Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 151
Truy cập hôm nay: 340
Lượt truy cập: 10,338,730
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
HỌ VŨ-VÕ VIỆT NAM > HỌ VŨ--VÕ HẢI DƯƠNG

       Thông qua Webesite của dòng họ Vũ - Võ Việt Nam, đ­ược biết ngày 6/10/2013 HĐDH Vũ - Võ phuong Nam sẽ tổ chức Đại hội thành lập CLB doanh nhân họ Vũ - Võ phuong Nam. HĐDH và Câu lạc bộ doanh nhân họ Vũ - Võ tỉnh Hải D­ương chúng tôi rất vui mừng và chúc mừng sự kiện quan trọng trên....

Chi tiết

 

Làng này thuộc Tổng cũ, tên Ngọc Cục, huyện Đường An gồm có 4 làng gần nhau, chung 1 tổng là: Đào Xá, Hà Xá, Hoa Đường và Ngọc Cục

Chi tiết

 

Văn Miếu Hưng Yên là Văn Miếu hàng tỉnh, còn gọi là Văn Miếu Xích Đằng, xây dựng năm Minh Mạng thứ 20 (1839), tọa trên một khu đất cao rộng gần 4.000m2, thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên.

Hiện vật quý nhất của Văn Miếu là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học, trong đó có 21 vị nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (Phủ Tiên Hưng của Hưng Yên ngày đó sau thuộc Thái Bình).

Chi tiết

Văn miếu Mao Điền thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang trấn Hải Dương, hiện nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng. Văn miếu là một công trình bề thế, phần chính gồm hai toà nhà lớn, mỗi toà bảy gian áp mái sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Các tài liệu nghiên cứu và sử sách cho biết văn miếu Hải Dương trước thuộc xã Vĩnh Lợi, huyện Bình Giang sát sông Kẻ Sặt, đến thời vua Quang Trung mới được rời về Mao Điền. Năm Gia Long thứ 9 (1810) Văn Miếu được trùng tu, xây dựng thêm nhà khải các khúc văn, hai nhà giải vũ, hai lầu chuông...

Chi tiết

Hải Dương là vùng đất văn hiến, giàu di sản văn hoá, hội tụ nhiều truyền thống quý báu. Người Hải Dương nổi tiếng tôn sư trọng đạo và hiếu học. Đây là vùng quê đã sinh ra, nuôi dưỡng và đào luyện nên nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Chỉ tính những người đỗ đại khoa trong 185 kỳ thi, từ 1057 đến 1919, cả nước có 2898 tiến sỹ, thì Hải Dương, tính theo địa bàn hiện nay đã có gần 500 vị, chiếm 1/6 của cả nước; trong số 47 trạng nguyên, Hải Dương có 12 người.

Chi tiết

 

Theo "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, dưới thời phong kiến Việt nam ta có cả thảy 125 khoa thi với 127 đình nguyên và từ 127 đình nguyên này thì chỉ chọn có 47 Trạng nguyên, còn lại đều là bảng nhãn trở xuống.

 

Trong 47 vị được chọn đỗ trạng nguyên thì có 8 vị là người Hải Dương, gồm:

Chi tiết

 

Hưng Yên là vùng đát địa linh nhân kiệt. Nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi, được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng. Trong lĩnh vực quân sự có Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình. Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Khoa học có Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu. Văn học có nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng. Sân khấu chèo có Nguyễn Đình Nghị. Mỹ thuật có Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên. Hoạt động chính trị có Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn Lương. v.v…

Gần 10 thế kỷ khoa cử Việt Nam (1075-1919) Hưng Yên có 228 vị đỗ đại khoa. Dưới đây là danh sách các vị đại khoa có tên khắc ở bia Văn Miếu Xích Đằng, Hưng Yên.

