Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 239
Truy cập hôm nay: 1,010
Lượt truy cập: 10,988,992
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Vũ tộc làng Phong Lâm.

VŨ TỘC LÀNG PHONG LÂM
(TỨC GỌI LÀNG TRẮM)

Nhà giáo Vũ Thiện Chìu (Trưởng tộc đời thứ 18 )

Làng Trắm trước thuộc tổng Phan Xá, phủ Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Phong Lâm,xã Hoàng Diệu, huyện Gia Tộc, tỉnh Hải Dương. Họ Vũ ở Phong Lâm có:

Cao Cao Tổ Khảo:

Vũ Lệnh Công Tự Văn Phái

Cao Cao Tổ Tỷ

Pham Thị Hiệu Từ Nhân

 

Vài trăm năm trước,hai ông bà cụ Tổ họ Vũ bán hàng nước chè tươi gần lối đi vào chùa Văn Long (chùa trên làng Phong Lâm bây giờ) ngang qua quốc lộ 17 ngày nay nằm bên tiểu lộ vào làng. Vì ông bà nghèo nàn nên có người con trai cũng tha phương cầu thực đi làm ăn xa, ở huyện Đông Triều, lấy vợ người địa phương và đã sanh được một người con trai còn nhỏ.

Một ngày nọ, nơi làng quê bị bệnh thiên thời (bệnh dịch tả). Hai ông bà hàng nước cũng không thoát  khỏi bệnh hiểm nghèo ấy nên đều nhiễm bệnh rồi tạ thế một lượt.

Vì con xa quê hương không ai chôn cất, nên dân làng mang thi hài hai ông bà ra để xuống chỗ đất trũng của vùng đất để mồ mả các quán hàng nước độ 100m rồi lấp sơ sài, đống này không biết có tự bao giờ, nhưng từ lâu đời nay vẫn có tên gọi là “Đống Có”.

Sau một thời gian, người con trai mới được tin cha mẹ đều tạ thế cả nên trở về quê nhà để tiếp nối sau này. Nhưng người vợ ở lại Đông Triều với người con trai nhỏ không trở về quê chồng. Vì vậy ngày nay tại Đông Triều còn có dòng họ Vũ ngành trên cùng chung huyết thống, rất đông con cháu chắt lưu truyền hồi ấy đến bây giờ.

Còn người con trai cụ Cao Cao Tổ Vũ Tộc, về đến quê nhà, ở lại quê làng không đi làm xa nữa và lập lại gia thất sinh con đẻ cháu tiếp nối từ ngày ấy đến chúng ta ngày nay đã gần 20 đời.

Nhưng có điều lạ thay, khi dân làng mang thi hài hai ông bà ra chỗ đất trũng rồi lấp đất, chỉ vài ngày sau ngôi mộ hai ông bà tự nhiên đất dùn lên hình tròn, dần dần quá lớn giống như chiếc bánh dày thật to, đầy đặn có đường kính độ 10m, giữa đỉnh chóp ngôi mộ có khoảng đất trắng, suốt quanh năm ngày tháng không có cỏ mọc bao giờ. Ai đi qua đường liên tỉnh 17 đều thấy ngôi mộ to lớn khác thường ở ngay bên quốc lộ. Vùng địa phương huyện này thường gọi là ngôi mộ được đất Thiên táng. Hàng năm, ngày Thanh minh hay những lần thăm mộ, con cháu chỉ dãy cỏ xung quanh chân mộ, chưa bao giờ phải lấy đất ở ngoài để đắp lên mộ như những ngôi mộ khác.

Ngôi mộ song táng này chính là ngôi mộ Tổ họ Vũ làng Phong Lâm. Huý nhật hai ông bà cùng ngày 13 tháng 2 âm lịch.

Ngược dòng Vũ tộc làng Phong Lâm về trước, gia phả không ghi chép nên chỉ biết được từ ngôi mộ cụ Cao Cao Tổ này là Tổ thứ nhất cha truyền con nối đến năm 1984 đã được 20 đời.

Trưởng tộc đời 17 cùng cháu con dòng họ góp công sửa xây bao quanh mộ hình tròn (đường kính 8m) bằng gạch thẻ, cát, xi-măng dày hai tấc, cao lên khỏi mặt đất (25 phân tây) hoàn mãn vào ngày Thanh minh (04/04/1984).

Về mối quan hệ giữa họ Vũ ở Phong Lâm với họ Vũ Đại tộc:

1.      Theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Hán Nôm Võ Như Nguyện (quê gốc Phong Lâm, sinh quán ở Huế) được biết:

Thời bấy giờ, trong ba làng Tam – Lâm (Phong Lâm, Văn Lâm, Trúc Lâm), làng Phong Lâm địa thế rộng lớn, cảnh trí phong quan; gần gũi và thuận tiện nhất cho những người họ Vũ ở Mộ Trạch tìm đến lập nghiệp.

