Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 121
Truy cập hôm nay: 5,838
Lượt truy cập: 10,284,067
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
NHỮNG PHỤ NỰ HỌ VŨ, VÕ NỔI TIẾNG TRONG SỬ PHẢ, NƯỚC VIỆT XƯA Sưu khảo Cự Vũ (Vũ Hiệp)

 

NHỮNG PH N H VŨ, VÕ NỔI TIẾNG
TRONG SỬ PHẢ, NƯỚC VIỆT XƯA

Sưu khảo Cự Vũ (Vũ Hiệp)

-Ủy viên BLL họ Vũ, Võ TP.Hồ Chí Minh

 

I – Lời mở đầu:

Phụ nữ thường có địa vị ở bất cứ xã hội  và thời đại nào của nước ta.Thời còn chế độ Mẫu hệ cổ đại, đã xuất hiện Hai Bà Trưng và các phụ nữ như Lê Trân, Lê Hoa…tham gia đánh đuổi tên quan tàn bạo nhà Đông Hán là tô Định, năm 40 – 43 sau Tây lịch dành độc lập tự chủ. Sau đó, hơn 200 năm có Bà Triệu và  nũ binh khởi nghĩa năm Mậu Thìn (248) ở quận Cửu Trân (Thanh Hóa hiện nay) đánh đuổi bọn giặc Đông Ngô, oai phong lừng lẫy…

Nhưng sau đó, các triều đại phong kiến, quân phiệt Trung Hoa thời trung cổ như Tấn, Lương, Trần, Tùy, Đường, đã đem chế độ phụ hệ Hán dộc xuống đồng hóa nhân dân ta.Tư tưởng Nho Khổng coi phụ nữ rẻ rúng (Nam tôn, Nữ ti) đã xâm nhập vào nước ta từ thời kỳ đó (thế kỷ 4) đến triều Nguyễn (1885). Phong tục nho giáo chỉ dậy hiếu thảo, kính trọng cha mẹ, chứ không coi trọng phụ nũ, là vợ,là chị em,là con gái.Cho nên quan niệm: “Nhất Nam viết hữu, thập Nữ viết vô” (sinh được một trai là có con, sinh ra mười gái, vẫn coi là không có con nối dõi).  Xưa, vợ chồng nào lớn tuổi không có con trai, chỉ có con gái, đều bị liệt vào loại “vô hậu, vô phúc”, coi như tuyệt tự (mất nối dõi thờ tự).Lúc chép gia phả, người cha đó bị ghi chữ PHạP, (: thiếu người thờ cúng) hoặc KHUYếT 缺 (mất nòi giống, thiếu con trai)… Đến cuối kỷ 20 và đầu 21, hủ tục này còn ăn sâu vào nhiều gia đình nông dân và thợ thuyền ít học. Hoặc còn trong suy nghĩ hẹp hòi cực đoan, bảo thủ của một số nam giới có học, nhưng lạc hậu. ở miền Bắc, ngày nay vẫn còn mỉa mai hay còn mặc cảm khi vợ chồng nào sinh đều là con gái. Người ta nói “sinh rặt vịt trời”, “đẻ toàn vịt trời” hay “nhà toàn thị mẹt”…có ý diễu cợt!

Thực tế, trong các gia đình Việt Nam xưa, người Bà Nội, Bà Ngoại, Người Mẹ, Người dâu Trưởng Họ, thường rất được nể trọng (nhất là Mẹ Già và Bà Nội). Cho nên trong các truyện cổ ca ngợi người con có hiếu, đa số đều là con trai có hiếu với mẹ nhiều hơn là con có hiếu với cha? như  truyện nôm “Nhị Thấp tứ Hiếu” (hai mươi bốn người con có hiếu). Quốc sử cũng khen vua Lê Thánh Tông rất hiếu kính với mẹ đẻ là Bà Quang Phục Hòang Thái Hậu. Rồi Trịnh Kiểm, khai sáng nhà chúa họ Trịnh, lúc hàn vi (đầu thế kỷ 16) có hiếu với mẹ lắm. Và Vua Tự Đức (1848-1883) có tiếng là hiếu kính với Bà Từ Dũ Hòang Thái Hậu. Còn dân dã, con trai, con gái, hiếu với mẹ có rất nhiều. Đối với Bố, con cái kính nhiều hơn hiếu? Đó là thực trạng xưa.

Gia đình Việt Nam xưa có nề nếp, dù giàu, dù nghèo, sang, hèn. Vai trò của Bà Nội, Bà Ngọai, Mẹ, coi như là quyết định mọi chuyện cưới hỏi, ma chay, giỗ Tết trong nhà. Các Nho Sĩ nhờ Mẹ, nhờ vợ nuôi nấng cũng rất nhiều. Cho nên vai trò phụ nữ Việt xưa rất quan trọng trong gia đình. Mặc dù nữ giới bị cấm đi thi, cấm làm quan, cấm gia Đình làng, hội họp …. Nhưng ở tron gia đình, phụ nữ được gọi là nội tướng, là gia Nội. Rõ ràng, ngày xưa nhiều người đàn bà lấy được chồng giàu sang hay quyền quý mới được Sử, Phả nêu tên và thường được bà con, anh em, cha me, quý nể và hãnh diện nữa, vì được nhờ vả ít nhiều. Đàn ông Việt Nam quý mẹ, nể vợ nhiều lắm!

Ở nước Đại Việt ta, đã có nhiều phụ nữ có tiếng giỏi hoặc có uy quyền như Thái Hậu trẻ Dương Vân Nga, như bà Ỷ Lan phu Nhân, vợ thứ Vua Lý Thánh Tông  có tài trị nước và tham gia chính trị dạy dỗ con làm vua, buông rèm nhiếp chính. Có nhiếu dòng họ Việt xưa, đã có những phụ nữ xuất sắc, có tài năng, đức hạnh, biết thay chồng dạy con. Như các bà họ Nguyễn, họ Lê, họ Lý, họ Ngô, họ Đặng, họ Phạm, họ Đỗ, họ Bùi, họ Trương, họ Tống ….. mà sử sách nêu danh tính rất nhiều, vì đó thường là Hòang Hậu, Chính phi, Ái Phi, Thái Hậu, Cung tần, mỹ nữ được vua thương yêu, quý nể, sử phả nêu tên khen.

Trong phần nội dung bài sưu khảo này, chỉ muốn giới thiệu cùng bà con họ Vũ, Võ trong ban liên lạc họ này để cùng biết: phụ nữ họ Vũ, Võ, ngày xưa có bao nhiêu người nổi tiếng? chúng tôi hòan tòan căn cứ vào các chính sử, tộc phả, hoặc các truyện ký mà viết ra. chứ không dựa vào các thần tích huyền hoặc, hoang đường và chuyện dan gian bịa đặt vô lý.

Xin thưa trước, quốc sử và các phả ký nói về các Bà Họ Vũ có tiếng, không phải là ít. Vậy trân trọng giới thiệu lần lượt như sau:

II. Những phụ nữ họ Vũ, Võ nổi tiếng ở nước ta thủa xưa

1. bà Vũ Thị Tất Giới  là vợ của ông Vũ Nhữ Mai đời nhà Trần:

Trong cuốn Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích (gia phả họ Vũ soạn từ năm Kỉ Sửu (1769) do Nho gia Vũ Phương Lan chủ biên). Khi chép về “Đời Thứ Ba: Vũ Nhữ Mai (Trưởng nam của Ông Vũ Nghiêu Tá). Ông Vũ Nhữ Mai là ấm tử (con quan) được vào học ở Quốc tử Giám (Thăng Long, đời Trần, thế kỷ 14) sớm đỗ đạt cao …. Ông lấy vợ là người thôn nhà Mộ Trạch tên là Vũ Thị Tất Giới, sinh được ba con trai là: Bá Khiêm, Trọng Phúc và Quí Tế … Thủy tổ của bà Tất Giới là cụ Vũ Mâu, giỏi về âm luật, từng làm Quản giáp (Ca Nhi, đời nhà Lý, thế kỷ 11). Cụ sinh ra ông Vũ Việt ; Ông Việt sinh ra Vũ Hiện (là tổ đời 3); ông Hiệp sinh ra Vũ Ân (tổ đời 4). Ông Ân sinh ra Vũ Chinh (tổ đời 5). Ông Chinh lấy bà Vũ Thị Phụng, sinh ra bà Tất Giới, gả cho ông Vũ Nhữ Mai (tộc trưởng đời 3, hậu duệ của cụ Vũ Nạp).

Bà Tất Giới là dâu trưởng của quan Hành Khiển Vũ Nghiêu Tá, và là vợ quan chính tự hàn lâm viện Vũ Nhữ Mai. Như thế tổ 5 đời trước của Bà đã sống ngang với cụ cố nội của cụ Vũ Nạp. Nghĩa là có lý lịch rõ ràng từ triều nhà Lý (Cao Tông 1176-1210). Tuy phả cũ không chép chi tiết hơn, nhưng có thể hiểu, bà là một phụ nữ đẹp, nết na hiền thục mới lấy được cậu ấm con quan lớn cùng làng. Lại còn là dâu trưởng nhà quan to nên phải lo toan cỗ bàn bếp núc ngày giỗ tết ở nhà chồng. Bà đẻ được 3 con trai, con trưởng có lý lịch rõ ( xem ở phần dưới ) học giỏi đậu thi hương (cống sinh) và làm quan to. Và hai con thứ là Trọng Phúc, Quí Tế ( không rõ lý lịch ), phả cũ không chép kỹ 2 ông này). Chúng ta phải hiểu câu: Phúc Đức Tại Mẫu, Nghĩa là các con nên người là nhờ phúc đức ở bà mẹ! Vậy bà Vũ Thị Tất Giới phải là bà mẹ đạo đức, biết giúp chồng nuôi con. Vì thế, cổ phả mới chú ý, trân trọng chép gia thế nhà bà đủ cả 5 đời trên bà, là muốn con cháu đời sau phải nhớ ơn bà. Ngòai là một bà mẹ chăm lo nuôi dạy con thành đạt, bà còn là một bậc mệnh phụ của đường quan nhà Trần (giữa thế kỷ 14 cho đến cuối thế kỷ này)

2. Bà Vũ Thị Nương: Vợ của ông Vũ Bá Khiêm – Tổ đời thứ tư họ Vũ:

Cũng cuốn Vũ Tộc sử tích đã chép: Ông Vũ Bá Khiêm là con trưởng cụ Nhữ Mai và Phu nhân Vũ Thị Tất Giới. ông trưởng Khiêm trúng hương khoa (hương cống) làm quan dưới triều nhà Trần, giữ chức An phủ phó sứ ….Ông lấy người vợ cùng làng (Mộ Trạch ) là bà Vũ Thị Nương, được ấm phong là lệnh phu nhân. Bà sinh 5 trai, 1 gái là: Trưởng nam Vũ Tùy, thứ hai Vũ Tấn, thứ ba Vũ Hữu (1441-1511- thọ 71 tuổi ), thứ tư Vũ Tráng, và thứ năm Vũ Phong (trạng vật), người con gái là Vũ Thị Vàng gả cho ông Lê Đạc cùng làng là đời thứ 7 họ Lê.

