Nguồn xưa, gốc cũ dòng Võ Tá
Sau nhiều năm được đọc sách sử, xem phả dòng họ Thạch Hà Thế Tướng, dòng họ nổi danh với câu ví “người Nghệ An, gan Hà Hoàng”,chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ mấy về dòng họ phát Võ khoa này. Mãi đến cuối tháng 5/2006, nhóm nghiên cứu chúng tôi mới có dịp tìm đến xóm Liên Nhật, làng Sông Côn (làng Hà Hoàng xưa), nay là xã Thạch Hà, huyện Thạch Hà cách thị xã Hà Tĩnh trên quốc lộ 1A khoảng 4-5km, trong không khí nóng bức kèm theo gió Lào và trời nắng chói chang để mục kích sở thị Nhà Thờ Đại Tôn họ Võ này (từ Đường dòng Trưởng chính thống).
Sau mấy tiếng tìm đường, hỏi lối vào làng này, vô cùng vất vả, đa số cư dân đều ngơ ngác. Cuối cùng, nhờ một thanh niên làm thợ sửa xe nhiệt tình dẫn đường và đến được nhà Từ Đường Đại Tôn của họ Võ Tá.
Chúng tôi được tiếp đón niềm nở, quý nể có lẽ vì giới thiệu là đoàn ở trong Sài Gòn- Miền Nam ra nghiên cứu. Sau khi quan sát, quay fim,chụp ảnh màu, ghi chép Hoành Phi câu đối, anh Võ Tá Dang (giáo viên, có trình độ phả học khá, hiểu và thuộc lịch sử họ của mình) là Trưởng Tộc Võ Tá đã cho tôi xem phả chữ Nho được lưu giữ khá hoàn chỉnh. Đó là cuốn cổ phả “Thạch Hà Thế Tướng Võ Tá Thị Gia Phổ” bằng chữ Hán Nho cổ (phức thể) sau lục lại và có bổ sung vào năm “Bảo Đại Tam Niên, Tuế thứ Mậu Thìn” tức 1928. Thấy tôi ghi chép tỉ mỉ, hỏi han cặn kẽ, anh đã tặng tôi một quyển phả họ Võ Tá sơ lược, in bằng vi tính do ông Võ Tá Liêu (đời thứ 19) ở Hà Nội soạn và in ra, phổ biến nội bộ dòng họ này. Sách khổ A4 đóng bìa màu hồng có 77 tờ. Nội dung tương đối đầy đủ, so với bản chữ Nho thì còn sơ lược, có một số đoạn chép lại chưa khớp với Quốc Sử VN. Nhất là các dấu và lỗi chính tả trong âm ngữ, phương ngữ xứ Nghệ. Tuy nhiên, nhờ có chuyên ngành khảo cứu, cùng kinh nghiệm tuổi tác, tôi đã hiểu thêm khá rõ về nguồn gốc dòng họ Võ Tá có từ bao giờ ? Có bao nhiêu nhân tài võ nghệ, quan chức và khoa cử?
Thử hỏi, nếu không về thực địa Hà Hoàng, Thạch Hà, Hà Tĩnh mà mục kích sở thị, đọc phả, ghi chép, phỏng vấn, quay fim, chụp hình hiện hữu các chứng tích nơi này, thì dù có đọc các sách báo và gia phả của các chi họ xuất phát từ “Võ Tá Lộc”bao nhiêu, cũng không thể hiểu chính xác và chi tiết về một dòng họ Vũ, Võ có quá khứ huy hoàng.
Vậy ông Tổ Dòng Võ Tá là ai? Tại sao dòng Võ Tá lại phát triển hơn một thế kỷ rưỡi, từ thế kỷ 17 và 18, giữ việc quân sự chính trị, phò vua Lê, Chúa Trịnh ở Đàng ngoài, nối truyền nhau về võ nghiệp? Họ “Võ Tá” có thật sự thời nào? Đời nào? Sau nhiều năm nghiên cứu về quá khứ dòng họ hiển hách võ công này qua các dòng tiểu sử, tiểu truyện trong sách vở xưa, báo chí nay và các thư tịch trong dân gian mà chúng tôi đã biết được hầu hết chỉ là những tư liệu ghi chép từ những câu chuyện “truyền khẩu”, rồi “tam sao thất bản”. Từ đó, làm các nhà nghiên cứu hoặc mất phương hướng hoặc hoài nghi. Thậm chí có một nhà nghiên cứu gốc làng Lương Ngọc, còn nghi vấn nguồn gốc “họ Võ Tá” từ cụ Tiến Sĩ Nguyễn Dụng (đỗ năm 1592 Nhã Mạc) mà ra [Nhà giáo Vũ Thế Khôi]?
Tư liệu thu được từ chuyến khảo cứu thực tế của chúng tôi cho phép làm rõ nhiều vấn đề về nguồn gốc dòng họ này. Đồng thời, cũng cho thấy có nhiều giả thiết trước đây về nguồn gốc dòng họ Võ Tá này cần phải được xem xét lại một cách nghiêm túc!
Xem xét ở góc độ đại cương, các tư liệu về gốc Tổ ở Hà Hoàng, tư liệu ở thành phố Vinh (của cụ Võ Văn Xứng), gia phả họ Võ ở huyện Thanh Chương của dòng nhà doanh nghiệp Võ Văn Hồng , tôi nhận thấy đều có một số điểm chung:
- Về đầu thời nhà Mạc (1527-1535), thời ly loạn, có một ông họ Vũ ( ), tên: Kỵ ( ) (nghĩa đen là: cưỡi ngựa, có thể đọc âm Kỳ theo Hán Việt Từ Điển) nghèo khổ đã cùng vợ (không rõ họ tên) từ đất Bắc di cư vào xã Bình Lãng, huyện Thiên Lãng (sau là Thiên Lộc, rồi Can Lộc), phủ Hà Hoa ở một thời gian. Sau đó đến định cư ở thôn Văn Nhậm (còn 1 tên nữa là thôn CHÀNG HọC) xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà làm nghề đánh cá. Lại có một thuyết nói: ông bà Vũ Kỵ vốn gốc là nông dân nghèo ở làng Ngọc Cục, huyện Đường An, có tổ tiên từ làng Mộ Trạch thiên cư về đó?
Tương truyền, có nguồn gốc từ cụ Thần Tổ Vũ Hồn, đời nhà Đường đô hộ Giao Châu thế kỷ thứ 9. Đầu thời nhà Mạc lên ngôi, các thế lực khác chống đối Mạc Đăng Dung và Đăng Doanh, đất nước ta loạn lạc, đói khổ do chiến tranh và thiên tai. Ông bà Vũ Kỵ phải bỏ đất Bắc vào phía Nam, đến thôn Chàng Học, xã Hà Hoàng ngụ cư và làm nghề chài lưới bên ven sông, mò tôm, bắt cá mà sinh sống nhiều năm, chỉ đủ sống. Ông bà Vũ Kỵ chỉ sinh và nuôi một trai tên là “Ông Mỹ” (Vũ Mỹ).
Hai ông bà Vũ Kỵ là đời thứ nhất, ông Vũ Mỹ là đời thứ hai, đều nghèo và thất học, nên không ghi lại gì về nguồn gốc. Thậm chí sống ở đâu trong thôn Chàng Học? có lẽ ông bà sinh đẻ nhiều lần? nhưng do đói rách, chết non cả, chỉ nuôi được một con tên Mỹ! Ngay cả tên Hiệu (cúng cơm) hai ông bà VŨ KỊ và ông bà Vũ Mỹ của 2 đời đầu còn không nhớ. Năm sinh, năm mất, ngày giỗ, mồ mả hai đời trước tiên này không biết chút gì cả. Trong phả xưa, chỉ biết cụ Thuỷ Tổ Vũ Kỵ ở Bắc vào sinh sống ở thôn Chàng Học. Cũng không hề chép là gốc ở Ngọc Cục.
