Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 87
Truy cập hôm nay: 91
Lượt truy cập: 11,684,955
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Nguồn gốc họ Vũ ở làng Thường Xuyên

Nguồn gốc họ Vũ ở làng Thường Xuyên

huyện Phú Xuyên (Hà Đông cũ) với họ Vũ phái Giáp

ở làng cổ Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương)

 

Cách đây hai năm (2004) tôi đọc được cuốn MỘ TRẠCH VŨ TỘC THẾ HỆ SỰ TÍCH của cụ Vũ Phương Lan chủ biên, cùng ba nho gia khoa bảng họ Vũ làng Mộ Trạch soạn xong năm 1769 do ông Vũ Thế Khôi dịch chú và ông Nguyễn Văn Nguyên hiệu đính ấn hành 2004.

Khi đọc đến Phái Giáp ở trang 263 – 273 tôi chỉ thấy chép có 8 đời, đến cụ Vũ Nhân Bả là chấm dứt. Trong khi đó, ông Vũ Hữu Chính (quê gốc làng Thường Xuyên) đã có bài viết trong Bản tin nội bộ số 3 do BLL. họ Vũ-Võ miền Nam phát hành, đã khẳng định cụ Khởi Tổ họ Vũ Thường Xuyên nhà cụ Vũ Hữu Cảnh và ông là cụ Vũ phúc nhẪn vốn từ phái Giáp ở Mộ Trạch mà ra.

Tôi thắc mắc, tỏ ý nghi ngờ vấn đề này, vì phần phái Giáp trong cổ phả họ Vũ MỘ TRẠCH của cụ Vũ Phương Lan đâu có chép gì? Và trong phần phả phái Ất ở Mộ Trạch lại chép rõ: ở tiếp sau đời thứ 10 có phần phụ lục họ Nguyễn, lồng vào 8 đời họ Nguyễn, khởi đầu là NGUYỄN CÔNG, tự: PHÚC NHẪN, sinh được 3 con trai, có con cả cũng làm TRI PHỦ tục gọi là ông PHỦ LỴ (có lẽ tên hiệu là PHÚC KHANG và em kế ông là PHÚC NINH).

Nên tôi bức xúc, gặp ông Vũ Đình Triều để trình bày vấn đề này thì lúc đó ông Triều cũng mở VŨ VÕ TỘC PHẢ (cuốn màu đỏ) của nhóm các ông Vũ Duy Mền, Võ Văn Liên, Vũ Thúy xem và đồng ý với tôi: chỉ có cụ Phúc Nhẫn họ Nguyễn ở phái Ất, chứ cổ phả Họ Vũ đó không chép cụ Vũ Phúc Nhẫn ở phái Giáp.(xin mở trang 283 – 287, phái Ất). Tôi gặp ông Vũ Hữu Chính cũng nói thế (nói có sách, mách có chứng). Ông Chính ngỡ ngàng và tỏ ý không đồng tình, nhưng có phân bua với ông Vũ Đình Triều, ông Vũ Huy Thuận đồng thời có ý bắn tin cho tôi là ông ấy đúng. Bấy giờ tôi chột dạ, tự nghĩ: “Căn cứ vào đâu cụ Cảnh với ông Chính lại nhận tổ mình là phái Giáp? Chắc cụ ấy về Mộ Trạch dò hỏi, có tư liệu phả nội bộ phái Giáp chăng? Đã chứng minh mới dám công khai viết như thế!” Sau, tôi hỏi lại ông Triều: “Ở Mộ Trạch nay còn phái Giáp không?”. Ông Triều đáp: “Có, nhưng chưa rõ liên quan đến họ Vũ cụ Cảnh”.

Gần đây, mới vỡ lẽ ra, trong làng Mộ Trạch ngày nay có dòng Vũ QUANG TRẠCH ĐƯỜNG thuộc phái Giáp, chính là chi THỨ, con cụ Phúc Nhẫn họ Vũ, có thân phụ là cụ tổ đời 8 tên VŨ NHÂN BẢ theo cha cụ Bả là cụ VŨ NHÂN ĐÀI bỏ làng Mộ Trạch, chạy loạn xuống trấn Sơn Nam Thượng huyện Phù Vân (tiền thân huyện Phú Xuyên) khoảng từ năm 1592 – 1599. Vì xứ Đông là Dương Kinh, quê hương nhà Mạc (tức Hải Dương) là chiến trường lúc đó tàn khốc ác liệt trong 7, 8 năm liền. Sử cũ chép: “Hải Dương lúc ấy tàn hại, dân chúng bỏ hoang đồng ruộng, làng xã đi phiêu bạt nơi khác (ĐVKTT, Khâm Định, Vũ Trung tùy bút…). Bấy giờ cụ Nhân Đài dắt con là Nhân Bả đã sơ tán (chạy loạn tỵ nạn) có lẽ về tổng Đường Xuyên bên bờ sông Nhuệ? Hai cha con ở xã nào đó chưa rõ. Vì phả ở Đường Xuyên không nhắc gì đến cụ Nhân Bả là cha cụ Phúc Nhẫn. Phả đó chỉ công nhận cụ Phúc Nhẫn là khai tổ họ Vũ làng Đường Xuyên có phu nhân tên Nguyễn Thị Hành là mở đầu họ này.