Bà Vũ Thị Nương là một người vợ hiền của ông Bá Khiêm và một người mẹ có đức và hạnh phúc, danh giá trong làng Mộ Trạch lúc đó (thời Trần-Hồ và nửa đầu thế kỷ 15). Vì cả năm con trai đều thành đạt, nhất là con thứ ba Vũ Hữu đậu cao nhị giáp Tiến sĩ (năm 1463). Đây là một bà tổ mẫu của Ngũ chi (5 chi họ Vũ) nổi tiếng nhất ở làng Chầm (Mộ Trạch )con gái ông bà Bá Khiêm + Thị Nương tên là Vũ Thị Vàng cũng là một phụ nữ có đức độ, dạy con nên người (xem ở dưới ).

Như thế bà Vũ Thị Nương là mẹ của 5 người con Họ Vũ có danh tiếng trong quốc sử đời Lê Sơ. Đặc biệt là mẹ của hai danh nhân “trạng tóan Vũ Hữu” và “trạng vật Vũ Phong”. Hai người con này của Bà đều có chức quyền cao về sau, cũng nhờ phúc đức tại mẫu vậy.

3. Bà Vũ Thị Vàng (con gái cụ Bá Khiêm, vợ ông Lê Đạc)

Có lẽ bà Vàng sinh vào đời vua Lê Thánh Tông (1443-1459), vì con trai trưởng của bà là Lê Đổng (sinh năm 1476), và Lê Nại (trạng nguyên sinh năm 1479)

Bà Vàng là một người mẹ rất hiền từ, dạy con rất có đức hạnh và các con cũng rất đức thảo. Có lẽ bà danh giá nhất làng Mộ Trạch lúc đó, vì cha bà là quan An Phủ phó sứ, anh bà là Vũ Tùy làm quan huyện Thừa, Vũ Hữu là Tiến sĩ thượng thư, Thái Bảo ; Vũ Tráng, Cống sĩ Tri huyện, Lang Trung; Vũ Phong, Đô lực sĩ chỉ huy xứ Ty, Đình úy. Chồng là là Lê Đạc, cũng làm quan chức nhà Lê (Thánh Tông): Hai con trai thứ của là là Lê Nại thi đậu trạng nguyên năm 1505 và Lê Tư, tức Đỉnh, đậu Hòang Giáp Tiến sĩ năm 1511. Bà vô cùng sung sướng nhìn và sống trong một đại gia đình họ Vũ, họ Lê đầy danh vọng. Phải là một bà mẹ sống có đạo đức và nhà có phúc lớn lắm mới có hai con đậu vẻ vang nhất làng Mộ Trạch đầu thế kỷ 16. Thêm nữa, Hòang giáp Tiến sĩ, Tô quận công Lê Quang Bí (1504-1566) chính là chá nội của bà. Thuở đó, ở huyện Đường An ca ngợi bà có phúc nhất làng, nhiều phụ nữ trong vùng ngưỡng mộ bà Vũ Thị Vàng tức là Lê Đạc là một hiền mẫu.

4. Bà Vũ Thị Thiết (tức vợ chàng Trương) (xem ở truyền kỳ mạn lục)

Tiếng oan của bà Thiết đồn xa, gần  hồi đầu triều nhà Lê Sơ thế kỷ 15 đến nỗi về sau vua Lê Thánh Tông trong một chuyến tuần du trong nước, đã qua miếu thờ bà ở huyện Nam Xương (Xang). Vua có bài thơ nôm điếu bà với lời thương tiếc, và trách chồng bà là ghen bóng gió và đã phũ phàng. Thơ như sau:

            Nghi ngút đầu gần tỏa khói sương

            Miếu ai như miểu vợ chàng Trương

            Ngọn đèn soi bóng đừng nghe trẻ

            Làn nước xui chi lụy đến nàng

            Chúng quả có đôi vầng Nhật Nguyệt

            Giải oan lập một lễ đàn tràng

            Qua đây mới biết nguồn nông nổi

            Khéo trách chàng Trương thật phũ phàng

                                                            Lê Thánh Tông.

Bà Vũ Thị Thiết quê ở huyên Nam Xang (tỉnh Hà Nam ngày nay ) Có lẽ bà sống vào đầu thế kỷ 15 hoặc thời vua Lê Thái Tổ 1428-1433. Chồng bà họ Trương, lấy nhau mới có một đứa con trai sơ sinh thì anh ta phải đi lính, đóng đồn ở xa quê vài ba năm. Khi đứa trẻ lên ba tập nói bi bô, thường hỏi mẹ rằng bố con đâu? bà Thiếc chỉ vào cái bóng mình trên vách khi thắp đèn lên mà nói “Đấy cha con đấy, cha đã về đấy” đức trẻ ngỡ là thật. Đến năm sau, chàng họ Trương, chồng bà mãn lính trở về, thấy con đã lên 4 xinh đẹp. Chàng Trương đòi bế bồng con, thì đứa bé khóc, đầy chàng ra và nói bi bô “ông không phải cha tôi, cha tôi đến tối mới về cơ”. Thế là, chàng Trương nổi máu ghen vợ đánh mắng vợ là ở nhà ngọai tình, tối rủ bạn trai về nhà để làm cha đứa trẻ. Nàng Vũ Thị Thiết hết lời giải thích cho chồng là chuyện cái bóng mình trên vách. nhưng chàng Trương không tin, còn đuổi vợ ra khỏi nhà, bà Vũ Thị Thiết khóc than và tủi phận đã gieo mình xuống khúc sông ở Nam Xang tự trầm chết. Đến tối, người cha, tức chàng Trương, thắp đèn dầu lên, đức bé thấy bóng cha trên vách, bèn reo lên “Kìa cha đã về đó, cha tôi đó”. Lúc ấy chàng Trương mới hiểu ra sự tình và hối hận đã đuổi vợ đi. Chàng Trương bồng con đi tìm vợ, thì đã muộn! Người dân ở ven sông nói nàng Vũ Thị Thiết đã chết trôi rồi. Chàng than thân, trách phận là nóng giận mất khôn.Chàng chuộc lỗi. Hôm sau, lập mộ đàn tràng cúng tới giải oan cho nàng họ Vũ. Dân chúng địa phương thấy câu chuyện thương tâm, ly kỳ đã truyền tụng mãi. Vài chục năm sau, vua Thánh Tông đi tuần du qua khúc sông này, thấy có miếu ai khói hương nghi ngút, vua dừng lại hỏi han dân chúng, và được kể sự tích thế. Vua khảng khái làm bài thơ thương tiếc kẻ bạc mệnh trinh tiết Vũ Thị Thiết và ra lệnh sửa miếu bà cho khang trang, ban sắc phong.

Đây là một truyện dân gian có thật trong cổ thư. Về sau, được chép vào sách “Truyền kỳ mạn lục” của Nho gia Nguyễn Dữ, và tục biên của Đòan Thị Điểm. Câu chuyện bà Vũ Thị Thiết được chép trong sách là “Chuyện Thiếu Phụ Nam Xương”. Chuyện tích này xảy ra đã 600 năm trước. và được dân gian miền Bắc truyền tụng từ đời này qua đời nọ trong thời Nho. Thậm chí, truyện cổ dân gian “Thiếu Phụ Nam Xương” này còn được dựng thành phim nhựa ở miền Nam Việt Nam trong thập niên 60 và được giải thưởng điện ảnh lúc đó. Các cổ thư, tân thư viết về bà Vũ Thị Thiết đều gọi “Tiết phụ” (người đàn bà họ Vũ có tiết hạnh). Dân gian vùng huyện Nam Xang trước năm 1945 vẫn có hương khói thờ bà hàng năm không dứt, để cảm thông, thương tiếc cho nỗi oan khuất của một phụ nữ bị chồng phụ bạc, nghi oan, đến nỗi tự trầm.

5. Bà hòang thái hậu nhà Mạc -Vũ Thị Ngọc Tỏan:

Bà được các nhà nghiên cứ lịch sử nhà Mạc gần đây cho rằng Bà Ngọc Tỏan là vợ của Hòang Đế Mạc Thái Tổ Minh Đức: Đặng Dung (1527-1541): Khai sáng triều đại nhà Mạc (1527-1592-1677). Bà có nhiều công đức với đời.

Họ tên và chức tước của bà được khắc trên nhiều bia đá cổ tại một số ngôi chùa được xây dựng hay trùng tu thời nhà Mạc (thế kỷ 16).

Sau năm 1541 (tân sửu) khi đó vua Mạc Thái Tông, đại chính Đăng Doanh và Thái Thượng Hòang Đế (Đăng Dung) lần lượt chết. Bà Thái Hòang Thái Hậu được coi như người được kính trọng nhất của triều đình Mạc Hiến Tông, Quảng Hòa: Phúc Hải (1540-1546), và triều vua Mạc Phúc Nguyên (Tuyên Tông Hòang Đế 1547-1562). Bà không đẻ ra vua Mạc Đăng Doanh, nhưng là kế mẫu, có nuôi con lớn của chồng là Đăng Doanh lúc nhỏ. và bà có sinh với Mạc Đăng Dung một số hòang tử và công chúa. Nên bà có địa vị Mẫu Nghi Thiên Hạ thời Mạc.

Tiểu sử bà Vũ Thị Ngọc Tỏan  được tác giả Hòang Lê, ghi lại trong sách Hợp Biên Thế Phả họ Mạc, của ban liên lạc họ Mạc chủ trương (NXB, văn hóa dân tộc, Hà Nội 1998, phần phụ lục của Hòang Lê biên khảo, trang 159-160).

Chúng tôi cũng có tư liệu (Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn và Mạc Triều Ngọai sử của Đỗ Bằng Đòan ) về dòng họ Vũ Hộ, bạn thân thiết từ lúc trẻ tuổi của Mạc Đăng Dung (1483 Quí Mão mất 1541Tân Sửu). Và đồng ý kiến với ông Hòang Lê  là bà Vũ Thị Ngọc Tỏan là em gái của ông Vũ Hộ, Võ tướng nhà Lê và Mạc, quê ở xả Cung Hiệp, huyện Nghi Dương, Hải Dương, gần làng Cổ Trai (quê Mạc Đăng Dung).

Mạc Đăng Dung lên được ngôi vua, có một phần nhờ người anh vợ là Vũ Hộ (1478-153) có dũng lược, làm hiệu uý chỉ huy quân túc vệ cho vua Lê Uy Mạc năm 1507, cùng thời với Đăng Dung làm Đô lực sĩ. Đời Lê Chiêu Tông năm 1521, Vũ Hộ đã được phong chức Tổng Trấn, tước Qùynh Khê hầu. sau hết lòng với anh rể là Đăng Dung công việc cũng có uy quyền nắm chức Thái sư. Năm Thống nguyên thứ 4 (1525), Vũ Hộ được phong tứơc Từ Quận Công và chức Đô Đốc Tây Quân, rồi Binh Bộ Thượng Thư, Chưởng Bộ Sự, Đồng Đức Tán Trị Công Thần, Gia Phong Thiếu Bảo (có lẽ chỉ kém danh vọng với Đăng Dung thôi)

Sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi vua(1527), thì Vũ Hộ được phong chức tước Thái Bảo Tỉnh Quốc Công, được ban Quốc tính là Mạc Bang Hộ, con trai là Vũ Huấn được phong Quận Công, Phò Mã lấy em gái út của Đăng Dung là công chúa Mạc Thị Ngọc Di, để kết thân gia, vây cánh. Vì lúc đó Hòang hậu của vua Minh Đức là bà Vũ Thị Ngọc Tỏan là cô tuột phò mã Vũ Huấn, tức Mạc Bang Huấn. Có tư liệu còn cho biết bà Hòang hậu Vũ Thị Ngọc Tỏan sinh ra hòang tử thứ hai Mạc Chính Trung được phong là Hoằng Vương và hòang tử ba là Mạc Phục Sơn được phong là Định Vương và công chúa Ngọc Thọ và Ngọc Châu. Về nhân vật, gia thế ông Vũ Hộ, đọc thêm trong sách Đại Việt Thông Sử (tức Lê Triều Thông Sử) của bảng nhãn Lê Quý Đôn sọan giữa thế kỷ 18.