Vài ba kỳ - lão kể chuyện ông Vũ Hữu đậu Hoàng Giáp năm Quí Mùi, triều Lê Thánh Tông (1463), lúc hưu trí di cư đến Phong Lâm. Em ruột ngài là ông Vũ Phong chức Đô Đình Uý đời Hồng Đức, và Vũ Quỳnh đậu Tiến sĩ đệ nhị giáp, khoa Mậu Tuất triều Hậu Lê (1478) cũng đều cư ngụ tại Phong Lâm.

Tạp chí Nam Phong do cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh làm Chủ bút, trong tập “Danh nhân Hải Dương” có viết về “Ông Vũ Hữu và gia thế, gia phong họ Vũ” nói rằng: Vũ Hữu sinh tại Mộ Trạch, tục gọi là Trằm, tỉnh Hải Dương, đời nhà Lê, và Vũ Quỳnh, người họ Vũ Trằm”. Ba chữ “Họ Vũ Trằm” được nắhc lại thêm: “Họ Vũ Trằm hiển đạt từ thời ông Vũ Nghiêu Tá, triều vua Trần Minh Tông, năm Quý Hợi (1323)”(29).

Dù cư ngụ tại Phong Lâm, quý ngài vẫn giữ nguyên quán tại Mộ Trạch. Nhưng đến thế hệ con cháu của quý ngài, sinh trưởng trên đất Phong lâm, dĩ nhiên chánh quán là Phong Lâm. Nếu như vậy họ Vũ làng Phong Lâm còn gọi là dòng dõi quý ngài Vũ Hữu, Vũ Phong và Vũ Quỳnh kể từ triều Lê Thánh Tông (1460 –1497).

2.      Theo gia phả được tu chỉnh năm Khải Định, triều Nguyễn, các cụ có ghi lại một câu: “Ông cha ta thuộc dòng Bính”. Mãi đến năm 1999 chúng tôi mới ý thức được lời dặn này. Năm 2000, trong chuyến hành hương về nguồn, chúng tôi có viếng thăm Từ đường Khởi tổ phái Bính tại thôn Trường Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông. Qua tiếp xúc với quyển Thế phả phái Bính viết bằng chữ Nho dày khoảng 300 trang, do cụ Vũ Duy Thành tu chỉnh năm Thành Thái thứ 9 triều Nguyễn , được biết: Phái Bính có Diên Thịnh Đường, Khởi tổ là cụ Vũ Quý Công (nghĩa là ông họ Vũ) có tên huý là Giám làm quan tại triều Lê. Sau này phái Bính suy tôn cụ Vũ Duy Tĩnh, tên thường dùng là Vũ Tĩnh là Khởi tổ. Do có danh tính rõ ràng và thành đạt trên con đường khoa bảng cũng như hoạn lộ. Tiến sĩ Vũ Tĩnh được triều Lê cử làm Quốc Tử Giám về Giáo Dục, được tặng Thái Bảo Thừa Tuyên sứ Lễ huấn bá tư hiên.

3.      Theo lời di huấn của cụ Vũ Thiện Kế trưởng tộc đời thứ 17 của Vũ tộc làng Phong Lâm, chúng tôi có về thôn Đoàn Xá, huyện Đông Triều , tỉnh Hải Dương để tìm hiểu ngành trên của chúng tôi. Được biết Khởi tộc Vũ tổ ở đây là cụ Vũ Đình Liêm Quận công, đánh giặc tử trận tại Đồng Kỵ, Bắc Ninh, mộ phần an táng tại đó, cụ Liêm là em út của 6 anh em, trong đó có một người anh là Vũ Văn Khoản, Khởi tổ chi họ Vũ ở Chợ Cột, An Biên, Hải Phòng. Cụ Liêm có một người con trai là Vũ Đình Thắng. Tại Đoàn Xá có mộ phần con trai của Quận công. Khi trao đổi gia phả, đôi bên đều có chung một câu chuyện: “Có một bà mẹ bế một người con trai họ Vũ đến lập nghiệp ở Đoàn Xá”. Người con trai này chính là cụ Vũ Đình Thắng. Tóm lại, việc tìm hiểu về mối quan hệ Vũ tộc làng Phong Lâm với Vũ tộc làng Đoàn Xá chưa có kết quả rõ ràng.

4.      Trong phả họ Vũ làng Phong Lâm ngoài tám ngành là hậu duệ của cụ Vũ Quý Công tự Văn Phái, còn có ngành thứ 9 gọi là ngành kết nghĩa, Khởi tổ ngành này là cụ Vũ Văn Ân. Xuất xứ từ cân chuyện sau đây:

Cụ Vũ Cảnh Thanh, trưởng tộc đời thứ 14 phải đi hầu cửa quan vì đã xây Từ đường quy mô quá lớn, mắc tội “cáo lộng hành”. Trên dường đi từ Phong Lâm (Gia Lộc) qua làng Anh Chuối đến huyện Bình Giang bị một bọn người hãm hại, bỏ thuốc độc không thành đã thuê bọn côn đồ dùng bạo lực. Ngay lúc đang bị hành hung, cụ đã gặp người hào hiệp có võ thuật làm người buôn chiếu cứu thoát. Từ đó cụ Vũ Cảnh Thanh và vị ân nhân đã trở thành đôi bạn. Khi thực hiện lễ “kết nghĩa vườn đào”, và về cư trú tại làng Phong Lâm. Vị ân nhân ấy nhận mang họ Vũ, cụ Cảnh Thanh định tên là Ân (từ chữ ân nghĩa). Từ đó, vị Khởi tổ ngành 9 kết nghĩa có tên là Vũ Ân, thực ra con cháu không biết danh tính về quê quán của cụ.

