Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 81
Truy cập hôm nay: 746
Lượt truy cập: 11,581,366
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỤ THỦY TỔ VŨ HỒN Đặng Phương Nghi

 

Trích trong sách "Đặng Vũ Phả ký" của Đặng Phương Nghi

Phần thứ nhất - III

III. Thân thế và sự nghiệp cụ thủy tổ Vũ Hồn

Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở Mộ Trạch, vào đời Nhà Đường bên Trung Quốc (618-907), khoảng năm 800, có một quan chức tên là Vũ Huy (1), người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến (2) . Vợ ông là bà Lưu thị Phương. Hai ông bà đã nhiều tuổi, khoảng gần 60 tuổi, vẫn chưa có con cái. Ông Vũ Huy là một nhà nho, do đó ông thường thường than rằng: " Vàng núi, thóc biển coi như cỏ rác; con hiếu, cháu hiền qúy hơn châu, ngọc". Sau đó, ông làm sớ dâng lên vua Đường xin được nghỉ, về làm trí sĩ. Vua Đường chuẩn cho, lại ban phát xe, ngựa, vàng, bạc. Ông tạ ơn, về quê sống cảnh an nhàn và đi du ngoạn. Ông Vũ Huy vốn tinh thông khoa địa lý phong thủy, do đó đã lên đường đi du ngoạn về Phương Nam, đến đất Giao Châu, khi ấy là khu đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ bây giờ.

Một hôm đi đến ấp Mạn Nhuế thuộc huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu, sau này là tỉnh Hải Dương, Vũ Huy thấy một kiểu đất đẹp ở giữa khu cánh đồng mênh mông, có 98 gò đất nhỏ bao quanh một gò cao và lớn, tựa như 98 ngôi sao châu về mặt trời (cửu thập bát tú triều dương). Cái gò ấy tên địa phương gọi là Đống Dờm. Theo thuyết địa lý phong thủy, nếu mộ táng ở đây, con cháu sẽ phát sinh khoa bảng, công danh hiển hách. Cụ Vũ Huy quay về Phúc Kiến đưa hài cốt thân phụ sang táng ở Đồng Dờm, rồi làm nhà để trông nom ngôi mộ.

Làng Mạn Nhuế khi ấy có một thôn nữ con nhà nền nếp, tính tình đoan trang, phúc hậu, chăm chỉ làm ăn; lại có quí tướng sinh con quyền cao, chức trọng. Có lẽ do duyên trời đã định, nên gia đình cô thôn nữ đã chấp nhận lời cầu hôn của Vũ Huy, và ít lâu sau hôn lễ đã được cử hành. Cô thôn nữ là Nguyễn Thị Đức.

Hơn một năm sau, bà có thai. Ông đưa bà về Phúc Kiến (thuộc đất Mân Việt cũ).

Ngày 08 tháng Giêng năm Giáp Thân (804) bà Đức sinh con trai. Ông-bà đạt tên con là Vũ Hồn. Ngay từ thuở nhỏ, Vũ Hồn đã có dáng dấp khôi ngô, tuấn tú, rất chịu khó học hành, và rất thông minh. Năm 12 tuổi sức học đã làm cho các bậc đàn anh kính nể.

Năm 820 Vũ Hồn đã đỗ kỳ thi Đình khi mới có 16 tuổi. Vua Đường rất khen ngợi và cho là nhân tài, vì ngoài thơ hay và sách lược giỏi, Vũ Hồn còn tinh thông cả các khoa Thiên văn và Địa lý-Phong Thủy. Vua ban cho mũ, áo để về vinh quy. Tuy còn trẻ tuổi nhưng có tài, vì vậy ít lâu sau vua Đường xuống chiếu bổ dụng là Tả Thị Lang Bộ Lễ - một chức quan khá cao cấp trong triều đình - vì Bộ Lễ phụ trách việc nghi lễ, cúng tế và thi cử trong nước. Hai năm sau ông được thăng chức Đô Đài Ngự Sử.

Năm 825 („t Tỵ) đời vua Đường Kính Tông, niên hiệu Bảo Lịch thứ nhất, Vũ Hồn được cử sang An Nam làm Thứ Sử Giao Châu (3) .