Còn tiểu truyện bà Thái Hòang Thái Hậu họ Vũ làng Cung Hiệp (nay là làng Thù du, huyện Đồ Sơn, xã Minh Tâm, Hải Phòng ) của nhà Mạc, xin đọc nguyên tác của tác giả Hòang Lê sau đây:

Thái Hoàng Hậu Vũ Thị Ngọc Toản

Có nhà nghiên cứu cho ràng bà là vợ Mạc Đăng Dung

Quê quán chưa khảo cứu được (1)

Về người quý phái còn nhiều nétcủa người lao động chân chất, đôn hậu. Bà thấy dân chúng khốn khó vì chiến tranh liên miên giữa các thế lực trong triều Vua Lê Uy Mục(1505-1509), Lê Tương Dực(1509-1516) và cả sau khi nhà Lê trung hưng…thì rất trăn trở nên đã hướng theo đạo Phật, chuyên tâm làm điều thiện mục đích là để con người thoátkhỏi mọi đau khổ, thấy rõ khổ đau dày xéolên kiếp nười mà khơi lòngtứ bi, thương yêu lẫn nhau cứu giúp nhau ra khỏi bể khổ, chứ không phải nói khổ mà than cho số phận. Cùng trong cảnh hoạn nạn khốn khổ thì dễ thông cảm, dễ thương nhau nhưng khi ở trong hoàn cảnh giàu sang quền thế, có đại vị cao sang thì lại càng phải chú ý tu nhân tích đức, phài buông xả phiền não, tự mình hết khổ, giúp mọi người hết khổ, như thế mới làm đúng mục đích Phật dậy. Xuất phát từ mục đích ấy mà Bà rất mộ Phật. Bà tán thành chủ trương của con cháu trong Vương gia là đề cao tín ngưỡng nhất là Phật giáo và Đạo quán. Hệ thống Đạo quán được xây dựng mở mang khá hoàn chỉnh, có bề thế và quy mô. Bản thân Bà đã tự nguyện công đức cho nhiều nơi, không những thế Bà còn khuyên bảo các Hoàng Hậu, Vương Phi, các vị phu nhân của các bậc công hầu và các công chúa, quận chúa cùng làm như Bà. Việc Bà làm được nhân dân hết lời ca ngợi là một bậc “Mẫu nghi thiên hạ”, là “Thánh thiện”… nhiều chùa đã tạc cả tượng của Bà như Chùa Thiên Phúc (Trà Phương) và Chùa Minh Phúc (Minh Thị).Tượng Bà có hình khối, ngồi xếp bằng trong vòm  động. Trên có ba chữ “Vân Tiên động”.”Vân Thúy An”. Hai tượng này được tạc vào các năm 1562 và 1572.ở chùa Thiên Phúc còn có cả tượng Đức Mạc Đăng Dung.

Ngoài viêc dân chúng tạc tượng Bà ngay khi bà đaang sống dã là chuyện hiếm có vì dân coi bà như Phật sống. Khi bà công đức cho nơi này, nơi khác là làm theo tâm linh chứ Bà đâu có biết dân chúng lại tạc tượng va ghi rõ cả việc Bà làm trên nhiều bia đá để lưu truyền hậu thế. Bia Hà Lâu tự bi ở xã Đông Minh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng tạo năm 1589 nói rõ chùa Hà Lâu trải qua bao đời,nhieềeu lần tu tạo nhưng quy mô chưa hoàan hảo…Các thiện sĩ khởi công xây tòa hậu đường, hai bên tả, hữu hành lang…có ghi như sau…”…Lại nhờ vị Thánh hiền Thái Hòng, Thái Hậu,  sai người dò hỏi liền ban tiền của để tu bổ thêm tam quan từ vũ, tô tương phật và  làm mới  4 pho. Mọi việc hoàn hảo, công đức vẹn  toàn”. Sau bài Minh 10 câu ca tụng có ghi: Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ (tức Vũ thị Ngọc Toán). Hoàng Thái Hậu họ Bùi (tức vợ Vua Mạc Phúc Nguyên). Phụ chính ứng vương hô Mạc (tức Đông Nhượng). Bia chùa Trúc Am tạo năm 1589 ghi như sau:

“Thường nghe có một thời Đế vương hưng thịnh tất có một thời chùa phật đươc coi trọng, lại có một thời danh sĩ làm điều thiện. Naấu không có bia ký thì sao hiểu được người vậy. Nay xã Nghĩa Lễ thuộc đất Nghi Dương là thắng địa ở Dương Kinh. Phía Tây có chùa cổ, tên gọi là Trúc Am. Hình trạng phi thường:Đầm trà làm vạt, sông Mai làm dải, Đồ Sơn chấn trước An ấp bao sau, đẹp đẽ tựa thế giới Tây Thiên. Muốn biến cũ thành mới mà không có bậc Đại Đàn việt, không có phương sách lớn thì khó thành.

Kính nhờ Thái Hoàng,Thái hậu họ Vũ đã tín thí gỗ lim để dựng hai gian thượng điện. Thái Hoàng Thái hậu họ Bùi cúng tiền bạc làm them bậc…Ngày lành tháng tư năm Nhâm Ngọ sai độ khởi công. Chẳng bao lâu lâu đài đã mới mẻ hẳn lên. Hiên mái rực rỡ, thềm tùng gió đưa, rõ ràng một cảnh quan kỳ vĩ. Đẹp dẽ thay! Một quy mô lớn…”

Đến chùa Minh Phúc ở xã Cẩm Khê, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng ta lại tháy một tấm bia ghi tạo  năm Sùng Khang thứ 7 (1572) ghi như sau: “Bà Hoàng Thái Hậu họ Vũ hưng tạo chùa Minh Phúc và cầu quán, chợ xã Cẩm Khê. Bà lại cúng tiến ruộng mới mua là 5 mẫu tại xứ Cả Mã, xã Đốc hành, huyện Tiên Minh làm ruộng Tam Bảo” (Bia ghi rõ ruộng ấy mua của ai, theo thời giá là 120 lạng bạc, vị trí của thửa rõ ràng). Bà không chỉ cúng tiền bạc ruộng đất ở một nơi mà ngay ở xã Hòa Niễu, huyện kiến Thụy, tỉnh Kiến An nay thuộc TP Hải Phòng còn có tấm bia lớn cỡ 97cm x130cm tạo năm 1561. Hai mặt khắc ghi việc tạo chùa Thiên Phúc người đầu tiên là Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ có ruộng phân (phân điền) và ruông mới mua đem cúng tiến làm của Tam Bảo, kê ruộng 23 mẫu, 2sào, 2 thước.

ở xã Thọ Lão,huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng (nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) trên bia Trùng tu Sùng An, Sùng Phúc nhị tự bi tạo năm 1574, niên hiệu Sùng Khan thứ 9 cũng nhắc đến Thái Hoàng Thái Hậu  ban tiền bạc trùng tu điện, tô tượng Phật.

ở xã Thái Khê, huyện Yên Hưng tỉnh quảng Ninh bia chùa Bảo Phúc cũng ghi Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ cung tiến 6 nghìn (sáu nghìn) lá vàng.

Thật khó lần theo vết chân nơi bà đã tới và khó ghi được những việc bà đã laàm lúc sinh thời (xem thêm văn bia thời Mạc – PTS Đinh Khắc Thuân – NXBKHKH, HN 1996). PGS Chu Quang Trứ ở Viện Mỹ Thuật trong bài “hiểu về xã hội Mạc qua mấy phát hiện về mỹ thuật Mạc ở xứ Đông” dã có một nhận xét đúng: “…quý tộc nhà Mạc đã đứng ra tôn tạo, tu sửa nhiều chùa. Lớp quý tộc này tyập trung ở xứ Đông muốn nắm vùng đất  căn bản của mình đã tích cực xây dựng cho bộ mặt văn hóa làng quê khang trang và người làm thêm ruộng cầy cấy. Họ được người làng tôn vinh đồng nhất với Tiên, với Phật. Tạc chân dung rước vào đền, chùa để thờ bên cạnh một số tượng Phật, Quan Âm vốn rất gần trong tâm linh người dân.”

Hoàng Lê

Điều nổi bật về bà Thái Hoang Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản, là tên bà được ghi khắc tôn kính trong nhiều tấm bia Nhà Mạc ở trong nhiều ngôi chùa cổ, Bà luôn được nêu chức danh ở phần đầu các bài văn bia công đức, dứng trên các Thái Hậu, Hoàng Hậu, Thân Vương và Công chúa Phò, Mã  Nhà  Mạc. Cứ xem bài biên khảo trên và tập sách “Văn bia thời Mạc” của tác giả Đinh Khắc Thuân ở Viện nghiên cứu Hán nôm (Hà Nội 1996) sẽ rõ hơn nữa về công đức Bà.

Dù Bà không làm nên sự nghiệp to lớn ích quốc lợi dân gì mấy bởi qui chế xưa người phụ nữ dù là bậc thượng lưu quý tộc cũng không có thể mấy khi được nêu danh tính, hành trạng, sự nghiệp ra ngoài xã hội. Trừ có công ơn hay từ tâm với địa phương mới được chép vào sử và bia đá, nên đời sau mới biết đến.

Bà Vũ Thị Ngọc Toản, Hoàng Hậu của Mạc Thái Tổ (Đăng Dung) cũng từng là Mẫu Nghi Thiên Hạ trong hơn 30 năm làm vợ Vua,  Mẹ Vua, Bà Vua, Cụ Tổ Bà các Vua Nhà Mạc. Đó cũng là một vinh dự cho một người đàn bà họ Vũ cách nay 470 năm trước.

6. Bà Hoàng Thái Phi Vũ Thị Phương Dung, tức cung tần (Ái phi) của Vua Mạc Thái Tông, Đại chính Hoàng đế, húy Đăng Doanh (1530 – 1540)

Bà nguyên họ Vũ, vốn cha bà là cụ Vũ Hương Quan, quê ở huyện Nghi Dương, thiên cư về làng Hoành Mỹ (nay là xã Thống nhất, huyện Hưng Hà) ở huyện Hưng Nhân, phủ Thái Bình (nay là tỉmh Thái Bình. Ông Vũ Hưng Quan đã lấy vợ họ Phạm và đổi ra họ Phạm. Nên các con mang họ Phạm của mẹ và có người con gái xinh đẹp, nết na là Phạm Thị Phương Dung, tức Vũ Phương Dung.

Năm Thống Nguyên (1522), bà Phương Dung lọt vào mắt của võ quan Dục Mỹ Hầu Mạc Đăng Dung, và được tuyển làm ái thiếp cho công tử này.

