Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 380
Truy cập hôm nay: 3,726
Lượt truy cập: 11,628,808
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Đền thờ Lê Khả Lãng

VĂN HÓA - LỊCH SỬ

Vân Long thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội hơn 80 km về phía Nam gần Quốc lộ số 1. Xưa kia Vân Long thuộc châu Đại Hoàng, một vùng đất cổ Ninh Bình. Nơi đây Đinh Bộ Lĩnh con của Thứ sử châu Hoan Đinh Công Trứ, đã dẹp yên các sứ quân lên ngôi Hoàng Đế đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh ấp về động Hoa Lư, dựng đô mới, đắp thành, đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế vào năm Mậu Thìn (968). Từ đây mở đầu một kỷ nguyên mới cho một quốc gia thống nhất và độc lập. Vùng đất được hai triều đại Đinh Lê chọn làm Kinh Đô. Xung quanh động Hoa Lư còn để lại biết bao dấu ấn huy hoàng của suốt chiều dài lịch sử đất nước ta với nhiều truyền thuyết được lưu truyền đến tận ngày nay. Nhiều đền chùa, hang động là những minh chứng hùng hồn sống động của một vùng đất cổ trong lịch sử đấu tranh giữ nước.

Chúng tôi xin giới thiệu một số di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu chung quanh khu vực Vân Long:

Đền thờ Đức ông Ngọ Lang tại thôn Tập Ninh xã Gia Vân

Sự tích kể lại rằng ông là người ở châu Ái, phủ Trường Yên, động Hoa Lư vào thời Hùng Vương thứ 18. Ngọ Lang là người thông minh và có chí đã phò giúp Sơn Thánh đánh tan quân Thục ở Châu Ái. Sau đó Ngọ công bái từ Sơn Thánh về ở khu cung phủ Tập Ninh. Người giúp dân tiền của, khuyên dân chăm việc cày cấy làm ăn. Lấy nhân nghĩa cố kết lòng người. Lấy hoà mục đúc thành dân tục. Khi ông mất nhân dân Tập Ninh dựng đền thờ ông với duệ hiệu: “Đức ông Ngọ Lang”.

Đền thờ Tứ vị Hồng Nương:

Huyền thoại kể rằng: mẹ các nàng là người họ Mai cư ngụ ở xứ Đan Xá dưới chân núi Tam Phong (Ba Chon) ở Vân Long. Cha là Hắc hổ sơn quân sống trên núi. Mẹ chết từ khi mới lọt lòng nên các nàng được hổ đen mang lên núi nuôi bằng nhị hoa và nước quả, các nàng lớn rất nhanh và cứng cáp. Một hôm tối trời Hắc hổ Sơn quân xuống núi, đem 4 trẻ thơ đặt vào sân nhà ông cậu Đinh Công Bình. Ông cậu đặt một tên chung là Hồng, nuôi nấng và dạy dỗ các cô cháu gái. Đến tuổi trưởng thành, các cô đều có nhan sắc tuyệt trần và sức khoẻ vô song. Dưới thời thuộc Hán dân ta vô cùng khổ cực, bốn nàng Hồng đứng lên chiêu mộ quân sĩ chống giặc. Nghe tin Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, bốn chị em Hồng Nương liền kéo quân về Mê Linh đi theo Hai Bà Trưng. Dẹp xong giặc Hán, Hai Bà Trưng xưng vương và muốn lưu Tứ vị Hồng Nương lại triều đình giúp chính sự. Nhưng bốn nàng Hồng xin được về quê để tìm Hắc hổ sơn quân và tìm mộ sinh mẫu. Trưng Vương ở ngôi được 3 năm, nhà Hán lại sai Mã Viện làm Phục Ba tướng quân và Phù lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược nước ta. Sau trận thua to ở Lãng Bạc, 4 tướng Hồng Nương thoát khỏi trùng vây chạy về quê hương đóng quân trên núi Ba Chon (Tam Phong). Bỗng nhiên trời đất tối tăm, mưa to gió lớn nổi lên, 4 tướng Hồng nương đều hoá. Nhân dân bèn lập đền thờ tại đây.

Động Hoa Lư:

Động Hoa Lư còn được gọi là thung Lau thuộc xã Gia Hưng là ăn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Động là một thung lũng rộng khoảng 16 mẫu, bốn bề núi đá bao quanh như những bức tường thành vô cùng kiên cố. Chỉ có một lối vào duy nhất là một quèn nhỏ cao khoảng 30 m. Bao bên ngoài động là Đầm Cút -- dài khoảng 3 km rộng 500m, như con hào thiên nhiên chắn giữ. Từ đây có thể lên vùng rừng núi Lạc Thuỷ (Hoà Bình) hay rừng núi Thanh Liêm, Kim Bảng (Hà Nam) hoặc tiến ra sông Đáy.

Đền vua Đinh ở động Hoa Lư

Giữa động Hoa Lư có ngôi đền nhỏ 3 gian, tương truyền thờ Đinh Bộ Lĩnh. Đền xây trên nền dinh luỹ xưa kia của ông. Theo truyền thuyết thuở nhỏ Bộ Lĩnh chăn trâu cùng lũ trẻ ở đây thường bầy binh tập trận lây bông lau làm cờ. Lũ trẻ thường tôn Bộ Lĩnh làm chủ soái tổ chức nghi lễ đưa rước rất oai vệ. Trong dân địa phương còn truyền tụng câu ca:

Trần ai, ai biết, ai đâu

Hoa Lư có đám trẻ trâu anh hùng

Cờ lau tập trận vẫy vùng

Làm cho mầm Lạc, chồi Hồng vẻ vang.

Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế. Định đô trên đất Hoa Lư, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, mở đầu triều Đinh trong lịch sử nước ta.

Đền thờ Lê Khả Lãng

ở thôn Trung Hà xã Gia vân. Ông vốn gốc họ Vũ, là công thần nhà Lê. Dưới thời Trần ông làm quan đến chức Thái sư. Khi Trần Quý Khoáng bị giặc Minh bắt, ông về quê ở ẩn. Năm Mạu Tuất (1418) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, Lê Khả Lãng cùng hai con trai là Lê Ngang và Lê Liệt tìm đến Lam Sơn tụ nghĩa. Cuộc kháng chiến chống nhà Minh thắng lợi, ông có tên trong các công thần ở bậc thứ 5 trong 8 bậc gọi là Huyền hầu và được vua ban Quốc tính từ họ Vũ sang họ Lê. Ông mất năm Nhâm Tuất (1442).

Sưu tầm từ internet

Người đăng: admin