Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 129
Truy cập hôm nay: 137
Lượt truy cập: 11,685,001
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Mảnh đất Hải Dương

MẢNH ĐẤT HẢI DƯƠNG

Mảnh đất Hải Dương quê mình là nơi sản sinh không ít những văn nhân đã có đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt nam nói riêng và tổ quốc nói chung. Họ thực sự là niềm tự hào của người thành đông chúng ta và xứng đáng là "những người con ưu tú" của quê hương. Chúng ta đã có Topic "Những người con ưu tú" để cùng nhau giới thiệu, tìm hiểu về những cá nhân xuất sắc của HD trong đó gồm cả những văn nhân. Nhưng có rất nhiều các bài giới thiệu về "Những người con ưu tú" của Việt nam không phải là người HD trong Topic đó nên không được tiện lợi cho các bạn muốn tìm thông tin về riêng những người con của HD. Vì vậy mong rằng Topic này sẽ là địa chỉ để chúng ta giới thiệu và tìm hiểu về riêng những văn nhân xuất sắc là những người con của Hải Dương.

1- PHẠM SƯ MỆNH

Phạm Sư Mệnh tên thật là Phạm Độ, hiệu là Úy trai, biệt hiệu là Hiệp Thạch, người làng Giáp Thạch, huyện Giáp Sơn (nay là thôn Hiệp Thạch, xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn), là học trò xuất sắc của Chu Văn An, ông đỗ Thái học sinh lọai ưu đời Trần Minh Tông (1314 - 1329). Năm 1346 ông giữ chức Trưởng bạ tư kiên chính viên khu mật, năm 1358 lên chức Nhập nội hành khẩn, năm 1359 giữ chức Hành khiển lang trung, năm 1362 ông được giao coi Viện cơ mật... Ông là người uyên bác, lịch lãm và hào hoa, nổi tiếng văn thơ và đạo đức cuối thời Trần. Tác phẩm của ông còn lưu lại đến ngày nay gồm: Hiệp Thạch tập, Văn lôi sơn khánh đại vi nham ký và 41 bài thơ trong "Toàn Việt thi lục". Bài thơ "Đăng thạch môn sơn lưu đề" (Còn gọi là "Hành dịch đăng gia sơn") là bài thơ mà ông đã cho khắc trên vòm động Kính Chủ dịp ông đi tuyển duyệt binh lính năm lộ vùng Đông Bắc, hiện còn di tích lại ở động và thác bản ở Thư viện Khoa học Trung ương.

Di tích Kính Chủ (xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn) là một trong những nơi thờ tự ông.

2- ĐỒNG KIÊN CƯỜNG (THIỀN SƯ PHÁP LOA) (1284-1230)

Người làng Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách (nay thuộc tỉnh Hải Dương)

Là con một gia đình sùng mộ phật giáo. Khi vua Trần Nhân Tông bỏ ngôi đi tu (1304) qua Nam Sách gặp và thu nhận ông đưa về tu ở núi Kỳ Sơn đặt tên là Thiện Lai, ban đạo hiệu Pháp Loa tôn giả. Ông trở nên tinh thông phật học, có uy tín với dân gian và triều đình; 1308 được tôn là vị tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm. Trước thuật khá nhiều về Phật hchirc (Tham thiền chỉ yếu, Kim cương đạo tràng đà na kinh, Tam pháp Hoa kinh khoa sớ, Bát nhã đa tâm kinh, Phát nguyện văn, đoạn sách lục...) nhưng hầu hết đã thất truyền.

Về sáng tác, hiện chỉ còn 3 bài thơ chữ Hán: Thị đệ tử, Nhập tục luyến thanh sơn và bài tán ở cuối sách Tuệ Trung thượng sĩ ngũ lục (của Trần Tung - con cả An sinh vương Trần Liễu.

3- MẠC ĐĨNH CHI (1272-1346)

Mạc Đĩnh Chi tự Tiết Phu, người làng Lan Khê, huyện Bình Hà, Châu Nam Sách, sau dời đến làng Lũng Đông, huyện Chí Linh (Hải Dương).

