Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 703
Truy cập hôm nay: 4,786
Lượt truy cập: 11,637,277
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Dòng họ Vũ của ông nghè làng Vĩnh Trụ, tổng Công Xá, huyện Nam Xang (Xương), phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội (sau thuộc tỉnh Hà Nam)

 

Dòng họ Vũ của ông nghè làng Vĩnh Trụ,
tổng Công Xá, huyện Nam Xang (Xương), phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội (sau thuộc tỉnh Hà Nam)

 

I Nguồn gốc xưa

Dòng họ Vũ ở làng Vĩnh Trụ đã có từ đời cụ Thủy Tổ Vũ Văn Lễ, có thụy hiệu (tên cúng cơm) là Thiện Đạo (                 )và Thủy Tổ bà họ Nguyễn, hiệu là Từ An (            ). Hai cụ Thủy Tổ sống trong khoảng nửa sau thế kỷ 15 (từ 1475-1480)? cụ Thủy Tổ ông mất ngày 13 tháng mười một, năm Đinh Dậu (1537) tức đời vua Mạc Thái Tông (Đăng Doanh năm Đại Chính thứ 8) tức đời Vua Lê Trang Tông và Hưng quốc Công Thái Sư Nguyễn Kim (Cam, Câm, niên hiệu Nguyên Hòa thứ 5. Nghĩa là cụ Thủy Tổ Vũ Văn Lễ đã có mặt ở làng Vĩnh Trụ khoảng thời đại loạn lúc Nhà Lê sơ sắp suy vong?

Vua Lê Uy Mục đế (1505-1509) đã trả thù hoàng tộc, giết hại bà Nội (Thái Hoàng Thái Hậu Trường Lạc, vợ Lê Thánh Tông Hoàng đế)  cùng nhiều Hoàng thân, quốc thích và các quan lớn vì ngăn cản không cho lên ngôi sớm, năm (1504). Trong nước lúc đó bất mãn, loạn ly nhân tâm vì tên bạo Chúa hôn quân “Quỉ Vương Uy Mục” (như sứ giả Nhà Minh qua, đã gọi thế, bởi “Vua Quỉ” này giết người thân không gớm tay). Có lẽ vùng trấn Sơn Nam (Hạ) bất ổn, nên cụ Vũ Văn Lễ phải bỏ làng cũ ở xã Tây Lạc (Tây Phạm) Tổng Sa Lung, huyện Nam Chân (N.Trực) di cư đến làng Vĩnh Trụ, thuộc Tổng Công Xá, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam (nay là Hà Nam) định cư, lập nghiệp. Nơi đây, cùng sáu dòng họ khác:Đinh, Trần, Nguyễn, Hà, Phạm, Lã cùng nhau chung sống, xây dựng xã thôn, cùng họ Vũ này.

Sự tích ấy được Gia phả cũ ở Vĩnh Trụ đời Tự Đức chép. Theo cổ phả của họ Vũ ở Vĩnh Trụ đã chép và được nhà Địa lý học pháp nổi danh, tên Pierre Gourou đã đến thôn này nghiên cứu vào năm 1936. Ông viết trong tác phẩm Les paysans đandelta-Tonkimois về dòng họ Vũ này có nguồn gốc huyện Nam Trực (Nam Định) đi về đó. Và có viễn tổ chung là ông Vũ Hồn (đời Nhà Đường, sinh năm 804- 853) ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An (sau là Năng An, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Cũng theo các tư liệu trên, thì cách đây trên 670 năm, có một cụ Tổ họ Vũ quê ở làng Chằm (Khả Mộ ấp, tức xã Mộ Trạch) đã di cư xuống huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường, Sơn Nam Đạo định cư lập nghiệp ở Sa Lung và Phương Để một Chi Họ Vũ. Sau đó vài đời, lan truyền các phân chi đến các thôn xã gần đấy là: làng Dịch Diệp, làng Tây Lạc, (Tây phạm) Dao Cù, Thạch Cầu, Tang Chữ, Đông Lạc, Lộ Xuyên, Cổ Chữ, Quần Lao, Quần Anh, Cổ Lễ, Trung Lao, Thượng Lao,Vân Cù… tổng cộng có đến 20 thôn xã vào hồi đầu thế kỷ 20. Gần đây đã thành có hơn 30 thôn xã.

Các cố lão ở làng phương Để, huyện Vũ Bản, Nam Định hồi trước năm 1945 kể lại rằng: “Tương truyền, khoảng giữa thế kỷ 14 (khoảng 1325-1340) có cụ Vũ Hán Bi (đậu Thái Học sinh đời Trần Anh Tông và Minh Tông 1314) là con cụ Vũ Nạp, em cụ Vũ Nghiêu Tá, đã bỏ làng Mộ Trạch di cư xuống huyện Nam Châu (Tây Chân) sinh sống, không rõ lý do gì? Tính đến nay đã gần 700 năm. Về sau, con cháu cụ lan toả đi nhiều làng và huyện ở phủ Thiên Trường và các phủ, huyện vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng (Mỹ Lộc, Vọng Doanh,Ý Yên, Hải Hậu). Chính dòng họ Vũ ở làng Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân, cũng được tách ra từ chi họ Vũ ở làng Tây Lạc, tổng Sa Lung, huyện Tây Chân (tức Nam Chân, rồi Nam Trực) từ hồi đầu thế kỷ 16 như đã viết rõ ở trên”.