Năm 841 (Tân Dậu), đời Đường Vũ Tôn, niên hiệu Hội Xương thứ nhất, Vũ Hồn được thăng chức Kinh Lược Sứ thay thế Hàn Ước (4) . Trong thời gian ở An Nam, Kinh Lược Sứ Vũ Hồn đã đi kinh lý và xem xét nhiều nơi, đồng thời để tâm chú ý việc tìm địa điểm để định cư sau này vì Ngài đã muốn chọn quê ngoại làm quê hương. Ngài đã nhiều lần về Mạn Nhuế thăm mộ ông nội ở Đòng Dờm, và sau đó đi thăm tất cả các vùng lân cận. Một lần Ngài đến Làng Lập Trạch, Huyện Đường An, thấy về phía Tây thôn ấy có cánh đồng hoang, cỏ lau rậm rạp, rải rác có những gò đống tựa 5 con ngựa, 7 ngôi sao, hoặc những ao mà dưới đáy có doi đất nổi lên như hình quản bút, nghiên mực, quyển sách, v.v.. Theo kiến thức về địa-lý phong-thủy, đó là một kiểu đất kết, đẹp. Ngài đã ghi chép lại để khi cần thì sử dụng.

Trong thời gian Ngài giữ chức Kinh Lược Sứ tại An Nam, thì đất An Nam thường hay nổi dậy, do quân Nam Chiếu từ vùng Vân Nam hay sang quấy nhiễu và do dân tình đói khổ sinh ra nhiều giặc cướp. Các quan Đô Hộ trước đó, như Lý Nguyên Gia, Hàn Ước, nhiều khi phải bỏ chạy; Do đó, sau này họ đã dời phủ thành từ Đông Quan (vùng ngoại thành Hà Nội) về bờ Sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Khu phủ thành mới sẽ có đủ đất để xây dựng hàng chục căn nhà với dân số có thể phát triển đến cả trăm ngàn người (Thành Tổng Bình).

Do công trình qúa lớn, xây dựng tốn kém, mà quân lính thì phải phục dịch xây dựng vất vả, nên sinh ra thái độ tiêu cực, chống đối. Do đó, phủ thành mới xây mãi không xong.

Đến khi Kinh Lược Sứ Vũ Hồn thay Hàn Ước, Ngài lại tiếp tục xây dựng công trình dở dang đó, khiến quân lính ngày đêm phải lao dịch cực nhọc, nên quân sĩ sinh ra bất mãn, nổi loạn, đốt phá lầu thành, cướp kho phủ. Ngài phải chạy về Quảng Châu. Sau đó giám quan Đoàn Sĩ Tắc đem quân sang tiếp viện, dụ yên binh sĩ làm loạn.

Vì Kinh Lược Sứ Vũ Hồn không dẹp được hoặc không muốn dẹp cuộc nổi loạn của quân sĩ và dân chúng mà bỏ chạy về Trung Quốc, nên vua Đường đã bãi chức Kinh Lược Sứ của Vũ Hồn và cử Bùi Nguyên Du sang thay.

Tuy Kinh Lược Sứ Vũ Hồn bị thất bại trong nhiệm vụ Đô Hộ Sứ bên An Nam vào năm 843, nhưng vì đã có nhiều công lao trong hơn 20 năm cống hiến cho vua Đường, nên vua Đường Vũ Tôn đã không có hình phạt nghiêm khắc, mà còn cho Vũ Hồn được hưởng đặc ân.

Một phần Ngài đã nản chuyện công danh, do không còn được trọng dụng, một phần nhà Đường lúc đó có 2 phe, Lý Đức Du và Ngưu Tăng Nhu, tranh dành quyền lực, lấn áp cả vua, mà Ngài thì không theo phe nào, nên xin vua Đường cho hưởng đặc ân "xin về trí sĩ".

Năm 843, đời vua Đường Võ Tôn, niên hiệu Hội Xương năm thứ ba, vua Đường chuẩn y, ban cho nhiều vàng-bạc, và Ngài Vũ Hồn được nghỉ việc quan từ đó. Năm đó Ngài mới 39 tuổi.