Đó chỉ là một truyền thuyết sau cụ Thuỷ Tổ gần 100 năm, con cháu đồn đoán, suy diễn thế thôi. Cũng viết ra cho rộng đường khảo cứu. Phả Hà Hoàng chữ Nho, tôi được đọc, cũng chép rằng: “Đệ Nhất Thế, Ông Kỵ ( ), định số vô truyền. Nhất chi lai cư, Nghệ An Sứ, Hà Hoa phủ, Thạch Hà Huyện, Hà Hoàng Xã. Tiền thử bất tường, kỳ cư Thạch Hà…”. Tạm dịch: “đời thứ nhất, tên gọi “ông Kỵ” có mấy anh em, không truyền lại. Một chi đến ở xứ Nghệ An, phủ Hà Hoa, huyện Thạch Hà, xã Hà Hoàng. Trước đời cụ đó không rõ được lúc vào ở Thạch Hà là thế nào cả…”.
Tôi cho rằng: chưa chắc tên cụ đầu tiên tên là Vũ Kỵ? Con cháu 4 đời sau, tức thế hệ thứ 5, gọi cụ tổ 5 đời là Ông Kỵ (là cha của cụ, tức cha ông cố nội. Tiếng Bắc dân gian xưa nay gọi như thế). Rồi mãi về sau phú quí, đi học có chữ, chép văn khấn gia tiên, vì không nhớ tên Thuỷ Tổ, thấy ông, cha gọi Ngài là”ông Kỵ” nghĩa là ông Năm đời trước, mà đặt luôn tên trong gia phả bằng hai chữ “ông Kỵ” chăng?Chứ trong phả cổ không hề chép Thuỷ Tổ là Vũ Kỵ. Gần đây có người trong họ Võ này do không biết chữ Hán, không đọc cổ phả được đã duy diễn là Vũ Kỵ? Ngay cả tổ đời 2 là: “ông Mỹ” cũng ghi như vậy. Không có chữ Vũ Mỹ! Như thế, hai đời đầu còn thanh bạch, không có gì đáng nói. Các phả họ Võ Tá, chép lại từ đời Tự Đức, Thành Thái, đều chép: “Ban đầu đến xã Bình Lãng, huyện Thiên Lộc (tên cũ Thiên Lãng). Sau dời nhà vào ấp An Nhiên, xã Hà Hoàng, ngụ cư ở thôn Chàng Học ( ) thuộc huyện Thạch Hà ...”. Vậy nguồn gốc trước tiên của họ Võ Tá đã rõ. Chỉ có điều ban đầu, từ đời thứ nhất đến đời thứ năm phả không ghi là Võ Tá? Đúng như thế.
Đời thứ ba ông bà Mỹ có ba người con trai. Ông bà Mỹ bỏ nghề chài lưới, lên ngụ cư ở chợ xã, gọi là Chợ Hà Hoàng làm nghề buôn bán và là dân “ăn gửi” tức người ở tạm trú, không phải người cố thổ nơi này. Như trên đã nói rõ: không biết lý lịch, năm sinh, năm mất, cả mồ mả, ngày giỗ đều không nhớ gì hết về đời ông bà MỸ, tổ đời hai. Chỉ còn nhớ: ông bà MỸ sinh ra ba con trai tên là : Bình, Nhạc, Cồng là thế hệ thứ ba.
Lúc đó phải là đời Mạc Phú Nguyên (1546-1561) tức Mạc Tuyên Tông Hoàng Đế và đời Mạc Mậu Hợp (1562-1592). Suy ra, ông bà Thuỷ Tổ “Ông Kỵ” phải sinh quãng Cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, khoảng từ 1490 đến 1500? Đầu Triều Mạc, bỏ miền Bắc vào phía Nam sông Lam quãng 1527-1535? sinh ra “ông Mỹ” từ 1530 và sống đến thời Mạc Mậu Hợp? Ba ông con trai thế hệ thứ ba phải chào đời khoảng từ năm 1550-1562? Hoặc muộn hơn vài ba năm? Đời thứ tư, vẫn còn hàn vi, nghèo khổ. Vì khi đó, nhà Mạc, nhà Trịnh còn đang đánh nhau (1575 – 1592).
(trích từ phả Võ Tá Thị Hà Hoàng soạn đời Từ Đức, 1852).
Đời Thứ Ba
1/ ông trưởng tên là Bình, thường gọi “ông Bình” tức Võ Bình tiểu sử ông bà Bình không ai còn nhớ được. Chỉ rõ là mồ mả hai ông bà Trưởng Bình táng ở xứ Cồn Đình, nay là thôn An Nhiên Nhị xã Hà Hoàng. Cũng không rõ về con, cháu ông Trưởng này gồm ai ?
2/ Ông thứ hai: tên là Nhạc, tức “ông Hai Nhạc”. Đời sau, cũng không biết nhiều về ông bà Nhạc. Mộ vợ chồng ông Nhạc táng ở xứ ngoại Vuờn Mây. Cứ tạm chép là ông bà Võ Nhạc. Hai chi trên đều không truyền lại con cháu, ngày giỗ ra sao. Nhưng vẫn còn bốn ngôi mộ cổ của 2 ông bà Bình, Nhạc, các cụ xưa giao cho “Lão Sinh” người trong bản tộc (trong họ ta) trông coi.
3/ Ông thứ ba (con út của ông bà Mỹ) cũng táng ở Vườn Mây, mà đời sau gọi là Mộ Thiên Táng (mả Trời chôn cho). Tên thật ông là gì không rõ. Chỉ thấy cổ phả đời Lê Trung Hưng chép là: Ông Cồng. Chỉ có từ đời ông Cồng trở đi mới có lý lich rõ ràng. Ông bà Cồng sinh được hai con trai, không rõ tên, nhưng về sau dân làng gọi là ông Mạnh và ông Quan Phụ (bố đẻ ra quan), không rõ số con gái, họ tên gì và nhà còn nghèo.
Đời Thứ Tư
Gồm 2 người là ông Mạnh và ông Quan Phụ (bố đẻ ra quan). Nghĩa là đời sau không biết tên cứ đặt cho ông cả là Mạnh có nghĩa là thứ nhất, hay đầu tiên ông bà Mạnh vô tự (không có con thờ cúng) và không biết ngày giỗ, mồ mả, Nhưng ông “Quan Phụ” (không nhớ tên là gì cả 2 ông bà) thì sinh được ba trai, năm gái, và chỉ có con cháu ông làm nên. Để giải thích từ đời thứ Năm trở đi phát triển thành quan chức. Dòng họ Võ Tá này đã tin tưởng vào phong thủy địa lý xưa, cho rằng đời thứ ba được Mộ thiên táng cho ông Cồng[theo phả cũ ghi lại]:
“Thuở đó (thời Mạc Trịnh tương tranh 1575 - 1592), chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã vào trấn thủ Thuận Hoá Châu, đang mở mang trong đó. Năm ấy, ở chợ xã Hà Hoàng gặp phải năm hung, dịch bệnh, đói rét khổ sở. Ông CồNG cũng mắc bệnh thời khí mà chết. Phải nhờ người làng khiêng chiếu bó xác đi táng ở xứ Vườn Mây tại thôn An Nhiên. Đang khiêng đem chôn thì trời bỗng mưa to gió lớn, tối sầm mờ mịt, không thể an táng được. Mọi người đành bỏ xác ông CồNG, đi tránh trú. Mưa gió to quá! Mưa dai kéo dài đến nửa ngày, trời quang, mây tạnh, người làng mới quay trở lại Vườn Mây cùng tang gia và con cái ông CồNG, thì thấy mối đất đã đùn đất lên lấp xác ông thành một đống lớn! mọi nguời và con cái ngạc nhiên, lo sợ, đành bỏ về, khóc than! Cũng không hề biết là ông Cồng được chôn huyệt Thiêng Táng, là trời dành phúc cho dòng họ ông là: Võ, ăn ở hiền lành ba đời, nghèo mà có đức”.
“Về sau từ đời thứ sáu trở đi mới biết là mộ tổ phát tích của bản tộc được vinh hiển, trù phú, thịnh vượng từ đấy. Và nghèo dốt đến ngày giỗ ông bà Cồng còn không nhớ được”.