Năm Canh Dần (1530) Mạc Đăng Doanh được vua cha Đăng Dung cho lên ngôi Vua, niên đế hiệu là Đại Chính. Bà Phương Dung được tiến phong là Thứ phi. Bà sinh được ba con trai là Hoàng tử Mạc Phúc Tư phong Ninh Vương và 2 hoàng tử Mạc Lý tường, Mạc Lý Hòa. Tiểu sử sự nghiệp của Bà Hoàng Thái Phi Phương Dung (nguyên họ Vũ) ra sao? Xin đọc bài biên khảo của tác giả Hoàng Lê sau đây:

Phụ chép

Hoàng Thái Phi Phạm Thị Phương Dung

Theo ngọc phả đền thờ vua bà ở thôn Hoàng Mỹ, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà,tỉnh Thái Bình do Ân khoa Tú tài Mai Đình Phung ghi: Bà là Phạm Thị Phương Dung, con ông bà Vũ Hương Quan, cháu ba đời Hà đê chánh sứ Vũ Hữu, quê ở huyện Nghi Dương, làm quan triều vua  Lê thánh Tông (1489 – 1501), được cử về Hung Hà làm công tác trị thủy. Vũ Hương quan thừa kế lộc điền của ông là Vũ Hữu nên ở lại thôn Hoành Mỹ, lấy vợ họ Phạm, rồi đổi họ Vũ thành họ Phạm. Ông bà sinh được người con gái tài đức vẹn toàn, tinh thông cầm kỳ thi họa.

Năm thống Nguyên (1522), bà được tuyển vào phủ đệ họ mạc, làm thiếp của Dục Mỹ Hầu Mạc Đăng Doanh.

Năm 1530 Dục Mỹ Hầu lên ngôi Hoàng đế bà được phong là Thứ phi, ba sinh được ba người con trai, người con đầu là Ninh Vương Mạc Phúc Tư.

Năm 1546, Hoàng vương Mạc Chính Trung mượn cớ vua Tuyên Tông Mạc Phúc Nguyên còn nhỏ tuổi không phục, cùng quyền thần là TứDương hầu khởi loạn, đem quân về chiếm cứ vùng Hoa Dương,huyện Ngự Thiện (nay là thôn triều Dương,huyện Hưng Hà), xây thành đắp lũy để chống lại triều đình. Khiêm vương Mạc Kính Điển đem quân đi đánh dẹp bị thua. Ninh vương Mạc Phúc tư cùng mẫu thân được triều đình giao nhiệm vụ về quê ở thôn Hoành Mỹ để xây dựng căn cứ, tuyển mộ, huấn luyện tráng binh để hợp vây đánh Phạm Tứ Nghi. Phạm Tứ Nghi biết tin đó đem quân đến công phá khu căn cứ của Ninh vương, chiến sự rất ác liệt. Bà ra trận động viên các tướng sĩ quyết tâm đánh giặc, không may bị trúng tên độc, bị tử thương ngày 15 tháng giêng năm Đinh Mùi niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547)

Nhân dân  các thôn Đô Mỹ, Hoành Mỹ cùng Ninh vương và các tướng sĩđưa thi hài bà về an táng tại Ninh Lăng (thôn Ninh xã Bình Lăng,huyện Hung Hà)

Quân tướng của Ninh vương phối hợp với dại quân của Khiêm vương Mạc Kính Điển, Phụng Quốc công Lê Bá Ly vây đánh đuổi được Phạm Tử Nghi, Mạc Chính Trung về Vĩnh Niệm, huyện Nghi Dương (thôn Vĩnh Niệm,huyện An Dương, Hải Phòng). Ninh vương Mạc Phúc Tư lập được công lớn,được cấp lôc điền 300 mẫu ruộng ở các thôn Bổng, Ninh, Phan, Kênh, Nâu.

Bà được phong là Hoàng Thái Phi, được làm Quốc tang. Nhân dân trong vùng nhớ công ơn của bà lập đền thờ và suy tôn là Vua bà Cống Hò (làng Hò là tên gọi của Hoành Mỹ). Lấy ngày mất của bà là ngày 15 tháng Giêng mở lễ hội cúng tế như Thành hoàng làng. Bà có hai sắc phong: một cũ đã rách nát, còn lại một sắc phong của triều Nguyễn vua Khải Định năm thứ 10 (1925) là:

Mạc triều Hoàng phi Công Chúa Thượng đẳng tối linh thần.

Phần mộ của bà vẫn còn, các cụ 80 – 90 tuổi ở thôn Ninh được truyền lại: ham mộ này đựơc xây cất ở hậu cung đình Ninh thôn (thờ Ninh vương) sâu 4 mét ở dưới bệ thờ, mộ nơi khác đều là mộ giả.

 

7. “Bà Chúa Cẩm Giang”: Thái phi Vũ Thị Ngọc Lễ (Vợ Chúa Trịnh Tạc)

Bà nổi tiếng là một nữ lưu tài giỏi, đạo đức và sùng bái đạo Phật. Quê hương của Bà ở làng Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giang, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. Thời thiếu nữ bà nổi tiếng đẹp sắc nước, hương trời, lại có nết na đoan trang, thanh nhã. Còn giỏi cả chữ, biết kinh thư và đủ tứ Đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Họ Vũ nhà bà vốn xa xưa có gốc từ làng Mộ Trạch từ đời Trần, di cư về làng Thạch Lỗi đã 8, 9 đời rồi.

Tiếng đồn Bà có sắc, có tài thi thư, giỏi cả ca ngâm, đức hạnh. Bấy giờ Tây Định Vương đã có Chính phi (vợ cả), nghe tiếng đồn về Bà, bèn hạ lệnh triệu về phủ cho làm Thứ phi. Về sau, Tây Định Trịnh Tạc lên ngôi (1659 – 1682) rất mực yêu thương Bà Ái phi Vũ thị Ngọc Lễ. Dù Chúa đã có 3 con trai lớn là Trịnh Úc, Trịnh Đức, Trịnh Lương là các con của Bà Chính phi Trịnh Ngọc Lung (quê ở làng S. Sơn (làng Chúa), huyện Vĩnh Phúc, trấn Thanh), con gái quan Thái Tể Quảng Quận Công họ Trịnh. Nhưng lúc Chúa Tây (Tạc) gần mất (thọ 77 tuổi) đã chọn con tứ tư là Trịnh Căn (sinh năm 1633) là con bà Thứ phi Vũ Thị Ngọc Lễ lên ngôi Chúa.

Bà Ngọc Lễ là con gái của quan Hồng Nhân Công họ Vũ, ngừơi xã Thạch Lỗi (huyện Cẩm Giàng). Có lẽ Bà sinh ra Trịnh Căn lúc 17, 18 tuổi? Như thế Bà sinh vào khoảng năm 1614 hay 1615? Kém Chúa Trịnh Tạc khoảng 10 tuổi và con Trịnh Căn kém cha chừng 27, 28 tuổi? Trịnh Tạc sinh năm 1606 (Bính Ngọ).

Theo Nho gia thạc học Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) là ngừơi gần làng Bà ở huyện Cẩm Giàng và sống sau Bà Chúa họ Vũ này khoảng hơn một trăm rưỡi năm. Ông Chiêu Hổ không hề phê phán gì Bà Chúa Cẩm Giàng lời nào cả như ông đã nhận xét xấu về Bà Thái phi họ Vũ quê ở làng Mi –Thự. Chứng tỏ Bà Chúa Vũ thị Ngọc Lễ là người phụ nữ họ Vũ cao quí và tốt về hàng trạng.

Căn cứ ở sách Trịnh Gia Chính Phả của Học giả Nhật Nham Trịnh – Như – Tấu (gốc Bắc Giang, hậu duệ 8, 9 đời của Án Đô Vương Trịnh Bồng 1787) ấn hành năm 1933 – 1934, trang 84, cho biết danh hiệu, họ tên, lý lịch Bà là:

*   Thái Phi họ Vũ, húy Ngọc Lễ, tên Thụy (cúng cơm) là Từ – TÁ, quê ở xã Thạch Lỗi (huyện Cẩm Giang). Con gái cụ Hồng Nhân Công họ Vũ. Bà sinh ra đức Chiêu Tổ Khang Vương Trịnh – Căn (1633 – 1709) và là Ái phi của Hoằng Tổ Dương Vương Trịnh – Tạc. Bà mất ngày 22 tháng Bảy ÂL (không rõ năm và tuổi thọ). Tôn lăng của Bà táng ở xứ Mạnh Sơn (có lẽ ở Thanh Hóa)?

*   Thuở xưa, làng Thạch Lỗi ở Cẩm Giàng, thời Vua Lê – Chúa Trịnh, họ Vũ ở đó được trọng vọng. Bà Chúa này đã ban ơn cho dòng họ nhà Bà và làng Bà nhiều đặc ân và ruộng đất để giúp dân làng và toàn huyện được hơn các nơi khác. Trước năm 1945, ở làng Thạch Lỗi, dòng họ Vũ nhà Bà còn đông con cháu, tuy đã suy tàn công danh từ khi nhà Tây Sơn tiêu diệt Chúa Trịnh Khải và Trịnh Đồng (1786 – 1788). Nhưng Miếu thờ Hồng Nhân Công và Bà Chúa Cẩn Giàng vẫn thường năm còn gương khói (nên biết, tên huyện Cẩm Giàng có nghĩa là Sông Gấm). Nhưng từ năm 1730, bạo chú Trịnh Giang lên ngôi 11 năm, độc ác kiêu căng. Hắn  hạ lệnh húy kị chữ Giang, nên nhân dân phải gọi tránh là Giàng (như tên 3 huyện Cẩm Giang, Vũ Giang vàTống Giang, đã đọc trệch đi thành Cẩm Giàng, Võ Giàng và Tống Sơn từ đó đến nay). Dân chúng Đàng ngoài thế kỷ 17, 18 đã tôn kính Bà Vũ Thị Ngọc Lễ, thường gọi là Bà Chúa Cẩm Giang là thế.

*   Sinh thời Bà sùng đạo Phật, bỏ tiền của tu tạo nhiều chùa tháp thờ Phật ở quanh vùng quê hương Bà và quanh kinh thành Thăng Long. Bà là Vợ một Chúa và Mẹ một Chúa thịnh thời nhà Trịnh đời Hậu Lê. Không phải phụ nữ nào thuở xưa, dù con nhà gia thế mà đã đựơc là Thái Phi? Thời đó Chúa Trịnh là chúa tể toàn quyền binh ở Đàng Ngoài, Vua Lê chỉ là bù nhìn, hư vị hư danh vô thật đáng thương. Nên vợ chúa, mẹ chúa Trịnh, còn lớn hơn, hiển hách hơn cả Hoàng Hậu, Thái Hậu Nhà Lê! Vì Bà là Mẹ Chúa Trịnh Căn, nên là Thái Phi.

 

8. Bà Thái – Phi Vũ Thị Ngọc Quyến (Vợ Chúa Trịnh Cương 1709 – 1729, Mẹ của hai Chúa Trịnh Giang 1729 - 1740, Trịnh Thanh 1740 – 1767).

Đây là một Bà Thái Phi có thành tích quyết đoán chính trị, cứu nguy cho triều chính và ngôi báu của nhà Trịnh năm 1740 – 1741.

