Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 30
Truy cập hôm nay: 238
Lượt truy cập: 11,685,102
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Chùa Đậu - Một di sản quý

CHÙA ĐẬU - MỘT DI SẢN QUÝ

Với những báu vật những điều bí ẩn

Trụ trì

Đại đức : Thích Quang Nhung

Chùa Đậu, vốn là Thành Đạo Tự, nằm ở cuối làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 24 km về phía Nam. Chùa có tên gọi :

-         Thành Đạo Tự

-         Pháp Vũ Tự

-         Chùa Vua

-         Chùa Bà

-         Chùa Đậu

Chùa là một trong những ngôi chùa Tứ Pháp (Vân, Vũ, Lôi, Điện tức là mây, mưa, sấm, chớp), trung tâm phát sinh Tứ Pháp là Thành Luy Lâu nay thuộc hai huyện Gia Lương và Thuận Thành tỉnh Hà Bắc. Hệ thống Tứ Pháp gắn liền với sự tích Chùa Đậu. Trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ III (200-210) hiện còn cất giữ tại chùa có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam.

Cách đây 2000 năm chùa Đậu đã nổi tiếng là nơi linh thiêng, ứng nghiệm, mọi người cho rắng về tới nơi đây là đến nơi đất Phật. Gần đây, hơn 300 năm, có 2 thiền sư thành đạo tại Chùa.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng đường thủy và đường bộ, nói tới lịch sử Phật giáo Việt Nam người ta không thể quên câu chuệhn được thần thánh hóa về nguồn gốc phát sinh Tứ Pháp.

Đất nước Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới. Tứ Pháp ra đời là phù hợp với nguyện vọng của người dân Việt Nam.

Cuốn sách đồng ở Chùa cho biết, ngay từ buổi đầu, nền Phật giáo Việt Nam đã tiếp thu và hấp thụ được tinh hoa của nền Phật giáo Ấn Độ.

Tứ Pháp ra đời mang chúng từ một thiền tăng đã đắc đạo người Thiên Trúc, người mẹ là nàng Man Nương Việt Nam, thành công của Tín, Hành, Nguyện, đã làm cho Man Nương trở thành Đức Thánh Mẫu sinh Thánh Tử, đúng như câu kệ của thiền tăng đã đọc :

Hình hài như đạo thứ

Tâm không ảnh cũng không

Lần nữa chưa giác ngộ

Ứng vật vạn duyên cùng

(Trích sách đồng)

Người Việt Nam đã thừa kế và phát huy được tinh hoa của nền Phật giáo Ấn Độ, nhưng vẫn mang bản sắc của dân tộc. Sĩ Nhiếp là bậc hiền tài được dân tôn trọng như vua nên được gọi Sĩ Nhiếp là Sĩ Vương đã thừa nhận điều này :

Nước Nam sông núi dáng thần linh

Văn hiến mở khai dạng Phật kinh

Thánh mẫu quả nhiên sinh Thánh Tử

Mưa lành nhuần tưới giúp nhân sinh

(Trích sách đồng)

 

Qua bốn danh hiệu, bốn ngôi chùa thờ bốn vị Bồ Tát về Tứ Pháp đã toát lên tính thiếu thừa và đại thừa : Chùa Thiền Định, chùa Thành Đạo, chùa Phi Tướng, chùa Trí Quả. Trong Tứ Pháp, Đức Pháp Vận là chị cả, phần quyết định là Đức Pháp Vũ. Tục ngữ Việt Nam có câu : “Quý vật tầm mỹ nhân”. Lúc đó ở phía Nam cung thành như có luồng linh khí. Quách Thông theo lệnh Vua, về tới đất Gia Phúc thấy thế đất trông tựa dáng hình một đôi hoa sen là nơi đất Phật bèn cho lập Chùa đặt tên là Thành Đạo tự. Do nhà Vua chọn đất làm chùa và chỉ dành cho bệc Vua chúa đến lễ. Người dân chỉ được vào lễ trong 3 ngày hội nên gọi là Chùa Vua. Bồ Tát hiện thân nữ nên gọi là Chùa Bà. Bậc trí sĩ cầu nguyệp lớn đuợc đậu đạt, người dân trồng cây ra hoa đậu hoa, quả đậu quả, từ đó trong dân gian gọi là chùa Đậu, chữ Đậu cũng có nghĩa là rút gọn của chữ Thành Đạo.

