Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 376
Truy cập hôm nay: 3,690
Lượt truy cập: 11,628,772
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Đền miếu Bà Trương

ĐỀ MIẾU BÀ TRƯƠNG

Miếu Bà Trương ở trên bờ sông Hoàng Giang, thuộc làng Vũ Điện, huyện Nam Xang (Xương), nay thuộc tỉnh Hà Nam. Nguyên bà này lấy chồng họ Trương, được nửa năm chồng phải đi lính. Lúc chồng đi, bà đã có thai, sau sinh được một đứa con trai đặt tên là Đản. Khi chồng đi vắng, ban đêm bà ngồi chơi với con, thường trỏ vào bóng mình mà nói dối là cha nó đấy. Ba năm sau chồng về, đứa bé đã biết nói. Khi ba gọi nó, nó lấy làm lạ, hỏi "Ông cũng là cha tôi ư? Sao nay lại biết nói? Trước cha tôi không biết nói, cứ tối thì thấy đến, mẹ tôi ngồi thì ngồi, mẹ tôi đi thì đi". Người chồng nghe con nói thế, sinh lòng ngờ vực, rồi mắng nhiếc sỉ nhục vợ, đến nỗi người vợ phải đâm đầu xuống sông Hoàng Giang tự tử.

Sau đấy, vào một buổi tối, chồng ngồi chơi với con. Bỗng đứa bé chỉ vào bóng cha ở vách nhà, nói "Kìa, cha của Đản lại đến kìa". Người chồng bấy giờ mới nghĩ ra, biết nỗi oan của vợ mình, bèn lập đàn bên bờ sông để giải oan cho nàng. Dân vùng ấy sau lập miếu thờ bà ấy ở trên bờ sông. Sau vua Lê Thánh Tôn nhân đi qua đấy, vịnh bài thơ này.

Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Ngọn đèn dầu tắt đừng nghe trẻ,
Làn nước chi cho lụy đến nàng.
Chứng quả (1) có đôi vùng nhật nguyệt,
Giải oan chi mượn đến đàn tràng.
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng!

Chú thích: (1) Chứng quả: xoi xét đến lòng thành, đến lòng trinh bạch.

 

Thằng Mõ

Mõ này cả tiếng lại dài hơi,
Mẫn cán (1) ra tay chẳng phải chơi.
Mộc đạc (2) vang lừng trong bốn cõi,
Kim thanh (3) rền rĩ khắp đôi nơi (4).
Trẻ già, chốn chốn đều nghe lệnh,
Làng nước ai ai phải cứ lời.
Trên dưới quyền hành tay cắt đặt,
Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.

Chú thích: (1) Mẫn cán: nhanh nhẹn giỏi giang. (2) Mộc đạc: mõ làm bằng gỗ. (3) Kim thanh: tiếng kêu như tiếng kim khí (đồng, vàng). (4) Đôi nơi: nhiều nơi. Đôi là tiếng cổ, có nghĩa là nhiều.

 

Cái chổi

Lời chúa vâng truyền xuống ngọc giai (1),
Cho làm lệnh tướng (2) quét trần ai (3).
Một tay vùng vẫy, trời tung gió,
Bốn cõi tung hoành đất sạch gai.
Ngày vắng rủ mây (4) cung Bắc Hán (5),
Đêm thanh dựa nguyệt (6) chốn lâu đài.
Ôm lòng gốc rễ kâu cùng giãi,
Mòn mỏi lưng còn một cái đai.

Chú thích: (1) Ngọc giai: thềm ngọc, chỉ thềm nhà vua; đây nói thềm nhà. (2) Lệnh tướng: ông tướng giỏi. (3) Trần ai: bụi bặm; nghĩa bóng là thế gian. (4) Rủ mây: nói cái chổi, lúc để yên một chỗ thì rủ tua xuống như rủ mây. (5) Cung Bắc Hán: có lẽ cung nhà Hán bên Bắc (Tàu)? (6) Dựa Nguyệt: nguyệt là mặt trăng, cái chổi người ta tựa vào chỗ có bóng mặt trăng chiếu vào, nên nói là "dựa nguyệt".

 Sưu tầm từ website: saigonschool.org

Người đăng: admin