Lúc đương thời làm quan ở Giao Chỉ, ThủyTổ Vũ Hồn đã có ý định sau này định cư ở quê ngoại, nên đã chú ý tìm đất và đã tìm được vùng đất Lạp Trạch, sau này là Thôn Khả Mộ, rồi Mộ Trạch, Huyện Đường An như trên đã nói.

Sau khi nghỉ việc quan, Ngài liền đưa mẹ và gia đình sang An Nam định cư (5).

Ngài xây dựng nhà cửa và dinh cơ cho gia đình, rồi gọi dân cư ở rải rác các vùng xung quanh cùng về ở; Ngài giúp đỡ họ tiền bạc để xây dựng nhà cửa, và mở trường dạy học, lập nên một xóm nhỏ đặt tên là Khả Mộ Trang (có nghĩa là ấp đáng mến). Sau dân cư cứ đông đúc thêm, Khả Mộ trang, đổi tên thành Khả Mộ thôn, dần dần thành một thôn ấp có văn hóa, lễ nghĩa, và thịnh vượng.

Do công đức to lớn của Ngài, và do dân làng Khả Mộ tôn kính Ngài như cha-mẹ, do đó đã xin với Ngài rằng: "Lâu đài Ngài hiện nay để Ngài ở; sau khi Ngài mất, dân làng sẽ dùng làm miếu để thờ phụng Ngài". Ngài ưng cho và lại bảo rằng: "Trang khu có hậu đạo với ta, thì phải trọng lời di chúc của ta, phải ngàn thu thờ phụng". Ngài lại cho thêm 5 nén vàng tậu ruộng, ao để cung ứng cho việc tế tự, khỏi phiền dân đóng góp. Khi mẹ Ngài (cụ Bà Nguyễn Thị Đức) qua đời, Ngài khóc than khôn xiết, rồi rước linh cữu Mẹ lên táng ở Xã Kiệt Đặc, Huyện Thanh Lâm, sau này thuộc Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương, cũng là cùng lân cận với Mạn Nhuế, quê ngọai của Ngài, và cũng là nơi có mộ ông nội Ngài (6). Ngài đã ở quê ngoại trông nom ngôi mộ mẹ Ngài ở Kiệt đặc trong thời gian 3 năm ròng, đúng như luân lý và lễ giáo thời xưa. Mãn tang, Ngài trở về ấp Khả Mộ sinh sống, dạy học cho dân làng.

Năm 853 (năm Qúy Dậu) Ngài vừa đúng 49 tuổi. Một hôm vào ngày 03 tháng Chạp, Ngài đương ngồi dạy học, thì thấy trong mình khó chịu, rồi thiếp đi, không bệnh gì mà hóa. Trang dân và gia thần bèn rước Ngài lên xứ Đống Cạn, một gò đất nhỏ trong cánh đồng phía Tây Bắc thôn trang để an táng.

Bỗng nhiên trời đất tối sầm; mây mù phủ kín. Giờ lâu, khi trời quang mây tạnh, thì đã thấy kiến mối đùn lấp thành một ngôi mộ lớn. Trang dân và gia thần đều kinh hãi, nên họ khải báo lên quan để quan báo lên vua. Vua Đường cho truy nguyên lúc bình nhật và sắc phong là một vị Phúc Thần.

Lại phong: Dương Cảnh Thánh Hoàng, Lâu dài cư sĩ, Linh Ứng Đõi Vương.

Và chuẩn cho khu thượng, Trang Khả Mộ, lên kinh thành rút mỹ tự về để lập miếu phụng thờ, cắm đất ấy gọi là Mả Thần Dung Mộ Chí (7) , và địa phương phải ngàn vạn năm thờ cúng.

Vì vậy, đến nay khu gò đất táng di hài Ngài có tên là Mả Thần (7) và cánh đồng ấy cũng gọi là cánh đồng Mả Thần, được tân tạo và tu bổ vào năm Qúy dậu (1993) và nay gọi là Thần Lăng. Tõi Mả Thần chỉ còn có một ngôi mộ của Ngài, dân ấp không một ai dám táng thân nhân vào đấy để tỏ lòng tôn kính Ngài. Sau khi cụ Thủy Tổ qua đời, đến lượt cụ Bà cũng được dân làng và con cháu táng liền kề bên, gọi là mộ song táng.