Tóm lại, ông ba Cồng là đời thứ ba, được thiên táng lúc chết sinh ra 2 ông. “ông Mạnh ( ) và ông Quan Phụ ( )”, (nghĩa là ông bố của quan, chứ không hề biết tên thật là gì?) là đời thứ bốn. Ông bà Quan Phụ được táng ở sứ Ba Soi (tức ba bó đuốc) có một mộ, còn một mộ nữa ở xứ Cồn Thịnh thuộc thôn An Nhiên. Đời sau đã quên, không rõ đâu là mộ ông Quan Phụ đâu là mộ bà Mẹ Quan? chỉ nhớ có 2 mộ tổ đời thứ tư ở 2 nơi đó. Chất phác đến như thế!
Đời thứ năm (gặp vận may mà nên phận)
Phả xưa cho biết: Năm (05) bà con gái của ông bà Quan Phụ có tên là: thị nha, thị trai, thị đưỜng, thị hoa …. các bà đều được con cháu thờ phụng. Nòi giống thuộc bên nhà chồng. Con trai út của ông bà già Quan Phụ, tên gọi là ông Thái chắc chết trẻ, không con (vô tự). Mộ và ngày giỗ kỵ không được truyền lại .
Con gái út (không rõ tên thật) được cổ phả gọi là ĐỨC BÀ VÕ QUÝ NƯƠNG, hiệu Diệu Tính. Bà này sau nhờ anh ruột làm quan thái Giám trong Phủ Chúa Trịnh, đưa em gái vào dâng hầu Chúa Trịnh Tráng, được nạp làm phủ Thiếp (vợ bé chúa, như cung nữ). Chắc không con, nên về sau được về làng sống tuổi già, chết được chôn ở thôn Ngọc Cẩm, lập am thờ riêng ở GIếNG CẨM là nơi bà Võ Quý Nuơng- Đức Bà tu ở đó. Xưa là một danh dự cho một dòng họ.
Ông con cả của ông ba già Quan Phụ, cũng không có tên thật? cứ gọi là ông BÁ (có thể là ông Bác ( ) mà gọi theo xưa: Bá Ông) Nhờ có cha là ông già Quan Phụ có con trai gái nên phận, nên về sau ông Trưởng Bá được làm chức cai xã (xã Trưởng), được phong tước NHÂN HOÀ BÁ (có lẽ về sau có con cháu làm quan to, nên được vinh phong tước Bá, chứ không phải là tước thật). Ông Bá này có tên Tự là: PHÚC AN, có ngày giỗ, mộ táng ở xứ Côn Đổ, thôn văn Nhậm Hạ Phả Võ Tá Tộc thì cho rằng: nhờ có ông em làm Thái Giám nên ông anh được phong tước Bá và được gọi là Bá Phụ (người Bác ruột) chứ tên gọi “ÔNG BÁ” không phải tên thật của ông này. Thật ra tước này về sau, ông có con làm quan to mà được truy tặng. Chứ chưa thấy xưa nay, em làm quan, mà anh được lập tước cả. Ông già Bá (chữ ghép trong cổ phả) có vợ họ Trần, hiệu Từ Tính. Hai vợ chồng ông Già Bá sinh hạ được bảy con trai (đời thứ sáu).
Quan trọng và nổi bật nhất là ông THÁI GIÁM là con trai thứ của ông Quan Phụ mới là người làm nên danh phận cho dòng họ đầu tiên. Tiểu truyện về cuộc đời ông THÁI GIÁM được cổ phả và các phả đời sau ghi thành giai thoại:
“Lúc ông còn bé mới hơn 1 tuổi, chập chững đi, bất ngờ bị chó dữ hàng xóm cắn, ngoặm mất dái, thành tật luôn. Thời đó, chiến tranh Trịnh Nguyễn phân tranh ác liệt. Huyện Thạch Hà là Bắc Bố Chính, năm 1625, là chiến địa thảm khốc.
Bấy giờ gia đình ông Quan Phụ phải chạy loạn sơ tán đi lánh nạn. Ông Quan Phụ đặt hai con trai thứ nhất và hai vào quang gánh mà gánh đi tản cư. Vì lúc đó hai con trai đầu còn bé thơ, chỉ hơn nhau 2 tuổi. Lúc đi qua cầu Cày ở xã Ngọc Điền cùng huyện Thạch Hà. Lúc gánh 2 con qua cầu tre chông chênh, ông Quan Phụ sơ ý, xẩy chân, rơi gánh tuột 2 con bé nhỏ xuống sông. Bà Quan Phụ đi sau, thấy thế hoảng hốt hô hoán om sòm lên: “Ai cứu 2 con tôi với, chúng đang chết đuối, xin làm ơn cứu lấy đứa lớn có dái, mong bà con cứu vớt cho, còn đứa nhỏ không có dái có chết cũng đành!”.
May sao, lúc đó có người bơi giỏi nhảy xuống sông, bơi ra giữa dòng cứu được cả 2 cháu bé đưa lên bờ. Ai cũng khen nhà ông bà Quan Phụ còn có phúc lớn. Vừa lúc đó, có một ông Quan Nội Giám ở phủ chúa đi qua đó, thấy bà Quan Phụ hô lớn tiếng cứu con Bà lạ kỳ thế. Ông Nội Giám tiến đến bảo: “Con nào cũng là con cả, tại sao anh chị nhẫn tâm ghét thằng bé không dái? Nếu anh chị không thích đứa bé đó, thì cho tôi nuôi thằng bé này làm con nuôi nhé!” Vợ chồng Quan Phụ, vì nghèo, đông con, nên bằng lòng cho luôn.
Thế là ông quan Nội Giám đem cậu bé trai không dái về nhà nuôi chăm chút (có lẽ ông quan thương xót, thấy đứa bé không có bộ phận đực như ông?) Cậu bé về nhà bố nuôi, càng lớn càng khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và khôn ngoan. Nên ông quan Nội Giám đưa vào hầu nhà chúa trong Vương Phủ ở Kinh Đô Thăng Long, làm “quan thị”, vì không có dái mới được tuyển dụng. Lúc đó cậu bé đã 13, 14 tuổi, cũng tưởng cha đẻ mình là quan Nội Giám, và hoàn toàn không biết gốc tích của mình. Rồi đến lúc viên quan Nội Giám già yếu, bệnh nặng biết là sắp mất. Ông quan Nội Giám gọi cậu con nuôi đến bên giường bệnh mới kể rõ cho biết cậu là con nhà nào? Quê quán ở đâu? Bố mẹ cậu là ai? Sau đó, ông quan Nội Giám chết. Ông lo ma chay, để tang cúng lễ suốt ba năm.
Hết tang cậu “quan thị” dâng sớ xin phép Nhà Chúa cho cậu nghỉ phép đi tìm cha mẹ đẻ và cội nguồn mình bằng một tờ biểu trần tình cảm động đầy lòng Hiếu Nghĩa. Nhà chúa thông cảm đã cho nghỉ phép ba tháng vào huyện Thạch Hà tìm cha mẹ. Khi ông về đến quê cũ ở Hà Hoàng, thấm thoát đã 24, 25 năm xa cách.
May sao cha mẹ ông còn sống, nhưng đã già hơn 60 tuổi. Ông mừng lắm gặp lại cha mẹ, người anh cả đã hơn ông mấy tuổi mà đã có vài đứa con. Còn các chị em gái ông đã có chồng cả chỉ còn một em gái út rất xinh đẹp, chưa có chồng. Sau đó ông về Kinh Đô tiếp tục làm quan Nội Giám thay cha nuôi. Vài năm sau, ông lên chức Thái Giám trông coi Tam Cung, lục viện điều khiển cả đám quan Thị và Nữ tì hầu hạ trong phủ chúa. Ông được Chúa Trịnh rất tin cậy. Vì thế ông đem em gái có nhan sắc vào làm ái thiếp nhà Chúa, được sủng ái và tin dùng. Rồi ông về quê thăm cha mẹ đem một hai cháu trai là con ông anh (ông Bác) ra kinh đô nuôi cho ăn học và luyện võ nghệ. Lúc đó (theo gia phả cũ) là Triều Vua Lê Thần Tông (1619-1643) và Chúa Thanh Đô Trịnh Tráng (1623-1657).
