Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 265
Truy cập hôm nay: 3,761
Lượt truy cập: 10,294,803
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
DÒNG HỌ VŨ HỒN TẠI VIỆT NAM Đặng Tư Khiêm

 

Giả Thuyết Cổ Truyền Về Họ Vũ:

DÒNG HỌ VŨ HỒN TẠI VIỆT NAM

Đặng Tư Khiêm

Tổ họ Vũ phát tích tự làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay đổi thành phủ Bình Giảng thuộc tỉnh Hải Dương (Bắc Việt).

Tục truyền: Hồi Bắc thuộc, khu đất làng Mộ Trạch cạnh đường, có một quán hàng bán nước và quà bánh cho khách qua lại của một bà quả phụ trạc ngoại tứ tuần cùng đưá con trai độ 14,15 tuổi. Những người trong vùng cũ không ai rõ lai lịch người đàn bà này, chỉ biết gọi là bà quán nước và đứa con trai là Vũ Hồn mà thôi. Sinh kế của hai mẹ con bằng quán nuớc thường thiếu thốn, nên Vũ hồn phải đi câu cá tôm và bắt cua ốc bán lấy tiền thêm giúp mẹ.

Một ngày mùa hạ nóng nực, một người Tàu lữ du qua đo, ghé quán hàng nghỉ ngơi, uống nước, rồi lân la hỏi thăm khách ngồi cùng trong quán về thanh danh, đạo đức của ông Vũ Hồn ở vùng nàỵ Mọi người ngơ ngác nhìn nhau và trả lời rằng nơi này không có ai là ông Vũ Hồn cả, chỉ có thằng nhỏ con bà chủ quán này tên là Vũ Hồn.

Lúc đó người Tàu mới bắt đầu dể ý ngắm nghía bà này, nhận thấy tướng mạo đoan trang, phúc hậu; và một lúc sau lại thấy một thằng nhỏ, xách chiếc lọ sành, bước vào, kêu mẹ và nói, "hôm nay không kiếm được tôm cá, chỉ có ốc". Nó không bán mó ốc đó, nhưng đem về luôc để mẹ ăn vì mẹ nó thường thích ốc luộc. Người Tàu chăm chú nhìn cậu bé, áo quần lam lũ nhưng mặt mày hớn hở; phúc tướng hiện rõ trên án đường. Ông ta bèn làm quen, hỏi chuyện cậu bé, ngỏ lời khen ngợi lòng hiếu thảo và sự ngoan ngoãn của cậu; nhưng cậu bé chỉ đáp lại bàng những nụ cườị

Thấy vậy, người Tàu ngỏ ý với bà chủ quán rằng ông muốn cho cậu bé theo làm học trò ông để ông dạy dỗ; ông hy vọng là sẽ có thể giúp gầy dựng tương lai cho cậụ. Ý kiến đó được những người cùng ngồi trong quán hưởng ứng và đốc thúc thêm vào; bà chủ quán và cậu con nghe suôi ta, nên đã chấp thuận ngaỵ Người tàu vui vẻ mở gói, lấy ra một số tiền , tặng cho người mẹ để bà có thêm vốn làm ăn để đời sống được sung túc hơn.

Đoạn người Tàu cáo biệt bà và mọi người, dắt cậu bé ra đi, hẹn ba năm sau sẽ trỏ lại. Mới được hơn môt năm đã thấy hai thầy trò trở về, nói thật mọi chuyện với bà chủ quán. Từ đó người ta mới biết người Tàu là một thày địa lý.

Nhân khi đi tìm những ngôi đất qúy, ông đã tới làng Mộ Trạch và nhận thấy nơi đây có ngôi đất đại phát vinh hoa, khoa hoạn kế thế, vĩnh cửụ Ông thày địa lý liền nảy ra ý định đem hài cốt thân phụ đến an táng vào nơi này. Chủ tâm như vậy rồi, ông quay về nhà trọ nghỉ ngơi, ngủ sớm để hôm sau quy hồi cố hương để thực hiện ý định của mình. Vừa chợp mắt ngủ, ông thày địa lý đã mộng thấy một vị long thần đến báo cho biết rằng ngôi mộ đó đã dành cho Vũ Hồn rồi vì nhà hắn đã tích được nhièu âm phúc, rằng không ai có thể chiếm đoạt được; nếu ai đó cứ cố ý làm sai lòng Trời, thì sẽ phải chịu những hậu quả chẳng lành.

Giật mình tỉnh giấc, thày địa lý sợ hãi, băn khoăn nghĩ ngợi về lời của vị thần trong mộng, rồi đình chỉ việc hồi hương. Từ đó ông bắt đầu lưu tâm dò hỏi tông tích Vũ Hồn với mưu đồ riêng tư là ràng buộc cá nhân mình với các thế hệ con cháu tương lai của Vũ Hồn.