Dân làng tôn Ngài làm Thần Hoàng. Mới đầu thì thờ Ngài tại dinh cơ Ngài để lại, nhưng về sau thì xây đình va miếu thờ để ghi công Ngài, vừa là người khai lập ấp Khả Mộ, vừa là người thầy dạy dỗ, đem học vấn, lễ nghĩ đến cho họ và con cháu các họ. Đối với thôn dân Ngài có ơn nặng, tình sâu.

Xét công ơn to lớn của Ngài và của các con cháu Ngài đã đóng góp các thành tích đáng kể cho đất nước, các triều đại phong kiến Việt Nam lần lượt gia phong cho Ngài làm Thần, Vương, tất cả 12 lần với 12 đạo sắc như sau:

Lần thứ nhất: Đời Lê Hoàn (980 - 1009).

Lần thứ hai : Triều vua Trần Nhân Tông, giặc Nguyên sang cướp nước ta, Đức Trần Quốc Tuấn, Hưng Đõo Đõi Vương, Phụng mệnh kỳ đảo bách thần. Đức Thần Tổ có hiển ứng âm phù. Khi dẹp xong giặc Nguyên - Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi - vua Trần bèn phong: " Thông Minh, Tuệ Trí, hùng Liệt, Trác Vĩ Thượng Đẳng Thần".

Lần thứ ba : Đời vua Lê Thái Tổ - Ngài dấy quân khởi nghĩa ở núi Lam Sơn, chống giặc Minh, dẹp được Mộc Thạch, Liễu Thăng, và sau mười năm dẹp yên thiên hạ- - lại phong: " Tế thế, An Dân, Linh Phù Ngưng Hữu Thượng Đẳng Thần".

Lần thứ tư : Triều Tây Sơn - Nguyễn Huệ, Ngài dược phong thần 1 lần.

Lần thứ năm : Triều Nguyễn - Gia Long, Ngài được phong thần 2 lần

Lần thứ sáu : Đời vua Tự Đức, sắc phong: " Tối Linh Sát Vận Đõi Vương".

Từ hơn một ngàn năm nay, dân làng Mộ Trạch vẫn thờ Đức Thành Hoàng Vũ Hồn ở miếu và đình. Miếu và Đình đã được xây dựng từ thời xa xưa, và sau này đã được tu tạo và xây lại nhiều lần.

Thời gian đầu, miếu xây ở phía sau làng. Đến đời vua Lê ThầnTôn (1658-1662) miếu được dời về khu Long Nhãn (Mắt Rồng) như hiện nay. Năm Qúy Dậu, bên cạnh miếu đã xây thêm nhà khách để đón tiếp các hậu duệ họ Vũ ở tất cả mọi nơi về thăm đất Tổ.

Còn về đình thì đầu tiên đình cũ xây ở phía Tây đầu thôn, và dặt hưóng Tây. Đén đời vua Lê Thàn Tôn và Chúa Trịnh Tạc(1658-1662), đình được chuyển vào giữa làng và đặt theo hướng Nam. Mái lợp bằng cỏ tươi; hết hội làng, mái cỏ lại được bỏ đi.

Đến đời vua Lê Hi Tôn và Chúa Trịnh Cán (1697) đã được xây thành đình lớn. Giữa đình thờ Thành Hoàng Vũ Hồn; hai bên tả và hữu thờ các giáp.

Năm 1740-174, đời vua Lê Hiến Tôn và Chúa Trịnh Doanh, đình làng bị Chúa Trịnh triệt hạ. Nguyên nhân là cuộc khởi nghĩa Nông dân do Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển và Vũ Trác Oánh lãnh đạo. Vũ Trác Oánh, người Làng Mộ Trạch, Huyện Đường An, năm 22 tuổi đã đỗ tiến sĩ, đời vua Lê Thàn Tông *1656). Cũng chính tại khoa thi này - khoa thi năm Bính Thân, niên hiệu Thịnh Đức thứ tư – toàn quốc chỉ có 6 người đỗ tiến sĩ; riêng Làng Mộ Trạch đã có 3 người. Tiến sĩ Vũ Trác Oánh, Tiến sĩ Vũ Đăng Long, và Tiến sĩ Vũ Công Lượng. Sau này, khi Vua Tự Đức nhà Nguyễn đọc tư liệu về Đăng Khoa Lục, đã hạ bút khen: " Nhất gia bán thiên hạ"; có nghĩa là "một nhà bằng nửa thiên hạ !"