Chi tiết

Tạo sĩ là học vị cao nhất về Võ khoa đời xưa. Nó là Tiến sĩ Võ và cũng phải trải qua các khoa thi võ nghệ từ thấp lên cao, thường phải đậu Sơ cử (tức là Cử nhân Võ) xong mới được vào thi Bác cử để lấy Tạo sĩ. Kỳ thi Sơ cử (Cử Võ) và Bác cử cũng phải thi viết lý thuyết khá gay go qua các kỳ thi. Do đó Tạo sĩ phải khá giỏi về chữ nghĩa văn hóa mới đọc được binh thư, kinh điển và làm được văn bài sát hạch trong khoa thi Tiến sĩ Võ. Vì thế, Tạo sĩ tuy rất giỏi thập bát ban võ nghệ và trải qua nhiều pha thi đấu các loại binh khí và coi như được xếp vào hàng võ nghệ cao cường rồi. Triều đình và Binh Bộ còn bắt các thí sinh phải lầu thông kinh sử, binh pháp và sách Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bắc Sử, Nam Sử nữa, bằng cách trả lời qua văn bài các câu hỏi rất chi tiết về chính trị, quân sự thời xưa và hiệntại khá ngoắt ngoéo để thử tài kiến thức, văn hóa của thí sinh võ. Ai có giỏi chữ nghĩa, thông hiểu các sách Tôn Ngô binh pháp, Hổ Trướng xu cơ, Binh thư yếu lược, Kinh, Sử, Tử, Tập,… mới viết được các bài văn nghị luận có cơ sở võ lược, chính trị quân sự xuất sắc. Như thế Tạo sĩ đời Hậu Lê cũngnhư triều Nguyễn (thế kỷ 18 và 19) là các bậc văn võ kiêm toàn cả. Đậu Tạo sĩ xong thường trở thành các tướng lĩnh và giữ chức vụ quan trọng ngoài biên ải, các Trấn, Doanh hoặc Võ quan cao cấp trong triều đình. Do đó, Tạo sĩ cũng được rước vinh quy bái tổ long trọng không kém gì Tiến sĩ.

Chi tiết

 

1.        VŨ VỊ PHỦ. Người Hồng Châu – Nay thuộc tỉnh Hải Dương, đỗ Ất khoa, khoa thi Thông tam giáo năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên Ung Chính Bình 16 (1247) đời Trần Thái Tông.

2.        VŨ NGHIÊU TÁ -người xã Mộ Trạch, huyện đường An (nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Đậu thái học sinh năm Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông(12393 – 1314), làm tới chức Nội thị hành khiển Tả bộc xạ( Tể tướng). Đến đời Trần Hiến Tôn (1329 – 1341) giữ chức Phụ chánh cho nhà vua (Trần Hiến Tôn lên ngôi mới mười tuổi). Thời gian này thượng hoàng Anh Tông ngự giá chinh phạt giặc Ngưu Hồng và Ai Lao.

3.        VŨ NÔNG ( Còn có tên là VŨ HÁN BI) – Em ông Vũ Nghiêu Tá đậu thas1i học sinh cùng khoá với anh. Sau Vũ Nông nối chức anh làm Nội thị hành khiển Tả bộc xạ, vào cuối đời Trần Hiến Tông, đầu Trần Dụ Tôn.

Chi tiết

 

Gia phả cổ đã xác nhận chi họ Vũ-Phong Lâm thuộc phái Bính Mộ Trạch huyện Đường An (Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Nhưng cụ thể thế nào thì chưa được rõ. Trong họ có thờ bậc danh thần của phái Bính là Tiến sĩ Vũ Tĩnh đời Mạc (đỗ năm 1562), nên nhiều vị  lại hiểu rằng Tiến sĩ Vũ Tĩnh là khởi tổ phái Bính! Theo phả cổ Mộ Trạch, thì Tiến sĩ Vũ Tĩnh là đời thứ ba của phái Bính ở Mộ Trạch.

Theo gia phả Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích  đã được xuất bản năm 2004 và 2005 thì khởi tổ phái Bính Mộ Trạch là ông nội của Tiến sĩ Vũ Tĩnh (không biết tên thật) chỉ gọi là “Vũ Công” tức là  “ông họ Vũ”. Còn cha của ông Nghè Tĩnh có tên là Bô              (còn đọc âm: Phô như phả ở An Trường đã dịch) .

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8« Back · Next »