Trong một cuốn “Gia phả chi Ba họ Vũ, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân Hà Nam” của ông Vũ Văn Chánh (soạn năm Kỷ Mão 1999) cũng đã xác nhận là gốc họ Vũ ở Vĩnh Trụ vốn từ làng Tây Lạc chuyển về (xem trang 7). Và đã công nhận cụ Thủy Tổ là Ngài Vũ Văn Lễ tức Thiện Đạo Công (không rõ lý lịch chi tiết và sự nghiệp, chỉ cho biết giỗ cụ Thủy Tổ ông là ngày 13, tháng mười một và cụ Thủy Tổ Bà, họ Nguyễn hiệu Từ An là 13 tháng ba âm lịch hàng năm.

Ông Vũ Văn Chánh, người trưởng họ này đã biên soạn Gia phả nói trên, còn cho biết thêm:

1/ Trước khi cụ Thiện Đạo Vũ Văn Lễ, từ làng Tây Lạc, tổng Sa Lung huyện Nam Chân (tức Nam Trực về sau) di cư về làng Vĩnh Trụ, đã có chín đời trên cụ (tương đương từ 215 năm đến 230 năm, tức vị Thượng Viễn Tổ ở làng Khả Mộ (Mộ Trạch, Hải Dương) về Tây Lạc (Nam Chân, Sơn Nam) sinh sống có lẽ vào đầu thế kỷ 14 (1300-1330)? Trong khoảng 30 năm đó.

2/ Trước hai vị Thủy Tổ ông bà còn có ba đời trên gọi là “Tam Thế Viễn Tổ” là:

       a- Cụ PHÚC TÂM (                ) và cụ Bà hiệu là Bình Tâm(             ) [không rõ họ, tên thật của 2 cụ Ông và Bà]. Hai cụ sinh ra Phúc Duệ Công.

       b- Cụ PHÚC DUệ (                    ) (là con hai cụ Phúc Tâm), không rõ tên thật là gì? Cụ Bà hiệu TRINH THIệN, không nhớ họ và tên thật là gì? Hai cụ Phúc Duệ sinh ra PHÚC NGÔ. Mộ cụ Phúc Duệ ở khu Đồng Dâu .

      c- cụ PHÚC NGộ (    ) là con hai cụ Phúc Duệ. Không nhớ được tên thật của cụ Phúc Ngộ là gì? Năm sinh, năm mất? Nhưng có thể đoán là cụ Phúc Ngộ sinh vào đầu đời Vua Lê Thánh Tông (1460)? Hoặc sớm hơn 5-10 năm đời Vua Lê Nhân Tông (1443-1459), khoảng năm 1450-1445? Là cùng? Cụ Bà Phúc Ngộ, không rõ họ gì, tên gì ? có tên hiệu (cúng cơm) là Từ Tâm. Hai cụ sinh ra ông Thủy Tổ Vũ Văn Lễ tức cụ Thiên Đạo.

Có lẽ ba thế hệ trên cụ Thủy Tổ họ Vũ làng Vĩnh Trụ, sống và mất ở làng Tây Lạc đều trước năm Đinh Hợi (1527). Về sau, cụ Thủy tổ dòng họ Vũ ở Vĩnh trụ đã cải táng, bốc mộ về cánh đồng làng Vĩnh Trụ, để tiện việc con cháu trông nom. Dòng họ Vũ ở làng Vĩnh Trụ (Nam xang, Lý Nhân) trải qua 7 thế hệ đầu đều có học ít nhiều. Thời Hậu Lê có hai anh em ruột họ Vũ này, đời thứ 6, đậu Hương Cống (không rõ năm nào?) và có hiệu là cụ Lềnh và cụ Vũ Đình Viễn tức Thanh Khê tiên sinh (không nhớ sự nghiệp làm quan). Phả cũ chép: “ngày 20 tháng Giêng năm Nhâm Thìn (khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 8/1712) đời Vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh, có cháu năm đời sau của Thủy Tổ là cụ Vũ Đình Cảnh, hiệu là Pháp Hội đã cải táng Thủy Tổ vào nơi có phong thuỷ (địa lý âm phần) thuộc đất đẹp, trước và sau đều có hình thế cái bút lông. Về sau con cháu đỗ đạt, làm quan, cho là nhờ Mộ đó được (đất)”? Nổi danh nhất là cụ Vũ Văn Lý đậu Tiến Sĩ, đầu thời Vua Thiệu Trị (Tân Sửu 1841). Sẽ có tiểu sử sự nghiệp cụ Nghè này (đời thứ 8 chi thứ ba) và 2 người con khoa bảng nữa (thế hệ 9) là Vũ Văn báo (phó Bảng) và Vũ Văn Nghi (Cử Nhân).