Vũ Trác Oánh đã làm quan đến Tham chánh và được Vua Lê phong Nam Tước. Tuy nhiên, do thấu hiểu sự mục tàn của Vua Lê-Chúa Trịnh và sự đói khát, thống khổ của nhân dân khắp các địa phương thời bấy giờ, nên Vũ Trác Oánh đã bỏ quan, về lãnh đạo nông dân nổi dậy. Vũ Trác Oánh kéo cờ nghĩa với tên xưng Minh Nghĩa Công, đã phối hợp cùng Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ (ở Ninh Xá, Hải Dương) chống lại triều đình. Vì sức yếu và tổ chức chưa tốt, chưa tạo dược cho quần chúng nhân dân một sụ giác ngộ bền vững; do đó sau 3 năm (1739-1741) đã bị quân đội nhà Trịnh dẹp tan. Nguyễn Tuyên tử trận, Nguyễn Cừ bị bắt, rồi bị xử tử; còn Vũ Trác Oánh mất tích, không biết sau này chạy về đâu (8). Chính vì vậy mà dình Làng Mộ Trạch bị Chúa Trịnh triệt hạ năm 1741.

Mười sáu (16) năm sau, vào năm 1757, của đời Vua Lê Hiền Tông, Bà Nhữ Thị Nhuận (9) và chồng là Vũ Phương Đề đã xin phép dân làng cho được xây dựng lại ngôi đình đã bị phá. Bà đã bỏ tiền riêng của gia đình, hơn ba ngàn quan tiền để xây lại đình làng. Đình làng làm xong, bà không nhận tiền của mọi người đóng góp. Bà lại còn công đức thêm 10 mẫu ruộng để lấy hoa lợi làm lễ cúng tế hàng năm. Vì vậy, dân làng rất kính trọng bà. Khi bà mất, dân làng đã phong bà làm hậu thần. — đình làng hiện nay có bia đá ghi công đức của bà, đặt ở bên cạnh hậu cung.

Đình làng khi đó được xây dựng thành một quần thể kiến trúc gồm: Đình ngoài, đình trong, hậu cung, và sân đình với các cột trụ bo quanh.

Đình làng lại bị giặc Pháp phá hủy trong thời gian kháng chiến chống Pháp 1946-1954. Giặc Pháp đã phá đinh ngoài, lấy gạch xây đồn bót. Hiện nay chỉ còn lại đình trong và hậu cung. Đến năm 1991, đình trong đã được dân làng tạm thời tu bổ lại. Hiện nay đình làng đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là "Di tích lịch sử văn hóa quốc gia" cần được duy trì và bảo tồn - Quyết định số 154, ngày 15/01/1991 của Bộ Văn Hóa nước CHXHCN Việt Nam.

Đại tự - Hoành phi - Câu đối ở Miếu và Đình làng Mộ Trạch

Hoành phi và Câu đối tại Miếu Thờ

1.1. Trong miếu

a. Hoành phi :

Bức hoành phi thứ nhất viết bằng chữ Hán lối cổ tự:

Thánh trạch vạn thọ

(nghĩa : Ơn Thánh Vạn Đời)

Bức hoành phi thứ hai viết:

Vạn thọ trạch

(Nghĩa: Ơn vạn đời)

b. Câu đối :

Câu đối thứ nhất:

Trung hạ nho tông hương thủy tổ

Nam thiên dân mục quốc danh thần

(Nghĩa: Là nhà (dòng -BT) nho đất Bắc là ông thần (Thủy tổ -BT) của Làng

Chăn nom dân Nam, Vị Thần có Tiếng (danh tiếng trong nước-BT))

Câu đối thứ hai:

CAO HẬU DỮ THAM, VỌNG QUỐC MẶC PHÙ LINH TRẠC TRẠC

THÔNG MINH NHƯ NHẤT, DANH HƯƠNG HÌỂN TƯỚNG PHÚC NHƯƠNG NHƯƠNG

(nghĩa: Cao dầy cùng Trời Đất, giúp Nước linh thiêng ngời ngợi

Sáng suốt trước sau, Quê hương khanh tướng phúc dạt dào (Hiển hiện phù trợ quê hương phúc dạt dào-BT))

