thờ phụng. Trong đó có Văn Chỉ Hàng Kênh xã. Năm Bia đá cổ đó vốn ở Văn Chỉ xưa nơi quanh đâu đó. Sau, Đời Thành Thái thứ 6 (1894) mới trùng tu ngôi Từ Vũ qui mô, các cụ Nho Học mới đem Bia đá cổ đó vào dựng ở 2 Nhà Bia Tả Hữu. Có lẽ Văn Chỉ đã mất rồi!

3.  Chúng tôi cũng đã đọc qua một bia đá to dựng ở vách bên phải gian Tiền Tế đã ghi rõ:”

THÀNH THÁI LỤC NIÊN, CỬU NGUYỆT, SƠ TỨ NHẬT, HÀNG KINH XÃ, BắC THÔN.

Rõ ràng Bia đá này dựng lên và ghi lại việc trùng tu ngôi Từ Vũ to lớn này vào ngày mồng bốn, tháng chín, năm Giáp Ngọ (1894) đời vua Thành Thái thứ sáu do thôn Bắc ở xã Hàng Kênh thực hiện tôn tạo lại đình làng này không hề có từ ngữ nào gọi là Từ Vũ cả, mà chỉ viết rõ là Miếu Thờ Thành Hoàng thôn Bắc, xã Hàng Kênh. Như thế, tiếng kép “Từ Vũ” là tên gọi ngôi Miếu lớn do dân gian đặt ra để chỉ ngôi Miếu mà các Nhà Nho xưa thường trân trọng nói với sự kính trọng. 

4.  Qua các tư liệu tham khảo mà có được khi quan sát, khảo cứu tại chổ, chúng tôi cho rằng: xã Hàng Kênh xưa khá lớn, có nhiều thôn. Nay, được biết rõ đã còn 2 thôn Nam và Bắc. Thôn Bắc có ngôi Từ Vũ lớn này thờ cả Thành Hoàng Bản Thổ và các Bia Văn Chỉ ghi ơn các Tiên Nho. Thôn Nam Hàng Kênh là quê quán nhân vật Vũ Chí Thắng tướng quân đời Trần (theo như bản tiểu sử). Có lẽ thôn Nam, sau là Quán Nải, nơi có dòng họ Vũ và gia phả cũ chép về tướng quân Vũ Chí Thắng chăng? ( tập tổng hợp Tư liệu ở Hải Phòng, họ Vũ, Võ, viết gọn là Quán Nải)

5.  Đọc qua các tư liệu nói về “Đình Hàng Kênh”, thấy thuở xưa có nhiều địa điểm thờ cúng các Thần Thánh, Tiên Hiền? Và tác giả Võ Văn Trực (khảo sát từ năm 1990) đã không hề dùng từ ngữ “Từ Vũ” để gọi Đình Hàng Kênh. Mà có lẽ chỉ mới gần đây người ta phục hồi cách gọi xưa là Từ Vũ của địa phương Hàng Kênh? Nhưng lại hiểu sai nguyên nghĩa “Từ Vũ” thực sự của nó là gì ? Chúng tôi cho rằng có thể nhân vật hào kiệt Hàng Kênh xưa đời Trần là Ngài Vũ Chí Thắng là có thật! nhưng chỉ là một người yêu nước, tham gia trận chiến cùng các tì tướng của đại binh Nhà Trần, do Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh giặc Nguyên xâm lược vùng phía Đông Bắc Bộ VN năm 1286-1288? Không có cơ sở để xác định ông đã có chức Điện Tiền Đô chỉ huy Sứ vào thuở ấy? Nếu có, sao lịch sử nhà Trần, trong Đại Việt sử ký Toàn Thư, đã thuật lại cuộc kháng chiến chống quân giặc Nguyên Mông trong 2, 3 lần không hề có ai là Vũ Chí Thắng hay Vũ Vạn Thắng cả! Trong lúc các tướng Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh, Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền, Hà Đặc, Hà Kiệt, Hà Chương, Nguyễn Thức, Nguyễn Khoái, Đỗ Hành (người đã bắt được ông Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Ngọc là tướng giỏi của giặc Nguyên) và Hoàng Nghệ, đều là các tướng lĩnh lớn, nhỏ có công đánh giặc xâm lăng (xem ĐVSKT.T tập II, từ trang 51 đến 62) đều được nêu tên cả?

Vậy ông Vũ Chí Thắng không nằm trong số các vị tứơng đó, mà có thể chỉ là một thủ lĩnh đầu mục địa phương, đã có công chiêu mộ trai tráng, hưởng ứng lời Hịch của Trần Hưng Đạo Vương kêu gọi nhân dân chống giặc. Sau khi quân dân ta nhà Trần Chiến Thắng, Hưng Đạo Vương khen thưởng cho ông và các hào kiệt ở đó được một chức tuỳ Tướng của Vương? Nếu ông Vũ Chí Thắng, theo tư liệu địa phương, kể: “ông sinh năm Qúi Sửu (1253) tại Kim Dương, tên xưa của Hàng Kênh”, vậy năm 1288 đánh xong giặc Nguyên, thì ông mới có 35, 36 tuổi.