Tả cảnh đẹp nơi Chùa và công đức vô lượng đó, Sĩ Nhiếp đề thơ rằng :

Đồng bằng bát ngát nảy tòa sen

Phật ngự trang nghiêm tựa động tiên

Đất phúc xây lên cung Nguyệt Điện

Trời Nam riêng hẳn cảnh thiên nhiên

Lô hương khói tỏa nan niềm tục

Hồ ngọc trăng soi rõ cửa thiền

Công đức từ bi bao xiết kể

Công lao vô lượng lại vô biên.

(Trích sách đồng)

Trải qua nhiều thời đại , bút tích lưu lại còn in đậm trên bia đá tại Chùa, công nhận là nơi thiêng liêng, ứng nghiệm, nước cầu dân khẩn đều được đúng như lời thơ mô tả : Phật ngự trang nghiêm trên tòa sen, nơi đất Phúc của đạo tâm, trời Nam dành riêng cho cảnh đẹp nơi đây, nén hương khói tỏa làm tan hết những gì mệt nhọc, ở trước cửa trần tục, chỉ thấy một niềm an lạc giải thoát. Cửa thiền là nơi thanh tịnh, như hồ nước vẳng lặng trong suốt chẳng khác gì ngọc, ánh trăng dịu hiền tỏa sáng soi thấu cửa thiền…

Nếu ngày xưa người Việt tự hào đã hấp thụ được tinh hoa của nền Phật giáo Ấn Độ thì hơn 300 năm trước, có 2 thiền sư Việt Nam đã đắc đạo tại Chùa – nơi đất Phật, các Ngài đã để lại toàn thân xá lợi. Để lại xá lợi là khi viên tịch các thiền sử sẳn có lửa tam muội để thiêu thân, tính chất của lửa tam muội là đốt cháy được những lửa khác, làm cho các lửa khác không đốt cháy được, xá lợi đốt không cháy, ngâm trong nước không tan.

Không bị thời gian bào mòn, Quy luật của vũ trụ là : Vật chất chỉ có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác mà theo Phật giáo gọi là thành, trụ, hoại, không. Xá lợi không bị chi phối bởi quy luật vũ trụ, chính vì vậy là một vật bán, là quốc bảo thiêng liêng, được cung kính như Đức Phật sống. Theo quy luật của đạo Phật, xá lợi chỉ để lại trên trái đất 5% đến 10% của toàn thân xá lợi nên gọi là toàn thân xá lợi. Toàn thân xá lợi là để toàn thân không thiếu thư gì, song thời gian nào đó 10 năm, 200 năm hay 2000 năm… là do thiền sư ấy quyết định, toàn thân xá lợi sẽ chuyển về toái thân xá lợi.

Phật giáo ở các nước trên thế giới như Ấn Độ, tây Tạng, Trung Hoa, Tích Lan, Nhật Bản… đều có những pho toàn thân xá lợi.

Tương truyền ở Ấn Độ còn pho toàn thân xá lợi của Sư tổ Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả : Ở Tây tạng có Tháp thờ toàn thân xá lợi của Tổ sư Liên Hoa Sinh Thương Nhân Tố Đạt Lai - Đạt Ma. Ở Trung Hoa có toàn thân xá lợi của Lục Tổ Huệ Tăng hiện thờ tại chùa Nam Hoa huyện khúc Giang tỉnh Quảng Đông, tại chùa Vân Môn tỉnh Thiếu Châu thờ toàn thân của Tổ Vân Môn Yến Thiền Sư và toàn thân của Ngài Tử Hàng Pháp sư : Ở Nhật Bản có toàn thân xá lợi của Tổ Nhật Liên Bồ Tát (Nicchiren) và toàn thân của Tổ Truyền Giáo Đại Sư (Dengo Dainhi)

Ở Việt Nam có Tổ Từ Đạo Hạnh, Tổ Không Lộ Thiền Sư (Nguyễn Minh Không), Tổ Giác Hải Thiền Sư, Tổ Đơn Điền Thiền Sư và hiện hai pho toàn thân xá lợi đặc biệt giá trị hy hữu nhất nước Việt Nam còn tồn tại thờ tại chùa. Thật là một biểu tượng của hàng Thánh tăng Việt Nam có những vĩ nhân siêu thoát đã tiếp thu chứng đạt một cách thấu triệt viên mãn giáo lý Phật đà.

Một dân tộc tự hào có nền văn minh sớm và cao cả vì dân tộc ấy còn tồn tại những chứng tích báu vật tư liệu văn hóa cổ hiện được bảo tồn. tuy nhiên, sự khẳng định về giá trị chứng tích tư liệu cổ đại tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia, của mỗi thời đại, nhưng những chứng tích ấy thể hiện bằng trí tuệ siêu việt, đưa con người vượt không gian, thời gian lên tột đỉnh thượng tầng triết học của loài người thì dù Đông học hay Tây học đều được tôn thờ và định cao của sự thành tựu ngự tại nhân sinh.

