Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 705
Truy cập hôm nay: 27,124
Lượt truy cập: 11,318,488
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
HỌ VŨ-VÕ VIỆT NAM > HỌ VŨ-VÕ HÀ NỘI

          VÀI NÉT VỀ TÊN LÀNG XƯA CÓ DÒNG HỌ VŨ (GỐC MỘ TRẠCH)

“ĐƯỜNG - XUYÊN, THƯỢNG XUYÊN, THƯỜNG XUYÊN” [PHỦ THƯỜNG TÍN Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN (SƠN NAM THƯỢNG TRẤN)

Mùa hè năm Bính Tuất (tháng 5 – 2006) nhóm đi du khảo các tỉnh miền Bắc,Bắc Trung bộ chúng tôi gồm: Vũ Hiệp, Vũ Hữu Chính và Vũ Huy Thuận, có về thăm làng Thường Xuyên, xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, gần địa đầu huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam. Theo lời mời của anh Vũ Hữu Chính, chúng tôi ghé thăm quê cha đất tổ của anh. Xe chúng tôi vào làng hơi vất vả, do đường đê hẹp (từ chân cầu Giẽ vào làng gần 02 cây số)...

Chi tiết

Ngày 27/3/2013 (tức ngày 16 tháng 2 năm Quý Tỵ) Chi họ Vũ thôn Thường Xuyên, xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 323 năm huý nhật Ngài Chánh Đô Tổng Binh Vũ Phúc Nhẫn (1623-1690) tại nhà thờ Quang Đại Đường...

Chi tiết

Cụ PHÚC NHẪN, họ VŨ là đời thứ 9 của phái GIÁP (甲派) mà Khởi tổ phái này là cụ VŨ Công hiệu CHÂN NHÂN, sinh ra ông Nghè VŨ QUỲNH (1453 – 1516), đậu Hoàng giáp Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478), ông giữ chức: Binh bộ Thượng thư kiêm Tổng tài Sử quán triều vua LÊ THÁNH TÔNG

Chi tiết

 

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một công trình kiến trúc cổ, xây dựng tương đối quy mô còn lại được đến ngày nay ở thủ đô Hà Nội.

Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Toàn khu khá rộng, có ngót 1km tường gạch bao xung quanh.

Chi tiết

Năm 1253, vua Trần Thánh Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học viện, đồng thời lấy đây làm nơi giảng dạy cho con em vua quan và những người học giỏi trong cả nước. Dưới triều Trần, trường quốc học Giám được nâng dần tới mức đại học và chính thức được đặt tên là Thái Học viện. Suốt ba thế kỷ Triều Lê, trường Quốc học không hề đổi chỗ, hằng năm đón học sinh khắp nơi vào học. Và cứ mỗi khoa thi, cửa nhà Thái Học lại treo bảng ghi tên những người đậu tiến sĩ. Sau đó, các vị tân khoa, trước khi về vinh quy bái tổ đều được dự nghi lễ bái yết ở Văn Miếu do triều đình tổ chức. Từ năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu. Tấm bia đầu tiên khắc tên các vị tiến sĩ tiến sĩ khoa thi năm Nhâm Tuất (1442). Các đời vua sau tiếp tục dựng bia. Tấm bia cuối cùng dựng năm 1780 khắc tên các tiến sĩ đỗ khoa thi năm Kỷ hợi (1779). Từ năm 1442 đến 1779, nếu tính đủ phải có 117 khoa thi và theo đúng thể lệ triều Lê phải lập đủ 117 tấm bia tiến sĩ. Thế nhưng trải bao cơn binh lửa, loạn ly, số bia ở Văn miếu chỉ còn 82 tấm. Cuối năm 1976, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một con rùa đế bia chìm dưới lòng hồ cạnh khuê Văn Các. Thân bia chưa tìm thấy song con rùa đế bia đã nâng số bia tiến sĩ lên 83.

Chi tiết

 

1.        VŨ VỊ PHỦ. Người Hồng Châu – Nay thuộc tỉnh Hải Dương, đỗ Ất khoa, khoa thi Thông tam giáo năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên Ung Chính Bình 16 (1247) đời Trần Thái Tông.

2.        VŨ NGHIÊU TÁ -người xã Mộ Trạch, huyện đường An (nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Đậu thái học sinh năm Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông(12393 – 1314), làm tới chức Nội thị hành khiển Tả bộc xạ( Tể tướng). Đến đời Trần Hiến Tôn (1329 – 1341) giữ chức Phụ chánh cho nhà vua (Trần Hiến Tôn lên ngôi mới mười tuổi). Thời gian này thượng hoàng Anh Tông ngự giá chinh phạt giặc Ngưu Hồng và Ai Lao.

3.        VŨ NÔNG ( Còn có tên là VŨ HÁN BI) – Em ông Vũ Nghiêu Tá đậu thas1i học sinh cùng khoá với anh. Sau Vũ Nông nối chức anh làm Nội thị hành khiển Tả bộc xạ, vào cuối đời Trần Hiến Tông, đầu Trần Dụ Tôn.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10« Back · Next »