Chi thứ ba nhà cụ Nghè Vũ Văn Lý là dòng thứ, có lẽ “sinh sau đẻ muộn” nên, từ cụ Thủy Tổ Vũ Văn Lễ (Thiện đạo công) đến cháu đời thứ 8, khoảng 270 năm (từ 1537-1807) mỗi thế hệ khác nhau khá xa (tính trung bình) là 33 năm 3 tháng. Thay vì như dòng trưởng thường là 25 năm.

Cũng nên biết cụ Tổ đời thứ năm Vũ Đình Cảnh (tức cụ Pháp Hội) lúc cải táng mộ cụ Thủy Tổ vào “đất đẹp” là năm 1712, lúc cụ Cảnh đã 48 tuổi, tức cụ sinh năm 1665 (Ất Tỵ). Vậy cụ Thủy Tổ Vũ Văn Lễ (Thiện Đạo) sinh khoảng năm nào? Thật cũng khó biết rõ ! Vì cụ Thủy Tổ mất năm đinh Dậu (1537) chết cách cháu năm đời đến 128 năm (1537-1665), cũng phải khoảng hơn 33 năm tức là  1 đời (thế hệ). Vì thế, có thể đã có sự lầm lẫn nào đó năm mất của cụ Thủy Tổ chăng?

Chúng tôi căn cứ vào nguyên tắc tính “thế hệ” hay ”đời” trong Gia phả học VN thấy điều này không đúng lôgích? Đừng quá tin vào cổ nhân, sống ở triều Nguyễn (như cụ Vũ Sĩ Cù đã soạn phả chữ Hán năm Tự Đức thứ 36 (1883), năm Qúi Mùi, Vua mất năm đó, cách đây khoảng 120 năm, quá xa với vị Thủy tổ (1473-1883) tức là  410 năm nên chưa chắc đã nhớ đúng và chép chính xác? Nên chúng tôi tồn nghi điều này. Vì các thế hệ của chi thứ ba này tại sao cách nhau xa quá, bất thường như thế?

Phả Hệ Ban Đầu, ở làng Vĩnh Trụ cho biết dòng họ Vũ như sau:

1/ VIỄN Tổ I: cụ PHÚC TÂM+ cụ Bà Bình Tâm, sinh ra

2/ VIỄN Tổ II: cụ PHÚC DUệ + cụ Bà Trinh Thiện, sinh ra

3/ VIỄN Tổ II: cụ PHÚC NGộ + cụ Bà Từ Tâm, sinh ra (Thiện Đạo)

 Đời I {THỦY Tổ DÒNG Họ VŨ ở Vĩnh Trụ là: cụ VŨ VĂN LỄ cùng cụ Thủy Tổ Bà họ NGUYỄN, hiện là TỪ AN sinh 3 con trai.

  Đời II {  1/ Trưởng: cụ PHÚC THÀNH (Bà họ Đinh, hiệu Từ Hoà)

          2/ Hai: cụ NHÂN TÍN (Bà họ TRẦN, hiệu Từ Thái)

          3/ Ba: cụ PHÚC NGộ ( Bà là Tư Tâm)

Từ thế hệ thứ hai (đời nhì) của dòng họ Vũ ở làng Vĩnh Trụ bắt đầu phân ra làm ba chi phái: Trưởng, Hai, và Ba. Hai chi trên kể từ cụ Trưởng Phúc Thành và cụ Hai: Nhân Tín và trong hai chi đàn anh này, cũng trong 10 đến 15 đời sau, trải qua 450 năm (1550-2000) đã có một số người có khoa bảng Nho học và tân học gần đây. Nhưng thật sự không có ai nổi danh lớn như cụ Nghè Văn Lý và phó Bảng Văn Báo, cử nhân Văn Nghi trong thế kỷ 19. Vì sự nghiệp Nho học xưa rất khó khăn và thông minh lắm mới đậu đạt. Chứ đâu như bằng cấp tân học ngày nay, thi là sẽ đỗ thôi và sự học dễ dàng, tiến bộ, thuận lợi đủ thứ. Cụ Nghè Lý là nổi bật cho làng Vĩnh Trụ. Vì lý do đó, mục tiêu của chúng tôi là lược khảo dòng họ chứ không soạn Gia phả (vốn là vấn đề riêng tư và tâm linh của một dòng họ, chỉ để cho bà con trong dòng họ đó chép và cần biết, mà hiểu về ông bà, cụ kị xưa như thế nào ? ngày giổ và mồ mả ra sao?). Còn khảo cứu của tôi là xét qua dòng họ đó có ai đã xuất sắc được sử sách ghi nhận và ai kém đức hạnh bị thiên hạ dư luận phê phán vì có liên quan đến lịch sử đất nước ta.

Bởi thế, chúng tôi chỉ giới thiệu các dòng họ mang tính lược khảo để biết dòng họ đó từ đâu mà có? Thủy Tổ đó dòng họ ai? Đến thế kỷ 21 (2001) được bao nhiêu đời (thế hệ) và những danh nhân trong dòng họ.

 

 

BÀI: VŨ HIỆP

ẢNH: VŨ HỮU CHÍNH

Người đăng: admin