Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 720
Truy cập hôm nay: 3,954
Lượt truy cập: 11,636,445
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Làng Tiến Sĩ Mộ Trạch

Làng tiến sĩ Mộ Trạch
 


Đức Thần Tổ vị Thành hoàng làng Mộ Trạch (Hải Dương) đồng thời là thủy Tổ dòng họ Vũ - ngài Vũ Hồn (804 - 853) được ở ngôi đền nhỏ được xây cất từ nãm 1147. Những tài sản gia bảo đặc biệt quí giá còn được lưu giữ cho đến ngày nay: Cuốn gia phả dòng họ Vũ, 12 Đạo sắc phong của các triều Vua thời phong kiến, và bản Hương ước làng Mộ Trạch soạn thảo từ nãm 1776. Những tài liệu đó, đã khẳng định vai trò to lớn của dòng họ Vũ trong quá trình hình thành một làng Tiến sỹ độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Có thể nói công lao lớn nhất của Đức thần Tổ, vị Thành hoàng làng Mộ Trạch: Vũ Hồn, là mở nền vãn, gây dựng đức tính hiếu học cho các thế hệ con cháu. Từ mái trường đầu tiên của thầy Vũ Hồn, các sĩ tử Mộ Trạch kế tiếp nhau lưu danh vào bảng vàng bia đá. Từ nãm 1247 khi hai anh em ruột Vũ Hán Bi, Vũ Nghiêu Tá đỗ tiến sỹ đến khoa thi hội cuối cùng dưới triều Nguyễn (1919) có Vũ Khắc Triều là một trong bảy người đỗ cao nhất thì làng Mộ Trạch đã cống hiến cho đất nước 36 tiến sĩ. Nếu kể cả con cháu họ Vũ tỏa đi sinh sống ở khắp mọi miền Tổ Quốc thì trong 9 thế kỷ dưới chế độ phong kiến Việt Nam có 287 vị tiến sỹ họ Vũ đã đãng quang. Đấy là chưa kể những nhân tài xuất chúng đã góp công lớn vào tiến trình lịch sử vẻ vang của dân tộc... Quả thật nhân tài Mộ Trạch không sao kể xiết!. Chẳng thế mà vua Tự Đức (1848-1883) một người nổi tiếng thông minh, hay chữ cũng phải thốt lên: "Mộ Trạch nhất gia bán thiên hạ!"- nghĩa là làng Mộ Trạch tài nãng bằng nửa cả nước.

Ngày nay con cháu dòng họ Vũ - Mộ Trạch vẫn nối tiếp truyền thống của ông cha, để lại nhiều tấm gương hiếu học, giúp cho Mộ Trạch luôn xứng đáng với danh hiệu "Làng Tiến sĩ". Ông Vũ Quốc ái, cán bộ Ban di tích lịch sử làng Mộ Trạch dẫn chúng tôi đến thãm gia đình ông Vũ Hồng Quang, một trong những điển hình vượt khó để giữ lấy truyền thống hiếu học của quê hương.

 Mặc dù đã biết trước ông Quang là thương binh loại nặng nhưng tôi vẫn xót xa khi nhìn thấy hai bàn tay của ông chỉ còn lại hai ngón không nguyên vẹn, và một vết sẹo khá lớn ở trên đầu. Nghe ông Quang kể chuyện suốt 23 nãm ròng ông đã dùng đôi tay thương tật đó làm hết nghề sửa chữa xe đạp, điều khiển máy khâu đến nghề xay xát gạo, kiếm tiền nuôi 4 người con ãn học, để cống hiến cho đất nước 1 phó tiến sĩ, 2 kỹ sư, 1 nhà giáo. Tôi thực sự ngạc nhiên và vô cùng khâm phục, bởi có một tấm bằng tốt nghiệp Đại học cho một đứa con, người mẹ và người cha phải chi một khoản tiền khá lớn, thông thường là vượt quá khả nãng thu nhập của một gia đình nông dân có mức sống trung bình.

Theo ông ái thì ở Mộ Trạch còn nhiều tấm gương hiếu học khác mà chỉ cần nghe kể về họ cũng không thể cầm lòng vì xúc động. Gia đình ông Vũ Đình Mạo làm ruộng thuần túy, chạy ãn từng bữa mà vẫn quyết chí cho cả 3 người con ãn học. Cả ba người con ấy đều vào Đại học, cùng tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân xuất sắc. Gia đình ông Vũ Hoàng Giáp, vợ mất sớm, bản thân ông tàn tật, nuôi 4 người con ăn học thật vô cùng vất vả, gian truân. Vậy mà mấy bố con vẫn tần tảo nuôi nhau cho đến nay cả bốn người con đều đã bước qua giảng đường Đại học, đều công thành danh toại. Riêng Vũ Hoàng Dương có ba bằng cử nhân: Ngoại thương, Ngoại ngữ và Luật.

Ông Ái làm một phép so sánh xưa và nay về chế độ khuyến học khá lý thú: Ngày xưa, Hương ước làng qui định: "Ai đỗ tiến sĩ, trúng tuyển vào Đông Các hay thăng tước vị quận công, đi sứ nước ngoài về, hoặc là chí sĩ vinh qui thì các giáp chiểu theo dân số trong làng mà thu tiền, gạo, làm cỗ mừng để đón rước. Còn hiện nay, mặc dù thuộc loại quê nghèo, thuần nông, hàng năm địa phương vẫn định ra chế độ khen thưởng thích đáng cho các em học sinh học giỏi hoặc thi đỗ vào các trường Đại học và Cao Đẳng. "Giá trị vật chất của các phần thưởng đó không lớn, nhưng đó là "miếng ăn giữa làng", là phẩm giá, uy tín, và danh dự của mỗi gia đình đối với dòng họ, dân làng và xă hội". Những kết quả học hành thi cử ấy được thông báo trên hệ thống truyền thanh của xă, được đưa vào bản báo công đọc trước bài vị của Đức Thủy tổ Vũ Hồn trong ngày hội làng nhân ngày sinh của Ngài.

Ngày hội làng - mồng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày con cháu họ Vũ từ khắp mọi nơi tìm về quê cha đất tổ. Có những cụ già bại liệt cả hai chân vẫn ngồi trên lưng con cháu ra đình làm lễ. Giáo sư Vũ Khiêu đă hơn 80 tuổi mà năm nào cũng về dự hội và dâng lên Đức Thành hoàng bài văn tế chan chứa ơn nghĩa dòng tộc, thày trò. Tiến sĩ vật lý nguyên tử Vũ Khắc Thịnh ở Nhật Bản không về được thì viết thư tỏ lòng biết ơn quê hương đă tạo cho anh chí tiến thủ trong học tập ở nước ngoài. Chị Đặng Vũ Phương Nghi từ Pháp viết: "Những lúc xa quê phải vượt qua bao khó khăn trong cuộc sống, tôi đă tìm ra nguồn nghị lực mới nhờ truyền thống hiếu học của quê hương, nhờ ở niềm tự hào về làng tiến sỹ Mộ Trạch, và tôi đă phấn đấu để đạt bằng được bằng tiến sỹ văn học ở Paris".

Dòng họ thực sự đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình hình thành những phẩm chất của con người - qua truyền thống và nền giáo dục trong mỗi gia đình.

Sưu tầm từ www.saigonnet.vn

Người đăng: admin