Quê hương Bà ở làng Mi Thự. huyện Đường An (nay là Bình Giang), Trấn Hải Dương. Bà là con gái của Cụ Duệ Trạch Công VŨ TấT DU. Căn cứ vào sách Trịnh Gia Chính Phả, đời thứ 12, chép về Bà Chú Mi Thự như sau:

* Bà Thái Phi họ Vũ, tên húy là Ngọc Quyến, tên tự là Ngọc Nguyên. Bà được tôn phong là: Ý Công Hậu Đức Trang Hạnh Đoan Nghi Khuông Vận Diễn Phúc Quốc Thánh Mẫu. Sau khi chồng bà là Chúa HI Tổ Nhân Vương Trịnh Cương từ trần năm 1729 (thọ có 44 tuổi, làm Chúa 20 năm). Lúc đó, con trưởng Bà và Chúa Hi Tổ là Trịnh Giang (sinh năm Canh Ngọ, 1710) lên nối ngôi, đã vinh phong tôn kính Bà 15 Chữ Đẹp ấy. Lúc đó Bà mới có 42 tuổi, tức Bà sinh năm 1688 (Mậu Thìn) và đã lấy Chúa Trịnh Cương (Hi Tổ) năm 1706, lúc Trịnh Cương đang giữ chức Khâm Sai Tiết Chế các xứ, Thủy Bộ chư Dinh, kiêm Tổng Quốc Chính, hàm Thái Úy Phổ Quốc Công, Kinh Quốc Phủ, thời chúa cụ (ông cố nội) là Khang Vương Trịnh Căn (sinh ra ông nội của Trịnh Cương là Lương Mục Vương Trịnh Vịnh, chưa làm Chúa đã chết lúc 28 tuổi (1678) và cha là Trinh Cương là Tấn Quang Vương Tri Bính 1670 – 1720, thọ 33 tuổi, đã qua đời đựơc 04 năm thì bà mới lấy Cương).

*   Bà Thái Phi Vũ thị Ngọc Quyến lấy Trịnh Cương năm 18 tuổi, và sau đó sinh ra:

  1. Con trai trưởng là Thuận Vương (tức Uy Nam Vương) Trịnh Giang. Năm 1740, Bà Thái Phi đã 53 tuổi. Thấy con lớn là Chúa Trịnh Giang hôn ám, say mê tửu sắc, tàn bạo, bóc lột nhân dân do bọn quyền thần hoạn quan là Hoàng Công Phụ cùng bè lũ, gây công phẫn toàn quốc. Dân chúng và Nho sĩ, Hào trưởng nổi lên làm loạn khắp nơi miền Bắc, chống triều đình Lê Trịnh. Bà đã họp các quan trung thành, cùng em ruột là Bỉnh Trung Công Vũ Tất Thấn, truất phế Uy Nam Vương Trịnh Giang xuống, quản thúc một nơi vì Giang bị điên loạn. Bà cho con thứ là Trịnh Doanh, sinh năm 1720, lúc đó 1740 đang làm Nguyên Súy Tổng Quốc Chính, Minh Đô Vương lên ngôi Chúa thay anh. Hành động đó chứng tỏ Bà là người phụ nữ quyết đoán sáng suốt về chính trị, đã cứu nguy cho vận mệnh Nhà Trịnh đang mất lòng dân, được phục hồi uy tín. Chính vì thế, đời sau cũng như đương thời, khen Bà giỏi và có tài trị nước và biết dạy các con trong việc làm Chúa.chứng tỏ Bà  có tính cương cường và nghiêm khắc, minh mẫn, có quan tâm đến đất nước rõ ràng, biết thời thế, chứ không phải là một Bà Chúa chỉ ru rú trong phủ và thâm cung, không hiểu gì ngoài đời và trong triều chính đâu.

  2.  Bà còn có một người con gái là Thái Trưởng Quận Chúa tên là Trịnh thị Ngọc Cư gả cho một Hoàng tử con Vua Lê Thuần Tông.

  3.  Bà rất nặng tình với anh em họ Vũ của Bà ở làng Mi Thự. Bằng  cớ, Bà đã cho em trai bà là Vũ Tất Thấn vào phủ Chúa phò giúp chồng và các con trai Bà, điều khiển việc nước. Ông Thấn được ân sủng đặc biệt với chức tước: Suy Trung Đực Vận Công Thần, Đồng Tham Tụng, Trung Doanh Khuông quân doanh Đô Đốc phủ, Chính Đô Đốc, Thự Phủ Sự kiêm Tôn Nhân phủ, Hữu Tôn Chính, Đại Tư Đồ, Bỉnh Trung Công. Còn được ban quốc tính là Trịnh – Thiết, Quốc Cửu (cậu nhà Chúa từ 1629 đến 1760), cực kỳ phú quý và hiển hách như một vương thân trọng thần, được đương thời nể sợ uy quyền. Nhưng con cháu họ hàng của Duệ Trạch Công và Bỉnh Trung Công (cha và em Bà) đã cậy thần thế và làm bay, để nhân dân oán than họ Vũ nhà Bà! Như việc Bà cùng cha và em bắt 4 phủ, 16 huyện của Trấn Hải Dương đã vất vả xây dựng Vũ Tộ Từ Đường Tôn Miếu thờ Tổ tiên của Bà tại làng Mi Thự suốt nhiều năm ròng rã, xẻ đá, chuyển gạch, gỗ, ngói về quê Bà xây dựng. Vừa tốn công quĩ quốc gia, vừa bóc lột sức dân. Nên đã xảy ra cuộc nổi dạy của nghĩa quân Mộ Trạch: Vũ Trách Oánh liên kết với anh em Nguyễn Cừ và Nguyễn Tuyển ở làng Ninh Xá chống phá Nhà Trịnh, thời Trịnh Giang, con Bà còn cầm quyền. ở Sơn Nam, Thanh Hóa, Sơn Tây, Kinh Bắc đều có cuộc nổi loạn chống triều đình họ Trịnh. Thế rồi Bà cũng bàn bạc với con là Chúa Trịnh Doanh và các quan văn võ bình định được yên ổn. Nhưng kết quả, nhà thờ họ của Bà tại Mi Thự, cùng dinh thự, Miếu Vũ, Lăng Mộ họ Vũ bị tàn phá thê thảm từ năm 1738 – 1741. Thậm chí, Bà còn tiến phong cho 1 ngừơi em gái tên Vũ Thị Sơ, đi tu ở chùa Cẩm Giàng được gọi là Bồ Tát Vương, thật quá đáng?

Bà Thái Phi Vũ Thị Ngọc Quyền mất ngày 21 tháng 9 năm Tân Mùi (1751), thọ 63 tuổi. Lúc đó Chúa Minh Đô Vương Trịnh Doanh đang cầm quyền cai trị và con lớn của Bà là Thái Thượng Vương đang mắc bệnh tâm thần nặng phải ở dưới hầm tối vì sợ sấm rền và tiếng động ồn. Có lẽ Bà đau buồn về con Bà bệnh hoạn và hối hận, u uất về việc bắt dân Hải Dương vất vả, oán thán việc xây lăng Miếu, đền thờ Tổ Họ Vũ ở Mi Thự trứơc đó bị phá tan. Nên Bà chết có lẽ do bệnh tật vì suy nghĩ đã làm điều thất đức, gây hậu quả đáng buồn ấy?

Để biết rõ về tiểu truyện Bà, chúng ta hãy đọc trong sách cũ Vũ Trung Tùy Bút (viết ra theo hứng trong lúc mưa) của Nho gia Phạm Đình Hổ, ngừơi sống sau bà Chúa Mi Thự, khoảng 50 năm. Chắc ông biết rõ dư luận khen chê về Bà, nên có chép rõ trong bài Vũ Thái Phi của sách đã nói ở trên. Chúng tôi xin trích dẫn sau đây: NXB Trẻ, bản dịch cũ của cụ Đông Châu và do nhà giáo Nguyễn Quang Tuân hiệu đính, TP.HCM 1989, trang 119 – 121, để độc giả cùng tham khảo về một Bà Chúa họ Vũ xưa tài giỏi hơn các phụ nữ đương thời như thế nào? Dù Bà có kiêu sa, dung túng họ Vũ nhà Bà lộng hành một thời, có tội lỗi. Nhưng không thể phủ nhận Bà có tài chính trị, biết lo việc nước và biết dạy con theo lẽ phải lúc cầm quyền.

(Trích dẫn sách)

Vũ Trung Tùy Bút của Tác giả: Phạm Đình Hổ

(Bản dịch)

Vũ Thái Phi

Bà Vũ Thái Phi nguyên người làng Mi Thự, huyện ta, tổ tiên trước là người làng Tử Dương, huyện Thượng Phúc. Cha đi ăm trộm, bị người làng đem giết đi. Khi ấy bà mới ba bốn tuổi, mẹ xuống tỉnh Hải Dương làm thợ cấy thuê ở nhà Võ công làng Mi Thự. Võ công một hôm ra ngoài ruộng: bấy giờ mùa hè đương nắng, Phi theo mẹ đứng trên bờ ruộng: hễ đứng chỗ nào thì có đám mây theo che rợp đất, không sai bước nào. Võ công lấy làm lạ, bảo người mẹ cho Phi làm con nuôi. Đựơc ít lâu, người mẹ đi làm thuê nơi khác và chết, Phi mới đổi theo họ Võ. Khi Phi lớn lên, được vào hầu Chúa Trịnh là Hi Tổ Nhân Vương đẻ ra đựơc hai người con là Du Tổ ThuậnVương và Nghị Tổ Ân Vương. Dụ Tổ sau tiến phong cho Bà là Thái Phi. Bà Thái Phi về sau dẹp yên được nội loạn, lập chúa Nghị Tổ, bà lại được gia phong tôn hiệu. Bấ giờ, họ hàng Bà ở làng Tử Dương không còn ai cả, nên mới nhận họ Võ ở làng Mi Thự làm họ quốc thích. Em nghĩa đệ là Bính Trung Công lại có công phù lập nhà chúa, tước vị đến Cửu phẩm nhân thần. Con cháu họ hàng ỷ thế làm càn, bắt dân đi phu lấy đá về làm nhà từ đường. Tất cả bốn phủ thuộc tỉnh Hải Dương phải cung cấp phu dịch khiêng vác, hễ anh đi thì em mới được về. Ba huyện ở Thượng Hồng phải chịu phu dịch rất nặng, dân không thể kham được. Về sau, ngừơi Ninh Xá huyện Chí Linh là con ông Nguyễn Mại tức là Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển thừa thế làm loạn, ghép tre làm nón đấu, vót nứa làm giáo, kéo quân đến đốt phá nhà từ đường ngoại phủ ở làng Mi Thự. ấy chính là hồi loạn khoảng năm Canh Thân – Tân Dậu (1740 – 1741). Nay tòa nhà đá từ đường ấy đã nứt nẻ ra, suit cả xuống đất, gần chấm mái, khi nào mưa to thì nước chảy rót vào trong, gần nay vẫn còn trong thấy mái nhà. Hồi loạn năm Canh Thân – Tân Dậu, tỉnh Hải Dương ta chịu hại về việc binh đao đến mười tám năm, ruộng đất hầu thành rừng rậm. Giống gấu chó, lợ lòi sinh tụ đầy cả ngoài đồng. Những người dân sống sót phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột đồng mà ăn. Mỗi một mẫu ruộng chỉ bán được một cái bánh nướng. Tổng Minh Luân ta có một bà cụ góa mà giàu, người làng bầu cụ làm hầu thần. Vì tiền của bà cụ chất như núi, nên tục gọi là “bà hậu Núi”. Gặp năm mất mùa, nhà hết cả thóc ăn, bà mang năm bao bạc đi đổi thóc không được, phải chết đói ở bên xóm chùa Bính Đê. Bay giờ, làng ta bỏ hoang rậm rạp ngập mắt. Đến khi loạn lạc đã yên, người làng mới từ kinh đô lục tục kéo về, chặt tranh phá cỏ, đi tìm nhận lấy nền nhà cũ, thu nhặt những xương tàn đem chôn. Nay ở phía nam đầu làng vẫn còn có một khu nghĩa trang, hàng năm cứ đến rằm tháng bảy, ngừơi làng đem cỗ bàn ra cúng viếng.