Chúng tôi cho rằng, Khởi thuỷ chỉ có một làng Trắm là làng Phong Lâm (tục gọi làng Rồng) do một gia đình võ quan thời Trần sáng lập. Sau khi phát triển thêm làng Trắm em (tục gọi làng Đệ) tên chữ là Văn Lâm, rồi đến làng Trúc Lâm (tục gọi làng Chợ). Ba làng Trắm liền một giải, kkhông có ranh giới tự nhiên, đường ba làng liền nhau đều được lát bằng những phiến đá tảng dài 1,2m rộng 0,5m, cầu bắc ngang các con cừ đều bằng đá xanh. Sau này phát triển thêm từ một xóm trại trở thành làng Nghĩa Hy. Thần hoàng làng của bốn làng là bốn anh em ruột họ Lương (ba ông một bà đều là võ quan; tiền phù Lý, hậu phù Trần).

Trong ba làng Trắm, ngoài làng Rồng còn có làng Đệ, có phả hệ họ Vũ Đình gồm ba gia đình, sáu thế hệ, hiện không có sử liệu để xác định vị Khởi tổ và quan hệ ngang, tuy bà con Vũ Đình ở đây đều có quan hệ họ hàng với bà con Vũ Văn ở làng Rồng. Ví dụ: Ông Vũ Đình Đức khi đọc phả  Vũ tộc Phong Lâm nhận ra ba cụ: Trương Dụng, Hai Sủng, Ba Tụng đời thứ 16 (thuộc ngành 9 – ngành kết nghĩa) là bác. Qua sự trình bày trên đây cho ta thấy họ Vũ ở hai làng Trắm không xuất phát từ một cành, tuy cùng một gốc vũ Hồn.

5.      Trong phả họ Vũ làng Phong Lâm có ghi cụ Vũ Phúc Nghiêm trưởng tộc đời thứ 12, tiền triều tri huyện. Chúng tôi nghĩ rằng thời phong kiến, muốn thành đạt trên con đường khoa bảng. Có cụ quyết học giỏi, vì không ra làm quan thì không bênh được dân. Chúng tôi đã rà soát 5.320 Cử nhân triều Nguyễn (từ 1807 đến năm 1918) và 2.896 Tiến sĩ (từ năm 1075 đến 1919) chỉ đọc được cụ Vũ Phúc  Kiêm người xã Nại Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Sửu niên hiệu Đoan Khánh 1(1505) đời Lê Uy Mục. làm quan đến chức Đề hình giám sát ngự sử ( tương tự chức Bộ Trưởng Tư pháp). Đọc phả đồ dòng họ Vũ - Đặng Vũ làng Hành Thiện chúng tôi chưa biết cụ  cụ Vũ Phúc Nghiên là trưởng tộc đời thứ 7. Kết quả chúng tôi chưa rõ về thân thế sự nghiệp của cụ tiền triều tri huyện Vũ Phúc Nghiêm.

Trong đoàn về nguồn Vũ tộc tháng 10 năm 2000, khi về thăm Từ đường Vũ tộc làng Phong Lâm, có ông  Vũ Kim Tường (thành viên ban liên lạc Hà Nội) nguyên quán Đồng Kỵ khi đọc phả đồ Vũ tộc làng Phong Lâm rất xúc động vì đã nhận ra cụ Vũ Kim Giám trưởng tộc đời thứ 13 là Khởi tổ họ Vũ Kim của làng Đồng Kỵ. Thật sự quá trình tìm hiểu mối quan hệ, nhiều khi chúng tôi bối rối.

Những điều trên đây chỉ muốn nói lên họ Vũ làng Phong Lâm có mối quan hệ khá phong phú với đại Vũ tộc.

Chúng ta đọc: lai lịch họ Võ làng Dương Xuân - Huế thấy ông Võ Như Nguyện đã chứng minh họ Võ ở Dương Xuân là thế tộc của họ Vũ làng Phong Lâm.


 

(29) Theo từ điển tiếng Việt từ “Chằm” có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa là “vùng đất hoang và trũng”. VD: Chằm Dạ Trạch. Từ “Trắm” chì có nghĩa là “cá Trắm”. Viết theo phát âm địa phương thì “Trằm” chỉ có nghĩa là “hoa tai” – (Tặng em đôi chiếu em nằm, đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo) – Ca dao.

Không có từ “Chắm”

 

Người đăng: admin