Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 77
Truy cập hôm nay: 689
Lượt truy cập: 11,522,680
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
ĐẦU XUÂN DU LỊCH VĂN HÓA Cự Vũ (Vũ Hiệp)

 

ĐẦU XUÂN DU LỊCH VĂN HÓA

MỜI VỀ THĂM LỄ HỘI LÀNG MỘ TRẠCH (tỉnh Hải Dương) NƠI CÓ HƠN 30 Tiến Sĩ Nho Học triều LÊ và có NHIỀU DI TÍCH CỔ về một làng xưa phát tích dòng họ lớn: VŨ, VÕ Việt Nam.

                                                     Cự Vũ (Vũ Hiệp) 

       A. LÀNG MỘ TRẠCH và các DI TÍCH cổ văn hóa

       Đây là một làng cổ có từ giữa thế kỷ thứ IX (chín) được một nhân vật lịch sử VŨ HỒN (804 – 853) thành lập cách nay 1155 năm (844 – 2009) vẫn còn là các di tích văn hóa và lịch sử cổ đáng tham quan chiêm bái.

       Làng Mộ Trạch hiện nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 45 cây số đường xe chạy, bằng quốc lộ 5, hướng thị trấn Gia Lâm đi về phía thành phố Hải Dương và Hải Phòng (qua các thị trấn Sài Đồng, Trâu Quì, Như Quỳnh, Bần Yên Nhân…)

       Du khách thích văn hóa và lịch sử truyền thống cùng các bà con mang dòng họ Vũ – Võ toàn quốc (hay ở hải ngoại) muốn làm một cuộc hành hương về làng cổ này để tận mắt thấy: Miếu nguy nga và Đình cổ kính, cùng Lăng mộ của vị Thượng Thủy Tổ VŨ HỒN được nhân dân địa phương cùng người họ Vũ – Võ khắp nơi nô nức tổ chức lễ hội. Hằng năm, vào ngày Mồng Tám Tháng Giêng (sau Tết Nguyên Đán) là dịp đản sinh của vị thần Thành Hoàng, còn là vị Tổ đầu tiên  khai sinh ra họ Vũ – Võ của người Việt. Mà ngày nay, đa số những gia đình, dòng họ Vũ – Võ của người Việt. Mà ngày nay , đa số những gia đình, dòng họ Vũ, Võ nước ta đã thành tâm công nhận vậy (Xem hình ảnh minh hỏa đính kèm).

       Mới du khách đến làng Mộ Trạch đó bằng xe khách, xe hơi, xe máy v.v…đi theo quốc lộ 5 (cao tốc). Xe chạy khoảng hơn 40 cây số, sẽ thấy một ngã tư có biển báo địa danh: QUÁN GỎI. Nhìn ở đầu ngã tư có một trạm “bưu điện Quán Gỏi” với 4 chữ lớn dễ thấy thì rẽ vào tay phải. Có một con đường nhựa rộng hơn 10 – 12 mét thẳng tắp, đi về thị trấn SẶT. Xe chạy độ khoảng 3 km thì thấy bóng dáng ngôi giáo đường đạo chúa của “làng Đạo Kẻ Sặt”. Cứ vượt qua thị trấn ấy đến một cây cầu sắt + bê tông là đến địa phận “phủ cũ”. Hãy dừng xe hỏi cư dân nơi đây: -“lối về làng Mộ Trạch đi đường nào?” Hầu như ai cũng biết (trừ con nít) kể cả học sinh cấp 2. Người ta tận tình chỉ đường cho biết ngay. Xe đi theo lối chỉ dẫn, chừng hơn một cây số, toàn đường nhựa thì trông thấy có một cái ổng Tam quan rất hoành tráng (to, cao, rộng). Trên đầu Tam quan là 4 chữ quốc ngữ viết lối “thư pháp”: CỔNG LÀNG MỘ TRẠCH. Phía trên là một gác nhỏ có mái cong 4 mái đầu đao, dưới là “cửa sổ tò vò” cao đến gần 5 – 6m. Hai cổng phụ bên cũng rộng khoảng 2 mét có 2 mái cong cân xứng 2 bên cổng chính nhưng thấp hơn. Tất cả mới xây dựng gần đây bằng bê tông, gạch, ngói “giả cổ”. Đó đã vào địa phận làng này rồi . Khách nên gửi xe ở bãi sân trường học cơ sở nằm bên tay trái và đi bộ vào làng.

       1) Hình ảnh đầu tiên qua Cổng Tam Quan của làng là: cờ quạt, biểu ngữ, quốc kỳ, cờ hoa, và cờ ngũ sắc “đuôi nheo” phấp phới 2 bên đường làng. Nhưng nổi bật hơn cả là Khu Miếu Thờ Vị Thần Tổ họ Vũ của làng. Đây là một cụm di tích vừa khang trang, vừa cổ kính, đồ sộ. Từ xa, du khách đã thấy một lá cờ ngũ hành lớn, nhiều màu đẹp mắt tung bay trong gió xuân se lạnh. Giữa cờ có 1 chử Hán: VŨ là biểu trưng của Lệ hội này.