Các cụ nhà nho làng ta ngày xưa, như ông nho sinh Phạm Diên Bá, thường nói chuyện với ta rằng: đương lúc loạn lạc, ông đi tìm đừơng về tỉnh Đông, có vào nghỉ nhà hàng cơm bên đường, thấy mùi thịt rất tanh, trên mặt nước bát canh thịt nổi sao lên như hình bán nguyệt. Hỏi ngừơi hàng cơm thì họ nói đó là thịt lợn lòi. Khi ăn đến nửa chừng, thấy có con rận chết ở trên mặt bát, mới biết là thịt người, vội vàng chạy ra móc cổ thổ ra. Ôi! Đời xưa bảo rằng “thú ăn thịt người” cũng chưa đến nỗi quá tệ như thế!

Sau loạn, ngừơi làng mới trở về, phải lấy lửa đốt sạch đồng  ruộng, trông ra man mác. Trong làng chưa kịp làm nhà ở, phải cùng nhau quanh quần chung quanh nền đình miếu, kết kẻ sơ làm ngừơi thân, cùng trông nom giúp đỡ lẫn nhau, ốm đau cùng phù trì, tử táng cùng viếng thăm. Về sau cứ theo thói ấy thành ra một họ Bình Ninh (tục gọi là họ Nghè), cũng theo được cái ý cổ nhân ra vào giúp đỡ lẫn nhau. Cuối năm Cảnh Hưng( 1786) trong làng người già đã chết, trai tráng đã già, còn những kẻ thiếu niên mới lớn lên, lại sinh ra thói trá ngụy, cái ước cũ ấy mới bỏ đi. Gần đây cũng có người muốn kết phường họp bạn với nhau, nhưng hoặc thấy lợi mà tranh  nhau, hoặc tức khí mà đánh nhau vừa họp lại tan ngay. Thế thì lời nói đã không giữ trung tín, nết làm đã không giữ ngay thẳng, làm sao mà thi hành ở chốn làng xóm được. Bậc thánh nhân dạy như thế là phải lắm.

Ta thường thấy các cụ tôn trưởng họ Bình Ninh nói chuyện với nhau rằng làng ta chỉ nền đình là cao nhất, thứ hai đến nền thổ sơn, sau đó mới đến nền đống thổ. Ta vẫn lưu ý nghiệm xem thì quả nhiên không sai. Từ đời Chiêu Thống, năm Kỷ Dậu (1789) trở về sau, ta phải đi kiếm ăn bốn phương, mãi đến năm Đinh Tị (1797) mới trở về làng, ra tản bộ quanh ngoài đồng, thì thấy thổ sơn, đống sơn càng ngày càng thấp, nền đình cũng vậy, mà xứ Đồng Lạc, mả Nôm, so với cũ lại cao gấp mấy. Mới biết địa mạch có khi thay đổi bất thường.

Ngoài đồng làng ta có cái quán Độ Tử, truyền rằng từ năm Canh Thân (1740) đời Cảnh Hưng trở về trứơc, người làng ai chết nơi khách địa đưa ma về thì không đựơc đưa vào làng, phải để áo quan ngoài quán ấy mà làm ma, nhân thế mới thành tên là quán Độ Tử. Sau khi loạn lạc đã yên, tục ấy mới bỏ đi. Quan Thiêm sự là Lê Đình Tốn liền quyên tiền sửa sang lại làm nơi cho người đi cày cấy nghi ngơi, bỏ chữ Tử đi, chỉ để chữ Độ, thành tên là quán Độ. Quán ấy chính ở về phía Tây nhà ta, mỗi khi mặt trời gần xế chiều, lũ mục đồng đuổi đàn trâu trở về, nghỉ chơi ở đó, tiếng hát, tiếng địch véo von nghe cũng thú vị. Ta nhân lúc thong thả cũng ra chơi ở quán ấy, đi dạo trên cánh đồng mênh mông, tâm hồn cũng đựơc phóng khoáng thảnh thơi. Nay cái quán ấy đã đổ nát, ta thì còn phải lưu lạc chưa trở về làng, đất khách quê người, đêm khuya ngẫm nghĩ, khôn xiết bồi hồi!

 

9. Bà mẹ họ Vũ hiền hậu, sinh năm con trai thành đạt lẫy lừng: Bà Vũ Thị Thứ, vợ ông Hương Cống Vũ Quốc Sĩ (1569 – 1622)

Tiến sĩ Nho gia Vũ Phượng Đề (sinh năm 1698, đậu Tam Giáp Đồng Tiến sĩ khoa thi Bính Thìn 1736, lúc ông 39 tuổi) quê ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, Hải Dương. Trong sách “Công Dư Tiệp Ký” (ghi vội ngoài lúc làm việc công), bài số 4, nhan đề: Mộ Trạch Tể Tướng Ký (ghi lại truyện ông Tể Tướng làng Mộ Trạch Vũ Duy Chí). Bài đó có một đoạn chép rằng:

  “… Mẹ ông Duy Chí là người nhân đức. Lúc trẻ tuổi, bà thường đi các chợ buôn bán. Một hôm, có ngừơi đàn bán lụa, trong lúc vội vã xếp gánh hàng vải, dã đánh rơi một bó lụa mà không biết, rồi bỏ đi. Bà trông thấy tình cờ, nhặt bó lụa ấy cất đi. Một lát sau, ngừơi bán lụa đó quay trở lại tìm kiếm không thấy, kêu khóc rầm rĩ. Bà hỏi han đích xác, rồi lấy bó lụa đó ra lại cho. Ngừơi bán lụa lấy ra hai tấm biếu bà để tạ ơn. Bà cười nói rằng: “nếu tôi lấy hai tấm lụa nhà chị biếu, thà rằng tôi giấu đi lấy cả bó còn nhiều hơn. Tôi thương chị mất của mà về, tất chồng con chị trách mắng cho nên tôi trả chị hết cả, chứ tôi có mong chị trả ơn đâu!”. Rồi bà từ chối không nhận chút nào, mọi người ở chợ đều khen ngợi Bà phức đức và không có lòng tham”.

  “Hôm đó trở về nhà, đêm bà nằm mơ thấy phía trước nhà có một đám mây ngũ sắc (5 màu) hiện ra, Bà liền vơ lấy ôm vào lòng.  Một lúc thì đám mây đỏ tan trứơc. Về sau, bà sinh đựơc năm con trai:

  “Ngừơi con thứ nhất là Vũ Tự Khoái, lúc nhỏ đã có chí lớn. Năm 17 tuổi, Khoái vào kinhd đô làm việc. Lúc đó, Phù Quận Công và Hoa Quận Công (tức Trịnh Lịch và Trịnh Sẫm là 2 con út, thứ 16 và 17 của Chúa Trịnh Tráng) đựơc Vương Thượng (Văn Tổ Trịnh Tráng) yêu quý nuông chiều hết mực. Nhiều ngừơi thấy thế đều hướng vọng về 2 ông quận trẻ này. Còn Tây Quận Công Trịnh Tạc thì chỉ tìm cách trốn tránh ẩn mặt. Cứ đến phiên chầu, ông thường vào phủ chúa phục dịch, rồi nhìn trộm, xem xét cử chỉ dáng mạo của Phù Quận Công và Hoa Quận Công, thì ông biết 2 người này không phải người làm nên. Khi ông trông thấy Tây Quận Công (sau là Hoằng Tổ Dương Vương Trịnh Tạc) phi phàm, liền khen đó mới là vị thánh chúa có tài năng. Ông bèn xin vào làm môn hạ cho Tây Quận Công. Vì ông có công đã hầu hạ Dương Vương Trịnh Tạc lúc còn Thế Tử (từ năm 1645 đến 1659). Về sau chúa lên ngôi ông được phong chức Tả Thị Lang (ông Khoái sinh 1598).”

  “Người con thứ hai của Bà là  Vũ Bạt Tụy, đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ khoa thi năm Giáp Thìn (1664), làm quan đến chức Tự Khanh”.

  “Người thứ ba là Vũ Duy Chí làm đến chức Tể tướng”

  “Ngừơi con thứ tư  là Vũ Phương Đại làm đến chức THƯợNG THƯ”

  “Cả 2 ngừơi con ba, tư này đều là Công thần tiến dụng, được phong Quận Công”.

  “Ngừơi con thứ năm của Bà là Vũ Cầu Hối, đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi (1659) làm quan đến Tham Chính” (trích theo bản dịch của Đoàn Thăng, NXB Văn Học, Hà Nội 2001, trang 29 và 30, sách Công Dư Tiệp Ký).

Rõ ràng bà có nhân đức lắm mới sinh được 5 ngừơi con đều là quan chức lớn thời Vua Lê Chúa Trịnh. So với Bà Tổ Vũ Thị Tất Giới đời Trần thì bà Vũ Thị Thứ này còn hãnh diện hơn nhiều. Gia phả ở Mộ Trạch xưa, đã xếp ông bà là Tổ Phụ, Tổ Mẫu của Hậu Ngũ Chi họ Vũ.

Sách “ Mộ Trạch Vũ Tộc Thế hệ Sự Tích” đã cho biết rõ gia thế bà Vũ Thị Thứ như sau:

*   “Bà Thứ sinh năm Bính Tý (1576) là con gái của cụ Vũ Tỉ, nhà cũ ở xóm Nam, nay là phía Đông Thế Khoa Đường (1 nhà thờ chi Họ)… Ông bà Quốc Sĩ + Thị Thứ vì nỗi gia cảnh túng thiếu (đông con 5 trai, 1 gái) nên phải dời làng Mộ Trạch, đem các con về kinh đô (Thăng Long). Lúc dừng chân ở chợ Yên Nhân (tức chợ Bần Yên Nhân nay), có ngừơi Tàu xin mua 2 đứa con ông bà bằng 2 thỏi bạc. Nhưng ông bà không bán dù nghèo đói… Ông bà tới Thăng Long, cư ngụ ở phường Phục Cổ (tức Đình Ngang). Phu nhân (tức bà Vũ Thị Thứ) làm nghề đổi tiền để phụ giúp chồng nuôi con. Nhà cửa thì chập hẹp, nên ông Quốc Sĩ phải đến cư trú ở chùa Trừơng Lạc, phía sau phố xá, mở trường dạy học. Ngày Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5), có học trò ông biếu nửa quả dưa, ông bà và các con đều cứ nhường nhịn mãi. Hồi lâu không ai chịu ăn, ông bà ném xuống ao. Mọi ngừơi quanh thấy đều cho là “Nhà có Đức mới nhường nhịn thế”. Về chuyện bà Vũ Thị Thứ trả lại bó lụa đánh rơi, ai cũng khen là người phụ nữ hiền đức. Về sau nhờ phúc ấm do các con bà làm chức vụ lớn. Lúc Bà mất đượ Triều đình ban tặng Bà là Chính Phu Nhân, có thụy hiệu là Phúc Diên (Duyên). Bà mất ngày mồng 9 tháng 5 (không rõ năm nào?) (sách đ.d, trang 118-119).

