Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 63
Truy cập hôm nay: 721
Lượt truy cập: 11,522,712
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Quá trình tôn tào miếu, đình, chùa giếng Mộ Trạch & các Mộ Tổ

QUÁ TRÌNH TÔN TẠO MIẾU, ĐÌNH,
CHÙA GIẾNG MỘ TRẠCH  & CÁC MỘ TỔ

Trích từ cuốn “Dòng họ Vũ Võ Việt nam xưa và nay”

MIẾU CỔ :

Trong phần đầu “Mộ trạch Vũ tộc thế hệ sự tích, miêu tả ngôi miếu cổ trước ở ven đường sau thôn, tại xứ Ông Hỡi, đến khoản 1658 – 1662 dời về xứ Mắt Rồng phía Bắc thôn.

Theo các cụ kể lại, ngôi miếu thờ Thần Tổ xa xưa có tiền tế, hậu cung, trung cung. Tiền tế xấy dựng không kiên cố. Miếu được sửa chữa, trùng tu nhiều lần, năm 1930 miếu lại được trùng tu đến nay không còn tiền tế.

Năm 2001, miếu được nhân dân Mộ Trạch sửa chữa lớn, thay thế phần gỗ mối mọt, tôn cao nền.

Từ năm 2002 đến hết năm 2003, hai nhà hảo tâm Võ Văn Hồng ở Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và Vũ Văn Tiền ở Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình đã có công đức tu tạo toàn bộ khu miếu cổ: Đất cũ khoảng 2500m2, đã mua thêm khoảng 3000m2, tạo nên một khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng.

Phía sau miếu, đã xây dựng một nhà bia nhằm tôn vinh truyền thống văn hiến của dòng họ: nhà tám mái cong, năm giang hai chái, bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu, diện tích hơn 250m2.

Phía bên phải miếu (từ ngoài nhìn vào) xây dựng một nhà bốn mái cong bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu, diện tích khoảng 150m2 làm nơi lưu niệm truyền thống dòng họ và thư viện.

Phía bên trái miếu xây dựng một hạ đường, bốn mái cong, bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu, rộng khoảng 150m2, làm nơi hội họp, gặp mặt của con cháu.

Trước miếu, hai giếng mắt rồng được nạo vét, xây lại.

Cổng tam quan xây dựng mới, có tháp chuông. Đường vào giữa hai ao sen được kè mới, với nguồn nước lưu thông.

Miếu cổ - một cảnh đẹp nay càng thêm khang trang, tươi đẹp hơn.

Toàn bộ công trình do kiến trúc sư Vũ Anh Tuấn thiết kế và coi đó là món quà công đức đối với tổ tiên.

ĐÌNH LÀNG

Theo Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích, đình làng Mộ Trạch trước ở đầu thôn. Khoảng 1658 – 1662, đình được dời vào giữa thôn. Lúc này đình dựng tạm bằng gác gỗ, lợp cỏ, tục gọi đình Đòn, xong hội làng lại dỡ bỏ. năm 1697, mới dựng đại đình, cột kèo nguy nga, khoảng năm 1740 – 1741, đình bị thiêu cháy. Đến năm 1757 dân làng mới xâu dựng lại. Người cháu 13 thuộc chi V là bà chính thất của Ông Vũ Phương Đẩu, tức Quế Lâm Quận phu nhân Nhữ Thị Nhuận đã đóng góp ba ngàng quam tiền. Do đó, có ngôi đình to lớn hơn. Tiếp đó, Hình bộ Thanh tri Vũ Tuấn cúng thêm vật liệu gỗ, dân làng làm thêm hành lang, tả vu và hữu vu.

Năm 1991, đình làng Mộ Trạch được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.

Đình làng bị hư hỏng nặng, năm 2000 được ông Võ Văn Hồng, Tổng Giám Đốc, Tổng công ty Bến Thành Matxcơva – Liên ban Nga cung tiến một trăm triệu đồng để tu bổ đình, xây tường bao, tam quan.

CHÙA VÀ GIẾNG CỔ

Theo Mộ Trạch Vũ Tộc Thế hệ sự tích, chùa Diên Phúc được Thủy Tổ Vũ Hồn xây dựng để thờ Phật, ở xứ hình Rùa, phía Bắc thôn.

Phía Đông Nam chùa có Giếng khơi, mạch nước ngầm, năm đại hạn giếng vẫn đầy nước.

Năm 2001, nhân dân đã đóng góp tu tạo chùa Diên Phúc khang trang. Năm 2003, gia đình ông Vũ Thiên Hựu đã cung tiến trên một trăm triệu đồng để xây lại nhà Mẫu.

Giếng Diên Phúc bị sạt lở, nguồn nước ô nhiễm, năm 2003, gia đình ông Võ Văn Hồng đã cung tiến bằng việc cho nạo vét lòng giếng, khơi thông mạch nước ngầm có từ xưa, đồng thời xây kè cao kiên cố xung quanh giếng, trả lại vẻ đẹp của giếng. Công trình tu tạo giếng gần một trăm triệu đồng.