Ông được phong chức Tổng Thái Giám, Tham Tri Giám Sự. Chúa Thanh Vương rất quý mến ông, vì ông tài giỏi, khôn ngoan, hợp ý Chúa lắm. Bấy giờ cha mẹ ông đã chết được mươi năm. Lúc bố mẹ ông còn sống, có con trai làm quan to ở trong phủ Chúa, lại có con gái đẹp vào hầu nhà Chúa. Nên dân làng CHÀNG HọC, xã Hà Hoàng phải tôn xưng ông bà là : “ông bà Già Quan Phụ” (chứ có biết tên ông là gì đâu). Thời đó, Vua Lê Chúa Trịnh tin dùng người Thanh, Nghệ, cho vào lực lượng quân Tam Phủ đễ bảo vệ nhà Vua, nhà Chúa.
Có một lần, bọn lính Tam Phủ cậy quyền cậy thế làm loạn, các võ quan chỉ huy bảo không được. Nhà Chúa hoảng sợ ông Quan Tổng Thái Giám họ Võ này đã xung phong đi ra gặp lũ thủ lĩnh bọn ưu binh Tam Phủ để điều đình, phủ dụ. Ông mặc triều phục Nhị Phẩm Võ quan đeo gươm, đi ra nói lớn: “Các quý viên nghe đây, tôi theo lệnh chúa ra gặp các quí Viên để báo tin, các quí Viên muốn gì sẽ được nấy, nhưng phải có kỷ luật, phép tắc. Tôi cũng là người xứ Nghệ đây, cũng là người của quí Tam Phủ. Nên ra gặp quí viên nói lời thân ái đồng hương và phải trái…” Sau đó, ông rút tờ Tuyên Chỉ của nhà Chúa ủy dụ bọn Tam Phủ phải có kỷ luật, biết phép nước. Ông ra vào trại quân Tam Phủ hơn một tuần (hơn 10 ngày) mới dàn xếp xong. Chúa Trịnh mừng lắm, biết công lớn của ông to, bèn thăng chức ông làm TÁ LÝ CÔNG THẦN.
Các cháu gọi ông bằng chú ruột, tức con trai anh cả ông (ông già Bá) được ông nuôi làm con ở kinh đô, tên là VÕ TRọNG được ăn thừa tự ông, nên được làm Võ quan, tước là CƯỜNG LộC HẦU. Từ đó, các cháu trai khác của ông đều lần lượt làm võ quan, cho bảo vệ Nhà Chúa, một dạ trung thành. Về sau, đời thứ sáu, họ Võ này hiển đạt cả bảy cháu trai ông (con ông anh). Nhớ ơn ông THÁI GIÁM, Chúa Trịnh cho các cháu được mang dòng họ VÕ TÁ, vì ông Thái Giám có chức to đến bậc Tá Lý Công Thần. Họ VÕ TÁ chỉ bắt đầu có từ giữa thế kỷ 17 trở đi. Chứ từ đời thứ 5 về trước chỉ là họ Võ bình thường thôi.
Đời thứ sáu
Gồm bảy người con trai do ông Bác, ấm phong Nhân Hòa Bá sinh ra, đều nhờ chú làm Tổng Thái Giám, Tá Lý Công Thần mà đuợc phong cho các chức tước sau. Chỉ có người con út của ông Bác, được quan Thái Giám nhận làm con nuôi thừa tự là ông VÕ TÁ TRọNG, làm quan Võ chức lớn, tước phong là CƯỜNG LộC HẦU. Quan THÁI GIÁM được phong VĂN MỸ HẦU.
1/ HIểN DƯƠNG HẦU: VÕ TÁ CảNH, con trưởng ông Bác, có tên Hiệu là PHÚC MINH. Mộ táng ở xứ Vườn Lâu,thôn An Nhiên Hạ sau, do bản CHI phụng thờ. Không rõ con, cháu có hay không?
2/ TUẤN TRIềU HẦU : VÕ TÁ …..(chưa rõ), có tên Tự: TUẦN CHÂU ông thứ 2 này vô tự (không con), còn Mộ ở Thôn An Nhiên.
3/ HÙNG TRIềU HẦU: VÕ TÁ PHÚC, con thứ ông Bá, được ông Thái Giám đem vào phủ chúa tiềm để (Trịnh Tạc chưa lên ngôi TÂY VƯƠNG) giúp việc Thế Tử. Ông theo Thế Tử đi đánh Đông dẹp Bắc, có nhiều công trạng. Được Chúa Trịnh phong cho chức TÁN TRị CÔNG THẦN, ĐẶT TIếN PHỤ QUốC, Thượng Tướng Quân, Cẩm y vệ Thư Vệ Sử. Đô chỉ huy Sứ Ty, ĐÔ ĐốC CHỉ HUY SỨ, CAI KỲ quan, tước Hùng Triều hầu có tên Tự là Phúc Toàn (đúng ra là tên Hiệu, chứ không phải tên Tự) ông này cũng không có con, mất sớm, mộ tại xứ Nhã Đông xã Hà Hoàng. Bản chi cúng giỗ ông này (gộp chung thờ).
4/ NGHIÊM LộC HẦU : VÕ TÁ NGHIệM? Là con thứ tư của ông Bác làm võ quan, chức Chính Đội Trưởng. Không rõ con cháu ông này.
5/ CẨN NGHĨA HẦU: có làm quan, chưa vinh hiển thì mất, đều có vợ và
6/ KIÊN NGHĨA HẦU: sinh toàn con gái. Là VÔ Tự
7/ CƯỜNG LộC HẦU: là con trai út ông Bác, làm con nuôi ăn Thừa Tự của cụ Tổng Thái Giám ( chú ruột) họ Võ được Chúa Trịnh phong cho Tổng Thái Giám, chúc TÁ LÝ CÔNG THẦN. Từ đó bắt đầu có họ VÕ TÁ xuất hiện, từ thế hệ sáu. Mà Cường Lộc Hầu là VÕ TÁ TRọNG như 6 người anh cũng mang họ VÕ TÁ. Có lẽ vào gần đầu thế kỷ 17, khoảng từ 1600 trở đi ?
CƯỜNG LộC HẦU làm Võ quan đời Hậu Lê, đến chức: ĐẶC TIếN PHỤ QUốC, THƯỢNG TƯỚNG QUÂN, CẨM Vệ THị Vệ Sự, ĐÔ CHỉ HUY SỨ TY, ĐÔ CHỉ HUY SỨ THAM ĐốC tước Hầu, kiêm chức TRÙM SĨ (chưa rõ là chức vụ gì?) ông có tên Tự là Minh Khánh, thụy là Diên Phúc, giỗ kỵ ngày 11 tháng giêng. Mộ ông táng ở sứ Khúc Cá, thôn An Nhiên. Tên thật (Huý) là VÕ TÁ TRọNG. Bà (phu nhân) họ TRƯƠNG, tên thị Hoà, hiệu Từ ổn, thụy (triều đình ban cho) là TRINH KHIếT. Quê bà ở xã Đồng Môn, Thạch Hà Mộ táng ở xứ Vườn Cầu, thôn An Lễ, xã Đại Tiết, gọi là LĂNG ĐỨC LÃO. Cổ phả lại ghi thêm về một truyện truyền kỳ về ông CƯỜNG LộC HẦU VÕ TÁ TRọNG là con út của ông bà Già Bá và là con nuôi của ông Thái Giám Văn Mỹ Hầu (Tá Lý công thần):
“Ông có tên Huý là VÕ TÁ TRọNG, được cha nuôi đưa vào phủ chúa làm việc quan hầu hạ Chúa Hoằng Tổ Dương Vương (tức Trịnh Tạc 1657 – 1682 ), coi như gia thần (quan phụ trách sai bảo riêng trong nhà (phủ) chúa ).Về sau,ông được Chúa Trịnh yêu quý vì siêng năng và trung thành, tín cẩn. Làm quan Võ đến chức Cai Kỳ Quan (giống như chỉ huy, Tư lệnh 1 đơn vị quân đội nay)” “Vợ ông vừa đẹp người đẹp nết, yêu kính chồng hết mực. Ông chồng bà mất trước, bà thương nhớ ông, mỗi bữa ăn đều cầu nguyện cho ông. Suốt đời còn lại niệm Phật, thề giữ tam trinh. Tiếng đồn Bà còn nhan sắc tươi đẹp ai cũng thèm Bà vợ góa này. Lúc đó quan quân Đàng Trong của Chúa Hiền: Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) tấn công ra Bắc Bố Chính qua sông Gianh và đèo Ngang, đã lùng bắt các gia đình thần thế vọng tộc theo Chúa Trịnh và các thanh niên khoẻ thợ thuyền giỏi đưa vào Nam khai thác nhân lực. Vùng Hà Hoàng (Thạch Hà) bị lùng xục, càn quét và Nam quân đã tìm bắt Bà có tiếng nhan sắc đem vào dâng Chúa Hiền. Nhưng Bà cải trang làm nam giới lẩn tránh lánh nạn suốt 7 năm và thoát nạn, danh tiết vẹn toàn. Ai cũng khen Bà trung trinh. Mộ ông Võ Tá Trọng ở chỗ gọi là Xứ Khúc Cá, được các thầy địa lý khen thế đất đẹp”.