       Đi từ cổng làng vào, chừng 300 mét, thấy có một cổng Miếu cao, cũng Tam quan và có các mái đao cong, đẹp. Đến gần, khách sẽ ngạc nhiên trước khu di sản văn hóa được trùng tu quá hoành tráng và mỹ thuật. Chính giữa là Tam quan đẹp quét sơn vôi 2 màu trắng và xám. Trên nóc cổng giữa là một góc lầu chuông trống có 4 cửa vòm cong nhìn ra 4 phía. Trên là hai tầng mái ngói cong chồng diềm với 8 đầu đao uốn như 8 mũi hài. Giữa 2 mái mặt trước có 5 chữ Hán lớn, sơn đen như nét mực tàu: VẠN ĐẠI TỐI LINH TỪ (Nơi thờ rất thiêng liêng muôn đời). Cổng giữa chỉ mở torng các ngày lễ lạc. Còn 2 cổng bên dành cho ngày thường, dân làng và du khách ra vào tham quan, lễ bái. Cũng mái ngói cong xám đậm che nóc 2 cổng phụ. Trên mặt tiền, dọc 4 trụ lớn hoa biểu cao sừng sững 2 bên Tam quan là những câu đối liễn, nét chữ đẹp, có nội dung ca ngợi công đức vị Thần tổ và tôn vinh văn hóa khoa bảng xưa của làng.

       Qua cổng Tam quan Miếu, vào sân rộng, thấy 2 bên tả hữu có 2 ngôi nhà lớn mái cong, ngói đỏ 4 mái. Mới xây dựng cùng cổng miếu khá đẹp mắt, và 2 nhà lớn đó nằm dọc theo khuôn viên của di tích Cổ miếu. Một đầu quay ra ao sen lớn ở 2 bên Tam Quan, một đầu quay vào Sân Miếu, mỗi nhà lớn đều có 2 cửa sổ tròn hoa văn chữ “THỌ” lối triện, sơn màu đỏ, nét cách điệu khéo. Đấy là hai nhà lớn, rộng (8 x 12m) dùng làm Nhà Khách, Khánh Triết, trưng bày hiện vật văn hóa… Đặc biệt có 36 tấm biển nhỏ (30 x 45m) gắn trên 36 gậy gỗ cao 2m50, đều chạm trổ và sơn son thếp vàng khá đẹp. Trên 2 mặt biển gỗ đó là họ tên 36 vị đại khoa xưa của Làng được thôn dân ngưỡng mộ, thờ phụng hàng năm cùng Thần Tổ VŨ HỒN.

       Trên mặt sân, 2 bên lối đi là nhiều vườn cỏ xanh, giữa vườn trồng các cây lớn có hoa đẹp và 2 cây Bách Thiên Tuế đã nhiều tán hình chóp nón. Chính giữa sân rộng, cách Tam quan khoảng 50, 60 mét là Ngôi Cổ Miếu có kiến trúc thời Nguyễn, cũng mới sữa chữa lại, nhưng hoàn toàn giữ lại hệ thống cột, kèo, đòn tay, xà, mái theo đúng xưa. Vẫn 2 mái ngói  vảy cá đã ngả màu nâu đen của thời gian. Miếu hình chuôi vồ (như chữ T ngược ), ngoài là 3 gian (khoảng rộng 9 -10m), gồm 1 hàng hiên ngoài. Rồi đến vách cửa gỗ ngăn gian bái đường (nới tiến hành tế lễ) có 1 bàn thờ và ngũ sự (5 thứ trang trí trên bàn thờ: bát hương, cây đèn nến, đỉnh đồng (Lư thờ) đôi độc bình, 2 đài đựng ngũ quả, xôi, bánh và tam sơn đài rượu).

       Bên trong cùng là Hậu Cung nơi có tượng Thần Tổ đặt trong 1 hộp kính, cao chừng 1,8m, ngang 1 m, khung kính 3 mặt, sơn son thếp vàng, lộng lẫy, uy nghi. Hoa văn chạm trổ đường nét tinh vi và mỹ thuật, phía trên cao, dưới mái trong Cổ Miếu có 1 tấm bảng gỗ sơn mài màu đỏ, khắc 3 chữ thếp vàng rất lớn: VẠN THẾ TRẠCH (ƠN MUÔN ĐỜI) và 1 tấm bảng nền vàng ánh tươi, có khắc 4 chữ sơn đen bóng: THỦY TỔ LINH TỪ (nơi thờ vị Tổ đầu tiên linh thiêng). Dưới là 1 cửa võng chạm khắc rồng phượng, hoa lá, mây rất đẹp và công phu. Hậu cung cũng bài trí nhiều đồ thờ hơn ở Bái Đường. Xưa chỉ có ông Thủ Từ và các cụ chức sắc trong Tư Văn Làng có nhiệm vụ mới được vào Hậu Cung.

       Rời tòa Cổ Miếu chính, bước ra, 2 bên là 2 giếng nhỏ mắt Rồng ở 2 bên phía Tả, Hữu mới trùng tu, có lan can trụ đá, bê tông bao quanh 2 giếng (rộng chừng 8 mét đường kính). Chung quanh khuôn viên là nhiều cây có bóng mát thấp và vườn cỏ hoa. Đi sâu vào trong là một tòa nhà hoành tráng ngang rộng khoảng 20 mét, xây chừng 8 – 10m, có 2 tầng mái lớn rộng, uốn cong 4 mái có đầu đao 8 góc. Đó là Nhà Bia, cao hơn sân chừng 60 cm, có 1 bia đá ghi 2 mặt Hán Tự và quốc ngữ, trước sau cao 2m rộng 1m, chi chít nhiều chữ. Nội dung ghi tiểu sử và công đức vị Thần Tổ họ Vũ. Toàn thể khu di tích Miếu Mộ Trạch rộng hơn 5000m2 trông rất khang trang, hài hòa,đều có tường hoa bao quanh cao chừng 2 mét.

