Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 142
Truy cập hôm nay: 353
Lượt truy cập: 10,338,743
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
HỌ VŨ-VÕ VIỆT NAM > CÁC HỌ BẠN

 

Nước ta bắt đầu có thi Nho học từ năm 1075 d­ới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt thi Nho học vào năm 1919 đời vua Khải Định nhà Nguyễn. Trong 845 năm đó, đã có nhiều loại khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau, song trong các đời Lý, Trần, Hồ có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi.

Đời Lý mới bắt đầu có thi Nho học, quy chế thi thế nào nay không có điều kiện biết rõ, như­ng nói chung có lẽ các chế định còn sơ sài, chư­a thành nếp rõ rệt, ngư­ời ta tùy theo nhu cầu tuyển lựa quan lại của từng thời kỳ mà tổ chức thi và căn cứ theo nội dung thi, đối t­ợng dự thi, tuyển chọn mà đặt tên khoa thi như­: thi Nho học tam trư­ờng, thi tuyển ng­ười có văn học sung vào viện Hàn Lâm, thi tuyển ngư­ời vào hầu vua, hầu đông cung Thái tử học...

Chi tiết

Đỗ Trạng Nguyên là một vinh dự rất lớn. C'ac ông nghè, từ đời nhà Lê đã được tôn vinh. Có những lễ xướng danh, lễ vinh qui (vua ban cờ biển cho rước về huyện làng ) và được ghi tên vào bia đá đặc ở Văn Miếu. Đỗ TrTr.ng nguyên, tất nhiên được trọng vọng nữa. Đỗ Tiến sĩ, được bổ dụng đi làm quan, tối thiểu cũng làm quan tri phủ. Trạng nguyên , Bãng nhãn, Thám Hoa thì ở những chức vụ cao hơn.

Chi tiết

 

Nguyễn Hiền sinh năm Giáp Ngọ (1234) ở xã Dương A, huyện Thượng Nguyên, tỉnh Nam Định. Ông đỗ Trạng nguyên dưới thời Trần Thái Tông, lúc mới 13 tuổi, cùng Bảng nhãn Lê Văn Hưu (18 tuổi), Thám hoa Đặng Ma La (14 tuổi), mở đầu học vị Tam khôi của nước ta. Sách Nam Định Dư địa chí nói ông làm quan đến Công bộ Thượng thư. Dưới con mắt dân gian, Nguyễn Hiền là nhà ngoại giao mẫn tiệp, có tài ứng đối với sứ giả Nguyên Mông, giữ vững quốc thể, phù hợp với thời rực rỡ hào khí triều Trần chiến thắng ngoại xâm.

Lý Tử Tấn sinh năm Mậu Ngọ (1378) ở làng Triều Đông, huyện Thượng Phúc, (nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) đỗ Thái học sinh đời nhà Hồ năm 1400 cùng khoa với Nguyễn Trãi. Sau khi Nguyễn Trãi rút khỏi triều chính, Lý Tử Tấn được giao soạn thảo chiếu chế biểu, thư từ ngoại giao và từng đi sứ sang Trung Quốc. Ông là tác giả của các bài phú hùng hồn như "Chí linh sơn phú"... Cũng như Nguyễn Trãi, ông chủ trương "tâm công" (đánh vào lòng người) dùng văn chương trong thư từ đối ngoại, làm nước ngoài phải yêu mến.

Chi tiết

Hà Nam là mảnh đất hiếu học, tất nhiên ở đây kết tinh ở những nhân vật đỗ đạt, mà phải đỗ đại khoa, tức Tiến sĩ. Chưa có điều kiện để kiểm kê số liệu chính xác về số người đỗ Tiến sĩ đương đại, dưới đây chỉ viết về 53 vị đỗ Tiến sĩ và 3 vị đỗ Tiến sĩ (Tiến sĩ võ), tính từ người đỗ đầu tiên năm 1429 - Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiếu đến người đỗ cuối cùng vào năm 1910 là cụ Phó bảng Bùi Kỷ. Thực ra, khoa cử thời quân chủ cũng chấm dứt  vào 8 năm sau đó- năm 1918)

Chi tiết

 

Bắc Ninh là nơi có nhiều nhà khoa bảng ngay từ thời niên thiếu đã thông minh xuất chúng, được sử chép là “Thần đồng”. Sau đây là một số nhà khoa bảng mang danh hiệu “Thần đồng” tiêu biểu:

