Gia thế họ Vũ ở xã Xuân Quan
(Nguyên trước là làng Xuân Lan, về sau, triều Nguyễn đổi: Ngọc Quan thuộc Tổng Lâm Thao, huyện Lang Tài, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc. Nay thuộc huyện Gia Luơng [Gia Định-Gia Bình], tỉnh Bắc Ninh)
Đây là một dòng họ Vũ, tương truyền gốc tích từ họ Vũ của làng Mộ Trạch, huyện Đường An, Trấn Hải Dương. Tổ tiên xa xưa là quan Kinh Lược Sứ Giao Châu, thế kỷ 9 đời Đường (bên Tàu) đô hộ nước ta,là cụ Vũ Hồn (804-853). Chưa biết rõ, họ Vũ đã tới xã Xuân Lan, huyện Lang Tài, Trấn Kinh Bắc lập nghiệp từ bao giờ? Nhưng đây là một dòng họ Nho lực khoa bảng lớn ở vùng Lang Tài, xứ Kinh Bắc từ đời Lê Trịnh.
Theo một tư liệu phả cho biết: trước khi họ Vũ này đến định cư ở làng Xuân Lan, thì dòng họ này đã lập nghiệp nhiều đời ở làng Ngọc Trì, cùng huyện Lang Tài với làng Xuân Lan. Rồi có một chi họ Vũ, từ Ngọc Trì đã đi tới Xuân Lan định cư. Chi họ Vũ ở làng Ngọc Trì, từ đời Nhà Mạc (thế kỷ 16) đã phát triển Nho học. Nhưng đi thi chỉ đậu Hương Tiến (Cử Nhân). Mãi đến đời Lê Trịnh, mới thấy có cụ tên Vũ Miên ( ), sinh năm Qúi Sửu (1553) đời Vua Mạo Hiến Tông (phúc Nguyên) mãi tới năm 64 tuổi, đi thi đại khoa mới đậu Hội Nguyên, Đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sĩ xuất thân ở khoa thi năm Bính Thìn (1616) đời Vua Lê Kính Tông, niên hiệu Hoằng Định 17, cụ Miên làm quan tới chức Tham Chính, Tước Tử.
Khoảng chừng hơn 100 năm sau, ở chi họ Vũ làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, xuất hiện một Nho Sĩ kỳ tài là Tiến Sĩ Vũ Miễn. Không rõ huyết thống ra sao? Với cụ Nghè Hội Nguyên Vũ Miên đậu đại khoa trước 132 năm?
Như vậy, người đậu đại khoa đầu tiên của chi họ Vũ làng Xuân Lan (tức Xuân Quan, Ngọc Quan) ở huyện Lang Tài, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc là ông Vũ Miên ( ) (1718-1782): (Tiến Sĩ , Bồi Tụng). Tên Thụy là Ôn Cẩn, sinh năm Mậu Tuất (1718) và đậu Hội Nguyên, Đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sĩ, xuất thân khoa thi Mậu Thìn (1748) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9, đời Vua Lê Hiển Tông, lúc đó ông đã 31 tuổi âm. Làm quan đến chức Nhập Thị Bồi Tụng Thư Lại Bộ Tả Thị Lang, Kiêm Quốc Tử Giám Tế Tửu, Quốc Sử Tổng Tài, Hành Tham Tụng (quyền Thủ Tướng), tước Liên Khê Hầu. Năm Nhâm Dần (1782), lúc ông 65 tuổi thì bệnh nặng đau yếu luôn khi đang giữ chức Hành Tham Tụng Tả Thị Lang Bộ Binh. Chúa Trịnh Sâm rất qúi nể ông, nên ưu ái đã Trung Sứ (người đại diện như Công Cán, uỷ viên ngày nay) đến hỏi thăm và nghe những lời ông muốn nói với nhà Chúa về việc nước. Chính ông Nghè Miên này đã nhìn thấy trước trong phủ Chúa sẽ loạn, nên có tự tay viết tờ khải khuyên bàn với Trịnh Sâm chớ nên coi thường việc bỏ trưởng lập thứ, đại loạn