       Nơi đây, mỗi năm tổ chức Lễ Hội ĐẠI KỲ PHÚC “Làng Tiến Sĩ Nho học Lê Triều” rất đông vui và phấn khởi, tâm linh, thành kính của hàng ngàn con cháu, các chi phái họ Vũ, Võ trong làng và từ các nơi tấp nập về chiêm bái.

       Lễ Hội Làng này, có rước kiệu rồng, trên ngai cao có mũ, áo hoa màu vàng, tượng trung cho VŨ Thần Tổ. Đám rước từ Miếu ra Đình làng ở mé giữa làng, đi về hướng Nam cách xa khoảng 400 mét, để các chức sắc, bô lão trong làng cao tuổi, làm lễ Thành Hoàng ở đó long trọng. Kiệu Rồng có 8 trai làng áo chẽn đỏ cung khiêng, đầu chít khăn đỏ. Hai bên có che 2 cái Tán ở trên Long Ngai. Đi đầu có bát bửu lô bộ, cờ, quạt và đi trước Kiệu Bát Cống, có 1 cụ già áo thụng đỏ cầm cái “trống khẩu” gõ làm lệnh. Đám rước kiệu Thành Hoàng dài hàng trăm mét. Người “trảy Hội” đông như nêm cối. Các bà, các cô, các cụ già nam nữ đứng 2 bên đường chắp tay thành kính khi “Kiệu Thánh” đi qua, vái lia vái lịa, miệng lẩm bẩm suýt soa khấn cầu Thành Hoàng phù cho Quốc Thái Dân An, Làng xóm làm ăn ấm no hạnh phúc. Đoàn rước đi chậm theo tiếng nhạc Bát Âm, đàn, sáo, kèn, chiêng, trống, du dương, réo rắt vui tươi, nghiêm trang, kính cẩn. Cảnh quan thật lạ mắt

       2) Đình Làng Mộ Trạch là một kiến trúc triều Hậu Lê, đã được sửa chữa nhiều lần dưới triều Nguyễn. Đó là một kiến trúc 5 gian rộng, nằm ngang khoảng 15 mét. Ngôi Đình gỗ lim, mái ngói hoành tráng, không cao lắm (xem hình ảnh). Tọa lạc trong một khuôn viên, kể cả sân trước, vườn sau khoảng hơn 3000m2. Kiến trúc Đình này vẫn giữ nguyên trạng lối cổ xưa hình chữ Nhất nhìn từ phía trước. Đình Mộ Trạch cũng bề thế có nhiều hoành phi, câu đối thờ và bảng mộc lục, chữ nghĩa văn hoa, bóng bảy và uyên bác. Toàn  bằng chữ Nho xưa đủ lối thư pháp cổ: CHÂN, THẢO, TRIỆN, LỆ. Trong Đình, đồ thờ cũng nhiều gần bằng Miếu, nhưng kém phần lộng lẫy hơn.. Đình xưa nay có chức năng để chức sắc và tộc biểu của dân làng, dùng làm chỗ hội họp “việc làng” và ngồi ăn Cổ Đình. Đồng thời Đình là ngôi nhà công cộng cho toàn thể thôn dân vào dự lễ. Thuở xa xưa, làng nào cũng hạn chế hoặc cấm phụ nữ, trẻ con vào Miếu dự lễ chỉ được lên Đình Lễ Thánh mà thôi. Vì thế, hàng năm phải tổ chức tế lễ Thành Hoàng ở Đình Làng cho toàn thôn dân đến dự lễ. Năm nào vào Đám tức Lễ Hội Đại Kỳ Phúc, thì phải tổ chức Rước Kiệu Rồng Bát Cống Long Ngai Mũ, áo, hia, Thành Hoàng từ Miếu ra Đình. Xong Lễ Hội 1 vài 3 ngày lại phải rước Ngai Thành Hoàng trả về Miếu. Vì Miếu là nơi thờ an vị và thường trực vĩnh viễn vị Thành Hoàng làng. Đình chỉ là nơi thờ tại trong các ngày Lễ Hội. Đình cũng có bàn thờ nhưng thực chất là thờ vọng theo Miếu. Vì thế Miếu quan trọng hơn Đình về mặt tâm linh. Đình chỉ có chức năng họp việc làng là chính và Tế Lễ Thượng, Hạ Điền, tứ thời bát tiết và các nghi lễ dân gian mà thôi.

       Đình làng Mộ Trạch không to đẹp bằng Đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh) và làng Tây Đằng (Sơn Tây). Nhưng nội dung chữ nghĩa thờ trong Đình nhiều hơn, súc tích văn chương hơn. Dẫu sao, cũng là một “Làng Tiến Sĩ” xa xưa nổi danh nhiều ông Nghè triều Lê nhất nước ta.

       3) Chù Làng Mộ Trạch cũng là một cổ tự, tương truyền đã có từ thời nhà Lý (1010 – 1225)? Đó là 1 di tích tôn giáo và văn hóa lâu đời. Xưa Chùa này có khá nhiều câu đố chữ Hán chứa đầy triết lý nhà Phật rất sâu xa, giáo dục nhân sinh. Sau 1954, Chùa Diên Phúc này đã đổ nát nhiều và gần đây đã được trùng tu tân trang.