Như thế, cụ Vũ Nhân Bả không hề sinh ở làng Đường Xuyên và cụ Phúc Nhẫn có thể cũng không phải chào đời ở Đường Xuyên mà được sinh ra ở một nơi tạm cư nào đó? Khi lớn lên làm quan Võ chức CHÁNH ĐÔ TỔNG BINH năm 1658 (niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 1, đời vua Lê Thần Tông làm vua lần hai). Và chưa chắc đó là quê vợ cụ Phúc Nhẫn? Nếu đúng thế gia phả ở Đường Xuyên đã ghi rồi. Nên nhớ cụ Vũ, hiệu Phúc Nhẫn sinh năm 1623, mất năm 1690. Con cụ là ông Phúc Khang (chỉ là tên hiệu như cha cụ) sinh năm 1654 (kém cha 30 tuổi). Tôi cho là phải là lúc cụ về già, trí sĩ, có lẽ cụ Phúc Nhẫn là Võ quan cấp khá lớn ( Chánh Đô Tổng Binh ngang cấp Thiếu tướng chỉ huy 1 Sư đoàn) được phong: PHẤN LỰC TƯỚNG QUÂN, cụ được ban cho thái ấp (đất hưởng lộc) ở ấp Đường Xuyên. Cụ về đó an dưỡng tuổi già, có thể phải sớm nhất là năm 1672, khi cụ được 50 tuổi mới về đây lập tư dinh. Vì nghe nói ngày xưa có vườn quan, ao quan, ngõ quan, ngõ điếm (lính canh) thì phải có dinh thự quan nơi đây.

Theo một số tư liệu gia phả phái Giáp được cụ Vũ Hoằng Nghị (là ông nội của Vũ Huy Thuận) đã sưu tầm ghi chép được ở Mộ Trạch đã mở ra manh mối: “Lúc cụ Vũ Phúc Nhẫn về hưu, nhớ lời cha kể lại là: ông nội con (tức cụ VŨ NHÂN ĐÀI) dắt cha tránh loạn, lưu lạc về Sơn Nam. Quê nhà ta ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, xứ Đông, hãy nhớ về nhận họ và về thăm phần mộ tổ tiên (gần nhất là cụ nội của cụ Phúc Nhẫn là cụ Hương Cống làm Giám Sinh, tổ đời thứ 6 phái Giáp ở Mộ Trạch, sống đời nhà Mạc (1527 – 1592) tên là: VŨ NHÂN TRIÊM. Cha cụ Nhân Triêm không nhớ tên là gì, nên phải ghi là Mỗ - 某 (như x, y, z ngày nay). Nhưng bác ruột là cụ VŨ TRÍ VIỄN cũng đỗ Hương Cống làm Giám Sinh. Tất cả từ đời thứ 3 đến đời 8 (cụ Nhân Bả) đều là hậu duệ của Hoàng Giáp con trai của cụ Khởi tổ phái Giáp là VŨ (công) CHÂN NHÂN ở thôn Tây, xã Mộ Trạch. Vậy cha ông cụ, tổ tiên cụ Chân Nhân này là ai? Phả cũ không ghi được, nên đời sau không rõ. Chỉ suy diễn cụ Chân Nhân là cha ông Nghè Quỳnh (VŨ QUỲNH 1453 – 1516) phải sinh khoảng năm 1428 đến 1433, tức đời Vua Lê Thái Tổ {Vũ Hiệp chú giải}