Phả xưa còn chép rằng: “Lúc ông mất rồi, nhà phú quý, có cả thảy nhiều vợ lớn nhỏ, sinh hạ 7 trai (chết non 2 trai đầu) và 5 gái. Người trong họ trong nhà đi mời Thầy phong thuỷ tìm đất chôn ông. Trời xẩm tối mới gặp chỗ định táng còn phân vân, thì thấy có một ông già đứng đó, tay chỉ huyệt ở đó bảo chôn nơi này. Mọi người vội đào đất, ngửng lên thì không thấy ông lão nữa. Sáng hôm sau, cả nhà kéo nhau ra xem ngôi huyệt Thần chỉ cho. Ai cũng khen cục đất đẹp thật. Bèn táng ông vào đó, xây gạch đá qui mô mỹ thuật, nên gọi là Mả hay LĂNG THẦN TÁNG. Chỗ đó có tên là Vườn Câu Lực. Đó là đất tốt tiếp phúc cho họ nhà ta”.
Cho đến nay, dân địa phương Hà Hoàng xã đã đặt tên lăng mộ này là ĐỨC LÃO LĂNG, và ai cũng khen Bà hiền thục.
Bảy con trai của ông CƯỜNG LộC HẦU là:
1/ VÕ TÁ MạO : chết còn trẻ (thanh thiếu niên)[coi như vô tự không kể nữa]
2/ VÕ TÁ LỤC : chết non
3/ VÕ TÁ HÁN : sau làm sự nghiệp lớn được tước HÀ QUẬN CÔNG
4/ NHO HIềN HẦU
5/ BÁI TRUNG HẦU
6/ TRIềU VÕ HẦU
7/ VÕ TÁ NHÂN (mất sớm).
Ba ông giữa đều có sự nghiệp khá, sẽ nói thêm ở dưới. Còn 5 gái đều lấy chồng tử tế, quyền quý. Cả 7 người con trên đều thuộc thế hệ thứ Bảy dòng Võ Tá. Chỉ có ông VÕ TÁ HÁN là có sự nghiệp to lớn nhất, được hiển vinh đầu tiên mang tước Quận Công thứ nhất dòng họ này. Có lẽ vào cuối thế kỷ 17 (từ 1685 – 1698?)
Đời thứ bảy
(đều là con ông Võ Tá Trọng, ngành út của dòng ông Bác. Nhưng thừa tự Thái Giám):
(1) HÀ QUẬN CÔNG ( ) VÕ TÁ- HÁN ( ). Đây là người họ VÕ TÁ có công trạng về võ nghiệp phò các Chúa Trịnh (thực chất Vua Lê chỉ là bù nhìn), dẹp loạn lạc ở trong nước.Vâng mệnh Chúa Trịnh cầm quân đánh quân Đàng Trong của các Chúa Nguyễn từ năm 1627-1672, gây Nam Bắc tương tàn đẫm máu. Đã thế, còn nhiều lần tấn công của tàn quân nhà Mạc ở Cao Bằng, BắC GIANG, HảI NINH, AN QUảNG làm điêu tàn nông thôn vùng trung thượng du Miền Bắc, chết nhiều sinh linh, đáng suy nghĩ!
Ông VÕ TÁ HÁN, không rõ sinh năm nào? Chỉ biết là con trai thứ ba của CƯỜNG LộC HẦU TÁ TRọNG và Bà họ TRƯƠNG. Vì có 2 anh ruột chết sớm và chết non, nên ông thành ngành Trưởng. Năm Mậu Dần (1638) Chúa Trịnh Tráng điều ông lên Thái Nguyên đánh quân Mạc về quấy rối. Ông lập được chiến công (lúc đó tuổi ông có lẽ chừng 25 - 30 tuổi thôi. Vì con nhà Võ, chỉ 20 tuổi đã cầm quân. Nên có thể ông sinh từ 1609 đến 1614?). Ông tham gia nhiều trận mạc vào sinh, ra tử lại có cha đẻ ở cạnh nhà Chúa hàng ngày. Nên ông chỉ ngoài 30 tuổi đã được phong chức lớn: ĐẶC TIếN PHỤ QUốC THƯỢNG TƯỚNG QUÂN. THẦN VÕ TỨ Vệ, Đề LĨNH TỨ THÀNH QUÂN VỤ Sự, CAI KỲ QUAN. ĐÔNG QUÂN ĐÔ ĐốC PHỦ, ĐÔ ĐốC ĐồNG TRI. Tức Tước: HÀ QUẬN CÔNG.
Lúc ông chết, Vua ban tên Thụy là: TRUNG MẪN, phủ quân. Mộ táng ở xứ Chiếm Cốc, thôn An Nhiên. Phu nhân là con gái Công Thần Nghĩa Quận Công, người ở huyện Kỳ Hoa, xã Liên Khê. Bà mất được táng ở xã Kim Lưu. Vì ông lập nhiều chiến tích, nên được ban tước Quận Công, lĩnh chức Đề Lĩnh Tứ Thành trên 10 năm liền, được tin cẩn của Chúa Trịnh lắm. Ông đối xử với các tướng cấp dưới và quân sĩ của ông có ân nghĩa, tình cảm vỗ về khéo léo, chia sẽ ngọt bùi cay đắng cũng thuộc hạ lúc chinh chiến gian hiểm. Nên thuộc cấp của ông yêu quý, kính nể hết lòng vì ông.
Do đó ông lập nhiều chiến công. Con cái của ông do nhiều bà sinh ra. Gồm 11 con trai. Trừ con thứ 2 và con út chết sớm. Còn 7 người hiển đạt, có vợ con, hai người vô tự (không con). Nối dòng ông là 7 Chi Họ: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh là của 7 con trai Hà Quận Công vậy.
(2) NHO TRIềU HẦU: em trai Hà Quận Công, con thứ Cường Lộc Hầu. Làm chức Võ Huân Tướng Quân, Đô Chỉ Huy Sứ Ty, Đô Chỉ Huy Sứ, Tả Hiệu Điểm, Cai Kỳ Quan, tước ban: Nho Triều Hầu.
(3) BÁI TRUNG HẦU: làm Chánh Đội Trưởng, Tả Hiệu Điểm, Thự Vệ Sự, cai Kỳ Quan.
(4) TRIềU VŨ HẦU: Chánh Đội Trưởng
Cả ba ông làm Võ quan này, phả cũ không chép tên và không thấy ghi gì về vợ, con. Chỉ chép: Đều được thờ cúng chung ở Nhà Thờ Đại Tôn ở Hà Hoàng. Như thế, chỉ còn lại một Chi lớn của HÀ QUẬN CÔNG là có con cái đông đúc và nối dòng đến 7 Chi.