1. Lý Đạo Tái: (1254-1334) - người xã Vạn Tư, huyện Gia Định, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình. Sách “Đặc san Bắc Ninh” ghi chép là “Thần đồng” 9 tuổi đã giỏi văn thư. Năm 21 tuổi, khoa thi năm Giáp Tuất niên hiệu Bảo Phù 2 (1274) đời Trần Thánh Tông, đỗ đầu khoa thi Đại tỷ thủ sỹ. Sau ông không nhận quan chức, xuất gia, từng trụ trì ở chùa Vân Yên, Báo Ân, Thanh Mai, Côn Sơn và có công xây dựng chùa Đại Bi ở quê pháp hiệu là Huyền Quang. Ông có tập thơ “Ngọc tiên” và bài phú vịnh chùa Hoa Yên và 24 bài thơ chữ Hán chép trong “Việt âm thi tập” và “Toàn Việ t thi lục”.  

Chi tiết

 

Cho đến năm 1946, đền thờ bà Vũ Thị Huệ ở làng Từ Quang, tổng Từ Minh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn được nhân dân sở tại gồm 5, 6 làng quanh đó kính thờ 4 mùa hương khói. Xưa, các triều đại Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và Nguyễn đã ban sắc thần, bao không bà như một phúc thần có tôn hiệu là Nhũ Hương Cung Phi Thịnh Nhũ Quốc Vương Thượng Đẳng Thần (vị cung phi có vú sữa thơm, vú nuôi tốt vua cả đất nước, được làm Thần cao cả)

Thần tích và truyền thuyết đó có thật, kể về một người con gái đẹp, nết na, sức thân con nhà nho ở làng Từ Quang, Huyện Hoằng Hóa về giữa thế kỷ 15 đời vua Lê  Thánh Tôn (1460-1497) có đôi vú thơm tho lạ lùng kể từ tuổi cập kê. Cha mẹ, bà con họ hàng của bà đều thấy điều kỳ lại đó! Hễ ai đứng cạnh cô gái Vũ Thị Huệ ở tuổi trăng tròn tới đôi tám, đều ngạt nhiên ngửi thấy mùi lạ thơm thoang thoảng toát ra từ tấm thân ngọc ngà của cô gái đẹp đó.

Chi tiết

Là những người dạy học, đã làm công việc dạy Sử và nghiên cứu Sử học cổ đại Việt Nam, cũng như sưu khảo về gia phả học nước ngoài. Nhiều năm chuyên khảo về họ Vũ, Võ nói chung và dòng họ Vũ làng Mộ Trạch nói riêng, chúng tôi đã thắc mắc và băn khoăn nhiều về một số danh tính nhân vật được coi là khai tổ họ Vũ ở làng Chằm (Mộ Trạch), Hồng Châu (tức Hải Dương xa xưa). Đó là ông Vũ Nạp (là khởi tổ thứ nhất dòng họ Vũ lớn nhất và cũng danh giá nhất trong số các dòng họ Vũ khác làng Mộ Trạch). Theo “Mộ Trạch Vũ tộc Thế Hệ Sự Tích” ông Vũ Nạp được ấm phong hàm Tăng Thống, trong “Đinh Từ Tự Điển” được thờ hàng đầu trong số 179 vị truyền giáo hữu công, do cụ dạy con đỗ đại khoa. Trong “Xuân Diên Tử Điển” làng Mộ Trạch, ông Nạp cũng được thờ ở hàng thứ 7 trong tổng số 366 vị được thờ ở đình làng. Vậy mà bên cạnh danh tính Vũ Nạp, ông còn được một số vị nghiên cứu cho là ông chính là Vũ Vị, đỗ Ất khoa, khoa thi thông tam giáo tháng 8 năm 1247 triều Trần; Rồi ông Nạp cũng chính là Vũ Tướng Quân, tước Đồng Giang Hầu, phó tướng của Hoàng Tôn Trần Quốc Bảo, tham gia đánh quân Nguyên trên sông Bạch Đằng năm 1288, sau đó cụ lấy vợ lần thứ hai, và lập ra hai chi Họ Vũ ở Tràng Kênh và Dưỡng Động Hải Phòng ngày nay? 

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5« Back · Next »