Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 320
Truy cập hôm nay: 4,538
Lượt truy cập: 10,318,116
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Họ Vũ ở Thắng Động Yên Mô - Ninh Bình

HỌ VŨ Ở THẮNG ĐỘNG YÊN MÔ – NINH BÌNH

Vũ Đức Anh (biên soạn)

Thôn Thắng Động, Xã Khánh Thượng, Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình là một vùng quê nằm giữa đồng chiêm trũng, ruộng đồng bát ngát, phong cảnh hữu tình, dân cư đông đúc. Dựa vào thần sử và một số sắc Vua phong còn lại ở đình, chùa và qua những lời truyền kể các thế hệ ta có thể biết thôn Thắng Động đã được tạo lập từ rất xa xưa.

Tên đầu tiên của thôn là Nhuệ Động, chưa rõ có tự bao giờ, chỉthấy trong các đạo sắc phong đức Thánh Mẫu thời Cảnh Hưng năm 1783 có ghi “Nhuệ Động Tứ Bản”. Dưới thời Pháp thuộc, địa phương này được gọi tên Làng Thắng Động, Tổng Đồng Phú, Phủ Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình. Vào thế kỷ thứ 10, Đinh Bộ Lĩnh đã từng dừng đại quân tại đây khi dẹp loạn 12 sứ quân vào mùa nước lớn. Đến thời chống Minh, Thắng Động cũng là căn cứ hậu cần thuỷ quân của Lê Lợi trên đường vào Nam ra Bắc.

Hiện nay, thôn Thắng Động có các dòng họ Vũ - Nguyễn - Trần – Lê - Đỗ - Đinh cùng chung sống mà dòng họ Vũ là một trong các họ đến lập cư sớm nhất, với số dân nhiều nhất. Vũ Tộc Đại Tôn phát triển ngày càng đông vui, chia ra 6 chi. Tuy nhiên, không có ai rõ khởi Tổ từ đâu tới đây lập nghiệp và từ bao giờ? Có ý kiến cho là Tổ Vũ Tộc Đại Tôn từ miền Thanh Hoá ra, có người lại cho là từ Hải Dương vào. Đây chính là điều bao hậu duệ Vũ Tộc Đại Tôn thiết tha tìm hiểu từ bao lâu mà chưa xác định được.

Trong Vũ Tộc tại thôn Thắng Động, chi thứ sáu hiện nay còn giữ được nhiều tư liệu. Gia phả ghi chép bằng chữ Hán năm 1949 của cụ Vũ Văn Giao, viết về khởi Tổ của Chi như sau:

“Bản chi Tổ Khảo huý Thế Kế, bà Tổ hiệu Từ Đôn sinh ra được ba con trai, trong đó có Vũ Trọng Giảng tự Chính Hài. Vũ Trọng Giảng sinh được Vũ Trọng Âm và Vũ Trọng Thầm. Tổ Vũ Trọng Âm và Bùi Thị Đôn sinh hạ hai anh em Vũ Văn Thức và Vũ Văn Ngoạn”.

Nhà thờ Vũ Thức Chi (chi thứ sáu) thờ từ Tổ Khảo Vũ Trọng Âm và Bùi Thị Đôn trở lại. Ngày 9 tháng 6 (âm lịch)hàng năm là ngày giỗ Tổ của Vũ Thức Chi. Năm 2002 lại là năm kỷ niệm tròn 150 năm xây dựng nhà thờ Họ của Chi này. Xây dựng từ năm 1852 thời Tự Đức, trải dài qua ba thế kỷ 19 – 20 –21, ngôi thờ Họ Vũ Thức Chi có một vẻ đẹp bề thế về kiến trúc và một bề dày về thời gian xây dựng qua ba lần trùng tu vào các năm 1938 – 1991 và 2000. Lúc sinh thời, Tổ Khảo Vũ Văn Phổ (tự Quang Chu Phủ Quân) là con của Hiển Tổ Khảo vũ Văn Thức và Hiển Tổ Tỷ Nguyễn Thị Vải và là đời thứ tư của Cao Tổ Khảo Vũ Trọng Giảng đã xây dựng ngôi nhà thờ này để thờ Tổ Phụ Vũ Trọng Âm và song thân.

Cụ Vũ Văn Phổ là nhân vật nổi tiếng nhất trong Vũ Tộc Thắng Động Ninh Bình  từ bao đời nay. Cụ sinh năm 1817 vào thời vua Minh Mạng, mất năm 1903, thọ 86 tuổi. Là một bậc giàu có, tiếng tăm lừng lẫy của cụ do ở sự giàu có phần ít mà ở tấm lòng nhân từ bác ái là phần nhiều. Cụ luôn luôn giúp đỡ người nghèo khó, nhất là những người tàn tật hay bị hoạn nạn, gian nan.

Ruộng đất của cụ thẳng cánh cò bay. Mùa thu hoạch, lúa thóc đóng thành vựa ở ngay các thôn có ruộng để sau này xuất ra cho vay mượn hoặc cấp vốn cho người khác làm ăn. Trong nhà cụ thường xuyên có hàng trăm người ăn ở. Người nào việc nấy. Một tay cụ dựng bao nhiêu đình, chùa, nhà thờ trong Làng, trong Tổng . Rồi làm cầu, làm quán. Xây dựng từ đường Vũ Tộc Đại Tôn và nhà thờ họ Vũ Thức Chi, gây dựng cơ nghiệp cho tất cả các con, cơ ngơi nào cũng bề thế.

Nhưng cụ nổi tiếng nhất là ở đạo đức, ở tấm lòng, nhân hậu. Giao thiệp rộng rãi, nhưng cuộc sống thì bình dị. Các bô lão trong làng qua bao đời vẫn truyền tụng: trong nhà cụ lúc nào cũng nuôi rất đông người giúp việc mà hầu hết là những người tàn tật, được làm những việc vừa sức để đảm bảo cuộc sống. Trong làng, trong xã ai cơ nhỡ, túng thiếu đến đề đạt đều được đáp ứng thoả đáng trên cơ sở có vay có trả, không coi trọng lời lãi. Nếu có người vì khó khăn chưa trả hoặc không trả được đều được cụ cho khất hoặc xoá nợ. Vào thời con cháu Nguyễn Ánh sát hại giáo dân, cụ đã dùng uy thế và tiền của cứu dân được rất nhiều người khỏi cảnh tù đày, chết giết oan uổng. Con cháu những nạn nhân về kinh tế và chính trị ấy đời sau vẫn còn nhớ, xin đi lại vớin Vũ Tộc như người thân tín trong nhà. Cụ cũng cho người đi thu gom những hài cốt vô thừa nhận chôn cất tử tế, xây miếu thờ, mỗi khi có lệ ngạch đều có hương nhang, oản nẻ cúng tế.

Thời kỳ cuối đời khi thấy mình sắp đến lúc đi theo Tổ Tiên cụ cho huỷ bỏ hết những văn tự cầm cố, nợ nần – xoá nợ cho những đối tượng khó khăn, giải quyết hết những tồn đọng về kinh tế nhằm để sau này con cháu không thể làm khó dễ cho ai, gây điều ta oán, tấht đức.

Hậu duệ Vũ Tộc (Vũ Thức Chi) các đời, mỗi khi nhắc đến công đức của Tổ Tiên đều vô cùng kính ngưỡng.

(Tư liệu: Cụ Vũ Tự Diệu – Ông Vũ Thiện Bản – Vũ Chính Nghĩa )

Người đăng: admin