1.2 Tại cổng miếu thờ

Có khằc 3 chữ :

Đạo nghĩa môn

(Nghĩa: Cổng của Đạo Nghĩa)

2. Đại tự và Câu đối tại Đình làng

2.1. Đại tự

a. Đại Tự 3 chữ:

Vạn đại cơ

(Nghĩa : Nền móng của vạn đời )

b. Đại tự 4 chữ:

TIÊN TỔ THẦN (THỊ- bt) HOÀNG

(Nghĩa : Tiên Tổ đều là người danh gía )

2.2. Câu đối

Vị tử tôn lập vạn đại cơ; khanh, tướng, công, hầu vô trị  loạn.

Dữ thiên địa  đồng nhất  nguyên khí; hoàng, vương, đế bá hữu long ô

(Nghĩa : Vì con cháu lập nền móng vạn đại; chức Khanh, Tướng, Công, Hầu đời trị hay loạn đều có.

Cùng một Nguyên khí với Trời, Đất; chức Hoàng, Vương, Đế, Bá đều có lúc thịnh, lúc suy.

-----------------

(1)Có sách chép là Vũ Công Huy. Theo phong tục Trung Quốc, cách xưng hô tôn trọng thường gọi họ, không gọi tên. Gọi Vũ Công tức là Ông họ Vũ. Sau này trong sử sách Việt Nam khi viết đầy đủ họ và tên thì thành Vũ Công Huy. Chính vì vậy, khi sinh con, Ngài chỉ đặt Vũ Hồn – không có tên đệm.

(2)Phúc Kiến, một tỉnh thuộc phía nam Trung Quốc. Xưa là đất Mân Việt thuộc vùng đất Bách Việt, không phải đất của dân tộc Hán.

(3) Trước năm 679, Giao Châu là đất Bắc Bộ vào tới Nghệ An. Năm 679 vua Đường Cao Tông nhập Giao Châu với một quận của tỉnh Quảng Đông lập ra An Nam Đo Hộ Phủ, và chia Giao Châu thành 12 châu; một trong 12 châu ấy cũng có tên là Giao Châu, gồm 3 huyện nằm trong vùng Hà Nội, Nam Định, Hải Dương.

(4) Theo Từ Điển Từ Hải của Trung Quốc, chúc Kinh Lược được nh2 Đường đạt ra từ năm 628 tại các nơi biên thùy trọng yếu để lo việc phòng thủ quân sự, và thường do một Tiết Độ Sứ (một chức Tướng) đảm nhiệm. Tại 3 quận Giao, Ái, Hoan thuộc đất An Nam, quyền cai trị thoạt đầu do một Đô Đốc nắm giữ. Năm 679 chức Đô Đốc được chuyển thành Đô Hộ, nhưng năm 768 Đô Hộ lại Về Đô Đốc. Đến năm 827-835 chứ Đô Đốc bị bỏ hẳn và các Châu , do Thứ Sử quản trị, thuộc cả vào Đô Hộ Phủ. Người đầu tiên giữ chức Đô Hộ Phủ tại An Nam là Hàn Ước.

(5) Theo Ngọc Phả hiện lưu giữ ở đình Làng Mộ Trạch, Ngài nói:

" Người xưa được một ngày nuôi mẹ, dẫu làm đến Tam Công cũng không sướng bằng. Ta nay còn có mẹ gìa, lại há tham giàu sang mà không nghĩ đến sự hiếu dưỡng hay sao ?"