sẽ gây ra họa khó lường. Viết xong thì ông mất thọ 65 tuổi. Nhưng Trịnh Sâm ngu muội, vì Thị Huệ ỉ ôi hàng ngày và bọn hoạn quan xúi giục, cứ làm, và loạn đã xảy ra thật. Cụ Vũ Miên vừa mất ít lâu thì Chúa Trịnh Sâm cũng bệnh chết (thọ 46 tuổi). Cụ Nghè Miên được truy tặng Hàm Thượng Thư, được Vua ban cho tên Thuỵ là Ôn Cẩn. Tác phẩm để lại là 2 bộ sách: “Quốc sử tục biên” và “Đại Việt Lịch Triều Đăng Khoa Lục”. Không rõ tên các phu nhân, và cụ sinh được bao nhiêu con trai, gái? Chi tiết này có lẽ phải tham khảo trong Gia phả họ Vũ ở làng Xuân Quan (Ngọc Quan-Xuân Lan) mới Biết. Chỉ biết cụ Nghè Miên có một người con trai đậu Hương Tiến. Đời Hậu Lê, tên là Vũ Thiều ( ) (có sách phiên âm là Chiêu, Triệu) làm quan đến chức Tham Nghị, Đốc Đồng triều Lê Hiển Tông- Trịnh Sâm (1740-1782-1786). Sách cũ đã khen là: một nhà họ Vũ ở Xuân Lan nối đời khoa hoạn hiển vinh từ đời ông đến các cháu, chắt, ít có. Ông Thiều có 12 người con trai. Con trưởng là Vũ Trinh.
2/- Qua đời Nhà Nguyễn (từ 1802), con thứ ông Thiều là Vũ Quyền sinh vào đời Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) không rõ đích xác năm nào? Chỉ biết ông thi đậu Hương Cống năm Gia Long thứ 18 (khoa Kỷ Mão 1819) đứng thứ 13/23 Vị ở trường Thăng Long trúng cách. Ông được bổ nhiệm làm Tri Huyện Mỹ Lương (Sơn Tây). Năm 1820, đầu năm thứ nhất Minh Mạng, Canh Thìn, được gọi vào Kinh Đô Huế làm Chủ Sự Bộ Hộ, rồi thăng Giám Sát Ngự Sử, và bổ đi làm Đốc Học tỉnh Hải Dương trong các năm kế tiếp (18 năm dài). Đến năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) có chiếu chỉ Vua bổ nhiệm ông làm quan Án Sát. Nhưng ông lấy cớ có mẹ già (tuổi ngoài 80), mà tuổi ông cũng trên dưới 60 rồi, xin được về hưu phụng dưỡng mẹ (cụ bà Vũ Thiều). Ông dâng tờ trình nói rõ hoàn cảnh để từ chối nhận chức vụ Án Sát.
Được Vua gia ân phong Hàm Hàn-Lâm Viện Thị Giảng Học Sĩ, cho về nhà để nuôi mẹ được yên lòng và thường ngày ông ăn mặc giản dị. Năm ông đến tuổi 70, mẹ đã mất, ông dâng sớ tâu xin được về hưu thực sự. Vua cho.
Rồi tới năm Tự Đức thứ 15, có giặc Thổ nổi loạn(1862), ông Vũ Quyền và gia quyến phải đi lánh nạn ở Hưng Yên, rồi ông mất, thọ xấp xỉ tám mươi. Bình sinh, ông Quyền vốn ít nói, nhàn tĩnh, di dưỡng có đạo đức. Từ khi ông ra lĩnh chức học quan (Đốc Học) trải qua 8,9 năm trời, sau xin về nhà lại mở trường dạy học, chăm chỉ giáo dục đám hậu sinh. Học trò đua nhau đến theo học ông, nhiều người thành đạt, chẳng hạn như ông, Tiến Sĩ Thượng Cốc Nguyễn Qúi Tân, Tiến Sĩ Kim Lũ Văn Minh Đại Học Sĩ, phụ chính Đại Thần Nguyễn Trọng Hợp… đều là học trò của cụ Vũ Quyền cả. Chổ ông ở, luông tuồn các loại hoa làm thích. Ông có hiệu là Tốn Trai. Tác phẩm để lại có Tốn Trai Thi Tập (Văn, Thơ); Tốn Trai Học Vịnh (Văn) .