Ông đỗ trạng nguyên năm 1304, làm quan qua các chức Nội thư gia, Nhập nội hành khiển, Tả tư lang trung, Thượng thư tả bộc xạ kiêm Trung thư coi việc quân dân, tước Đại Liêu ban. Năm 1308 sang xứ nhà Nguyên, để lại nhiều giai thoại về tài ứng đối và khí tiết cứng cỏi. Cuối đời về trí sĩ, mở trường dạy học.

Tác phẩm của ông còn lại rất ít: bài phú chữ Hán Ngọc tĩnh liên phú, bài phú Nôm Giáo tử phú và 4 bài thơ chữ Hán chép trong một số cuốn sách khác nhau.

4- PHẠM TÔNG NGỘ (thế kỷ XIV)

Phạm Tông Ngộ hiệu là Liêu Khê, người làng Kính Chủ, huyện Giáp Sơn (nay thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Nguyên họ Chúc, tên Kiên, được vua Trần Nhân Tông cải họ tên.

Đời Trần Minh Tông ông cùng Nguyễn Trung Ngạn sang sứ nhà Minh, khi về ông làm Thượng thư tả tự lang trung, Tri chính sự, Đồng tri thượng thư tả ty sự. Ông là vị quan có tiếng thanh liêm.

Tác phẩm gồm có "Du phù thạch nham", "Thu dạ tức sự"... (còn 8 bài thơ chữ Hán in trong "Thơ văn Lý, Trần")

5- PHẠM TÔNG MẠI (thế kỷ XIV)

Phạm Tông Mại tên hiệu là Kính Khê, người làng Kính Chủ huyện Giáp Sơn (nay thuộc xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn), là anh (hoặc em) ruột Phạm Tông Ngộ, nguyên trước họ Chúc, tên Cố được vua Trần Nhân Tông cho đổi ra họ Phạm. Đời Trần Minh Tông ông sang sứ nhà Nguyên, rồi về làm Ngự sử trung tán, Môn hạ sảnh đồng tri.

Tác phẩm của ông gồm có "Đề án giả sơ cư hoa vận" (văn), "Phỏng tăng" (văn), "Bắc sứ ngẫu hành"... (hiện còn 5 bài thơ chữ Hán)

6- NGUYỄN PHI KHANH (1356-1429)

Họ tên cũ là Nguyễn Ứng Long tự Phi Khanh, hiệu Nhị Khê. Người làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Sau di cư đến làng Ngọc ổi, huyện Thượng Phúc (nay là làng Nhị Khê, thuộc Hà Tây) dạy học kiếm sống. Làm gia sư trong dinh quan tư đồ Trần Nguyên Đán; về sau ông lấy Trần Thị Thái, con gái Nguyên Đán. Ông đỗ tiến sĩ năm 1374 nhưng vì là dân thường lấy vợ tôn thất nên không được làm quan. Đến thời Hồ Quý Ly ông mới được trọng dụng, làm quan đến Tư nghiệp Quốc Tử Giám, đồng triều với con trai (là Nguyễn Trãi). Khi quân Minh đánh bại nhà Hồ, ông cùng nhiều quan chức khác bị bắt đưa về Kim Lăng, khi chết được con trai là Phi Hùng đem thi hài về táng ở Nhị Khê.

Tác phẩm có: Nhị Khê thi tập, Nguyễn Phi Khanh thi văn tập, Thanh Hư động ký, Diệp Mã nhi phú; nhưng nguyên tác các sách trên đã mất, thơ văn được đời sau tập hợp gồm 77 bài thơ, 2 bài văn.

7- LÊ CẢNH TUÂN

Tự là Tử Mưu, hiệu Tĩnh Trai, người làng Mộ Trạch huyện Đường An (nay thuộc Tân Hồng, Cẩm Bình, Hải Dương).

Đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1400 dưới triều Hồ, nhưng trung thành với nhà Trần, ông cùng bạn là Bùi Bá Kỳ mưu việc khôi phục nhà Trần, vầu viện nhà Minh, rồi thất vọng vì thấy rõ hành động xâm lược của quân Minh. Ông và con trai là Lê Thái Điên bị bắt giải sang Yên KInh vì người Minh biết ông viết bức Vạn Ngôn Thư gửi Bùi Bá Kỳ với nội dung phục quốc. Khỏang 1416, hai cha con chết trong ngục.

Tác phẩm của ông hiện còn lại khoảng hơn chục bài thơ chữ Hán.

7 vị trên là các tác giả văn học thuộc Thế kỷ thứ XI - XIV

CÁC TÁC GIẢ THUỘC THẾ KỶ XV

Các tác giả văn học thời kỳ này hầu hết là nho sĩ hiển đạt, quan lại triều đình. Bên cạnh văn học chữ Hán đã xuất hiện văn học chữ Nôm. Nửa đầu thế kỷ văn học in đậm tư tưởng về chủ quyền quốc gia; nửa cuối thể kỷ in đậm tính chất quan phương, cung đình.

8- LƯƠNG NHƯ HỘC

Ông tự là Tường Phủ, hiệu Hồng Châu. Người làng Hồng Liễu, trấn Hải Dương.

Đỗ Thám Hoa năm 1442, làm quan đến Đô Ngự Sử, Thị Lang bộ Lễ, Trung thư lệnh, từng sang sứ nhà MInh 2 lần, thọ 82 tuổi.

Là người biên soạn Cổ kim chế từ tập, 3 quyển tập hợp "chế từ" từ cổ đến thời Lê, nay sách đã thất truyền.

Ông học được từ Trung Hoa và đem về truyền nghề khắc ván in, được các làng Hồng Liễu, Liễu Chàng thờ làm Thành Hòang và tổ sư nghề khắc ván in sách.

Ông cùng học trò là Dương Đức Nhan soạn sách Tinh tuyển chư gia luật thi (hợp tuyển thơ chữ Hán của tác giả Việt Nam, tập hợp được 472 bài của 13 thi gia các thời Trần, Hồ, Lê). Sáng tác có Hồng Châu quốc ngữ thi tập, Tiêu tương bát cảnh thi, đều đã thất truyền. Hiện chỉ còn 6 bài phú chữ Hán và 6 bài thơ chữ Hán chép trong các sách đời sau.

9- VŨ QUỲNH (1453-1516)

Ông tự là Thủ Phác, hiệu Đốc Trai và Yến Xương. Quê làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay thuộc Tân Hồng, Cẩm Bình, Hải Dương).

Đỗ tiến sĩ năm 1478, làm quan đến Thượng thư Bộ Lễ.

Tác phẩm có:

Tố cầm tập (thơ, đã thất truyền)

Đại Việt thông giám thông khảo (1511)

và nhuận đính sách Lĩnh Nam chích quái

CÁC TÁC GIẢ THUỘC THẾ KỶ XVI-XVIII

Các tác giả văn học thời kỳ này hầu hết là nho sĩ, không chỉ là nho nhĩ quan lại mà còn cả nho nhĩ ẩn dật.

Thời kỳ này văn học chữ Nôm phát triển khá đều cả trong các thể loại Hán hóa (thơ, phú) lẫn các thể lọai bản địa (vãn, ngâm khúc, truyện thơ, hát nói...). Tuy nhiên văn học chữ Hán vẫn có ưu thế về số lượng. Trong các tác phẩm cảm hứng tố cáo xã hội và giới thống trị đậm hơn cảm hứng tụng ca.

10- NGUYỄN DỮ (THẾ KỶ XVI)

Quê làng Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc (nay thuộc huyện Thanh Miện, Hải Dương)

Đỗ giải nguyên, làm tri huyện Thanh tuyền Bình Xuyên, Vĩnh phúc ngày nay) rồi cáo quan về ở ẩn.

Trước thuật có bộ Truyền kỳ mạn lục gồm 4 quyển.