Theo MỘ TRẠCH VŨ THỊ QUANG TRẠCH ĐƯỜNG GIA PHẢ: “Cụ tổ Phúc Nhẫn lúc về hưu (trí sĩ) ở ấp Đường Xuyên (Sơn Nam Thượng Trấn) đã đi cùng 2 con về Mộ Trạch năm 1687 lễ mộ Tổ tiên và nhận họ ở GIÁP BÌNH CHÍNH. Cụ Phúc Nhẫn phải là hưu quan và con trai là ông Phúc Khang đang làm Tri phủ, thì về thăm quê Mộ Trạch trong tư thế: “Ba cha con áo gấm về làng cũ”, mới được tiếp đón, chắc là ân cần? Khi đó cụ “phú quý sinh lễ nghĩa”, đã cho ông con trai thứ là Vũ Phúc Ninh (武福寧) ở lại Mộ Trạch, lập ra Nhà thờ Tổ là QUANG TRẠCH ĐƯỜNG, cùng bà con họ Vũ ở Giáp Bính Chính (lúc đó chưa có tên PHÁI GIÁP, mãi năm 1765 – 69, nhóm ông Vũ Phương Lan soạn phả: MTVT.TH sự tích, mới đặt ra Bát phái để soạn phả cho quy củ. Chứ thực chất trước đó, theo Hương Ẩm, là Giáp Bình Chính). Chúng tôi suy luận, sau khi về du khảo ở Mộ Trạch từ 15 đến 17/05/2006, có lẽ chi nhà ông Vũ Xuân Hịch là hậu duệ của cụ Vũ hiệu Phúc Ninh từ ấp Đường Xuyên về đây mở Từ Đường QUANG TRẠCH vào cuối thế kỷ 17 (khoảng 1687 – 1700)? Hoặc sau khi cụ Phúc Nhẫn đã mất (1690) vài năm?

Còn cụ Phúc Nhẫn và ông Phủ Lý Nhân (Phúc Khang) là con trưởng cụ đã mở dòng họ QUANG ĐẠI ĐƯỜNG (光大堂) ở ấp Đường Xuyên là Từ đường chính (mới dùng chữ ĐẠI = lớn) Riêng dòng QUANG TRẠCH ĐƯỜNG là chi thứ của cụ Phúc Nhẫn ở làng Mộ Trạch. Cho nên, bên Phái Giáp nhà ông Vũ Xuân Hịch đã phải gọi ông Vũ Hữu Cảnh (cùng đời thứ 12) vai anh là như vậy.

Qua chuyến du khảo (5/2006) ông Chính và tôi đồng cảm hiểu nhau hơn. Và tôi cũng nhờ đó mở rộng kiến thức về Ngũ Chi, Bát Phái ở làng Mộ Trạch xưa ra sao? Dòng họ Vũ ở Thường Xuyên thôn, xưa nay có quan hệ thế nào với phái Giáp ở làng Mộ Trạch? Trước kia, không thấy cụ Cảnh và ông Chính dẫn giải nguồn gốc rõ ràng bằng chứng cứ tư liệu gia phả. Nên tôi chỉ tin vào cổ phả của nhóm cụ Vũ Phương Lan (1769) mà nghi vấn có lý của tôi? Nay biết thêm “mảng gia phả phái Giáp” do cụ Vũ Hoằng Nghị thu thập được ở trong làng CHẰM THƯỢNG giữa thế kỷ 20. Vì từ 1765 – 1769 bốn nho gia tài năng đó, chắc chưa rõ có dòng cụ Phúc Nhẫn ở đời thứ 9 phái Giáp Mộ Trạch, đã lưu lạc từ 2 đời trước (cụ Nhân Đài và Nhân Bả thuộc đời thứ 7 và 8 phái Giáp là ông nội và cha của cụ Phúc Nhẫn ở Đường Xuyên) lúc nhà Mạc suy tàn, nhà Lê Trịnh chiếm được miền Bắc nước Đại Việt ta (1592 – 1600)?

Trưa chiều ngày thứ hai (10/7/2006) ông Vũ Hữu Chính đến thăm tôi có đề nghị tôi thẩm định bản sơ đồ phả hệ PHÁI GIÁP ở Mộ Trạch và dòng họ Vũ QUANG ĐẠI ĐƯỜNG ở làng Thường Xuyên (Phú Xuyên, Hà Tây) do ông thiết kế. Ông Chính và tôi thảo luận và mạn đàm về vấn đề này suốt mấy giờ liền. Thể theo yêu cầu của ông Chính, tôi viết lại sơ đồ đó như sau:

 

 PHÁI GIÁP BÌNH CHÍNH ( 派甲平政) ở làng Mộ Trạch

1. Khai tổ Phái: VŨ CÔNG 武公, hiệu CHÂN NHÂN 真仁 (sinh khoảng 1428-33)

2. Tổ đời 2: VŨ QUỲNH 武瓊 (1453-1516) Tiến sĩ, Sử gia lỗi lạc

3. Tổ đời 3: VŨ BẰNG TƯỜNG 武鵬翔 (sinh khoảng 1478, Hương Cống, có thi HỘI).

4. Tổ đời 4: VŨ BẰNG ĐOÀN 武鵬摶(quan Hà Đê Sứ) + BẰNG DỰC 鵬翼 (Xã trưởng đời LÊ).

5. VŨ TRI VIỄN 武知遠 (con cả, Hương Cống, Giám Sinh Nhà Mạc),VŨ Mỗ 武某(cả hai đều con của cụ BẰNG DỰC). Cụ Mỗ không nhớ tên huý và chức vụ.