       4) Nổi tiếng đặc biệt là cái Giếng Nước ở ngoài cửa Chùa là một giếng cổ, nước trong sạch, ngọt và mạch nước lúc nào cũng tuôn chảy. Từng nuôi sống hàng ngàn dân làng trong suốt hơn 1150 năm qua. Giếng khơi này tròn, rộng hơn 50 mét đường kính. Tương truyền, thuở xưa phu nhân ngài Thủy Tổ Vũ Hồn đã cho người đào giếng này, lấy nước sạch, trong để dân sống ở “Trang Khả Mộ” dùng hàng ngày. Như thế, Giếng này còn có trước “Thành Thăng Long Ngàn Năm” đến hơn 150 năm. Đó là sự thật của Giếng to và cổ kính ở Mộ Trạch, gắn liền với đời sống thôn dân. Xưa nay, người dân ở vùng “Tổng Thì Cử” tin tưởng và lập luận rằng “nho Sĩ Mộ Trạch thông minh, học giỏi là nhờ uống nước giếng có long mạch tốt, nên mới đỗ đạt nhiều: Hàng trăm ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Nho Sĩ, một bị Thượng Thư…” và người ta còn ngoa ngôn: “CHÓ LÀNG CHẰM sủa ra CHỮ, chó LÀNG NHỮ sủa ra THÓC”. (Làng CHẰM là tên Nôm của Mộ Trạch, làng NHỮ là NHỮ XÁ cạnh làng CHẰM, nổi tiếng về nông nghiệp trồng lúc, thóc giỏi. Còn Mộ Trạch chỉ nổi danh nhiều chữ nhất vùng). Đến nay giếng cổ còn đó, nước đầy quanh năm suốt tháng. Ủy ban thôn này đã cho xây tường rào chu vi gần 250m bao quanh, cao chừng 1m20 để ngăn mưa đổ xuống khu vực giếng, đem theo rác rưởi sinh hoạt dơ bẩn chảy xuống giếng. Chỉ để mở có 1 cửa vào giếng. Có 9 bậc đá xanh bước xuống giếng này lấy nước ăn uống cho cả làng.

       Hàng năm, vào mùa thi Trung Học, Đại Học, nhiều người duy tâm đã mang can nhựa, bình lớn về làng Mộ Trạch Lễ Cầu Khấn Thần Tổ Vũ Hồn và cầu xin 36 ông Tiến sĩ xưa của làng phù hộ cho con em. Rồi người ta xin các can, lọ, bình nước giếng cổ về nhà, ở các thôn xã gần đó. Thậm chí về các thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng…v.v cho các “sĩ tử tân thời” uống. Mong cho các cháu học giỏi, đỗ cao như các “ông Nghè, ông Cống làng CHẰM THƯỢNG xưa”… với niềm mơ ước?

       Ngoài ra, ngay gần Cổng Tam Quan Làng Mộ Trạch ở cạnh trường học, còn có một khu Lăng Thần Thủy Tổ và phu nhân lớn rộng. Nhưng xây mới theo kiểu “Nghĩa trang Liệt sĩ”, thiếu thẩm mỹ của 1 gia đình họ Vũ làng này, đã di cư vào sống ở Sài Gòn hơn 70 năm và đã cung tiến từ thập niên 90. Tương truyền là Mộ ông bà Tổ Vũ Hồn.

       Hiện nay, trong làng Mộ Trạch đang có dự án xây dựng lại Văn Chỉ thờ các bậc Tiền Hiền, Tiên Nho xưa ở giữa làng. Có dự định xây lại Quán Khảo Văn, Cầu Ông Trạng, Cổng phía Tây Làng (xưa là cổng chính). Còn cổng làng hiện nay là hướng xấu thời xưa. Đồng thời phục chế bia kỷ niệm các di tích cổ trong làng.

       Đây là một làng cổ ở Bắc bộ có rất nhiều Nhà Thờ Tổ Chi Phái Họ VŨ đông nhất có các Từ Đường Ngũ Chi Bát Phái rải rác trong khắp làng. Cùng Từ Đường họ Lê (Trung Hiếu đường), họ NHỮ, họ TẠ, họ NGUYỄN… Làng này tuy còn nghèo về kinh tế, vật chất nhưng rất giàu về văn hóa và lịch sử. Căn cứ theo “Xuân Diệu Từ Điển” (Sách điển lễ thờ lâu dài các vị có công lớn với làng Mộ Trạch vào mùa xuân) và sách “Đinh Từ Tự Điển” (Sách ghi chép danh sách các Nho gia Khoa Bảng và Giáo Dục trong làng này xưa). Đã thấy làng này có hơn 300 vị Nho gia lớn, gần 43 vị đại khoa, gần 250 vị Trung Khoa (Hương Cống, Cử Nhân) và 20 vị Truyền Giáo Hữu CÔng (có công dạy học con em trong nhà, trong làng). Tah65t đáng nể. Hương ước làng Mộ Trạch cũng rất qui củ trong việc học và thi cử Nho học xưa.

       Hi vọng, trong vài ba năm nữa, làng Mộ Trạch sẽ trở thành một làng văn hóa du lịch, nếu làng biết đào tạo các Hướng Dẫn Viên Văn Hóa (là sinh viên, là học sinh lớp 12, con em trong làng). Và làm đối tác với các công ty du lịch sẽ tổ chức cho du khách nước ngoài, Việt Kiều và bà con trong nước là họ Vũ – Võ về thăm các di tích văn hóa, lịch sử của làng có nhiều hấp dẫn sở thích?

       Tiếp theo đây là phần NGUỒN GỐC và LƯỢC SỬ ông Thủy Tổ họ Vũ nước Việt được thờ ở Miếu, Đình của LÀNG MỘ TRẠCH. Cùng phần giới thiệu nét văn hóa, lịch sử làng Tổ họ Vũ – Võ này.