Truyện:

- Chuyện ở đền Hạng Vương

- Người nghĩa phụ ở Khóai Châu

- Chuyện cây gạo

- Chuyện gã trà đồng giáng sinh

- Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây

- Chuyện đối tụng ở Long Cung

- Chuyện nghiệp oan của Đào Thị

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Từ thức lấy tiên

- Chuyện yêu quái ở Xương Giang

- Người tiều phu núi Na

- Ngôi chùa hoang ở Đông Triều

- Người thiếu phụ Nam Xang

- Chuyện Lệ Nương

- Tướng Dạ Xoa...

Nội dung tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn của tác giả đối chính sự và thế tục đương thời, đôi khi biện hộ cho cách sống ẩn dật của tác giả.

Tướng Dạ Xoa được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của thể loại truyền kỳ ở Việt Nam, thúc đẩy sự nảy sinh phong phú của thể loại này về sau.

11- ĐÀO NGHIỄM (thế kỷ XVI)

Tự Nghĩa Xuyên, quê làng Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, trấn Hải Dương (có thể nay thuộc Hải phòng)

Đỗ tiến sĩ năm 1523. Làm quan với triều Mạc, đến Tả thị lang Bộ binh, Đông các đại học sĩ, tước Đạt nghĩa hầu.

Tác phẩm có tập Nghĩa xuyên quan quang lập, chữ Hán, chủ yếu là thơ đi sứ.

12- VŨ DUY ĐOÁN (1621-1688)

Hiệu là Quế Am. Quê làng Mộ Trạch, huyện Đường An trấn Hải Dương (nay thuộc Tân Hồng, Cẩm Bình, Hải Dương).

Đỗ Hội nguyên năm 1664. Làm quan triều Lê Trịnh đến Thượng thư bộ Công.

Tác phẩm (đều đã thất truyền):

- Phạm Lãi chơi Ngũ Hồ (phú)

- Phong cảnh làng Mộ Trạch (văn Nôm)

- Nông gia khảo tích (văn Nôm)

- Dị văn ký (văn Nôm)

13- NGUYỄN KHOA CHIÊM (1659-1736)

Quê gốc Hải Dương, theo ông nội vào trấn thủ Thuận Hóa.

Ông được chúa Phúc Chu tin dùng, thăng đến Tham Chính đóan sự, tước Bảng Trung hầu.

Tác phẩm có Nam triều công nghiệp diễn chí (1719) là truyện ký lịch sử theo lối chương hồi, kể về lịch sử "khai quốc" của họ Nguyễn, từ thời Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa đến hết thời Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái (1687-1691).

CÁC TÁC GIẢ THUỘC NỬA SAU THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Thời kỳ này đã có nhiều nho sĩ bình dân tham gia vào thành phần tác giả. Công chúng văn học được mở rộng xuống cả tầng lớp trung và dưới. Trong văn học cảm hứng thế tục có ưu thế hơn cảm hứng đạo đức, văn học trở thành lĩnh vực chứng kiến sự ra đời một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, khẳng định đời sống thế tục của con người với quyền sống và nhu cầu thụ hưởng hạnh phúc của nó.

14- VŨ PHƯƠNG ĐỀ

Sinh năm 1697, không rõ năm mất.

Tự Thuần Phủ, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay thuộc Tân Hồng, Cẩm Bình, Hải Dương).

Đỗ tiến sĩ năm 1736. Làm quan đến Đông các đại học sĩ, quyền Tham chính xứ Sơn Nam

Tác phẩm:

Trứ tác hiện còn biết duy nhất có tập Công dư tiệp ký (đề tựa 1755), truyện ký chữ Hán, gồm 43 truyện xếp thao các loại (thế gia, danh thần, danh nho, tiết nghĩa, chí khí, các báo, tiết phụ, ca nữ, thần quái, âm phần dương trạch, danh thắng, thú loại).

Sách được sao chép, san nhuận khá nhiều, đặc biệt Trần Trợ viết thêm phần tục biên gồm 61 truyện.