(6) Mộ ông nội của Ngài Thỷy Tổ Vũ Hồn hiện nay ở gò Đồng Dờm xã Mạn Nhuế, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ngôi mộ lớn ấy đến nay đã được 1200 năm. Từ thời Lê có quan Tham Chính là Trần Xuân Án đem táng thân nhân vào đấy; khi thầy địa lý cho đào huyệt thì đụng phải bia đá có khắc chữ: "Đường An, Khả Mộ, Vũ Thị Chi Mộ"; quan Trần Xuân Án không dám cho đào tiếp, rồi báo cho dân Làng Mộ Trạch biết để tới nhận mộ Tổ. Bia đá ngày nay vẫn còn trên gò Đồng Dờm. Sau đó còn nhiều lần ngôi mộ Tổ lại bị xâm táng. Nhưng các lần đó, các hậu duệ họ Vũ đều đi kiện và đều thắng kiện. Ngay thời Pháp thuộc - vào năm 1934 - Công Sứ Massini khi đó cũng phải giải quyết một vụ xâm táng vào ngôi mộ Tổ. Công Sứ Massini đã can thiệp, không chophép x6m táng vì coi đó là ngôi mộ của vị Thần Tổ thuộc dòng tộc họ Vũ đã được các triều đại Việt Nam nhièu lần phong thần. Sau đó Công Sứ còn có công văn sức cho Tỉnh Hải Dương cùng Huyện Nam Sách, Xã Mạn Nhuế phải bảo vệdi tích này. Công văn này đã được khắc nguyên văn lên bia đá, 4 mặt, cao 1.50m, bằng 4 thứ tiếng Việt, Pháp, chữ Nôm, chữ Hán. Hiện bia đá còn nguyên vẹn trên gò Đồng Dờm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Hưng.

(7) Mả Thần không có tài liệu lưu trữ nào được xác định để biết việc xây dựng ra sao, hoặc có xây dựng hay không, hay chỉ để gò đất tự nhiên ! Ngay đến thời Cụ Vũ Phương Đề, cách đây hơn 250 năm, vào khoảng giữa thế kỷ 18, trong tập CôngDư Tiệp Ký cũng chỉ ghi ngôi mộ Cụ Thủy Tổ chỉ là gò đất tự nhiên, trơ trọi... Trước đây 50 năm, khoảng năm 1945 chỉ thấy một bệ thờ bằng gạch còn lại ở gò Mả Thần.

Cuối năm 1993, Tiến sĩ Vật Lý Vũ Ngọc Thinh, Việt kiều ở Nhật Bản, cùng gia đình (gốc quê ở làng Mộ Trạch) ở TP. Hồ Chí Minh đã công đức xây cất lại Thần Lăng và khánh thành vào ngày 8 tháng Giêng năm Qúy Dậu (1993). Cùng ngày, cũng khánh thành nhà khách Miếu thờ Thần Tổ do công đức của gia đình kỹ sư Vũ Mạnh Hà ở TP. Hà nội. Kỹ sư Vũ Mạnh Hà là hậu duệ các cụ Tổ Vũ Phong, Trạng Vật, và Vũ Duy Chỉ, Tể Tướng, đều là gốc họ Vũ làng Mộ Trạch, thuộc Tiền Ngũ Chi và Hậu Ngũ Chi. Cụ Tể Tướng Vũ Duy Chỉ hiện còn nhà thờ Quang Trấn Đường ở Làng Mộ Trạch.

(8) Xem Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Viện Sử Học xuất bản tại Hà nội năm 1960 – tập 17, trang 1609-1690, tâp 18 trang 1749.

(9) Bà Nhữ Thị Nhuận, con gái Chiêm sư Dung Đốc Công Nhữ Tiến Duyệt, cháu Thượng Thư Thái Phó Nhữ Đình Hiến, vợ cử nhân Vũ Phương Đẩu ( Hiến Cung Đõi Phu – Chiêm Sứ Viện). Bà sinh được 2 con gái: Vũ Thị Vực, vợ Đại Tướng Phạm Ngô Cầu, và Vũ Thị Diễm, vợ Tiến Sĩ Vũ Miễn. Vì có công trong việc thu mua quế Thanh Hóa nộp cống nhà Thanh, và dùng quế này để chữa cho Quốc Mẫu nhà Thanh khỏi bệnh, mà trước đó các thày thuốc toàn quốc điều trị mãi khọng khỏi. Do đó đã được vua Nhà Thanh phong cho l2 Lưỡng Quốc Quế Hộ Thượng Quân Phu Nhân. Bà còn có công lớn trong việc dụ dân nổi loạn vì mất mùa đói kém ở Thanh Hóa; vì vậy đã được vua Lê thưởng cho 20 mẫu ruộng làm lộc đìền.

Trích trong sách "Đặng Vũ Phả ký" của Đặng Phương Nghi

 

 

 

 

 

 

Người đăng: huythuan