Từ đời thứ Tám đến thứ Chín, Mười là ba thế hệ cực thịnh, quan chức đầy nhà, trong Triều, ngoài quận, trấn. Nối tiếp nhau tước Bá, tước Hầu, tước Quận Công hàng mấy chục người, toàn võ nghệ giỏi, chiến trận nhiều mà làm nên sự nghiệp. Nhưng chết trận khá nhiều và tuổi còn trẻ.Vì gia phả Võ Tá Thạch Hà Thế Tướng còn dài, chúng tôi tóm tắt bằng bảng liệt kê các danh nhân Võ Tướng và các ông Tạo Sĩ họ Võ Tá để đọc giả và bà con họ Vũ, Võ cùng xem. Muốn biết chi tiết phải tham khảo tập Gia phả họ Võ Tá bằng chữ quốc ngữ, chúng tôi có sưu tầm được từ làng Hà Hoàng. Còn các phả chữ Hán Nho, chỉ có thể dành cho người biết chữ Hán Nôm cổ tham khảo.
PHỤ LỤC :
Lược trích khoa danh sự nghiệp của họ Võ Tá
a. TÁ LÝ CÔNG THẦN : Văn Mỹ HẦU (ông Thái Giám, đời 5)
b. TÁ TRị CÔNG THẦN : Hùng Triều HẦU ( Võ Tá Phúc, đời 6)
c. DƯƠNG VŨ CÔNG THẦN : Thể Quận CÔNG (Võ Tá Lý- Bổn, đời 8)
Là ba công thần họ VÕ TÁ được nhà Hậu Lê Chúa Trịnh ban thưởng ưu ái cho ba người họ Võ này đặc biệt. Và nhờ ông THÁI GIÁM Văn mỹ Hầu dòng thứ, đời thứ 5 được ban cho chức TÁ LÝ CÔNG THẦN. Chúa Trịnh cho con cháu ông từ đó lấy chữ VÕ TÁ làm họ riêng ( Tá là phò trợ, giúp dập. Họ Võ của ông TÁ LÝ CÔNG THẦN). Quả nhiên phò tá phủ Chúa Trịnh gần 180 năm gồm 7 đời, từ thế hệ 5 đến thế hệ 11 mới chấm dứt sự nghiệp. Võ quan cao cấp cha truyền con nối. Với 9 (chín QUẬN CÔNG) Có ba Đặc Ban Quận Công (ban đặc biệt cho):
1/ a) HÀ QUẬN CÔNG là tước đặc ban của ông VÕ TÁ HÁN (đời 7)
2/ NHAM QUẬN CÔNG là tước phong của ông VÕ TÁ BảNG (đời 8) con cả Hà Quận Công.
3/ b) THể QUẬN CÔNG là tước đặc ban của ông VÕ TÁ LÝ (đời 8) con thứ 8 của Hà Quận Công.
4/ c) BÀN QUẬN CÔNG là tước đặc ban của ông VÕ TÁ QUYÊN (đời 9) con cả Nham Quận Công.
5/ ĐốC QUẬN CÔNG là tước phong của ông VÕ TÁ TốNG (đời 9) con thứ 6 Nham Quận Công.
6/ THAO QUẬN CÔNG là tước phong của ông VÕ TÁ MIÊN (đời 9) con cả Phân Vũ H
7/ SắT QUẬN CÔNG là tước phong của ông VÕ TÁ Kế, tức Khanh (đời con cả)
8/ BÁ QUẬN CÔNG là tước phong của ông VÕ TÁ TRUNG ( đời 9)con cả thể QC
9/ KHIÊM QUẬN CÔNG là tước phong của ông VÕ TÁ LIỄN (đức, đời).
10). TƯỚC HẦU
1. VĂN MỸ HẦU là tước phong của ông Thái Giám Ta Lý Công Thần đời thứ 5.
2. HIểN DƯƠNG HẦU : Võ Tá Cảnh (con cả ông Bá) đời thứ 6
3. TUẤN TRIềU HẦU : Võ Tá? ( con thứ 2 ô. Bá) đời thứ 6
4.HÙNG TRIềU HẦU : Võ Tá Phúc (con thứ 3 ô. Bá) đời thứ 6
5. NGHIÊM LộC HẦU : Võ Tá? (con thứ 4 ô. Bá) đời thứ 6
6. CẨN NGHĨA HẦU : Võ Tá? (con thứ 5) và Kiêm Nghĩa Hầu
7. CƯỜNG LộC HẦU : Võ Tá Trọng (con út ông Bá) đời thứ 6
8. NHO HIềN HẦU : Võ Tá ? (con thứ Cường Lộc Hầu) đời 7
9.BÁI TRUNG HẦU : Võ Tá? (con thứ 3 Cường Lộc Hầu) đời 7
10. TRIềU VÕ HẦU : Võ Tá? (con thứ 4 Cường Lộc Hầu) đời 7
11. LIÊU TRUNG HẦU : Võ Tá Phê (con Hà Quận Công)
12/ PHẤN VŨ HẦU : Võ Tá Nhu (con thứ 5 Hà Quận Công)
13/ TĂNG TRIềU HẦU : Võ Tá Cuộc hay Tá Hảo (con thứ 7 của Hà Quận Công)
14/ ĐIểN THọ HẦU : Võ Tá Hy (con thứ 9 Hà QC)
15/ THÁI Tố HẦU : Võ Tá Bích (con thứ 4 của Nham Quận Công) đời 9
16/ QUảN VŨ HẦU (Quản Thiện Hầu) không rõ tên (con thứ của Liêu Trung Hầu) đời 9
17/ Kế TRUNG HẦU : Võ Tá Châu (con Phấn Vũ Hầu)
18/ QUÁN CẦN HẦU : Võ Tá (con thứ Tăng Triều Hầu) [ đời thứ chín]
19/HảI-TRIềU-HẦU : Võ Tá(sinh ra Hàn Võ Bá)
20/ CảNH-VŨ –HẦU : Võ Tá Bảng (Thụy) con thứ Thể QC.
21/ BÂN VŨ HẦU : Võ Tá –Tín (con trưởng Điển Thọ Hầu)
22/ NGạN LĨNH HẦU : Võ Tá Đình (con trưởng Bàn Quận Công) đời 10
23/ TƯƠNG VŨ HẦU : Võ Tá? (con thứ Phái Trung Hầu) đời 10
24/ VạN VŨ HẦU : Võ Tá? (con Quãn Thiện Hầu) đời 10
25/ KIÊN KIM HẦU : Võ Tá Kiên (Tạo Sĩ, con ông Thao Quận Công) đời 10
26/ BẬT ĐÌNH- HẦU : Võ Tá Bật (Tạo Sĩ, con ông Thao Quận Công) đời 10
27/ PHỤ XUYÊN HẦU : Võ Tá Bảng (Tạo Sĩ, con ông Thao Quận Công) đời 10
28/ HOÀNG LĨNH HẦU : Võ Tá ? ( con trưởng Bà Quận Công) đời 10
29/ CÔN LĨNH HẦU : Võ Tá Dao (con trưởng Cảnh Vũ Hầu) đời 1 . Tạo Sĩ khoa Nhâm Thìn 1772
30/ VƯỢNG CƠ HẦU : Võ Tá Cơ (Tạo Sĩ, con trưởng Thao Quận Công) đời 10
31/ HOÀNG XUÂN HẦU : Võ Tá Dự (Cử, con của Vượng Cơ Hầu) Đời 11. Tạo Sĩ
32/ KÍNH VŨ HẦU : (xem Cảnh Vũ Hầu, Võ Tá Thụy, xem 20) đời 9.
33/ HOÀNG XUYÊN HẦU : (xem số 31, Võ Tá Dự) đời 11.
34/ NGHệ LĨNH HẦU : Võ Tá Siêu (Tạo Sĩ, Hiệp Biện Binh Bộ Thiêm Thư Khu Mật Viện Sứ) đời 10
Vì trong gia phả Võ Tá, phần lớn chỉ phép chức tước rất ít nên tên thật vì phép xưa riêng hủy để tỏ sự kính trọng.