*   Gần hai trăm năm sau, ông Vũ Phương Lan khi chép “M.T Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích” còn ca ngợi Bà có đức độ, đáng làm gương cho đời sau về thái độ không tham lam và ăn ở có đạo đức, cho dù nhà Bà nghèo. Thế mà, Bà đã nuôi dạy con đều thành danh, ít gia đình nào được phúc hậu như thế. Bà Vũ Thị Thứ là một bà mẹ họ Vũ xuất sắc thuở xưa, đáng nêu ra cho đời sau học tập và giữ đức hạnh như Bà. Bà đựơc các sử sách cũ đề cao là một gia đình được Phúc Đức Tại Mẫu (có được phước đức nhờ ờ người mẹ). Về sau, các cháu nội bà, ngành thứ (ông Bạt Tụy) có mấy người con đậu đại khoa như: Vũ Duy Đoán (quan Thượng Thư), Vũ Duy Thì (Tri huyện). Ngành con Tể tướng Duy Chí, có Duy Hài (Tiến sĩ 1659, quan Tả thị lang đi Sứ Tàu), Duy Cần (Hội thí tam trường). Và hơn chục cháu nội khác đỗ Hương cống, làm quan đầy triều đình. Người đời cho là nhờ ở âm đức của Bà và dương phúc của ông Vũ Quốc Sĩ cả.

 

Những người phụ nữ họ Vũ ở Đàng Trong lấy chồng

là các chúa và các vua nhà Nguyễn

 

Thưở xưa, dòng họ hay gia đình nào có con gái đẹp, hiền và giỏi văn thơ, đủ tứ đức, dòng dõi danh gia, có cha ông làm quan văn võ, thì hàng năm tuyển vào cung làm phi, tần, cung nữ cho “chín Chúa, mười ba Vua nhà Nguyễn Phúc”, từ năm 1558 đến 1926, gồm 368 năm, tính từ lúc Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa Châu, đến Vua Khải Định chết. Nhà Chúa, nhà Vua dòng họ này nổi tiếng lắm vợ đông con. Như Chúa Tiên (1558 – 1613) có gần 20 con của nhiều bà vợ lớn, nhỏ. Nhiều vợ, nhiều con nhất là Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1691 – 1725), theo quốc sử nhà Nguyễn chép: ông có 146 con (gái nhiều hơn trai) và có hơn 100 vợ lớn bé. Trong 9 Chúa thì có 8 Chúa có từ ba vợ trở lên. Đông nhất là các bà họ Nguyễn, họ Tống, họ Trương và hàng chục các họ khác, là các vợ lớn nhà Chúa có con trai con gái. Nhưng còn hàng trăm các cung nữ khác hoặc không có con hoặc chỉ đẻ con gái đều bị bỏ sót, không ghi lại được! Mà lấy Chúa, lấy Vua đều là danh giá cả.

Trong số các Chúa, các Vua nhà Nguyễn ấy, trong Vương Phổ và Đế Phổ Nguyễn Phúc tộc đã chép thiếu các cung tần, phi nữ rất nhiều. Thường chỉ chép các Chính phi, Hoàng hậu, Phi tần, Tài nhân… nào cần ghi ra thôi. Riêng các bà vợ các Chúa, các Vua nhà Nguyễn mang họ Võ (đa số đều là người Đàng trong). Chúng tôi căn cứ vào bộ Đại Nam Liệt Truyện và cuốn Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả, chỉ tìm ra có một bà Hoàng hậu (vợ Vua Tự Đức), một bà Cung tần của Chúa Vũ Vương Phúc Khoát và hai bà Phi của Vua Thiệu Trị, đã mang họ Võ mà thôi.

Tuy chỉ có Hoàng hậu Lệ Thiên Võ Thị Duyên là vợ chính thức của Tự Đức là được trọng vọng và có tiểu sử chi tiết. Còn 3 bà Phi tần kia chỉ có tên và đã sanh ra ông hòang, bà chúa nào? Thế thôi. Tuy nhiên, đó cũng là 4 mỹ nhân cao sang họ Võ rất hiếm trong các hậu cung của 9 Chúa, 13 Vua dòng Nguyễn Phúc. Thật ra, còn nhiều bà họ Võ nữa, là vợ các Chúa, vợ các công tử (con trai của Chúa) và Hoàng tử (con trai các Vua) mà chỉ có trong Ngọc Phả Nguyễn Phúc Tộc Xưa do Tôn Nhân phủ cai quản, lúc còn triều đình nhà Nguyễn (trước năm1945). Chẳng hạn, như ông Hoàng Thọ Xuân Vương Miên Định (1810 – 1886, thọ 77 tuổi) là con trai thứ 3 của Vua Minh Mệnh, là em Vua Thiệu Trị, chú ruột Vua Tự Đức, đã có đến 78 con trai và 66 con gái của hơn 40 bà vợ lớn bé, sinh cho ông đến 144 con. Trong số các vợ bé của ông Hoàng Ba Miên Định này, có ba bà họ Võ, mà chỉ con cháu ông và Tôn Nhân phủ biết rõ thôi! Vảø lại, các bà hoàng bé họ Võ đó cũng hiếm, chẳng đáng nêu ra làm gì? Nên chúng tôi xin nêu vài nét về ba bà Phi tần họ Võ ấy thật sự được Ngọc Phả Hoàng Gia Nhà Nguyễn nêu họ tên công khai và xác nhận, thì chúng tôi biết đích thực mới trích dẫn sau đây:

1-  Bà Võ Thị Huyên

Bà là Cung tần của Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát vào những năm 1755 – 1756. Bà rất đẹp, nết na, đựơc tiến cung vào Phủ Phú Xuân hầu chúa Vũ, lúc đó bà mới có 16 tuổi (có lẽ Bà sinh vào khoảng năm 1740?) trong một gia đình họ Võ ở Quãng Bình. Cha bà là một văn quan, nhưng có một tài liệu viết: Bà gốc ở Quảng Ngãi?

Bà sinh ra một Công tử tên Nguyễn Phúc Xuân (1757 – 1780) là con trai cthứ 17 của Chúa Vũ Vương Khoát, em sát Công tử 16 là Chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1754 – 1777). Lúc Bắc quân do Hoàng Ngũ Phúc vượt sông Gianh tràn vào đánh Đàng Trong năm 1774 – 1775. Lúc đó, công tử Xuân (con bà Võ Thị Huyên, cung tần của Vũ Vương (đã chết từ 1765) đã 17, 18 tuổi và bà mẹ đẻ còn sống (mới 35, 36 tuổi). Bà theo con di tản vào Quảng Nam, lúc đó công tử Xuân đang cầm quân cùng người anh là công tử Quyền (khác mẹ) chống nhau với quân Tây Sơn ở Quảng Nam năm Bính Thân (1776). Nhưng sau đó ông Xuân, Quyền đều thua và phải vượt biển, bỏ chạy vào BìnhThuận. Công tử Phúc Xuân đã gặp Tân ChínhVương Đông Cung Hoàng Tôn Phúc Dương ở đó và cùng Đông Cung chạy vào Gia Định. Bấy giờ Chúa Định Vương Phúc Thuần (1765 – 1777) phong cho ông làm Chưởng cơ (như một sư đòan trưởng) giữ đồn Hương Phước ở Đồng Nai. Năm Đinh Dậu (1777), tướng Nguyễn Huệ của quân Tây Sơn tấn công Gia Định, giết rất nhiều  tôn thất và cung tần, phi nữ của các chúa Nguyễn. Sau đó, mẹ ông là Cung tần Võ Thị Huyên cũng bị mất tích trong loạn lạc. Phúc Xuân phải bôn tẩu qua Xiêm La theo Nguyễn Phúc Ánh. Rồi bị Vua Xiêm nghi ngờ ông và Tổng trấn Mạc Thên Tứ âm mưu chiếm Vọng Các  (Bangkok), nên bị tàn sát. Ông Xuân chết ngày 19 tháng 11 năm Canh Tý(14/12/1780) lúc đó 24 tuổi và được Vua Gia Long (lên ngôi năm 1802) cho đem cốt cải táng về làng Dương Xuân (Thừa Thiên) và cho thờ ở Miếu Trung Tiết Công Thần. Mẹ ông là bà Võ Thị Huyên cũng được thờ phối hưởng cùng con. Đó là bà Cung tần họ Võ duy nhất được chép trong Vương Phả Nguyễn Phúc Tộc (dòng làm Chúa).

2-Hai bà vợ nhỏ của Vua Thiệu Trị (1841 – 1847) họ Võ:

a)  Bà Lương phi Võ Thị Viện: Theo tài liệu ở Đế phổ đời Hiến Tổ Chương Hoàng Đế: Phúc Tuyền (1807 – 1847) tức Vua Thiệu Trị có lấy một bà vợ thứ tư tên là Võ Thị Viện, lại còn có húy là Đoàn Viên quê ở huyện HươngTrà, Phủ Thừa Thiên, là con của quan Phó Vệ Úy Võ Hữu Lĩnh. Về năm sinh, năm mất của Bà Viện không rõ. Chỉ biết bà đã sinh được 4 Hoàng tử và 2 Hòang Nữ (công chúa) với nhà Vua:

-Hoàng tử thứ 8: Nguyễn Phúc Hồng Hưu (1835 – 1885) bị Tây hại.

- Hoàng tử thứ 10: Nguyễn Phúc Hồng Kiện (1837 – 1895) thọ 59 tuổi.

-Hoàng tử thứ 13: Nguyễn Phúc Hồng Bàng (1838 – 1839) mất năm 16 tuổi.

- Hoàng tử thứ 20: Nguyễn Phúc Hồng Thụ (1842 – 1843) yểu 2 tuổi.

- Công chúa thứ 24: Nguyễn Ý Phương, được phong Đồng Phú Công Chúa.

- Công chúa thứ 32: Nguyễn Minh Tư (chết non năm 1845)

Điều đó chứng tỏ Vua Thiệu Trị rất yêu quí Bà Lương phi, phải xinh đẹp lắm và có duyên mới được nhà Vua tha thiết gắn bó. Nên Vua đã gần gũi Bà khá lâu (từ năm 1834 đến 1846 mới thôi) để sinh đẻ liên tục 12 năm ăn ở bên Vua, đẻ được 6 con. Đây là một chuyện hiếm lạ của các Vua xưa, thường chóng chán và ít gắn bó với một bà Phi tần nào lâu dài và sinh lắm con đến thế! Bà Lương phi Võ thị Viện là trường hợp duy nhất được Vua Thiệu Trị sủng ái đặc biệt ít thấy. Vua có thảy 26 Hoàng tử nên người, thì bà đẻ ra cho Vua được 4 Hoàng tử. Thật là một bà vợ thứ khá nổi bật trong 31 bà Phi tần, mỹ nhân, thứ thiếp có nêu tên trong Đếù Phổ. Ngoài ra, Vua Thiệu Trị còn gần 50 cung nữ xinh đẹp trẻ tuổi khác, không có con với Vua. Nhưng bà Võ Thị Viện là một Lương phi xuất sắc hơn cả đối với một ông Vua hiếu sắc chỉ thọ có 40 tuổi, làm Vua có 7 năm thôi! Rõ ràng bà là người phụ nữ cao sang và tuyệt vời của vợ Vua, mang họ Võ.

 

b)  Bà Tài nhân Võ thị Duyên: Theo Đế phổ, bà là vợ thứ 18 của Vua Thiệu Trị. Quê Bà ở huyện Diên Phước (nay là Điện Bàn) tỉnh Quảng Nam, là con gái quí của quan Tiền Phương Tri Bạ Võ Khanh. Bà nổi tiếng đẹp và công dung ngôn hạnh, ca múa giỏi. Lúc 16 tuổi vào hầu Vua làm say mê. Bà chỉ sinh cho Vua Thiệu Trị có một trai là Hoàng tử thứ 16, Nguyễn Phúc Hồng Nghĩ (1839 – 1864) được 26 tuổi thì bệnh chết và ông chỉ có 2 gái thôi. Ông được vinh phong lúc sống là Hương Sơn Quận Công. Còn Bà Võ Thị Duyên không biết năm sinh, năm mất, tuổi thọ, lăng mộ ở đâu?