Công dư tiệp ký cũng được các tác giả đời sau tách ra, viết lại, bổ sung thành sách khác, được dịch ra văn xuôi nôm (Vũ Xuân Tiên- 1917, Phan Kế Bính- 1912), tác phẩm trở thành điểm tựa, hạt nhân cho một loạt sách có nội dung tư liệu dã sử.

15- VŨ HUY TẤN (1749-1800)

Ông còn có tên là Liễn, hiệu Nhất Thủy, quê làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay thuộc Tân Hồng, Cẩm Bình, Hải Dương).

Đỗ đầu thi hương (1768), làm Thị nội văn chức triều Lê, sau cộng tác với Tây Sơn, thăng đến Thượng thư Bộ Công, hai lần đi xứ nhà Thanh.

Tác phẩm: Có tập thơ chữ Hán Hoa nguyên tùy bộ tập[/b] làm trong hai chuyến đi sứ và bài [i]Phụng sọan tôn tế Bắc lai trận vong chư tướng văn thể tứ lục, là văn tế quân tướng Thanh tử trận tại Việt Nam.

16- PHÊLIPHÊ BỈNH (1752-1832)

Không rõ họ, tên thánh: Felippe do Rosario. Quê tỉnh Hải Dương (không rõ cụ thể ở huyện nào)

17 tuổi ông vào nhà thầy dòng Dòng Tên, 18 năm sau được phong Linh mục, ông có nhiều dịp đi các nước Macao, Goa, Trung Hoa... Khi Dòng Tên có nguy cơ bị Tòa thánh La Mã bỏ rơi do có tranh chấp với dòng Đa Minh, ông được cử dẫn đầu phái đòan linh mục Việt Nam sang Bồ ĐÀo Nha xin nhà vua nước này can thiệp và giúp đỡ. Chuyến đi không kết quả, ông và hầu hết những người đi cùng phải sống lưu vong ở Bồ ĐÀo Nha cho đến chết.

Trong thời gian sống lưu vong, từ khỏang 1797 đến khi mất 1832 ông đã viết, ghi chép rất nhiều, hiện còn lưu ở thư viện Vatican (Roma) 26 tác phẩm viết tay gồm nhiều ngàn trang, trong đó có 5 cuốn quan trọng nhất:

- Quyển nhật trình kim thư khất chính chúa giáo (1797)

- Truyện nhật trình ông Farnad Mendes Pinto (1817)

- Truyện Annam Đàng Ngòai (1822)

- Truyện Annam Đàng Trong (1822)

- Sổ sách sang chép các việc (1822)

Và 4 quyển từ điển: một cuốn từ điển Bồ - Việt, một cuốn từ điển Việt - Bồ...

Có thể coi ông là tác giả người Việt Nam đều tiên để lại tác phẩm bằng chữ quốc ngữ.

17- PHẠM ĐÌNH HỔ (1768-1839)

Tự Tùng Niên, Bỉnh Trực, hiệu Đan Sơn và Đông Dã Tiều, quê làng Đan Loan, huyện Đường An (nay thuộc Bình Giang - HD).

Ông sống ở Thăng Long, cha là quan nhà Lê - Trịnh. Trong vòng 10 năm (1780-1789) chịu liên tiếp 4 cái tang (cha, mẹ, 2 anh) gia đình ông rơi vào nghèo đói. Ông dạy học, viết thuê việc hiếu hỷ, cho chữ câu đối hoành phi, lấy vợ làm nghề nhuộm vải. Ông có nhóm bạn tâm giao ở Hà Thành, thường cùng nhau ngâm vịnh.

Nổi lên như một nhân tài đất Bắc Hà, năm 1821 ông được vua Minh Mệnh triệu kiến và bổ nhiệm làm quan ở Viện Hàn Lâm và Quốc Tử Giám, đến chức Tế bửu, tước bá. Khi đang làm Thị giảng học sĩ ông cáo bệnh về hẳn sau nhiều lần xin từ quan.

Ông được đánh giá là tác giả có xu hướng bác học, bách khoa.