Các Tước Bá của Họ Võ Tá: (Tóm tắt)
Hình như nhân vật Vỏ Tá TRIÊM (Kiêm Thọ Bá) và Võ Tá Rằn (Phái Trung Bá) đều ở đời thứ 9 là 2 con trai của Nham Quận Công là 2 người được phong tặng tước BÁ đầu tiên của dòng họ này? Sau đó có Thiều Võ Bá, Cư Võ Bá, Cần Võ Bá, Hàn Võ Bá, Anh Võ Bá đều thuộc đời thứ chín. Đến đời 10 có Lễ Võ Bá, Tề Võ Bá, Tự Võ Bá, Tích Võ Bá.Đời 11 có Thạc Võ Bá, Điệu Võ Bá, Thư Võ Bá (Võ tứ Thước), Thạch Giới Bá (Tá Viêm), Hàm Võ Bá (Tá Chuẩn), Nghị Võ Bá (Tá Nghị), Trọng Triều Bá (tá Trọng)….và một số ông tước BÁ nữa chưa thống kê hết. Tất cả đáng quan tâm vì các ông tước Bá này đều là Võ quan cao cấp lúc đó.DANH SÁCH CÁC Vị TạO SĨ (Tiến Sĩ Võ Nghệ) Họ VÕ TÁ
1/ VÕ TÁ TốNG, tức Đốc Quận Công, đậu năm Quí Sửu 1733. 2/ VÕ TÁ TÍN, BÂN VÕ HẦU đậu năm Bính Thìn 1736
3/ VÕ TÁ THỤY,CảNH VÕ HẦU đậu năm Kỷ Mùi 1739
4/ VÕ TÁ CƠ, VƯỢNG CƠ HẦU đậu năm Kỷ Mùi 1739. đậu lúc 22 tuổi, thi Sở Cử đã trúng Toát Thủ. Tứ Trưởng lại đậu Giải Nguyên.
5/ VÕ TÁ KIÊN, KIÊM KIM HẦU, 20 tuổi đậu Thủ Khoa Tạo Sĩ Giáp Tuất 1754.
6/ VÕ TÁ THạC, THạC VÕ BÁ, [con trưởng Ngạn Trung Hầu, đậu Tạo Sĩ hạng Nhì, Đinh Sửu 1757.
7/ VÕ TÁ BẬT, BẬT ĐỉNH HẦU, 25 tuổi, đậu Khoa Quí Mùi, 1763.
8/ VÕ TÁ THÌ (Thời), PHỤ XUYÊN HẦU, 22 tuổi đỗ Doãn Sinh Khoa Bính Tuất 1766.
9/ VÕ TÁ Lệ, Lệ VÕ BÁ (con Bá Quận Công)
10/ VÕ TÁ DAO, CÔN LĨNH HẦU (con Cảnh Võ Hầu) [cùng đậu Khoa Nhâm Thìn (1722)]
11/ VÕ TÁ Dự, HOÀNG XUYÊN HẦU (con Vượng Cơ Hầu)
12/ VÕ TÁ SIÊU, NGHệ LĨNH HẦU, đậu xuất sắc khoa Tân Sửu 1781.
13/ VÕ TÁ CÁNH, ( tác giả: Hổ Trướng Yếu Đàm) đậu dồng Tạo Sĩ khoa Kỷ Hợi 1779.
14/ VÕ TÁ TRUNG, BÁ QUẬN CÔNG
15/ VÕ TÁ ĐỨC, KHIÊM QUẬN CÔNG [cùng đậu khoa Tân Hợi 1731
16/ VÕ TÁ VIÊM đậu xuất sắc Tạo Sĩ, Tân Sửu 1781.
Ngoài ra, nhiều người vì chuyên nghiệp võ nghệ mà thành đạt phú quí công danh. Nhưng họ Võ Tá cũng nhìn thấy rõ xã hội Hậu Lê Trịnh Chúa, người dân trọng Văn khinh Võ. Cũng giống như dòng quý tộc nhà Trịnh, ban đầu trọng võ, bắt con cháu trai nhà Chúa học võ và cầm quyền lớn nhỏ trọng yếu về quân sự và chinh trị. Dùng gươm, giáo vũ lực trị thiên hạ, áp chế Vua Lê, chính phạt họ Nguyễn Chúa ở Đàng Trong suốt từ 1545 đến 1775. Rồi các Chúa Trịnh Cương, Giang, Doanh, Sâm (1709-1782) cũng phải khuyến khích, nâng đỡ cho người họ Trịnh họ Nhà Chúa, đi học chữ Thánh Hiền, thi cử, đỗ đạt ra làm quan to. Như trường hợp Trịnh Tuệ (1704 – 1736 – 1758) để tỏ ra họ Võ biền cũng khoa cử. Dòng Võ Tá cũng như thế, có đến gần trăm người họ này giỏi võ nghệ, quân sự. Nhưng dù quyền cao chức trọng cũng bị khinh thường vì ít học. Nên đã có một số con cháu họ Võ Tá, bỏ võ nghiệp, quay qua học Văn Chương, cũng thành đạt một số ít, chứng tỏ “đất sỏi cũng có chạch vàng”.
Và sau đây có vài ông họ Võ Tá phát Văn Học:
1. Ông VÕ TÁ THỤY (con cụ Cảnh Võ Hầu, TÁ BảNG) đời 10, thi đậu Hương Cống khoa Canh Tí (1780) làm quan Tri phủ.
2. Ông VÕ TÁ KỲ: học giỏi, đậu Hương cống khoa Canh Ngọ 1750 rồi đến khoa Nhâm Thân (1752) và Đinh Sửu (1757) ông Cống Kỳ vào thi hội ở Kinh Đô Thăng Long, hai lần chỉ đỗ Tam Trường Hội khoa thôi. Không thể trúng Tiến Sĩ Nho Học đại khoa được, nhưng ông có tiếng về Văn chương giỏi, thơ phú hay, nức tiếng Trấn Nghệ An hồi đó.
3. Ông VÕ TÁ CẦU : thông minh và hay chữ như cha. Ông này là con thứ 2 của ông Cống Tá Kỳ. Năm Nhâm Ngọ (1762) thi đậu Hương Cống như cha (sau 12 năm). Văn chương của ông này nổi tiếng hoa mỹ, lời hay, ý đẹp được Nho Sĩ thời đó khen ngợi tìm đọc.
4. Ông VÕ TÁ DỤNG: nổi danh thần đồng, giỏi văn chương có tiếng từ lúc còn trẻ, lúc 16, 17 tuổi. Cha làm Aùn Trấn ở xứ Kinh Bắc (Vượng Cơ Hầu Tá Cơ) nên ông được dự thi Hương ở xứ Kinh Bắc,lúc ông 21 tuổi khoa Quý Mão (1783), thi một lần đỗ ngay Hương Cống, nổi danh là tuổi trẻ tài cao. Trước đó, cha ông làm võ quan cao cấp. Bắt ông phải học võ nghệ từ 15 đến 20 tuổi. Nhưng ông không thích ngành võ. Sau thi đỗ, ra làm quan văn, từ đó đến hết nhà Hậu Lê (1788).
5. Ông VÕ TÁ CHÍNH: có lẽ là anh ruột của Hương Cống tá Dụng? Vì khoa Quý Mão (1783), ông này mới 25 tuổi ( sinh năm 1759) cùng dự thi Hương với em ở trường thi kinh Bắc (nhiệm sở cha). Sau, ông có dự kỳ thi Hội ở Thăng Long, khoa Đinh Mùi (1787) chỉ đậu Tam Trường.
6. Ông VÕ TÁ TOạI : thi Hương khoa Đinh Dậu (1777) đậu Hương Cống và ra làm quan đời Hậu Lê, cũng chỉ chức quan Tri phủ.
