Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 67
Truy cập hôm nay: 10,745
Lượt truy cập: 11,648,443
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
11 anh em họ Vũ giúp nhau thành công, mở hãng lớn

WASHINGTON (KL) - Tin của Washington Post - Năm 1980, gia đình họ Vũ có 11 đứa con, tất cả đều chui rúc trong một căn nhà ba phòng ngủ tại vùng đông bắc của Philadelphia. 

Cả gia đình biết rất ít tiếng Anh, tất cả đã sống nghèo nàn nhờ vào lợi tức của người cha làm nghề sửa đồng hồ. Vào những ngày cuối tuần, cả gia đình đẩy chiếc xe trái cây tươi ra bán tại các khu phố buôn bán và có nhiều người du lịch qua lại trong thành phố. 

Ba năm trời sống trong đau khổ, xưa kia gia đình này tại Saigon có một cuộc sống sang trọng nhờ vào nghề xuất nhập cảng hàng hóa. Hai vợ chồng đã tậu được một tòa nhà 13 tầng lầu, định để dành cho mồi đứa con ở một tầng. 

Nhưng trên đường phố của Philadelphia, những người có lợi tức giới hạn đều buộc phải đi bộ hay dùng xe buýt đi bất cứ nơi đâu, con cái của gia đình họ Vũ ít khi nào ra khỏi nhà mà không có anh em đi kèm, anh em nhà này có những lứa tuổi từ 4 tới 23. 

"Ba má chúng tôi luôn luôn dạy chúng tôi phải sống với nhau như bó đũa. Một việc được in vào tâm khảm của chúng tôi, có nghĩa đoàn kết với nhau thì mạnh hơn, " theo như lời của J.T., đứa em ít tuổi nhất đứng hàng thứ hai. Câu triết lý giản dị trong gia đình này đã làm cho con cái của gia đình họ Vũ đi xa hơn, chúng luôn luôn đoàn kết với nhau. Chính nhờ thế đã giúp cho năm anh em giỏi toán của dòng họ Vũ vào được trường học kỹ sư, ra trường nhận việc làm trong Hi-tech, cuối cùng thành lập được một công ty nhu liệu riêng của năm anh em. 

Hầu hết việc kinh doanh nhỏ như công ty Sentori Inc. là đều do gia đình quán xuyến. Nhưng truyền thống theo đẳng trật trong gia đình họ Vũ đã cho ra cái thách thức đặc biệt cho năm nhà sáng lập ra công ty Sentori tại Laurel, buộc chúng phải dung hợp theo lợi tức để ra sức sống trong nghề nghiệp viễn thông đang đi xuống, nghề nghiệp năm nhà sáng lập anh em đã chọn để cạnh tranh. 

Sống Được và Thành Công

Kể từ ngày gia đình họ Vũ buớc chân lên được đất Hoa kỳ, gia đình gắn bó với nhau không phải chỉ để sống, mà còn phải tiến tới thành công. Tại trung học, John nhẩy lớp, lên học cùng lớp với Richard, người anh của John.

Vincent nhẩy hai lớp và theo học cùng với J.T. Sau khi xong trung học, anh em từng người một đã ghi tên và đủ tài chánh để vào học trường cao đẳng của địa phương và của cộng đồng hai năm, sau đó chuyển sang theo học đại học tổng hợp Drexel University tại Philadelphia và đã học xong kỹ sư. 

"Anh em chúng tôi nhất định là không thích hợp với môi trường trung học trong thời gian đó. Không biết gì về ngôn ngữ hay văn hóa, khi những học sinh Hoa kỳ nói dỡn chơi, anh em chúng tôi chẳng hiểu có ý gì. Anh em chúng tôi muốn tốt nghiệp trung học cho nhanh để giúp ba má bằng cách kiếm sống. Anh em chúng tôi đã nhìn thấy ba má.

Ông bà đã quá sức để nuôi một gia đình cỡ lớn như thế với lợi tức kiếm ra được của hai ông bà." Sau khi lấy được bằng tiến sĩ công nghệ, hầu hết bằng này được đại học John Hopkins U. cấp cho, và các lãnh vực kỹ thuật của năm anh em đều liên hệ với nhau, tất cả năm anh em thành lập ngay công ty Sentori.  

Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng, Vincent, John và J.T. làm việc tại hãng Westinghouse Electric Co., sau này John và Steve sang làm việc cho cho công ty International Business Machines Corp, Vincent cũng đã làm việc cho IBM từ trước. John, người anh giữa, đã đặt câu hỏi : "Tại sao gia đình chúng ta có 11 anh em, chín đứa theo học kỹ thuật. Học kỹ thuật xong dễ kiếm được việc làm. Khi tốt nghiệp xong cao đẳng, các em bắt đầu có tiền.

" Nghề kỹ thuật không đòi hỏi phải biết nhiều tiếng Anh và chỉ đòi hỏi biết nhiều về môn toán học, môn toán là sở trường của anh em trong gia đình họ Vũ, theo như Steve đã cho biết. Steve cho biết, theo truyền thống gia đình của Việt Nam, con cái có trách nhiệm về sự sống hạnh phúc của cha mẹ, khi con cái kiếm được việc làm sẵn sàng đóng góp một phần nào lợi tức để nuôi dưỡng cha mẹ. 