Vũ Trinh ( )( ? -1828). Ông là con trưởng của cụ Hương Cống Thiều, cháu nội cụ Tiến Sĩ triều Lê Trịnh là quan Tham Tụng, Vũ Miên (thế kỷ 18). Chưa rõ, ông Trinh sinh năm nào? Chỉ biết ông có tên Tự là: Duy Chu, hiệu là: Lai Sơn, biệt hiệu là Lan Trì Ngư Giả, người ở làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, Trấn Kinh Bắc. Năm ông 17 tuổi, dự thi Hương đậu Hương Cống đời Vua Lê Cảnh Hưng. Ông ra làm quan với nhà Lê, hết lòng thờ Vua cùng với cha ông là cụ Cống Tham Nghị Vũ Thiều (Chiêu), đem hết cả sản nghiệp ra giúp cho Vua Lê Chiêu Thống năm 1787.
Năm 1789, Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu cứu quân Mãn Thanh, Ông Vũ Trinh và cha đã không thể chạy theo kịp, bèn lui về làng, quê ở ẩn. Năm 1802, Vua Gia Long triệu ông ra làm quan vì biết rõ ông không cộng tác với nhà Tây Sơn. Vua đã giao cho ông chức Thị Trung Học Sĩ. Nhưng chẳng bao lâu, các cựu thần Nhà Lê cũ, đem được hài cốt Chiêu Thống về nước an táng. Ông xin từ quan về nhà mở lớp dạy học và viết sách. Năm 1807 (G.Long thứ 6) ông được cử đi sứ sang Tàu, lúc về đã soạn bộ “Hoàng Việt Luật Lệ” cùng với quan Tổng Trấn Bắc Thành. Khi Văn Thành bị tội vạ lây vì con trai ngông nghênh thơ nói vui đùa. Thành tự tử, và ông cũng bị bắt đi đầy. Mãi tới năm 1828 (Minh Mạng 9) Vua tha cho ông thì đã yếu sức, được trở về quê. Vừa buồn tủi, vừa uất hận vì oan ức, ông đã mất ngay năm Mậu Tý (1828). Không rõ được bao nhiêu tuổi? Tác phẩm của ông để lại có:
- LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC hay Kiến Văn Lục (loại Văn, Sử)
- CUNG OÁN THI TẬP (Văn Thơ)
- SỨ YÊN THI TẬP (Sử, Văn)
- NGÔ TộC TRUY VIỄN ĐÀN KÝ (Văn, Sử)
Theo các lịch sử, truyện cũ cho biết, gia đình ông có tới 12 anh em ruột (con cụ Tham Đồng Vũ Thiều Chiêu), trong số đó có 5 người làm nên sự nghiệp, gia thế phồn thịnh một thời. Riêng ông Cống Vũ Trinh, lúc được cử đi sứ Nhà Thanh, ông đã được chức quan Hữu Tham Tri Bộ Hình tháp tùng phái đoàn có cả ông Nguyễn Du làm Phú Sứ- lúc về, ông tham gia soạn bộ Luật như đã nói trên. Vì thân với Tổng Trấn Nguyễn Văn Thanh mà ông bị hàm oan, tù tội. Cuộc đời ông thăng giáng bất thường.