Miếu chùa Diên Phúc, giếng nước cổ đã được Hoàng Giáp Vũ Cán (khoa 1502) xếp vào 8 cảnh đẹp của làng Mộ Trạch, được vịnh trong tập thơ Tùng Hiên Bát Cảnh.

THẦN LĂNG

Nơi tập hợp táng Thủy tổ Vũ Hồn và bà Vương Phi tại phía Bắc thôn, gọi là Thần lăng (Đông Bắc giáp Trạch xá). Ngày nay thường gọi là Mả Thần.

Theo mô tả trong phần đầu Mộ Trạch Vũ Tộc thế hệ và sự tích thì phần mộ Thủy tổ Vũ Hồn “có quan chầu phía trước, quỷ chấu phía sau, bên phải có cờ, bên trái có trống, vũ sĩ phù vệ, ngựa mẹ dắt con, mạch dẫn phía trái, bảy sao triều án, Hợi long, Nhâm sơn, Bính hướng”.

Phần mộ song táng, trải qua hàng ngàng năm nay không phân biệt được vị trí mộ Tổ ông, tổ bà.

Năm 1994, gia đình Tiến Sĩ vật lý Vũ Ngọc Thinh thuộc dòng Thế khoa đường, hiện ở Nhật Bản đã về Mộ Trạch cung tiến xây lại lăng mộ và khu tường bao.

Năm 2003, Tiến Sĩ Võ Văn Hồng xây kè đường vào Mả Thần cao ráo, sạch đẹp.

Khu lăng thần sẽ được thiết kế, cải tạo trong thời gian tới, xứng đáng với ngôi mộ của Thần tổ.

MỘ TỔ PHÁT TÍCH

Phần đầu mộ Trạch Vũ tộc thế hệ và sự tích xác nhận “tại xóm Viên Phụ, Xã Mạn Nhuế, Huyện Thanh Lâm, Phủ Nam Sách có ngôi mộ tục gọi Đống Rờm, Tốn long, Ất sơ, Tâng hướng, tổ khởi Tam thai, mạch hình chữ Vương, địa thế quanh co, phía trước có sông Lục Đầu lám án, phía sau có ba cồn cát Sở giang làm gối, trăm gò nhấp nhô bao bọc, hai dòng nước ôm nhau”. Tương truyền thế đất ấy, Cụ Vũ Huy, thân phụ Thủy TổVũ Hồn đã đưa hài cốt gia tiên (ông Nội Vũ Hồn)các táng làm phúc địa cho con cháu đời đời hưởng phúc.

Khu Mộ Đống Rờm được bà con Mộ Trạch chăm sóc, bảo vệ hết sức chu đáo. Cuối năm 2003, các nhà hảo tâm Võ Văn Hồng và Vũ Văn Tiền đã cung tiến gần bốn mươi triệu đồng để xây dựng đường vào bằng bê tông gạch, có bậc lên mộ rộng rãi, thuận lợi cho con cháu hành hương viếng mộ tổ, không còn cảnh đường lầy lội hàng bao năm nay.

MỘ TỔ BÀ NGUYỄN THỊ ĐỨC

Theo ngọc phả, khi thân mẫu thủy tổ Vũ Hồn “già yếu bệnh đã lâu, thuốc than không giảm, kỳ đảo không hiệu, rồi mất. Ngài khóc than khôn xiết, rồi rước linh cữu lên táng ở trang Kiệt Đặc, huyện Thanh Lâm (nay là chí linh).

Ngôi mộ tổ Nguyễn Thị Đức vừa qua đã được xác định vị trí. Cách đây mấy năm, một nông dân đào ao gặp ngôi mộ này đã duy chuyển đến chỗ khác. Mộ trước khi lộ thiên còn nguyên trong quan, ngoài quách.

Các nhà hảo tâm Võ Văn Hồng, Vũ Văn Tiền đã xuất tiền mua lại đất của chủ cũ và đã chuyển mộ cụ Tổ bà Nguyễn Thị Đức trở lại vị trí gần nguyên huyệt, gối đỉnh núi phượng hoàng, nhìn về sông Kinh Thầy; xây dựng lăng mộ bằng đá xanh với đế mónh 32m2 va miếu thờ.

Như vậy hai nhà bảo tâm Võ Văn Hồng, Vũ Văn Tiền đã cung tiến vào các công trình tôn tạo di tích của dòng họ ở Mộ Trạch, Mạn Nhuế, Kiệt Đặc với số tiền hơn 3 tỉ đồng.

Gia đình ông Vũ Hữu Sâm, chi họ Vũ Hữu ở Hội Xuyên huyện Gia Lộc, Hải Dương, cung tiến nhiều đồ thờ ở đình, chùa, miếu và nhà thờ Vũ Hữu thuộc Mộ Trạch trị giá ngót một trăm triệu đồng.

Người đăng: admin