       B. Giới thiệu về NGUỒN GỐC và PHÁT TRIỂN DÒNG HỌ VŨ MỘ TRẠCH và VÀI NÉT CHÍNH về ông Thủy Tổ họ VŨ – VÕ nước ta xưa.

       Thời Nhà LÊ Trung hưng (1593 – 1788), ở nước Đại Việt chúng ta, tại châu thổ sông Hồng, có một làng nổi danh nhất là: “TIẾN SĨ SÀO” (cái ổ sinh ra các ông Nghè đại khoa) trong những làng khoa bảng toàn quốc. đó là làng MỘ TRẠCH còn có tên Nôm là làng CHẰM THƯỢNG (thuở xưa bao gồm cả 2 thôn CHẰM Trung và CHẰM Hạ, cùng thôn Hà Xá nữa). Một làng cổ có 36 TIẾN SĨ.

       Đây là một xã cổ được thành lập từ năm Giáp Tý (844) do ông quan Kinh Lược Sứ Giao Châu tên là VŨ HỒN (804 – 853) thời Nhà Đường đô hộ nước ta. Ông có bà mẹ là người Việt bản địa Hồng Châu (tên xưa của tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và 1 phần tỉnh Hưng Yên ngày nay). Tên bà là Nguyễn Thị Đức (785 – 850?) quê ở Kiệt Đặc, Chí Linh, nhưng cư ngụ ở Hương Man Nhuế (Nam Sách, Hồng Châu). Tương truyền Bà sinh ra Vũ Hồn vào ngày 8, tháng Giêng, năm Giáp Thân (804) ở Man Nhuế (căn cứ theo cố học giả Vũ Huy Chân đã viết Lược Sử Họ Vũ VN từ năm 1970 và trong Thần tích Thành Hoàng).

       Sau khi ông thôi làm quan 3 năm (841 – 843) ở xứ Giao Châu. Năm 844 ông quay về quê mẹ để phụng dưỡng Bà vì ông rất có hiếu. Ông Vũ Hồn vốn là Nho gia, có học thức cao lại giỏi khoa phong thủy địa lý. Nên ông đã chọn đất giương cờ (nhà ở) tại một nơi đất trũng, sẵn nước, gọi là CHẰM TRẠCH, LẠP TRẠCH ở huyện Đường An thuộc Hồng Châu, để cư trú lập nghiệp. Ông rước Mẹ về đó phụng dưỡng ân cần, và chiêu mộ dân nghèo địa phương về đó cùng nhau khai hoang, lâp ấp. Ông đặt tên là Hương KHẢ MỘ (Hương là Làng, Khả Mộ là đáng được mến mộ). Ông mở trường dạy học cho con em trong Hương Ấp và giáo hóa lễ nghi, khuyến khích cày cấy. Năm 850, Bà mẹ già 66 tuổi mất, ông thương khóc khôn nguôi (theo Ngọc phả Thần Tích). Rồi đưa linh cửu Mẹ về quê Bà cụ ở Hương Kiệt Đặc, Chí Linh an táng. Ba năm sau, ông 49 tuổi (Quí Dậu 853) bị cảm đột ngột mà mất vào ngày mồng ba, tháng Chạp. Nhân dân làng thương tiếc, ngưỡng mộ Ông có công lớn: lập ấp, khai hoang, giáo dục đã rước ông chôn cất ở xứ Mả Thần hay xứ Thần Lăng ở cánh đồng cuối làng hướng Bắc (nay còn di tích ở bên cạnh trường cơ sở xã Tân Hồng, thôn Mộ Trạch, gần nơi có cái cổng làng mới xây dựng khang trang). Khẩu truyền dân gian kể: “dân ấp Khả Mộ lập đền thờ ông, gọi là Miếu Thần Tổ và dân làng bảo nhau tất cả đều mang họ Vũ (?) là gia tính của ông. Đến thời TRẦN mới được vua bao phong làm Phúc Thần (Thành Hoàng Làng Mộ Trạch).

       - Thời triều LÝ (1010 – 1225), quốc sừ có nhắc đến các nhân vật võ tướng là Vũ Ba Tư (thượng tướng Uy vệ đầu triều vua Lý Thái Tông 1028 – 1054). Rồi năm Quý Tỵ 1053, có tướng Chỉ Huy Sứ: VŨ NHỊ vâng lệnh Vua đem quân cứu viện cho thủ lĩnh dân tộc Tày – Nùng là Nùng Trĩ Cao, chống lại quân Tống. Và tướng Điện Tiền Đô Chỉ Huy Sứ là VŨ ĐÁI (Đối) sống dưới triều Vua Lý Anh Tông (1138 – 1175). Cùng quan văn Tham Trị Chính Sự: VŨ TÁN ĐƯỜNG dưới triều Vua Lý Cao Tông (1175 – 1210) và một số nhân vật họ Vũ nữa. Đều được các nhà nghiên cứu Sử học và lược sử họ Vũ, ngờ rằng: có lẽ là hậu duệ của ông Tổ VŨ HỒN? Các chi tiết kể trên đều được chép rõ trong 3 bộ quốc sử cổ là: Việt Sử Lược đời Trần, Đại Sử Việt Ký Toàn Thư của Sử gia triều Lê – Sơ 1469 là Ngô Sĩ Liên và bộ ĐVSK Tiền Biên của Sử gia Ngô Thì Sĩ đời Hậu Lê.

       - Đến triều TRẦN(1225 – 1400), dòng họ Vũ ở làng Mộ Trạch phát triển đông đúc đã lan tỏa đến các làng lận cận torng các huyện Đường An, Đường Hào, Thanh Miện, Thanh Lâm, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Bình Hà, Cẩm Giàng, Lang Tài và nhiều nơi khác trong nước: Kinh Bắc, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An,… (có lẽ chưa đáng kể?). Có lẽ, sau năm 1471 dòng họ Vũ mới vào Thuận Quảng?