3/ Vũ Đĩnh ( ): là em họ, thúc bá với 2 ông Quyền và Trinh. Tên Tự của ông là Trực Phủ. Không hiểu lý do gì mà Khoa thi Hương năm Kỷ Mão (1819) ông Vũ Đĩnh này lại vào tân kinh đô Huế dự thi, đậu Hương Cống thứ 13/17 vị đăng khoa ở trường thi Trực Lệ (Thừa Thiên) ? Có lẽ ông đang làm quan ở trong đó mời được phép dự thi “trái tuyến” như thế? Vậy là, riêng năm Kỷ Mão đó, họ Vũ nhà ông 2 người cùng đậu Hương Cống gồm ông Đĩnh và ông Vũ Quyền. Rồi ông Đĩnh được bổ nhiệm làm Tri Huyện Thượng Nguyên (Thanh Hóa), rồi vào trong kinh làm Chủ sự Bộ Hộ, chuyển sang làm Viên Ngoại Lang Trung. Tiếp sau đó là quan Án Sát Sứ 2 tỉnh Nghệ An, Nam Định. Bị giáng chức, và lại được khởi phục chức chủ sự rồi thăng chức Lang Trung, năm Thiệu Trị I (1841). Tới năm Bính Ngọ (1846) được bổ nhiệm làm Án Sát Sứ Biên Hòa. Rồi lên Thự Bố Chánh tỉnh Gia Định, Hộ Lý Quan phòng Tuần Phủ. Ông chết tại chức, nơi làm quan. Như thế ông Vũ Đĩnh là cháu nội cụ Nghè Vũ Miên và cháu gọi bằng Bác của ông Cống Thiều. Quan chức Tiến Sĩ Trần Tiễn Thành, đại thần ở Huế là học trò cũ của ông.
3/ ông Vũ Vĩnh ( ) Năm Minh Mạng 2, 1821 (Tân Tỵ) ông Vĩnh đậu Hương Cống thứ 8/23 vị đăng khoa ở trường Thăng Long. Làm quan từ cấp thấp, dần dần thăng lên chức Án Sát Sứ Tỉnh Sơn Tây. Chưa rõ lý do gì, ông bị tội phải mất chức? Phải về nhà dạy học. Học trò ông sau đậu Tiến Sĩ là Trần Huy Sách, chính là do công ơn ông đã giáo dục cho. Về sau, ông có người cháu nội tên là Vũ Chù (Chu ) đậu Cử Nhân Khoa Thi Hương Giáp Tý (1864) và trúng phó Bảng ở năm sau (1865 Ất Sửu). Vũ Chu sau đổi tên là Vũ Dác ( ). Căn cứ vào Gia phả và các sách cổ cho biết ông Cống Vĩnh (có sách chép lầm là Cầu). Là cháu nội cụ Nghè Vũ Miên là cháu gọi ông Cống Vũ Thiều là Bác và là em ruột ông Cống Vũ Đĩnh. Cuối cùng, Vua thấy ông đạo mạo, tư cách và gia đình có nhiều người hiển đạt, đã cho ông Vĩnh được khôi phục chức Hàn Lâm Viện Tước Tác. Rồi sau, già mất các con trai của ông không đậu như ông, chỉ có 2 người đậu Tú Tài và Nhị Trường. Tới đời cháu nội thì thành đạt.
3/ ông Vũ Thực ( ) là cháu nội 5 đời (cháu Sơ) của cụ Tiến Sĩ đời Lê là Vũ Miên (1718-1782) gọi các ông Cống Trinh, Quyền, Đĩnh, và Vĩnh là ông họ. Ông Vũ Thực có tên Tự là Bội Phủ, đậu Cử Nhân Khoa Giáp Ngọ (1834) năm Minh Mạng thứ 15, trúng hạng 15/23 vị đăng khoa ở trường thi Hà Nội. Được bổ nhiệm làm Tri Huyện Hoành Bồ, rồi được thăng dần lên chức Án Sát Sứ Biên Hoà (Nam Kỳ- Đồng Nai). Sau, lĩnh chức Chính Sứ Gia Định tỉnh Năm Canh Thân (1860) giặc Pháp đánh chiếm mất tỉnh thành này (thực tế thì Pháp lấy xong Gia Định từ 1859 Kỷ Mùi). Thành Gia Định thất thủ, triều đình buộc ông tội ươn hèn đã mất chức, phải về nhà. Mãi sau mới được phục chức.