Truyền thống gia đình này đã bị mất đi trong một số gia đình Việt Nam đang theo lối sống của Bắc Mỹ, cha mẹ đã bị coi như những người phụ thuộc (dependents), gánh nặng cho kẻ kiếm tiền phải đóng thuế cho nhà nước. 

Khi Steve tốt nghiệp trường Drexel năm 1984, anh đã kiếm ngay được việc làm với hãng IBM. Năm đầu làm tại công ty này, Steve đã giúp cho chi phí của cha mẹ 4000 Mỹ kim để trả tiền học cho bốn đứa em một lần. Những đứa em khác đã làm theo khi tốt nghiệp, gửi cho cha mẹ cả ngàn Mỹ kim vào những dịp lễ như Giáng Sinh, Mother's Day và Father's Day. 

Steve cho biết : "Tôi cho là một phần do bản chất thiên nhiên của hầu hết gia đình Á đông. Con cái lớn đều cảm thấy chúng có trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ, giúp đỡ các em trai và giúp đỡ các chị em gái." 

Anh em của gia đình họ Vũ làm việc cho công ty Dentori gồm có những đứa giữa trong 11 dứa con. Người anh lớn nhất Amy là kỹ sư, kế tới Phương là chủ của một hệ thống nhà hàng. Richard cũng là kỹ sư nhưng không làm việc trong hãng này. John, J.T. và Vincent theo làm cho công ty. Đứa em Alex trẻ hơn là bác sĩ y khoa, cô em út Marie là phụ tá bác sĩ. 

(Ngoại trừ Phương, anh em nhà họ Vũ đã lấy tên Hoa kỳ khi nạp đơn xin quyền công dân. Theo người Việt Nam, mội đứa con đầu có tên vần với nhau như bài thơ. Tên này dịch văn vẻ ra tiếng Anh không có thể nào được, mỗi tên như là một tĩnh từ để giải thích cái gì cần thiết để hòa nhịp cuộc sống, tên như mùi thơm, loài hoa, bền lâu, dẻo dai, hùng mạnh, can đảm, giàu có, phát tài, có tri thức, khéo léo, bác ái và ôn hòa). 

Cách đây ba năm, khi đứa em trai út Alex tốt nghiệp trường y khoa, tất cả các anh em nhà Họ Vũ đã dồn tiền để trả nợ tiền học cho Alex, khoảng 20 ngàn Mỹ kim. Cha mẹ thường nhắc nhở anh em phải cố gắng để vào đại học cho được, Steve đã cho biết : "Anh em chúng tôi đã có nợ lớn đối với ba má chúng tôi trong thời gian đó." 

Các Vai Trò Được Phát Triển và Tôn Kính Nhau

Vào ngày lễ Thanhsgiving name 1993, năm anh em nhà họ Vũ, Jonathan, Steve, John, J.T. và Vincent, hầu hết đã dọn nhà về Maryland lúc đó, năm anh em đã quyết định cùng nhau mở ra nghiệp vụ tư vấn. Trong việc gia đình kết hợp lại, anh em nhà này đã nhận ra công việc làm của họ tại các công ty lớn là giải quyết các vấn đề liên hệ tới việc tiền bạc và việc giao dịch với các thân chủ và với đủ loại khách hàng.

 Khi công ty bắt đầu mở ra đã buộc anh em nhà họ Vũ phải chấp nhận và hoạt động theo một hệ thống đẳng cấp ngược với lối cư xữ nhau theo trật tự được gia đình dạy dỗ đình (family culture) như người anh hai phải nhận trách nhiệm gia trưởng. Vincent là đứa em út của năm anh em, giữ chức giám đốc điều hành làm cho công ty hoạt động. Jonathan, anh hai lớn nhất của năm anh em, giữ việc hỗ trợ kỹ thuật trong việc bán hàng. Steve, người anh thứ hai làm phó giám đốc nghiên cứu và phát triển. John là phó giám đốc trông coi về loại kinh doanh mới. J.T. là phó giám đốc về kỹ thuật. 

Anh em nhà này cho biết, Vincent rất thích hợp với công việc tối cao bởi vì Vincent có nhiều kinh nghiệm quản lý và vận dụng, có khả năng nhìn xa cho xí nghiệp và dễ dàng tiếp súc với mọi doanh thương để quảng bá, J.T. là người ưa thích các loại sách như ngôn ngữ lập trình C++, thuận lợi về mặt kỹ thuật cho việc kinh doanh.  

John cho biết : "Anh em , mỗi người đều có một tài riêng và tôn kính lẫn nhau. Đúng như thế hắn là anh em của tôi, nhưng chúng tôi cũng cùng làm việc chung với nhau.

" J.T. thì cho biết : "Điều đó nhất định là phải có quan hệ mặt lạ. Khi nằm trong môi trường kinh doanh, hắn phải lôi cấp bậc ra để có quyết định."  