       Nhưng nhân tài họ Vũ của làng cổ này đã xuất hiện văn quan bắt đầu: Vũ Vị Phủ đỗ khoa thi Thông Tam Giác năm Đinh Mùi (1247), làm quan Tăng Thống triều Trần Thánh Tông (1258 – 78). Cổ phả họ Vũ Mộ Trạch ngờ rằng: “Ông là Ông nội của Nho gia VŨ NẠP (a) từng được chức Hàm Tăng Thống: Quốc sử đời nhà Trần ghi rõ: hai anh em ông Vũ Nghêu Tá và Vũ Nông (tức Hàn Bi) đều đỗ Thái Học Sinh năm Giáp Thìn (1304), cũng làm quan rất lớn năm 1329, cuối triều Vua Trần Minh Tông và đầu thời Vua Hiến Tông (1330 – 1339). Cổ phả họ Vũ làng này xác nhận: hai anh em ông Thái Học Sinh họ Vũ,mở đầu khoa bảng ở Mộ Trạch này là con trai cụ Vũ Nạp. Sau đó dòng họ Vũ Nạp phát triển khoa bảng và làm quan rất nhiều, từ đời Trần đến đầu Thế kỷ 20. Kéo dài 647 năm (1247 – 1894) được 29 ông Đại – Khoa Nho Học và vài trăm ông Hương Cống, Cử Nhân, Hội Thí Nhị, Tam Trường, Giám Sinh đều là họ Vũ này (có lẽ dòng cụ Vũ Nạp chỉ là một dòng song hành với mấy dòng họ Vụ khác ở các phái trong làng này?) Chứ không phải 8 phái: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, đều là hậu duệ của cụ Vũ Nạp đâu? Ngoài ra, Làng Mộ Trạch còn có các dòng họ: Lê, Nhữ, Nguyễn, Tạ,…vv là có danh nhân. Họ Lê ở làng lão – Lạt (Ái Châu – Thanh Hóa) Cuối đời TRẦN có cụ tổ Lê Nhữ Huy lấy vợ họ Vũ Mộ Trạch, ở rễ, sinh ra cha ông Lê Cảnh Tuân đỗ Hương Cống triều Trần – Hồ. Về sau, họ Lê Mộ Trạch  đỗ được một Trạng Nguyên là: Lê Nại (đỗ 1505) và 3 ông Tiến Sĩ họ Lê nữa. Hai họ Nhữ và Nguyễn, mỗi họ chỉ có một vị Tiến Sĩ. Họ Tạ có 1 vị Tướng Công đời TRẦN (ngoại tổ họ Lê), cũng đỗ Thái Học Sinh (b).

       Tổng cộng, làng MỘ TRẠCH, đến đời Lê Cảnh Hưng 16 (1574) có khoảng 36 ông đại khoa (Tiến Sĩ và tương đương: Thái Học Sinh, Sĩ Vọng, Đông Các…) Riêng họ Vũ có 29 vị Tiến Sĩ Nho Học và một số ông trúng khoa Sĩ Vọng (Hoành Từ). Thật hiếm có các làng xã nào ở NƯỚC TA đời Hậu Lê xưa có được như thế? Mà xưa nay, rất nhiều dòng họ, cá nhân trong toàn quốc là họ VŨ – VÕ đã công nhận ông VŨ HỒN (sống cách đây hơn 1200 năm) là Thượng Thủy Tổ của mình.

       Vì bài biên khảo, chỉ có tính chất du lịch văn hóa, độ dài trang viết có hạn. Nên tôi không thể liệt kê danh sách 36 vị đại khoa và tiểu sử một ông Tể Tướng (Vũ Duy Chí), mấy ông Quận Công và một ông có chức rất to: Phụ Quốc Thượng Tướng Quân: VŨ TẢO đời nhà Mạc, giỏi y học, chữa bệnh cho Vua và Hoàng Gia Mạc, Lại phục nghành Quân y nữa. Nên được Vua Mạc về thăm làng Mộ Trạch và nhà riêng ông. Đó là một vinh dự hiếm có thuở xưa. Mà về sau, người Mộ Trạch đã không nhớ tới.

       Xét chung họ Vũ – Võ nước Việt xưa, có 164 ông đại khoa Tiến Sĩ (và ngang T. Sĩ) trong gần 700 năm khoa cử Nho học (1226 – 1919) cả nước ta. Riêng triều Nguyễn (1807 – 1918) có hơn 300 ông Cống Cử họ Vũ, Võ đa số ra làm quan giúp dân, giúp nước suốt hơn 140 năm dài (1802 – 1945) vài còn có vài chục ông Võ tướng họ Vũ – Võ phò nhà Nguyễn nổi danh.

       Đến nay, có khoảng 2 triệu 600 ngàn người Việt (đến gần 3 triệu)? đang là họ Vũ – Võ trong tổng dân số 85 triệu của cả nước. Tất cả đều sinh sống ở các miền Tổ Quốc (cả Tây Nguyên, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Thanh, Nghệ, Tĩnh và Hải ngoại). Đặc biệt không thấy các dân tộc thiểu số (53 dân tộc anh em ít người) và cả bà con Minh Hương, gốc Hoa, cũng ít có ai họ Vũ – Võ. Một dòng họ lớn, khá thuần Việt, có 1 lịch sử rõ ràng gần 1200 năm, từ 1 ông Tổ đầu tiên: Vũ Hồn (804 – 853) có thật trong quốc sử Việt. Là người sáng lập ra Làng Mộ Trạch ở huyện Đường An xưa của Hải Dương. Nay còn di tích ./.