 

3)  Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu: Vũ Thị Duyên (1828 – 1902), vợ chính của Vua Dực Tôn Anh Hoàng đế: Tự Đức (1848 – 1883).

Cả triều Nguyễn, chỉ có Bà họ Võ này ở ngôi cao và thọ là Hoàng hậu mang họ Võ. Quê quán bà ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà là con gái của quan Ngự Tiễn Đại Thần, Thái tử Thái Bảo, Đông Các Đại Học Sĩ, Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, tước Lệ Quốc Công: Vũ Xuân Cẩn (1772 – 1852).

Bà Vũ Thị Duyên là con gái thứ của quan Đông Các. Bà kém cha đến 57 tuổi, có thể là gái út ông họ Vũ làm quan đại thần? Bà vinh hiển nhờ lấy Vua Tự Đức, nên ông nội bà (đã mất từ lâu) là cụ Vũ Xuân Phổ đã nhờ Bà được tặng chức Từ Thiện Đại Phu, Thượng Thư Bộ Lễ, ban tước Thuận Xương Hầu chi tên Thụy là Ôn Nhã. Bà nội (vợ cụ Phổ) cũng họ “Võ – Văn” đựơc tặng Tam Phẩm Đoan Nhân, tên Thụy là Phương Huy. Tằng Tổ nội (cụ cố nội) tên Vũ Xuân Uyên đã được tặng Gia Nghị Đại Phu, Hàn Lâm Viện, Chưởng Viện Học Sĩ, tước ban là Đức Hòa Bá, Thụy là Dân Trực. Cụ bà (vợ cụ Uyên) cũng là một họ Vũ khác, là chính thất Thục Nhân, ban tên Thụy là Nhu Giá. Cụ tổ tứ đại (kỵ ông, tức ông sơ) tên là Vũ Xuân Yên đã được tặng thêm chức tước là Trung Thuận Đại Phu, Hàn Lâm Viện Sĩ Độc Học Sĩ, ban cho tước Thế Lộc Tử, được tên Thụy là Đoan Phác. Cụ bà tứ đại (vợ cụ Yên) là chính thất Cung nhân, họ Phạm được ban tên Thụy là Hòa Nhu. Tiên tổ (cụ Tổ ngũ đại, 5 đời Bà Vũ Hoàng hậu) tên là Vũ Xuân Khoa, được tặng Trung Thuận Đại phu, Hồng Lô Tự Khanh được ban tên Thụy là Lượng Uyên. Bà tiên tổ (vợ cụ Khoa) không nhớ họ gì? Được ban chức chính thất Cung Nhân, và được ban tên Thụy Tĩnh Nhân. Bà mẹ đẻ của bà Vũ Thị Duyên (Hoàng hậu Tự Đức) là họ Trần, được ban Thụy là Trinh Từ Lệ Quốc Phu Nhân, còn mẹ trước (mẹ đích, vợ cả cụ Vũ Xuân Cẩn) là họ Bạch, được tên Thụy là Trang Nhàn Lệ Quốc Phu Nhân. Triều đình và nhà Vua cho dựng đền thờ (Từ đường) gọi là Tích Chỉ Từ ở Huế và cho sửa lại phần mộ hai bà vợ cụ Xuân Cẩn và lăng mộ cụ Lệ Quốc Công Vũ Xuân Cẩn vào năm 1884 – 1885. Đó là gia thế và lý lịch bà vợ Vua Tự Đức trong 5 thế hệ của Hoàng hậu Vũ Thị Duyên.

Tiểu sử Hoàng hậu Vũ Thị Duyên:

Bà sinh vào mùa Hạ, tháng 5 năm Mậu Tí (1828). Thuở nhỏ đã có phong tư đoan trang, thanh nhã, thanh thản hiền hậu, thích đọc sách cổ, hiểu biết qui tắc  trong gia đình mẫu mực ra sao?

Năm Thiệu Trị thứ ba (1843, Quí Mão),16 tuổi, được tuyển vào cung lấy Hoàng tử Hồng Nhậm ở phủ đệ riêng. Bà được Mẹ chồng là Bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ Nghi Chương (mẹ Vua Tự Đức,vợ Vua cha Thiệu Trị) yêu quý, vì tính nết Bà hiền ngoan, lễ phép, đức hạnh, kính trên nhường dưới, yêu chồng.

Năm Tự Đức thứ nhất (1848, Mậu Thân). Vua mới lên ngôi, Bà được phong làm Cung tần. Năm 1850, được phong làm Cẩn phi. Năm 1852, cha Bà mất. Năm 1860 (Canh Thân), Bà được tiến phong làm Thuần phi. Năm 1861, Bà lên bậc Trung phi. Năm 1862, bà lên bậc Hoàng quí phi và đựơc trông coi điều khiển Lục Viện (6 viện cung nữ hầu hạ Vua). Năm 1882, Tự Đức 35, Bà bị giáng làm Trung phi, vì Bà mắc bận nhiều việc ở nội cung, để cho Vua phải ăn cơm trưa quá trễ muộn. Lúc đó Bà 55 tuổi.

Năm sau, Quí Mùi (1883), Vua tự Đức chết ngày 16 tháng 6 ÂL, thọ 55 tuổi, thì bà góa chồng lúc 56 tuổi! Vì Vua có tật bệnh bẩm sinh từ nhỏ, nên mắc chứng vô sinh. Nên Bà không có con và Vua phải nuôi ba người cháu Vua làm con nuôi (Bà hơn Vua một tuổi) để thừa tự, nối ngôi. Thật tội nghiệp bà cô đơn, không biết lạc thú chăn gối với chồng là gì trong suốt 40 năm làm vợ ông Vua (bất lực) và còn kéo dài đến lúc Bà mất, 75 tuổi (1902).

Năm Vua Tự Đức chết (1883), Vua di chiếu tôn Bà từ tước vị Phi lên Hoàng hậu: Khiêm Hoàng Hậu. Năm 1885, Vua Hàm Nghi tôn Bà lên Thái Hậu. Sau, Vua Đồng Khánh tiên tôn Bà lên tước Trang Ý Hoàng Thái Hậu năm Bà 60 tuổi (1887). Năm Thành Thái thứ 9 (1897), Bà thượng thọ 70 tuổi (còn Mẹ chồng là Bà cụ Từ Dũ Thái Hoàng Thái Hậu, mẹ Vua Tự Đức vẫn sống, 88 tuổi),  triều đình làm lễ Đại Khánh cho Bà rất long trọng. Đến năm Thành Thái 13 (1901, Tân Sửu), Bà cụ Từ Dũ Thái Hoàng Thái Hậu Tổ Mẫu mất, thọ 92 tuổi, thì Bà cũng đã 74. Năm sau 1902 Nhâm Dần, đầu mùa Hạ, tháng tư âm, Bà mất thọ 75 tuổi, đặt thi hài Bà ở Ôn Khiêm Đường trong lăng Tự Đức, rồi tháng 6 âm chôn Bà và truy tôn là Lệ Thiên phụ Thánh Trang Ý Thuận Hiếu, Cần Thứ, Ôn Từ, Hiền Minh, Tĩnh Thọ, Anh Hoàng Hậu (gồm 19 chữ đẹp cho Bà). Mộ bà an táng ở bên Tả (phải) Khiêm Lăng (Mộ Vua Tự Đức). Bà được thờ bên Vua Tự Đức ở Điện Phụng Tiên trong Tử Cấm Thành Huế và ở Chính điện Hòa Khiêm trong lăng Tự Đức cách Huế 10 km.

Đây là một phụ nữ họ Vũ có địa vị cao sang nhất trong các bà họ Vũ nứơc Đại Việt – Đại Nam. Đựơc tôn là Mẫu Nghi Thiên Hạ suốt 36 năm trị vì ngai vàng nhà Nguyễn của Vua Tự Đức, từ 1848 đến 1883, và làm Hoàng hậu lâu dài nhất trong 13 Vua triều Nguyễn. Chỉ tiếc Bà sống trong thời đại suy tàn, mất nứơc vào tay giặc Pháp! Bà chứng kiến cuộc phế lập: 5 Vua, trong rối loạn triều đình và đau khổ nhất cho Bà đã không có con nào do Vua Tự Đức bất lực.

Thật ra, còn nhiều phụ nữ họ Vũ có danh phận thuở xưa chứ không chỉ có hơn một chục Bà họ Vũ, Võ đã nêu ra ở trên. Nhưng đa số không có lý lịch rõ ràng, như các thần phả, thần tích, chuyện kể dân dã truyền kỳ vô cơ, khó tin như Bà Vũ Thục Nương, tướng của Hai Bà Trưng, hay một bà họ Vũ đời Hùng Vương nào đó? Bởi các thời đại ấy họ Vũ chưa hề xuất hiện ở nước ta, kể cả các họ tộc khác. Vậy mà cũng nhiều kẻ hiếu kỳ, không biết sử học, dễ tin, cứ cho là có thật. Ngay ở trong bộ chính sử địa: Đại Nam Nhất Thống Chí và bộ sử biên niên Đại Nam Thực Lục, cũng có nhiều bà tiết phụ (đàn bà nết na đoan trinh) được nêu tên rõ ràng. Nhưng chỉ là người nông dân có hạnh kiểm tốt được Vua ban mấy chữ khen tặng thôi! Ngay cả nhân vật nữ là “Nữ tướng Vũ Thị Đức” và “Đại Đô Đốc Vũ Đình Huấn” cũng có nghi vấn có thật không? Sử đời Tây Sơn không hề chép 2 ngừơi này, chỉ có danh nhân Nguyễn Đình Huấn mà thôi, quê ở Phù Cát, Qui Nhơn. Tóm lại, tư liệu nào mà quốc sử, Tộc phả, gia phả có uy tín chính xác, được công bố mới nên tin cậy. Đó là quan điểm và thái độ nghiêm túc của người học sử, nghiên cứu và tham khảo sử học. Không nên tin ở truyền thuyết và ngụy tạo nhân vật Việt sử mà gần nay có nhan nhản trong các “Gia phả tân trang” để đề cao “Họ tộc nhà mình” với những danh nhân vốn không hề có thật.

Vì thế, chúng tôi dè dặt chỉ dám nêu ra hơn chục phục nữ họ Vũ có thật trong các Gia phả vọng tộc Việt Nam và Quốc sử triều Nguyễn.

Mong được đóng góp ý kiến xây dựng và bổ sung thêm. Đa tạ.

 

Cự Vũ (Vũ Hiệp)

(Ủy viên BLL họ Vũ, Võ TP.Hồ Chí Minh)

 

Các sách tham khảo:

1.   Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích  (Vũ Phương Lan, 1769).

2.   Công Dư Tiệp Ký (Vũ Phương Đề, Tiến Sĩ thế kỷ 18).

3.   Truyền Kỳ Mạn Lục (Nguyễn Dữ, Hương Cống Hậu Lê).

4.   Trịnh Gia Chính Phả(Nhật Nham, Trịnh Như Tấu, 1933).

5.   Vũ Trung Tùy Bút (Phạm Đình Hổ, Nho gia triều Nguyễn).

6.   Hợp biên Thế phả họ Mạc (BLL Họ Mạc, 1998).

7.   Nguyễn Phúc Tộc Vương phả, Đế phả (Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc, 1995).

8.   Đại Nam Nhất Thống Chí – Tỉnh Hải Dương (Quốc Sử Quán – Huế 1880).

Người đăng: huythuan