6. Tổ đời 6: VŨ NHÂN TRIÊM武仁霑 (Hương Cống, Giám Sinh đời nhà Mạc).

7. Tổ đời 7: VŨ NHÂN ĐÀI 武仁儓 {cả 2 cha con cụ này bỏ làng Mộ Trạch       

8. Tổ đời 8: VŨ NHÂN BẢ 武仁把 {chạy loạn (1592–1600) xuống Sơn Nam Thượng.

          Phả Phái Giáp trong Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích (慕澤武族世系事跡) chép được 8 đời thì chấm dứt. Vì khoảng giữa thế kỷ 18 (1750–1770). Nhóm cụ Phương Lan chưa tìm ra tư liệu gia phả Phái Giáp thêm nữa, nên đã ngưng ở đời thứ 8. Nhưng ở phần Phái Ất lại ghi thêm 8 đời của dòng họ NGUYỄN PHÚC NHẪN -阮福忍 vào phần chép của phái này rất giống với Chi họ Quang Trạch Đường ở làng Mộ Trạch.

          Sáng ngày 15/5/2006 chúng tôi ghé thăm thôn Thường Xuyên trên đường du khảo về các làng xã ở miền Bắc có họ Vũ. Nơi đây quang cảnh làng cũng dễ nhìn, đường làng ngõ xóm khang trang sạch sẽ, chúng tôi vào dâng hương Từ đường mới trùng tu trông tươm tất. Nhưng chỉ tiếc các bức hoành phi, câu đối mới sắm, chữ chưa đẹp do thợ chạm ngày nay mới làm. Nhất là tấm biển sơn mài do cụ Vũ Hoàng Hồ cung tiến bằng quốc ngữ đã phiên dịch sai vài chỗ. Chẳng hạn ba chữ: QUANG ĐẠI ĐƯỜNG thì viết sai thành QUANG ĐẠO ĐƯỜNG và 4 chữ THẾ ĐỨC TÁC CẦU thì viết sai là THẾ ĐỨC TẮC CẦU… đã làm giảm sự nghiêm túc, các chữ thờ phụng cần phải sửa lại cho đúng, đừng để người ngoài nhìn vào cười cho thì không hay! Vì đây là Từ đường thờ  Chánh Đô Tổng Binh và ông Tri phủ Lý Nhân đời hậu Lê danh gia vọng tộc một thời xưa vang bóng:

 

                             “ĐƯỜNG ẤP VŨ MÔN TÂN MIẾU CHỈ

                       LÊ TRIỀU TƯỚNG PHIỆT CỰU GIA THANH”

 

Tôi đánh giá ở Từ đường này có hai di vật cũ đáng quý còn giữ được. Đó là tấm bia đá dựng năm Bảo Đại thập niên 1935, dù chữ khắc quá xấu, nhưng nội dung đã ghi nhận thời bấy giờ con cháu họ Vũ này góp công trùng tu ngôi từ Đường thêm lần nữa. Tấm bia này mới được 70 năm thôi nhưng là kỷ vật ghi nhớ. Vật quý thứ 2 là bức hoành gỗ treo ở cửa Hậu cung, 4 chữ VŨ THỊ TỪ ĐƯỜNG - 武氏祠堂 nét chữ của một nho gia xưa khác xa thợ vụng viết ra đời nay, đây là chữ đẹp lại có văn hóa. Vì phải dùng 2 chữ VŨ THỊ (武氏) mới là đúng ngữ pháp của Nho học. Còn nhiều nhà dùng 2 chữ Vũ Tộc, đời xưa các cụ khoa bảng chê là quê mùa ít học.

Sau đó chúng tôi ra khu mộ Cụ Vũ Phúc Nhẫn thắp hương, nơi đó đã quy hoạch vào một khu đất khoảng 80m2, nằm cách bờ đê sông Nhuệ khoảng 50m. Rồi vào thăm nghĩa trang riêng của chi họ Vũ Thường Xuyên để thắp hương nơi mộ Cụ bà Nguyễn Thị Hành và cụ Vũ Huy Quang.

Tôi được xem tập sơ đồ phả họ Vũ QUANG ĐẠI ĐƯỜNG do cụ Cảnh vẽ ra, được biết đến đời cụ Cảnh là 12 thế hệ. Đến nay dòng trưởng của họ này đã có cháu cố (chắt = 4 đời) thuộc đời thứ 15 = 374 năm, 1997 – 1623. Đây cũng là một dòng họ Vũ có chiều dài lịch sử vài đời phát Võ hơn Văn.                        

 

Bài: Cự Vũ, (Vũ Hiệp) sưu khảo 2006.

Ảnh: Vũ Hữu Chính

 

Người đăng: admin