Theo lời của Vincent: "Nhưng sau việc kinh doanh, tôi phải gọi nhau theo thang bậc của gia đình." Mặc dầu có đẳng trật đấy, anh em nhà họ Vũ cho biết họ thường có quyết định chung trong những việc quan trọng. Cách đây ba năm, họ đã bàn thảo thay đổi lối kinh doanh cơ bản từ việc làm tư vấn lấy lệ phí sang việc bán các sản phẩm nhu liệu mà trước đây họ đã khởi dựng. 

Anh em nhà họ Vũ đã bàn kỹ các ý kiến, nhận ra sự thay đổi sẽ buộc họ phải xoay nghề tư vấn, bỏ hết thời gian vào phát triển nhu liệu chuyên dùng tính tiền cho nền công nghiệp viễn thông. Trong anh em, mỗi người bỏ một phiếu, quyết định lấy theo đa số phiếu. Công ty Sentori của anh em nhà họ Vũ hiện nay có 50 nhân viên và hoạt động với số vốn đầu tư 6 triệu Mỹ kim nhận được của quỹ tài chánh Edison Venture Fund hồi tháng chín . Công ty Sentori sẽ có tiền lời trong năm tới, nhưng công ty còn cần vòng tài trợ cho quí ba của năm nay. 

Tăng Trưởng Vượt Ra Ngoài Phạm Vi Gia Đình

Từ năm 1994 cho tới năm 1998, hồi năm ngoái công ty còn hoạt động như một công ty tư vấn, cộng ty Sentori đã có thu nhập hai triệu Mỹ kim hàng năm, có lời, nhưng công ty này đã từ chối cho biết là có lời bao nhiêu. Công ty này cũng từ chối để tiết lộ sự thu nhập của năm 1999, gọi là năm chuyển hoán. Năm 2000, Sentori đã có thu nhập bốn triệu Mỹ kim nhưng bị lỗ. Dự kiến của công ty đang đòi hỏi thu nhập năm nay là 6,5 triệu Mỹ kim và công ty có lời tính cho năm 2003.

 "Họ có loại sản phẩm đưa họ vào một vị trí mà họ có thể chơi đủ mặt trong nền công nghiệp tính tiền bằng điện tử," theo như lời của Paul Hughes, giám đốc nghiên cứu về các chiến lược ứng dụng vào việc tính tiền và trả luơng của công ty Yankee Group, một công ty tư vấn tại Boston. "Họ vẫn còn nằm trong điểm đang để quyết định xem nơi nào cần phải tung sức ra.

" John Bennett, giám đốc của công ty và người đứng đầu của bốn giám đốc điều hành không phải là người trong gia đình gia nhập công ty này, ông cho biết, ông miễn cưỡng nhận chức này vì các tính năng động của gia đình. " Không biết có phải họ đã sẵn sàng để mang người ngoài vào không?" câu hỏi của Bennett, người từng nằm trong hội đồng giám đốc của công ty. "Tôi muốn biết chắc rằng họ đã tới điểm cho sẵn sàng để làm chuyện này.". Ông Bennett đã nhận việc hồi tháng hai.

 Vincent đã cho biết, anh muốn đưa người ngoài vào để chứng tỏ với giới công nghiệp là công ty không hẳn là công ty kinh theo lối gia đình. 

"Chúng tôi đang đẩy nhanh sự tăng trưởng của công ty từ nức này sang tới mức khác. Từng bước một, chúng tôi mướn nguời quản lý để đưa vào công ty, vì thế chúng tôi đang đẩy công ty phát triển nhanh từ mức này sang mức khác," theo lời của Vincent. 

Khi đã làm việc lâu với anh em nhà họ Vũ, Bennett cho biết ông đã nhìn thấy rõ anh em của họ tôn kính nhau theo cấp bậc của công ty, ngay cả những khi biến đổi thành công ty phần mềm chuyên tính tiền. "Các bạn sẽ không biết được rằng họ là những nguời trong một gia đình 90% trong thời gian đó," theo như ông Bennett đã nói ra.

 Thí du như Steve đã hỏi ông Bennnett, tại sao Vincent sẽ làm chuyến đi làm ăn tại Việt nam. Bennett đã cho biết, ông ta phải giải thích là Vincent hiện nay đang nghỉ phép để thăm gia đình, một điểm cho thấy anh em họ làm việc với nhau một ngày mười tiếng, họ ít có nói chuyện với nhau. "Có cái đặc biệt là anh em họ có thể cho biết một người sẽ làm CEO và đã chia ra các vai trò và trách nhiệm, họ không bao giờ dẫm lên chân nhau. Anh em họ tôn trọng các via trò do chính anh em họ đã đề ra," theo như ông Bennett đã cho biết. 

Ông Bennett đã cho biết thêm: "Anh em của họ đã đặt sự thành công của công ty lên trên bất cứ vị kỷ nào của cá nhan. Các bạn thường không nhận thấy điểm đó như tại các công ty khác."
Suu tầm từ internet

Người đăng: admin