Tác phẩm:

- Nhật dụng thường đàm (bộ từ điển Hán Việt nhỏ, xếp theo 32 loại); Quần thư tham khảo (bộ từ ngữ học,nội dung tri thức rút từ sách vở Trung Hoa, có liên hệ thực tế Việt Nam) là các cuốn biên khảo mang xu hướng sưu tập tài liệu văn hóa, lịch sử theo lối bách khoa thư.

- Các cuốn Nam hành đối diện ký, Hy kinh trắc lãi, Kiền không nhất lãm là những tư liệu có giá trị về lịch sử, địa lý, ngôn ngữ...

- Về thơ văn ông có các tập (đều viết bằng chữ Hán): Châu phong tạp thảo, Đông Dã ngôn thi tập, Tùng cú mai liên tứ hữu...

18- NHỮ BÁ SĨ (1788-1857)

Tự là Nguyên Lập, hiệu Đạm Trai, người làng Hòang Trạch, Hải Dương.

Đỗ cử nhân năm 1821, làm quan triều Nguyễn.

Trước tác chủ yếu bằng chữ Hán:

- Đại học đồ thuyết, Đại học ca quát (tóm tắt chú giải sách Đại học)

- Thanh Hóa tỉnh chí (sách địa chí)

- Đạm Trai quan nghi tập (sách nói về lễ thức)

- Các sáng tác thơ: Phi điểu nguyên âm, Việt hành tạp thảo, Việt sử tam bách vịnh.

CÁC TÁC GIẢ THUỘC NỬA SAU THẾ KỶ XIX

19- VŨ TÔNG PHAN (1800-1851)

Tự Hóan Phủ, hiệu Đường Xuyên, Lỗ Am. Quê gốc ở làng Hoa Đường, huyện Đường An (Hải Dương). Sau ra Thăng Long ngụ ở thôn Tự Tháp, phường Báo Thiên.

Đỗ cử nhân năm 1825, đỗ Tiến sĩ năm 1826. Làm quan qua các chức: Biên tu Hàn lâm viện, Tri phủ Bình Hòa, Lang trung Bộ Binh, Tham hiệp Thái Nguyên, Giáo thụ Thuận An, tự đốc học Bắc Ninh. Năm 1831 cáo bệnh về nhà dạy học.

Ông tham gia nhóm khoa bảng ở Hà Thành (Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Ngô Thế Vinh, Lê Duy Trung, Trần Văn Vi...) lập Văn hội Thọ Xương, hội Hướng Thiện, tham dự hoạt động cải tạo khu vực hồ Hòan Kiếm thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa mới ở Hà Thành.

Tác phẩm của ông còn lại 2 tập viết bằng chữ Hán: Tô khê tùy bút, Lỗ Am di cảo thi tập.

20- PHẠM ĐÌNH DỤC

Ông còn có tên là Lập, tự Mộng Bổng, hiệu Lóat Trúc đạo nhân; quê làng Đan Loan, huyện Đường An (Bình Giang - Hải Dương); là cháu nội Phạm Đình Hổ.

Đỗ Tú tài (1876) rồi làm Huấn đạo ở các huyện Chân Định, Thư Trì.

Tác phẩm:

- Về trứ tác để lại 3 tác phẩm: Loát trúc thi thảo (thơ chữ Hán), Bách chiến trang đài (tập thơ vịnh sử), Vân nang tiểu sử

- Vân nang tiểu sử là tập truyện ký chữ Hán, ghi những chuyện lạ kỳ trong dân gian.

21- VŨ QUỐC TRÂN

Quê làng Đan Loan, huyện Bình Giang (Hải Dương);

Đỗ tú tài nhiều lần, sống và dạy học chủ yếu ở Thăng Long.

Tác phẩm: Chỉ còn lại bản diễn Nôm Bích câu kỳ ngộ. Gốc tích truyện là là truyện văn xuôi chữ Hán của Đoàn Thị Điểm (có thuyết cho là của Đặng Trần Côn), kể về nhân duyên giữa nho sinh Tú Uyên và tiên nữ Giáng Kiều, câu chuyện giống như chứng tích về lễ hội tôn giáo.