       Cự Vũ (Vũ Hiệp)

TRUYỆN XƯA MỘ TRẠCH ĐÁNG NHỚ

       Cụ Vũ Tảo: PHỤ QUỐC THƯỢNG TƯỚNG QUÂN, tước: Lương Trạch Bá thời MẠC; ông là thế hệ thứ 6 của phái Ất làng Mộ Trạch. Là cháu 4 đời (tức cháu cố hay chắt) của cụ Vũ Quang Lộc (đời thứ 3 và là anh ruột của Tiến sĩ Vũ Cán 1502). Ông sinh vào khoảng đầu triều Vua Mạc Đăng Doanh (1530 – 1540)? Và là con duy nhất của cụ danh y: Vũ Bất Trị (đời 5) Thái Bộc Tự Thiếu Khanh Đạo (xứ) Nghệ An (triều Mạc Đăng Doanh, Phúc Hải, Phúc Nguyên 1530 – 1561) hiệu của cụ Bất Trị là Du Hiên, thọ 70 tuổi.

       Ông VŨ TẢO cũng tinh thông về y học như cha ông. Có lẽ ông từng phục vụ ngành quân y trong binh lực triều đình nhà Mạc, nên mới được ban  phong chức võ quan Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, là 1 cấp bậc quan võ cao cấp thời đó. Cổ phả: MỘ TRẠCH VŨ TỘC THẾ HỆ SỰ TÍCH (tờ 14a, tập hai Bát phái phả) có chép một chuyện rất vinh dự cho làng Mộ Trạch thuở đó rằng: “Ông TẢO từng bốc thuốc cho vua, được sủng ái (yêu mến thực sự đặc biệt) rất vinh hạnh được vua (Hoàng thượng hạnh kỳ đệ) đến thăm nhà ông ở nơi Vườn Luyện xóm xưa. Vì đường vào xóm nhà ông hẹp, nên quan chức địa phương và ban hương chức xã Mộ Trạch lúc đó) phải mở rộng đường ra hơn 1trượng (khoảng 5 m nay) cho xe vua đi qua được. Vua đã ban cho ông Tảo chày và cối dã để tán giã thuốc mà trong thời gian gần đây vẫn còn giữ được”.

       Nên biết thêm, thuở xưa vua đến thăm quê quán và nhà ở riêng của 1 ông quan nào là vô cùng hân hạnh hiếm có. Thử tượng tượng lúc đó, làng Mộ Trạch phải làm Cổng chào, treo cờ, đèn, kết hoa lá, bày bàn thờ bái vọng Hoàng đế xa giá về làng thăm một ông Lang giỏi nghề thuốc thôi quả thật là một vinh dự ngần nào? Đâu phải là Làng xã nào cũng được như thế. Quân lính và ngựa xe, nghi trượng bảo vệ vua, có cả vài trăm người đi theo, canh gác, vòng ngoài vòng trong. Ban Tư Văn và Sắc Mục, chức trách làng CHẰM THƯỢNG (Mộ Trạch thượng thôn) phải vất vả nghênh tiếp ở Đình Cả và khăn áo xúng xính, hớn hở ra mặt, bởi quá vinh hạnh xưa nay “Rồng đến Làng Tôm”, ít thấy lắm. Xét chuyện xưa, Vua Chúa chỉ đến thăm nhà các quan to, phải là bậc lão thần có công lao đặc biệt, như vua Trần Anh Tông năm 1400 đến phủ đệ Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn thăm lúc Đại Vương ốm đau, bệnh nặng sắp mất để hỏi han kế sách giữ nước và an ủi 1 bậc thân vương là ngang vai ông nội Vua (tức là anh họ của Cố Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông)…

       Thế mà, ông Lang VŨ TẢO (phái Ất, đời 6, dòng Nghè Vũ Cán) tuy chỉ có chức vụ là Phụ QUốc Thượng Tướng Quân (chưa phải là cao cấp nhất) có tước ban là: LƯƠNG TRẠCH BÁ, VŨ NGỰ Y THƯỜNG THỊ, vốn là một thầy Lang  quân đội rất có tài, có ân nghĩa chữa khỏi bệnh cho Vua, Mẹ Vua, Hoàng Hậu, Cung phi, Hoàng tử, Công chúa… trong Hoàng gia nhiều lần? Và có thể lúc này ông đã lớn tuổi (hơn 60 tuổi?) thì Vua mới ân sủng đến thế. Ngay cả Chúa Trịnh Tráng, Chúa Trịnh Tạc về sau đối với các anh em ông Vũ Phương Trượng, Vũ Duy Chí (thế kỷ 17) và ông cả Vũ Tự Khoái (1592 – 1653) cũng sủng ái, dù chỉ là 3 người theo hầu lúc cả 2 Chúa còn là Thế tử chưa cầm quyền. Lại xuất thân làm Thư Lại, Duyện Lại, chỉ đỗ có khoa Thư toán. Sau cả 3 anh em đều được vinh phong quan to vượt cấp ngạch, do Nhà Chúa cho phép. Ông Tự Khoái được tặng chức Trung Quận Công. Ông Duy Chí được phong đến chức Thượng Thư, Tham Tụng Tể Tướng. Và ông em thứ tư là Phương Trượng được Chúa Tạc phong chức Tả Thị Lang, rất ưu ái, rồi lúc 80 tuổi, gần mất còn được truy tặng Thượng Thư, Hương Quận Công. Đời sau cho là chuyện lạ, hiếm có xưa nay. Nhưng các Chúa Trịnh đó không hề về làng Mộ Trạch lần nào thăm ông quan nào cả. Duy chỉ có một ông VŨ TẢO được Hoàng Đế nhà Mạc, xa giá về thăm làng này thăm Nhà ân cần hỏi han và còn ban dụng cụ làm thuốc (tương truyền khi ông tảo mất, chầy cối, đá tán thuốc đó được đem vào Đình làng thờ 1 thời gian, đến lúc nhà Mạc mất ngôi mới bỏ đi). Ông Tảo có 2 con trai tên là UYÊN (làm chức Đại Sứ) và DIỄM.