Sau khi tính độn về long mạch địa cơ, ông biết rằng huyệt này cứ 300 năm mới mở một lần, mà ngày đó lại đã tới sát nơi rồi, nên hai thày trò ông phải vội vã trở về để Vũ Hồn đem hài cốt cha cất táng vào nơi đó đúng với sự sắp đặt về phần kim theo phương pháp của khoa huyền bí địa lý học. Công việc xong xuôi, hai thày trò đến từ biệt bà chủ quán để ra đi, không hẹn ngày tái ngộ.

Hai năm sau, Vũ Hồn, lúc này đã 18 tuổi, về lại cố hương cùng ông thày. Lần này ông thày bỏ tiền ra mua một ngôi nhà gần chợ để ở và đồng thời vừa buôn bán, vừa dạy chữ Hán, vừa hành nghề đông ỵ Nhờ đã cư lâu ngày tại đây, nên thày đã quen thuộc với tất cả mọi người trong vùng.

Một ngày kia, thày ngỏ ý với một người địa phương để nhờ họ làm mối cho một cô gái nhà nghèo, nhưng nết na và có nhan sắc. Ý muốn đã đạt, thày cho mở tiệc linh đình rồi mời tất cả nhưng người quen thân đến dự và chứng kiến việc hôn nhân. Tiệc gần tàn vào khoảng quá ngọ, thày đứng dậy nói, dáng vẻ hoảng hốt: Vì tôi có việc bận tại quê nhà, đáng lẽ phải ra về từ ba hôm trước, nhưng vì quên lãng, sáng nay mới nhớ ra; bởi lẽ đã chót hẹn làm đám cưới, nên phải nán lại cho xong việc. Bây giờ tôi phải lên đường; tôi xin mọi người trông nom và giúp đõ gia đình tôi trong thời gian tôi vắng mặt, rồì quay lại nói cùng cô dâu những lời an ủi: vì hoàn cảnh, tôi phải tạm biệt ít ngày, ước mong sẽ có thể trở về sớm khi đã thu xếp xong công việc. Sau hết ông giao chìa khóa và tất cả cơ nghiệp cho cô dâu và Vũ Hồn với những lời dặn dò cần thiết trước khi từ biệt.

Từ đó, chỉ có cô vợ và Vũ Hồn cùng đảm trách tất cả mọi công việc trong gia đình. Ngày qua, tháng lại, thấm thóat đã ba năm mong chờ mà chẳng thấy ông thày trở qua và cũng không nhận được tìn tức gì về ông cả. Lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy; hai người cùng lứa tuổi, lại luôn luôn sát cánh bên nhau, và đã quên những lời ông thày dặn, nên đã cùng nhau trao đổi tình yêu; chẳng bao lâu cô vợ đã mang thai và sinh hạ được hai con trai.

Ngày đầy tháng hai đứa trẻ vừa qua được mấy ngày, thì đột nhiên ông thày xuất hiện trở về. Trong lúc Vũ Hồn bận việc vắng nhà, còn cô vợ (bây giờ là vợ Vũ Hồn) lúc đó đang ẵm một đứa con; cô nhớn nhác sợ sệt, chỉ kịp chào ông thày một tiếng, rồ bỏ trốn mất. Ông thày lúc đó nổi giận, lớn tiếng la mắng om sòm. Hàng xóm nghe tiếng, tất tả đên hỏi thăm, tìm lời can gián, an ủi, tìm dùm cách giải quyết. Một lúc lâu sau, họ dẫn vợ chồng Vũ Hồn về tạ tội cùng ông thày, và để nhận lãnh những lời mắng nhiếc.

Đứng trước việc đã rồi, ông thày chỉ còn biết thở dài, uể oải nói với vợ chồng Vũ Hồn: Chúng mày bất nghĩa; chẳng lẽ tao cũng lại bất nhân nữa sao? Thôi, tao cho chúng mày tất cả cơ nghiệp này vì tao không còn mặt mũi nào mà tiếp tục ở lại đây nữa. Có điều là tao cần bắt lại của chúng mày một đứa con để nuôi dưỡng cho vui cảnh gìa vì tao không có vợ con gì cả. Ý kiến đó được mọi người có mặt tán đồng; vợ chồng Vũ Hồn cũng phải chấp nhận để mọi việc được êm xuôi. Thế rồi ông thày bế ẵm, cân nhắc hai đứa nhỏ, chọn đứa nặng cân hơn để mang theo ông về Trung quốc, và để dứa nhẹ cân lại đất Việt.

Đó là đầu mối gây cho họ Vũ, dòng Vũ Hồn, những thế hệ nối tiếp mỗi ngày thêm đông đảo; đa số hậu duệ Của Vũ Hồn thông minh, xuất sắc, đã trở nên nổi danh về khoa hoạn qua các triều đại xưa trong lịch sử nước nhà.

----------

Chú thích:

Câu truyện trên đây có lẽ cũng giống như nhiều câu truyện thần thoại khác đã được đặt rạ Mục đích là để thu hút sự hiếu kỳ của mọi người, và ngẫu nhiên được truyền tụng mãi tới ngày naỵ

ĐTK

 

 

 

Người đăng: huythuan