CÁC TÁC GIẢ THUỘC THẾ KỶ XX

Tư liệu về các văn nhân thời kỳ này tui không tìm được nhiều . Rất mong các bạn sẽ bổ sung thêm.

22- NGUYỄN TRỌNG THUẬT (1883-1940)

Quê Nam Sách, Hải Dương.

Tác phẩm chính:

- Quả dưa đỏ (1925)

- Việt văn tinh nghĩa (1928)

- Danh nhân Hải Dương (1933)

- Nguyễn Tràng Tộ trên lịch sử Việt Nam (1933)

- Điều đình cái án quốc học (1931)

- Hội Tao Đàn (1932)...

23- PHẠM QUỲNH (1892-1945)

Hiệu là Thượng Tri; quê Thượng Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương.

Tác phẩm chính:

- Phật giáo đại quan (1924)

- Văn minh luận (1927)

- Ba tháng ở Paris (1927)

- Văn học nước Pháp (1927)...

và nhiều tác phẩm khác, tập hợp trong Thượng Chi văn tập (5 quyển, in 1943)

24- KHÁI HƯNG (1896-1947)

Là nhà văn, quê Hải Dương.

Ông là thành viên chủ chốt của Tự lực văn đòan.

Tác phẩm chính:

- Hồn bướm mơ tiên (1933)

- Nửa chừng xuân (1934)

- Trống mái (1936)

- Gia đình (1938)

- Thoát ly (1938)

- Thừa tự (1940)

- Đẹp (1940)...

25- VŨ BẰNG (1913-1984)

Ông là nhà văn, quê gốc Hải Dương nhưng sống ở Hà Nội từ nhỏ.

Tác phẩm chính:

- Một mình trong đêm tối (1937)

- Tội ác và hối hận (1940)

- Miếng ngon Hà Nội (1960)

- 40 năm nói láo (1969)...

26- VŨ ĐÌNH LIÊN (1913-1996)

Là nhà thơ, quê Hải Dương.

Tác phẩm chính:

- Đôi mắt (thơ, 1957)

- Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (nghiên cứu, 1957)

- Thơ Baudelaire (dịch, 1995)...

27- THÂM TÂM (1917-1950)

Là nhà thơ, quê Hải Dương.

Ngòai tài thơ còn vẽ tranh, làm báo.

Tác phẩm:

- Để lại nhiều bài thơ hay trong đó đặc biệt có hai bài đáng chú ý: Tống biệt hànhChiều mưa đường số Năm

- Thơ Thâm Tâm (truyện, 1988)

28- QUANG HUY

Nhà thơ, sinh năm 1937.

Tác phẩm chính:

- Sao và đất

- Nơi giáp mặt

- Gió từ đâu

- Đêm mùa hạ

29- PHẠM THỊ HOÀI

Nhà văn, sinh năm 1960.

Quê Hải Dương (hình như là quê mẹ)

Tác phẩm chính:

- Mê lộ (tập truyện, 1989)

- Thiên sứ (tiểu thuyết, 1990)

- Từ Man nương đến AK và các tiểu luận (truyện và tiểu luận)

- Mari Sến (tiểu thuyết, 1996)...

30- TRẦN ĐĂNG KHOA

Sinh năm 1958

Nhà thơ, quê Chí Linh, Hải Dương.

Có thơ đăng báo từ năm 7 tuổi và được coi là thần đồng thơ thiếu nhi.

Tác phẩm chính:

- Từ góc sân nhà em (1968 - còn có tên: Góc sân và khỏang trời)

- Bên cử sổ máy bay (1986)

- Chân dung và đối thoại (phê bình, 1998)

Tư liệu về các văn nhân của HD thời kỳ THẾ KỶ XX tui không tìm được nhiều . Rất mong các bạn sẽ bổ sung thêm.

Sưu tần từ internet

Người đăng: admin