Như thế về Văn Học họ Võ Tá Hà Hoàng chỉ được có sáu ông Hương Cống. Sau đó nhà Tây Sơn từ Nam ra diệt Chúa Trịnh Khải (1786) thì sự nghiệp công danh của họ Võ Tá cũng hết! Đến triều Nguyễn, 1802 – 1945, có một chi phái Võ Tá ở làng Thần Phù, huyện Hương Thuỷ (gần sân bay Phú Bài nay) đã bỏ chữ TÁ (lót họ tên), chỉ còn họ Võ (không có chữ lót). Triều Tự Đức năm 1852, có ông Võ Khoa đậu Cử Nhân đầu tiên. Sau, đến hai con trai là Võ Liêm và Võ Thái đậu Cử Nhân triều Thành Thái. Lại có một Cử Nhân Võ Đức Tân (đậu thứ 29/ 31) quê ở làng Thần Phù này. Ông trúng cách cử nhân khoa Mậu Thìn (1868 đời Tự Đức thứ 11) làm quan chức Tư Vụ, Thừa Chỉ trong Số Bộ quan nhà Thanh,Trung Quốc. Chắc cùng trong họ với ông Cử Võ Khoa (1852). Chúng tôi chưa phát hiện được thêm một nhà khoa bảng nào ở 18 chi phái từ họ Võ Tá Thạch Hà cả! Nhất là ở các huyện của Nghệ An, Hà Tĩnh… hầu như chẳng chi nào có khoa cử thời Nho Học?
PHẦN KếT LUẬN Về DÒNG Họ VÕ TÁ
Dòng họ Võ Tá ở Thạch Hà hoàn toàn có thể mang sánh với các dòng họ Vũ ở làng Mộ Trạch, Đan Loan, Hoa Đường …. ở huyện Đường An (nay là Bình Giang, Hải Dương). Một bên có mấy chục võ tướng: 16 ông Tạo Sĩ (Tiến Sĩ võ nghệ), 9 Quận Công, 32 tước Hầu, hàng chục tước Bá, ba Tá Lý, Tán Trị … Công Thần, 7 Đốc Trấn, 9 Án Trấn, 5 Đề Lĩnh Tứ- Thành (cấp cao tư lệnh, chỉ huy quân sự xưa), 8 Đô Đốc phủ sự, Thượng Tướng Quân, Ba Binh Bộ Thượng Thư, và 10 ông được bao phong làm Phúc Thần (Thành Hoàng Làng bản thổ nhiều nơi) được sắc Vua phong tặng, nhân dân thờ phụng. Còn một bên là ”Ngũ Thập Tiến Sĩ, Tam Tể Tướng, Thập Thượng Thư” của dòng họ Vũ ở huyện Đường An” đâu có kém cạnh, tuy thuộc hai lĩnh vực Võ và Văn khác nhau.
Hai họ Vũ – Võ cùng giống nhau ở điểm, đều thịnh phát nhất giai đoạn giữa thế kỷ 17 và gần hết thế kỷ 18. Lại cùng phò Chúa Trịnh, Vua Lê. Rồi cùng bị họ Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng) ngấm ngầm triệt hạ, truy nã.
Cả hai họ Vũ, Võ ở làng Mộ Trạch và làng Hà Hoàng cùng chịu chung số phận và qui luật lịch sử: thịnh lắm, suy nhiều. Có thịnh có suy nhưng không tàn lụi. Đến cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 này con cháu các dòng họ Vũ – Võ này vẫn tiếp tục “phát tích”. Đúng như lời sấm truyền về dòng họ Vũ Võ trên đôi câu đối treo ở làng mộ trạch:
Vị tử tôn lập vạn đại cơ, khanh tướnh công hầu vô trị loạn
Dữ thiên địa đồng nhất nguyên khí, đế hoàng vương bá hữu long ô
[Vì con cháu lập nền vạn đại, thời bình như thời loạn đều làm nên công hầu khanh tướng - Với trời đất cùng một nguyên khí, có thăng cũng có trầm vẫn là đế hoàng bá vương]
Để tìm tiếp tục hiểu về một dòng họ Võ đặc trưng cho quân sự, quốc phòng, an ninh hiếm có ở nước Việt thời Lê Trịnh, dòng họ thật sự đã đóng góp nhiều nhân tài quân sự cho giai đọan lịch sử Đàng Ngoài (thế kỷ 17,18); Chúng tôi đề nghị bà con có gốc xưa từ dòng Võ Tá đó đang ở đâu đó trong nước ta hay Hải Ngoại, nên về quê gốc cũ Hà Hoàng này, trước là tìm hiểu cho rõ, sau nữa là bảo tồn các di sản Văn Hoá và lăng mộ các Quận Công, Công Thần, Trấn Thủ họ Võ Tá còn sót lại sau bao nhiêu giai đoạn Dâu Biển. Nên sao chụp các cổ phả họ này bằng Hán Tự thành nhiều bản, dịch ra và tặng cho Viện Hán Nôm (nếu chưa có), Ban Liên Lạc họ Vũ, Võ ở Hà Nội (tức Trung ương) cũng như các chi họ Võ Tá ở các địa phương khác trong cả nước để cùng nhau hợp tác tiếp tục công việc khảo cứu.
Sau khi đi nghiên cứu họ Vũ, Võ ở Thanh Hoá, ở Hà Tĩnh tại quê hương con cháu Tướng VŨ UY và con cháu dòng VÕ TÁ tôi không giữ còn quan điểm: “quá thận trọng, hay nghi vấn” như ông bạn là nhà giáo, nhà nghiên cứu sử, phả: Vũ Thế Khôi nữa. Ông Khôi cho rằng dòng họ Võ Tá ở quê cũ nhà ông tại Lương Ngọc, là từ dòng Tiến Sĩ Nhà Mạc tên Nguyễn Dụng? Và ông nghi ngờ họ của tướng Vũ Uy có vấn đề nguồn gốc.
Về điều này, tôi sẽ có bài biên khảo riêng và cùng ông Khôi sẽ khảo chứng lại? Tôi cũng không dám tranh luận nhiều với ông, vì trước hết tôi tôn trọng phương pháp và quan điểm nghiên cứu của ông; Sau nữa, với những tư liệu thu thập được, tôi cho rằng việc tiếp tục:“quá thận trọng, hay nghi vấn” là không cần thiết. Dù rằng, tôi vốn rất quí nể ông và ít nhiều vẫn có cùng quan điểm với nhau khi nghiên cứu dòng họ Vũ Võ Việt Nam.
Dòng họ Võ Tá có một nguồn gốc khá ly kỳ bốn đời đầu. Nhưng từ đời thứ 5-6 trở đi được phả cổ chép lại khá rõ ràng và mạch lạc. Chi tiết đầy đủ đã nằm hết trong các tập gia phả họ Võ Tá. Chúng tôi chỉ lược thảo về nguồn gốc 6 thế hệ đầu và đưa ra các tư liệu sơ lược về các nhân vật Võ Quan cao cấp họ Võ Tá mấy đời sau. Thực sự chi tiết về hàng trạng, công danh sự nghiệp của các thế hệ giữa, thuộc đời Hậu Lê, trong họ Võ Tá mới hấp dẫn và đáng kể, cho những ai muốn nghiên cứu sử học VN. Trong phạm vi giới hạn của bài nghiên cứu này, chúng tôi mới chỉ dựa trên “Hà Hoàng Võ Tộc Gia Phả” và một bản sơ đồ của cụ Võ Văn Xứng ở Thành Phố Vinh (cụ đã hơn 80 tuổi) để vẽ lại phần nào phả hệ dòng họ Võ Tá ngành trưởng gồm 17 thế hệ, từ khởi đầu đến đầu thế kỷ 20 (nghĩa là cách nay 100 năm) thì tạm ngưng.
Vả lại, dòng họ này đã có chiều hướng đã suy vi từ đầu thế kỷ 19 và trở nên “bình thường” như mọi dòng họ khác. Thời thế đã đổi thay kể từ khi nhà Tây Sơn tiêu diệt dòng Chúa Trịnh năm 1786 ở Đàng Ngoài. Một số người có chức quyền (dưới triều Trịnh) phải bỏ làng Hà Hoàng (Thạch Hà) đi nơi khác ẩn dật nên chỉ tìm thấy có một chi họ Võ đi vào Thừa Thiên từ cuối thế kỷ 18 ở làng Thần Phù thì giữa thế kỷ 19 phát triển quan chức, khoa bảng được ba thế hệ. Xin xem sơ đồ ở phần sau:
BÀI: VŨ HIỆP- sưu khảo
ẢNH: VŨ HỮU CHÍNH