Toái thân trên thế giới có rất nhiều, ở Việt Nam có Vua Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng đi tu ở núi Yên Tử, sau ngài để lại thân là những viên ngọc, hòa thượng Thích Quảng Đức thiêu thân phát nguyện trái tim không cháy, hiện nay vẫn còn lưu giữ.

Kinh điển Phật giáo để lại 10 pháp môn chính, trong đó bao gồm 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu hành, ai ngộ được 1 trong 8 vạn ngàn pháp môn đó đều được đắc đạo giải thoát.

Theo lời di chúc của Thiền sư : “Ta vào nhập thất 100 tụng kinh niệm Phật, sau đó xác thân sẽ được giữ nguyên”. Hết 100 ngày các thiện tín Phật tử mở am, thấy thiền sư vẫn ngồi theo thế nhập thiền và có mùi thơm. Qua vài chục năm áo vải bị ẩm, rợi rụng, khi đó Thiền sư chỉ còn da bọc xương, các thiện tín đã mặc cho thiền sư một lớp áo bằng sơn ta, cho đến nay áo đó vẫn nguyên nên Thiền sư cũng khen là bền và đẹp.

Ta có thể hiểu : Thiền sư nhập thất là thiến quán, tụng kinh niệm Phật là tịnh độ, như vậy Thiền sư đã hiển mật song tu, tín đồ hiểu điều căn bản là phải có tự lực, song điều thiêng liêng là phải được thừa hưởng tha lực của chư Phật chư Bồ Tát. Những thiện tín nào muốn hiểu rõ về toàn thân xá lợi xin hãy lui tới chime bái hai Thiền Sư, sở nguyện của các Ngài rất muốn lân mẫn cới những người sau. Danh hiệu của hai Thiền Sư là Đạo Chân và Đạo Tâm, nếu ghép hai chữ ta hiểu là Chân Tâm. Khối óc và tấm lòng của các Thiền Sư như muốn nói với chúng ta những điều khẩn thiết đức hạnh của các bậc Bồ tát như ánh trăng soi chung, nước ở đâu là ánh trăng in hình ở đó. Những ai phát tâm thời tự thấu hiểu điều này.

Khoa học thế giới ngày nay đã khẳng định : Muốn ướp xác phải thỏa mãn đồng thời ba điều kiện :

-         Phải có thuốc.

-         Phải rút rột, hút óc.

-         Phải để thể xác trong hòm kín, không có không khí.

Năm 1983 khoa học đã chứng minh X quang (Thiền sư tự Đạo Chân Vũ Khắc Minh) và kết luận rằng :

-         Không có vết đục đẽo.

-         Không có hiện tượng hút ruột, hút óc và các khớp xương dính chặt với nhau như thể tự nhiên.

-         Cân nặng 7 kg.

Hai thiền sư đã không cần ba điều kiện nói trên mà vẫn để lại thân xá lợi, các nhà khoa học trong và ngoài nước rất mong muốn tìm ra “Phương pháp ướp xác tinh xảo” của các Thiền Sư. Đề tài nghiên cứu này đối với các nhà khoa học cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn.

Để kiến trúc, Chùa được xây dựng theo một quy mô lớn, khu chính điện được thiết kế theo kiểu nội công ngoại quốc, khu nội công rất nguy nga lộng lẫy, cột chạm rồng nổi hoa văn bay bướm nhưng rất tiếc đến nay khu này đã bị cháy bỏng, khu ngoại quốc hiện nay vẫn còn song đã xuống cấp rất nghiêm trọng.

Chùa Đậu là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là một trong những di sản quý và lâu đời của nước ta và thế giới. Chùa là nơi danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi, có kiến trúc cổ kính, là nơi siêu thoát và thờ 2 Đức Phật sống - quốc bảo thiêng liêng của đất nước. Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích “Lịch sử Văn hóa”.

Trước đây Chùa đã được nhiều triều đại, nhiều bậc hiền nhân mang tâm đức trùng tu lại. Ngày nay Bộ Văn hóa cùng nhà Chùa và nhân dân địa phương đang lập dự án thiết kế với một quy mô lớn : Tôn tạo lại di tích lịch sử văn hóa dân tộc.

Mong sự phát tâm công đức của Phật tử thập phương, du khách khắp trong và ngoài nước, để một ngày không xa Chùa Đậu sẽ được khang trang như cũ.

Đại đức : Thích Quang Nhung

Người đăng: admin