Ông Vũ Ngọc Lung thì viết: “ông Vũ Chí Thắng được Hưng Đạo Vương phong làm Điện Tiền chỉ huy sứ, xếp vào hàng ngũ hổ, cùng bàn việc quân mưu….” Nhưng trong  sách “Tìm Hiểu Danh Tướng Nhà Trần” lại viết: “Sau hội nghị Bình Than, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được phong làm Quốc Công Tiết Chế, thống lĩnh binh lực toàn quốc. Người viết bảng chiêu mộ người tài trí bốn phương ra đánh giặc Nguyên Mông, cứu nước.Vũ Chí Thắng ra đầu quân, mạnh dạn dâng sách kế đánh giặc và được Hưng Đạo Vương tin dùng và cho giữ chức Chỉ Huy Sứ..” (xem trang 66, 67).

Qua 2 tư liệu trên, ông Vũ Ngọc Lung đã có phần “ tiểu thuyết hóa” nhân vật Vũ Chí Thắng không đúng với tư liệu lịch sử (không trích dẫn nguồn sử liệu?). Chức vụ mà ông Lung “gán” cho Vũ Chí Thắng là “Điện Tiền Chỉ Huy Sứ” là rất lớn, chỉ có vua nhà Trần mới có quyền ban, chứ Hưng đạo Vương không đủ thẩm quyền!

Quốc sử cho biết Đức Độ của Hưng Đạo Vương rất khiêm tốn, “không bao giờ phong bừa bãi cho ai cả, dù vua cho phép ông được quyền phong cho người nào có công, đến chức Thiên hộ Hầu. Nhưng ông không hề ban cho ai chức đó bao giờ. Vua khen.

Tư liệu sau (Danh Tướng Nhà Trần) đã viết: “Hưng Đạo Vương ban cho Vũ Chí thắng làm Chỉ Huy Sứ”. Điều này có thể tin được! Vì “Chỉ Huy Sứ” chỉ như chức Chỉ Huy Trưởng 1 đơn vị quân sự một địa phương thôi. Đây là hợp lý hơn. Thực tế trên Bia đá ở Từ Vũ ( Đình Hàng Kênh) đời Thành Thái và gia phả họ Vũ ở thôn Nam, xã Hàng Kênh đã xác nhận ông Vũ Chí Thắng là một Phúc Thần tức Thành Hoàng làng của Hàng Kênh (chứ không thấy ghi ông là danh tướng).

Chính hai cụ quản lý cũng kể : “Ngài Vũ Chí Thắng là 1 trong 6 ông tướng thân tín của Hưng Đạo Vương. Nên vùng An Hải này, hễ nơi nào có thờ Đức Thánh Thần thì đều có thờ sáu ông tướng được phối hưởng theo”.

TÓM LẠI

Chúng tôi đúc kết nghiên cứu như sau :

A - Nhân vật Vũ Chí (Vạn) Thắng là có thật, được thờ ở Từ Vũ tức đình Miếu lớn xã Hàng Kênh, Hải Phòng, với tư cách của Ngài là một vị “Thành Hoàng làng bản thổ” (phúc thần). Thực sự có một số sắc phong của các triều vua xưa, ban cho Ngài chỉ là một ông Thần Làng Hàng kênh và không viết gì về Ngài là anh hùng danh tướng đâu! Nhưng thần tích đã thuật lại Ngài có tham gia chống quân Nguyên dưới quyền Hưng Đạo Vương. Vì Ngài là người họ Vũ quê ở Thôn Nam, xã Nhân Thọ (sau đổi ra tên Nôm là Hàng Kênh). Được xã này thờ ở Miếu Đình Nhân Thọ ở tại thôn Bắc. Có thể Ngài là tướng dưới trướng Hưng Đạo Vương lúc Ngài mất, có danh vọng với làng xã. Mãi đời Hậu Lê (1698-99) mới được tôn thờ làm Thành Hoàng, vinh danh “Bản Phổ Phúc Thần Vũ Tướng Công” (                                    ) như một bia đá đời Thành Thái (1894) ghi như thế .

 B -  Phả họ Vũ ở Quán Nải cũng chỉ được soạn lại từ thời nhà Nguyễn, coi ông Vũ Chí Thắng là ông Tổ đời thứ 5: Cao Cao Tổ Vũ Chí Thắng, Trần Triều đại quan tướng quân. Sinh năm Quý Sửu (1253) giỗ (hứng ki nhật) 18 tháng giêng. Như thế, Ngài chỉ là một vị tướng ở địa phương này thôi mất năm Ất Sửu 1325.

 C -  Chúng tôi không thấy có thờ Hưng Đạo Vương hay Ngô Quyền ở chốn Từ Vũ này? Không biết trong Hậu cung có ghi bài vị nào không? Vì trời tối, hai cụ quản lý không hướng dẫn.

 D - Có thể trước kia, các bia di tích được lập ở một số nơi khác trong các Đình, Văn Chỉ ở làng Hàng Kênh. Sau, từ năm 1960, có lẽ đưa về tập trung thờ ở Từ Vũ này? rồi bom đạn tàn phá, bị dân lấn chiếm. Người địa phương và chính quyền gom cả vào thờ ở Từ Vũ? Nên tư liệu của tác giả Võ Văn Trực (1993) mới viết hơi khác ! không hề đề cập đến ai là Vũ Chí Thắng, mà chép là thờ Vua Ngô Quyền ở Đĩnh Hàng Kênh. Chẳng lẽ có 10 năm sau đã sai lệch?

BÀI: VŨ HIỆP – sưu khảo

ẢNH: VŨ HỮU CHÍNH

Người đăng: admin