3bis/- Ông phó Bảng Vũ Chu ( có thể đọc là Chù) sau ông đổi tên là Vũ Giác ( Dác) là cháu nội của cụ Cống Vũ Vĩnh. Có lẽ, tên ông trùng tên Chúa Nguyễn Phúc Chu là Tổ xa đời Vua Tự Đức, nên vào thi Hội xin đổi tên là Giác ông đổi vào năm Tự Đức thứ 18 (1865). Ông thi đậu Cử Nhân năm Giáp Tý (1864), năm sau 1865 (Ất Sửu) ông thi đậu phó Bảng lúc mới có 24 tuổi. Bắt đầu, được bổ nhiệm làm Tri Huyện Mỹ Lộc (Nam Định) rồi vì việc sơ xảy mà mất chức. Sau, ông được đi quân thứ chuộc tội ở Băùc biên (biên giới phía Bắc) được triều đình cho khởi phục (bắt đầu phục chức). Trải qua làm chức Hương Biện Quân Vụ Thái Nguyên. Vì có khoa bảng Văn học, được triệu vào Huế thi, rồi gia phong Hàm Thị Giảng. Rồi lĩnh chức Bố Chính Sứ Thái Nguyên. Sau đó, ông dâng sớ xin đi mở đồn điền khai hoang, lập ấp. Đầu năm Kiến Phúc (1884) ông bị bệnh, xin về nghỉ và một thời gian sau thì chết.
Dòng họ Vũ ở Xuân Lan (Xuân Quan- Ngọc Quan) này nổi bật là 8 nhân vật khoa bảng đã nói ở trên có sử sách ghi chép ca ngợi. Ngoài ra, còn có nhiều người họ Vũ này cũng có sự nghiệp khác, như Võ quan Giáo Dục, Lương Y … nữa mà phải đọc Gia phả cũ ở xã nói trên mới rõ hết được. Đây là một dòng họ Vũ lớn. Tạm thời, chúng tôi vẽ sơ đồ phả hệ 5 thế hệ của họ Vũ ở Xuân Lan xã, Kinh Bắc xưa. Sẽ có bổ sung sau, khi sưu tầm được tài liệu chính xác nữa. Sách tham khảo: Đại Việt Lịch Triều Đăng Khoa Bắc, Ninh Dư Địa Chí, Đại Việt Liệt Truyện, Lược Truyện của Tác Giả VN. (Vũ Hiệp sưu khảo năm 1999)
PHả Đồ dòng họ Vũ khoa hoạn 150 năm ở xứ kinh Bắc, làng Xuân Lan (đổi là Xuân Quan, rồi Ngọc Quan)
Đời I { Tiến Sĩ Vũ Miên , khoa Mậu Thìn 1748 (1718-1782), tườc Liên Khê Hầu, Hành Tham Tụng
Đời II { Hương Cống Vũ Thiều ( ) (CHIÊU) dòng trưởng đậu triều Lê, Phò Chiêu Thống. Làm quan Tham Đồng ông có 12 con trai, mà 5 người hiển đạt.
Đời III dòng Bá { TRƯởNG NAM: (? 1828) Hương Cống Vũ Trinh Tự: Duy Chu, Hiệu: Lai Sơn
…..
THỨ NĂM: dòng trưởng Hương Cống Vũ Quyền, Hiệu: Tốn Trai
Có 4 dòng Vị là Thúc khoa bảng { con người em ông Thiều (dòng thứ) Hương Cống Vũ Đĩnh Tự là: Trực Phủ. Bố Chánh.
Con người em ông Thiều Hương Cống Vũ Vĩnh ( ) Án Sát, Hàn Lâm Trước Tác.
Đời IV Thật sự, dòng họ vũ này rất đông. Riêng cụ Thiều đã có 12 dòng con trai, chưa kể các anh em, chú bác của cụ rất đông con cháu. Nhưng các đời (thế hệ) nào không hiển đạt khoa bảng đều không được chép tên vào sơ đồ họ Vũ này.
Đời V Cử Nhân Vũ Thực ( ) Tên là Tự Bội phủ Chánh Sứ thành Gia Định. Cháu nội ông Cống Vĩnh Cử Nhân (1864), Phó Bảng (1865) VŨ CHU ( ,Giác )Bố Chính Thái Nguyên.
Đời VI : có khá nhiều Nho Sĩ, võ quan, Hương chức nhưng không có ai đậu từ Cử Nhân trở lên. Chỉ có vài ba cụ Tú Tài, Tam Trường, Nhị Trường.
BÀI: VŨ HIỆP - sưu khảo
ẢNH: VŨ HỮU CHÍNH