       Vợ ông Tảo là bà Vũ Thị Hạnh, là con gái cụ Vũ Hằng làm quan Hàm Diêm Thuế Sứ (quan thu thuế muối) ở vùng duyên hải Bắc Việt đầu thời Mạc. Bà Tảo (Hạnh) là em ông Đề Lại Vũ phẩm cùng là em họ ông Trạng Cờ Vũ Huyên đều là người họ Vũ của Chi thứ nhất (dòng cụ Vũ Tùy) đời thứ 9 (tính từ Vũ Nạp). Nhưng là cháu 5 đời sau của cụ Huyện Thừa, Truyền Giáo Hữu Công Vũ Tùy ngành Trưởng.

       Không may mắn cho phái Ất, họ nhà ông Vũ Tảo gặp đúng thời Nhà Mạc, hầu như cả phái Ất suốt mấy thế hệ, từ cụ VŨ CÁN, Tiến sĩ triều Vua Lê Hiến Tông (1499 – 1504) khoa Nhâm Tuất (1502) nhưng Nhà Lê tàn tạ. Ông Hoàng Giáp CÁN (1475 – 1540?) đã phục vụ cho Nhà Mạc và làm bạn vong niên với ông Trạng Trình, Trạng Canh Hoạch Nguyễn Thiến… (đều kém ông CÁN từ 16 đến 20 tuổi). Cháu nội ông Nghè CÁN là VŨ KÝ đỗ Hội Khoa trúng trường, Hương Cống Nhà Mạc, là con rể ông Nghè Lê Quang BÍ (sinh Lê Thị Tứ Đoan, lấy Vũ Ký). Con trai ông CÁN là Vũ Cảnh, cũng đỗ Hương Cống, làm quan Hộ Bộ Lang Trung, được tặng Thái Bảo đời Mạc Thái Tông Đăng Doanh (1530 – 1540). Đến thời ông Vũ Tảo đã là giữa Nhà Mạc còn thịnh, tuy nhà ông vốn nghèo. Cha ông là cụ Vũ Bất Trị cũng làm lương y cho nhà Mạc ở Nghệ An và 2 con trai ông Tảo cũng có con trưởng làm quan chức cho cuối triều Mạc Mậu Hợp (là Vũ Uyên, có lẽ nhờ cha, ông làm quan to, được Vua Nhà Mạc ưu ái, nên đời ông Uyên này trở nên giàu có lớn. Mà về già mới có 1 con trai, giao cho ngưới vú nuôi quê ở làng THỔ HOÀNG cho bú mớm, rồi ẵm đem đâu mất. Ông Uyên đau khổ, bèn ngầm nhận một đứa bé họ Hoàng về nuôi, đặt tên là Vũ Tuấn cho ăn học. Về sau, có truyện tranh chấp hương hỏa do cháu gái ông Uyên (gọi ông là Bác ruột) tên Vũ Thị Minh (con người em ông Uyên là Vũ Diễn, con thứ cụ Vũ Tảo) tố cáo với triều Vua Lê Thần Tông và Trịnh Tráng (1619 – 1643) và các quan nên Vũ Tuấn mất quyền được hương hỏa. Tài sản của nhà người bác (Vũ Uyên đã mất rồi) được quan trên trao cho Thị Minh giữ. Vì có do 1 người đày tớ gái trong nhà làm chứng rõ ràng. Thị Minh này là vợ Hoàng Giáp Vũ Bạt Tụy (chi 5, con cụ Quốc Sĩ, em ông Tự Khoái, anh ông Tể Tướng Duy Chí).. Có điều lạ sau con trai ông Bạt Tụy và bà Minh tên Vũ Duy Thì (đỗ Hương cống sinh 1654) lấy Vũ Thị Liễu là con gái của “oan gia” Vũ Tuấn (phía Ất, con giả của ông Vũ Uyên đích tôn giả của cụ Vũ Tảo). Đây là một câu chuyện lạ về thân thế cụ Vũ Tảo và con cháu phái Ất này. Chính ông Tuấn là cha của Tiến sĩ Vũ Trác Lạc (1656 đỗ) và là ông nội của Minh Công Vũ Trác Oánh. Nổi loạn chống chúa Trịnh Giang năm 1739 – 1740 và làm cho họ Vũ phái Ất tan tác cuối thời Hậu Lê. Chuyện ông Vũ Tảo hi hữu nhưng đa số người làng Mộ Trạch về sau không để ý vì tránh né các cụ đời Nhà Mạc.

       * Chú giải: Phả họ Vũ, phái Ất không chép  nhiều về ông Vũ Tảo. Chúng tôi căn cứ chi tiết Bà Vũ Thị Ngọc Đóa là em gái họ của ông Tảo, lấy Tiến Sĩ Vũ Thanh (1541 sinh, 1583 đỗ) quê ở La Mạt, Đường Hào (Hải Dương lúc đó). Nên năm sinh ông tảo phải hơn ông Thanh vài tuổi.

VH

VH

Người đăng: huythuan